• Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Kinh thành Thăng Long phía Nam, có một quán rượu rất nổi tiếng với món đặc sản thịt chó ngon nhất vùng đất kinh kì, thường ngày người dân trong thành đến đó rất đông bắt chén giải buồn.



Hôm nay có bốn người trung niên ăn mặc theo lối văn sĩ ngồi khề khà nhìn mây, nhìn nước trao đổi tâm tình.



Trong số bốn người ấy có một người tên lão Nhất, nhân lúc cao hứng, đọc một bài thơ :



"Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."



Một người trung niên khác đặt chén xuống bàn, vuốt râu nhìn lão Nhất rồi hỏi "bài thơ thật hay, lâu nay chúng ta thân thiết với nhau đến bây giờ tôi mới biết anh có tài như thế, không đỗ đạt làm quan quả là đáng tiếc"



Người đàn ông tên lão Nhất ngượng ngùng lắc đầu đáp : "Tôi nào có tài như thế, bài thơ này chính là đương kim hoàng thượng làm đấy, tôi chỉ nghe một người bạn ở trong cung kể lại thôi."



Ba người gật gù hoá ra là thế chuyện về đương kim hoàng thượng mấy hôm nay được rất nhiều người quan tâm bàn tán, nghe nói trong buổi lên triều vài ngày trước còn đề ra một loạt các thay đổi về cả hệ thống hành chính lẫn quân đội nghe nói có vẻ rất lợi hại đi. Một người hỏi : "không biết người bạn trong cung kia của anh có nghe ngóng được ghì về việc cải cách mà hoàng thượng vừa mới ban hành không?"



Lão Nhất đắc ý tỏ vẻ như mình là người học rộng hiểu nhiều nói "nghe bảo là từ giờ tất cả các lộ, phủ, châu đều đổi tên thành các tỉnh. Đứng đầu tỉnh là Tổng đốc cai quản một tỉnh, dưới nữa là quan chuyện cái quản một huyện, cuối cùng là xã trưởng cai quản một xã, tất cả có 4 cấp hành chính"



Một người khác tò mò hỏi "đều áp dụng lên toàn lãnh thổ nước ta sao?"



Lão Nhất gật đầu đáp "phải, tất cả nươi nào thuộc Đại Việt đều phải áp dụng quy định mới này"



Một người khác lại hỏi "thế các thổ ti (các tù trưởng của dân tộc thiểu số)  dân tộc miền núi thì sao? Trước đây họ đều theo chế độ cha truyền con nối đời đời làm thủ lĩnh, chả lẽ bây giờ bắt buộc họ phải theo luật lệ mới của triều đình sao?"



Lão Nhất trả lời "đúng thế nghe bảo bệ hạ muốn bãi bỏ chế độ thế tập của các Thổ ti mà cho lựa chọn những quan lại thanh liêm, tài năng làm tổng đốc, chi huyện còn chức xã trưởng ở vùng dân tộc miền núi sẽ do quan lại lựa chọn những thổ hào ở địa phương được dân tin phục đảm nhiệm. Các tỉnh, huyện, xã miền núi cũng được phân chia lại để phù hợp với diện tích và dân số mỗi vùng."



Cả ba người còn lại vô cùng kinh ngạc chế độ thế tập của các thổ ti có từ bao đời nay, tuy thuần phục triều đình Đại Việt nhưng các hoàng đế trước vẫn không hoàn toàn khống chế được các dân tộc thiểu số này, chính vì vậy rất nhiều các cuộc nổi loạn đã diễn ra, đôi khi các dân tộc thiểu số lại không theo Đại Việt mà theo Đại Lý hoặc nhà Tống đã thế còn dẫn quân sang cướp phá Đại Việt. Nếu quả thật hoàng đế có thể thực hiện được việc đặt quan lại cai trị các dân tộc đó chả phải sau này sẽ không sợ bọn họ tự ý muốn làm ghì thì làm sao.



Một trong số ba người lo lắng hỏi lão Nhất "thế phải tước đoạt quyền lợi của các thổ ti hay sao, liệu bọn họ có chịu nghe lệnh triều đình không? Tôi chỉ sợ họ làm phản mất."



Nói tới đây khuôn mặt lão Nhất cũng lo lắng đáp "tôi cũng cho là như vậy đời nào bọn họ lại chịu giao ra quyền lực dễ dàng như thế, tuy nhiên nếu bọn họ không chịu tuân chỉ lệnh thì cứ việc cho quân đội đi thảo phạt là được, quân Đại Việt ta xưa nay đâu sợ kẻ thù nào chứ, đến nhà Tống hùng mạnh thế cũng đã có lúc quân ta đánh cho họ kinh hồn khiếp đản còn gì"



Thấy ba người còn lại không nói gì chỉ trầm ngâm lão Nhất tiếp lời "thôi nào các ông dù gì đấy cũng không phải là chuyện chúng ta có thể hiểu được, cứ để bệ hạ và các quan đại thần lo liệu đi, việc chính của chúng ta bây giờ là làm sao ăn uống cho thật no say, sống phải biết hưởng thụ chứ các ông."



Cũng câu truyện đó ở mỗi nơi trong kinh thành thậm chí đã truyền ra tận các lộ gần kinh thành dân chúng đều bàn tán xôn xao về vấn đề liên quan đến cải cách mà Long Cán đã đề ra, nhưng dân chúng chỉ là tò mò bàn tán cho vui còn những người có chức có quyền thì lại hoàn toàn khác, bọn họ đã ngửi thấy mùi của chiến tranh trong quyết định của hoàng đế, một cuộc đại thay đổi lớn sẽ dân tới nhiều liên lụy cho cả Đại Việt.



Hoàng cung tại phòng của Chiêu Linh thái hậu đang có một cuộc gặp mặt bí mật, sau khi nghe thân tín báo lại mọi chuyện Chiêu Linh thái hậu rất vui mừng nói "quả là trời giúp ta, thằng nhãi con Lý Long Cán mới lên ngôi mà dám làm việc to gan thế này, thay đổi toàn bộ hệ thống hành chính quan lại Đại Việt có từ thời tiên đế, đã thế còn định suy giảm quyền lực của các tướng lĩnh trong quân, việc này sẽ làm mất lòng rất nhiều quan lại tướng lĩnh, lần này ta không tin bọn họ vẫn sẽ đứng ngoài cuộc."



Bảo Quốc Vương cũng vui mừng mặt mày dạn dỡ hẳn lên hùa theo "đúng thế mẫu hậu, thằng ngu này quả không biết trời cao đất dày, lần này nó quả thật đã giúp chúng ta một cái cớ tốt để tạo phản, chúng ta sẽ liên hệ với tất cả quan lại, tướng lĩnh đang bất mãn kia lại đó sẽ là một thế lực to lớn lần này con tin nhất định ta sẽ thành công và con sẽ làm hoàng đế, haha..."



Lão Cường đứng bên cạnh vẫn lo lắng nói "xin thái hậu và Bảo Quốc Vương hãy cẩn thận hoàng đế có thể nghĩ ra cách thức cải cách đó cũng không phải là loại người tầm thường, tuy có hơi gấp gáp nhưng theo nô tài thấy đó là một kế sách hưng quốc muôn đời, vả lại thời gian nô tài ở gần hoàng đế cũng thấy đó là một đứa bé vô cùng Thông minh, nếu để tiểu hoàng đế có thời gian trưởng thành e là chúng ta khó mà làm gì được."



Long Xưởng nghe thấy lão Cường có ý khen ngợi kẻ thì của mình thì xị mặt ra khó chịu quát "lão già hồ đồ một đứa trẻ con cũng có thể dọa lão thành ra thế này sao, nó chỉ là một đứa trẻ 3 tuổi thì có thể làm được gì chứ, cái gì mà kế sách Hưng quốc muôn đời, ta thấy là kế sách chôn đời nó thì đúng hơn"



Thấy Long Xưởng tức giận lão Cường biết là lời nói của mình đã chọc giận hắn bèn im lặng không dám nói nữa tuy nhiên thực sự trong lòng lão vấn thấy rất lo lắng, hơn ai hết trong thời gia qua lão biết sự Thông minh của tiểu hoàng đế, chỉ sợ kế hoạch lầm này dễ dàng như mọi người vẫn tưởng.



Chiêu Linh thái hậu thấy vậy cũng gật đầu nói "lão Cường nói đúng, chúng ta không được khinh xuất, đây là việc lớn cần cẩn trọng."



Nhìn sang hai vị trung niên nhân mặc áo giáp đứng đối diện Chiêu Linh thái hậu nói tiếp "hai vị tướng quân thấy thế nào?"



Hai người mặc áo giáp đứng đối diện chính là Tô Biển, Phan Vĩnh chỉ huy đạo quân Quảng Thành và Quang Vũ vốn là người ủng hộ Chiêu Linh thái hậu hôm nay cần bàn việc quan trọng nên bà ta đã bí mật gọi hai người tới đây bàn bạc kế sách trước khi đoạt ngôi.



Tô Biển nghe Chiêu Linh thái hậu hỏi đến mình bèn chắp tay thưa "thần cũng nghĩ việc này là đại sự chúng ta cần cẩn thận bao nhiêu tỉ lệ thành công sẽ càng lớn bấy nhiêu tuyệt đối không thể kinh xuất được, kiêu binh tất bại."



Phan Vĩnh cũng tiếp lời "thưa phải tốt nhất nên chuẩn bị kĩ kế hoạch tránh điều bất chắc, thần nghĩ nên mời chào một số quan lại và các tướng quân bất mãn với chính sách của hoàng đế, hứa sẽ cho bọn hơn thật nhiều chỗ tốt nếu theo chúng ta, còn như vẫn không dám cùng tham gia kế hoạch với chúng ta cũng nên khuyên bảo để họ ở thế trung lập không nên đối đầu với bọn họ tránh bọn hắn trở lại giúp hoàng đế, như thế sẽ Voòng cùng bất lợi với kế hoạch của ta."



Chiêu Linh thái hậu nghe vậy cũng thấy có lý lại hỏi "vậy theo hai vị tướng quân chúng ta phải làm gì để có thể có thật nhiều người đồng ta giúp đỡ ta?"



Phan Vĩnh suy nghĩ một lúc rồi nói "xin Bảo Quốc Vương hãy viết một tờ giấy hứa là sẽ ban thưởng hậu hĩnh với tất cả những người tham gia kế hoạch của chúng ta, những ai không theo nếu không giúp đỡ hoàng đế cũng sẽ được ban thưởng nếu ngài lên ngôi, còn như kẻ nào mù quáng giúp hoàng đế sau này sẽ trị tội thật nặng. Thần sẽ cầm tờ giấy có bút tích và ấn ký của ngài liên lạc với các quan lại bất mãn, tất nhiên sẽ tuyệt đối bí mật, chỉ liên lạc với những người không thân thiết với Tô Hiến Thành và các đại thần thuộc phe trung lập, mọi việc thần đã có chỉ định."



Chiêu Linh thái hậu nghe vậy hài lòng nói "vậy chuyện liên hệ và lộn kéo các quan lại tướng lĩnh giao cho Phan tướng quân vậy, xin đừng phụ sự kì vọng của ta."



Phản Vĩnh quỳ xuống chắp tay nói "xin thái hậu yên tâm, thần tuyệt không làm người thất vọng."



Gật đầu ra hiệu cho Phan Vĩnh đứng lên nhìn qua Tô Biển, Chiêu Linh Thái hậu nói "Phan tướng quân lo việc liên lạc với các đại thần khác vậy thì chuyện chuẩn bị quân lính và vũ khí xin nhờ cả vào Tô tướng quân rồi."



Tô Biển cúi người nói "xin thái hậu cứ ra lệnh, hạ thần nhất định sẽ hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ."



....



Không khí Tết bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp khi nhà nhà cúng ông Công ông Táo lên chầu Trời. Ngày 24 trở đi đã rộn rã lắm rồi, trẻ con nô nức vui mừng chạy nhảy lung tung khắp đường phố, người lớn thì đi tạ mộ ông bà cụ kỵ; lau dọn bàn thờ tổ tiên; tổng vệ sinh nhà cửa, ngõ xóm...



Chỉ có một số ít gia đình quan lại và phú hộ giàu có là ăn Tết có cao lương mĩ vị đắt tiền, còn đại đa số người dân lấy bánh chưng, thịt lợn làm cơ bản để cúng và ăn Tết. Nhà đông người hay có điều kiện thì mổ một con lợn, nhà ít người hoặc nghèo thì chung nhau hai, ba, bốn nhà một con.



Hiện tại cả kinh thành đang tràn ngập không khí tết, ngay cả trong hoàng cung cũng nhộn nhịp tưng bừng hẳn lên.



Ngày 25 tháng chạp năm Trinh phù thứ nhất (1176). Long Cán đang ngồi trong thư phòng nghe một tên thái giám đọc một bản tấu chương liên quan tới việc chuẩn bị cho ngày tết bỗng ngẩn người tưởng nhớ lại không khí tết trước đây khi hắn chưa bị đưa tới thời đại này vẫn còn là một cậu sinh viên Lý Văn Võ, có lẽ thời điểm này cũng sắp được nghỉ học đi, nhớ tới mâm cơm sum họp cả gia đình ngồi quây quần bên nhau, anh em bạn bè đi làm ăn xa ngày này tất cả cũng đều về quê cả năm chỉ có một lần là gia đình đông đủ nhất, không biết hiện tại cha mẹ hắn thế nào rồi...

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website MeTruyenVip.com
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK