• Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Sáu tờ giấy được đặt trong khay gỗ, kích thước chỉ to chưa bằng một lòng bàn tay, hình chữ nhật, trên mỗi một tờ đều được vẽ trang trí bởi những hình vẽ kì lạ nhưng rất tinh mĩ.



Trần Văn Kỷ cầm từng tờ một lên ngắm nhìn hiếu kỳ hỏi "bệ hạ, đây là ...!"



Thấy biểu tình ngạc nhiên khoa hiểu của Trần Văn Kỷ, Long Cán không khỏi phì cười nói "đấy là tiền đồng."



"Bệ hạ lại đùa thần rồi, đây rõ ràng là tờ giấy sao có thể là tiền đồng được." Trần Văn Kỷ tưởng Long Cán đùa hắn vẻ mặt không vui nói.



"Trẫm không lừa khanh, vật khanh đang cầm quả thật tên của nó là "tiền đồng", đây chính là vật mà trong tương lai sẽ thay thế loại tiền được đúc bằng đồng đang lưu hành hiện nay." Long Cán nghiêm mặt nói.



Ý tưởng thay thế tiền giấy bằng tiền đồng này Long Cán đã nghĩ tới mấy tháng trước, tuy nhiên để làm được loại tiền giấy này cần kỹ thuật khá phức tạp, loại giấy được sử dụng cũng phải đặc biệt tốt.



Trước đây thì khó mà làm được, tuy nhiên hiện tại đã khác, nhà máy sản xuất giấy hiện tại nhờ những ý tưởng vượt thời đại của hắn cùng sự nghiên cứu thí nhiệm của các tay thợ giỏi nhất Đại Việt, chất lượng giấy bây giờ vô cùng tốt, độ trắng, độ bền đều đạt đủ tiêu chuẩn làm tiền giấy, hơn nữa phương pháp in sau nhiều lần cải tiến đã có thể in được những chi tiết rất nhỏ, cầu kỳ, đây chính là điều kiện khiến Long Cán quyết định sản xuất tiền giấy.



Để nền kinh tế Đại Việt phát triển ổn định, mạnh mẽ việc cần một loại tiền mới đáp ứng đủ nhu cầu trao đổi là rất cần thiết.



Hiện tại loại tiền đồng lưu hành trong nước rất ít, tất nhiên không đủ đáp ứng nhu cầu giao thương của nhân dân, xét thấy loại tiền giấy có những ưu điểm vượt trội Long Cán quyết định làm một cuộc đại cải cách trong lĩnh vực kinh tế Đại Việt.



Giá trị của tiền giấy được xác định bởi giá trị thực chất mà đồng tiền đó được in, như bạc hay vàng.



Tuy nhiên, Long Cán thấy việc mang theo trong người nhiều tiền đồng hay kim loại quý như thế thường phiền toái và rất nguy hiểm. Vì vậy để thay thế, hắn quyết định phát hành tiền giấy. Có thể hiểu, một tờ tiền giấy là một lời hứa trả cho người nào đó tiền đồng, hay kim loại quý được nhà triều đình chứng nhận và bảo hộ.



Bằng cách này, giá trị của tiền kim loại, vàng hay bạc được chứa ở kho đã ủng hộ tiền giấy có thể chuyển đổi quyền sở hữu để đổi lấy hàng hóa hoặc dịch vụ.



"Đây quả là một ý tưởng hay, như vậy có thể tiết kiệm được rất nhiều đồng hàng năm dùng để đúc tiền, có điều thần sợ người dân đã quen dùng tiền đồng sẽ khó mà chấp nhận loại tiền làm bằng giấy này." Trần Văn Kỷ tuy có ngạc nhiên nhưng cũng không quá nhiều nói.



Theo suy nghĩ của Trần Văn Kỷ, tiền giấy cũng giống như ngân phiếu mà bên Tống vẫn thường dùng không có gì khác biệt nhiều. Quả thật thời này bên Tống đã sử dụng rộng rãi ngân phiếu, chuyện này cũng không xa lạ gì với người Đại Việt, việc buôn bán giữa hai nước vẫn thường xuyên qua lại, ngay cả trong nhà của Trần Văn Kỷ hắn cũng còn giữ 1-2 tấm ngân phiếu người Tống mang sang đây.



Tuy nhiên Trần Văn Kỷ không biết được mục đích thật sự của Long Cán, cũng như xem thường tác dụng, ý nghĩa của loại tiền giấy này.



Mục đích thật sự của tiền giấy Long Cán sản xuất không phải muốn làm như ngân phiếu, bên Tống đại đã số người dân vẫn dùng tiền đồng, chỉ khi số lượng tiền quá lớn không thể cầm tay được mới dùng tới ngân phiếu để tiện gọn, thật chất tiền chính thức nhà Tống vẫn là tiền bằng kim loại.



Long Cán thì khác hắn muốn thay thế hoang toàn tiền làm bằng kim loại, dùng tiền giấy thay thế mọi giao dịch từ lớn tới nhỏ, từ đó xoá sổ hoàn toàn tiền kim loại khỏi nhận thức của người dân Đại Việt, đây là sự khác biệt to lớn.



Phải biết rằng tờ tiến giấy theo đúng lịch sử trước kia của nước ta xuất hiện vào thời nhà Hồ, Hồ Quý Ly nhằm mục đích thu thập kim loại làm vũ khí cho chiến tranh mà cho phát hành tiền giấy thay cho tiền đồng.



Lịch sử tiền giấy được phát triển sớm hơn mấy trăm năm nhờ sự xuất hiện của Lý Văn Võ dưới thân thể của Lý Long Cán, từ đây nước ta chính là nước đầu tiên có tư tưởng tiến bộ dùng tiền giấy, chính là ông tổ của tiền giấy, các nước trên thế giới mãi sau này mới học lỏm dân ta cũng dùng tiền giấy. Sau này các sử gia nghiên cứu lịch sử - Kinh tế gọi sự kiện mà ngân hàng và tiền giấy cùng xuất hiện này là "Việt kinh khởi" (tức là Đại Việt - Kinh tế - khởi sắc, phải chém gió mạnh tay cho nước ta có nhiều điển tích, chứ lấy điển tích của tàu khựa hoài). Các sử gia đến nghiên cứu về hoàng đế Lý Cao Tông tốn không biết bao công sức giấy mực vẫn không hiểu khi đó nhà vua lấy ý tưởng độc đáo này ở đâu vì trước đó không có tiền lệ lịch sử ở đâu làm điều tương tự.



"Việc đưa tiền giấy vào lưu thông cần cả một quá trình phải tiến hành từ từ, trẫm tin với các ưu điểm vượt trội của loại tiền mới nhất định người dân sẽ sớm ưa thích sử dụng nó thôi." Long Cán lòng đầy tự tin nói.



Trần Văn Kỷ thấy được sự tin đó cũng không hiểu nhà vua sao dám chắc việc tiền giấy sẽ được nhân dân chấp nhận, việc các sự việc mới mà triều đình đưa vào nhân dân nhưng không được dân chúng đồng ý chấp nhận rất nhiều nếu không nói đa số là đều gặp phải sự phản đối của người dân. Bởi vì sao? Bởi vì vốn chúng không phù hợp với thực tế, trên lý luận thì rất tốt, rất đúng nhưng thực tế lại hoàn toàn khác, có rất nhiều ý tưởng rất hay nhưng không áp dụng được, trong xã hội trước kia khi hắn còn chưa xuyên Việt cũng thế.



Tuy nhiên lần này khác, Long Cán có vốn liếng và căn cứ để tự tin rằng tiền giấy sẽ sớm được người dân chấp nhận, chính lịch sử đã chứng minh điều đó. Nếu tiền giấy không ưu việt hơn tiền kim loại sao nó có thể soái ngôi của tiền kim loại trở thành loại tiền chủ yếu được dùng trong tương lai chứ.



"Ở đây có 6 loại tiền với 6 mệnh giá khác nhau gồm 1 đồng, 2 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 50 đồng." Long Cán chỉ vào từng tờ tiền giải thích.



"1 đồng vẽ sóng, 2 đồng vẽ mây, 5 đồng vẽ rùa, 10 đồng vẽ lân, 20 đồng vẽ phượng, 50 đồng vẽ rồng" Long Cán nói tiếp.



"Hình vẽ thật đẹp" Trần Văn Kỷ vừa nhìn vừa tấm tắc khen.



Long Cán cũng cảm thấy về thẩm mĩ thì các mẫu tiền này đã đạt tiêu chuẩn, nếu quá xấu sợ ảnh hưởng tới giá trị của đồng tiền nên lúc thiết kế tờ tiền Long Cán cố dặn đám thợ làm sao cho đẹp mắt nhất.



"Giá trị mỗi đồng cũng khác với tiền đồng hiện tại, loại tiền đang lưu thông trong nước hiện nay rất hỗn loạn thường thì 50 đồng đổi 1 tiền, 10 tiền đổi 1 quan, vậy tức là 500 đồng tiền mới đổi được một quan và một quan đổi 1 lượng bạc. Loại tiền mới này cũng lấy bạc làm thước đo giá trị nhưng một trăm đồng tiền giấy đổi 1 lạng bạc, tức là cứ 5 đồng tiền kim loại đổi 1 đồng tiền giấy." Long Cán chậm dãi nói.



Giá tiêu dùng của Đại Việt hiện tại một lạng bạc có thể mua được 1 bao gạo thông thường. Thời này, một bao khoảng 100 cân, một lạng bạc mua được 100 cân gạo, vậy tức là mỗi cân gạo giá 5 đồng tiền kim loại trước kia.



Nếu dùng loại tiền giấy mới một đồng tiền giấy có thể mua được 1 cân gạo, trung bình mỗi gia đình ăn 1 cân gạo mỗi ngày vậy tức là chỉ một đồng tiền giấy có thể nuôi sống một gia đình 4 người trong một ngày.



"Tỉ lệ quy đổi như thế liệu có quá cao không thưa bệ hạ, tiền giấy chẳng qua chỉ là một mảnh giấy vuông, phí tổn làm ra không nhiều mà đem đổi lấy vật đáng giá năm trăm đồng của người ta, liệu người dân có chịu không." Trần Văn Kỷ trầm ngâm nói.



"Trẫm thấy tỉ lệ này là rất phù hợp, nếu tiền quá mất giá sức mua giảm thì chúng ta lại phải làm thêm nhiều tiền nữa mới đáp ứng được nhu cầu trao đổi, như vậy quá tốn kém, hơn nữa để làm một khuôn in tiền giấy cũng mất rất nhiều công sức." Long Cán lắc đầu nói.



"Vậy khi nào bệ hạ mới phát hành loại tiền mới này?" Trần Văn Kỷ hỏi.



"Trẫm gọi khanh vào đây chính là vì chuyện này đây, theo khanh thì nên bao giờ mới cho xuất hành loại tiền mới này, cách phát hành như thế nào thì được?"



Long Cán tuy là người xuyên việt nhưng cũng không phải là toàn năng, có nhiều việc về chi tiết hắn không thể biết rõ được chỉ biết đại khái tổng thể mà thôi, vẫn cần có người chỉ bảo thêm rất nhiều.



"Theo thần chúng ta không nên làm gấp để chánh mắc sai lầm, đầu tiên phải tạo lòng tin của dân chúng vào loại tiền mới, sau đó tiến hành một loạt các chính sách đảm bảo giá trị mua của tiền giấy. Còn cách phát hành thì có thể dùng cách đổi tiền cũ lấy tiền mới, theo thần cách này sẽ không ảnh hưởng gì tới giá trị đồng tiền" Trần Văn Kỷ nói.



Long Cán vừa nghe Trần Văn Kỷ nói vừa gật đầu suy nghĩ, quả thật sự ra đời tiền giấy phải có những tiền đề kinh tế của nó, phải trải qua những giai đoạn thai nghén trung gian để có được lòng tin của dân chúng, việc này không thể làm gấp được có lẽ phải tốn một khoảng thời gian khá dài nữa.



Trong lịch sử phát hành tiền giấy trước đây, đặc biệt là vào thời Hồ Quý Ly đã tiến hành thất bại, nguyên nhân vì vừa mới ban hành tiền giấy, nhà nước đã ban hành một chính sách độc đoán hơn cả tính chất độc đoán sẵn có của tiền giấy: Cấm hẳn tiêu tiền kim loại. Thực tế, đến năm 1403 tức sau bảy năm ban hành, tiền giấy vẫn không được ưa dùng, và do nhà nước cấm tiền đồng, nhân dân buộc phải trao đổi theo hình thức hàng đổi hàng. Nhà nước đã phải định giá tiền giấy cho trao đổi, lập điều luật định tội không tiêu tiền giấy.



Long Cán là kẻ xuyên việt có kinh nghiệm thất bại đó tất nhiên hắn không muốn giẫm lại vết xe đổ nhà Hồ, tiền giấy nhất định phải thay thế tiền đồng, tuy nhiên không phải do nhà nước ép buộc mà chính nhân dân tự nguyện.



"Việc này cần bạc kĩ lưỡng, Trần Văn Kỷ nhiệm vụ này trẫm giao cho khanh và hộ bộ, sớm nhất có thể đưa tiền giấy vào tiêu thụ trong dân chúng." Long Cán nhìn Trần Văn Kỷ nói.



"Thần tuân chỉ!"



"Chuyện tiền giấy cứ từ từ giải quyết, vấn đề cấp bách đầu tiên là chuyện thành lập ngân hàng, ngay mai khi thiết triều trẫm sẽ bàn bạc với bách quan, khanh hãy về nghiên cứu kĩ các kế hoạch trẫm giao, sáng mai trẫm cần kế hoạch chỉ tiết cụ thể."



Long Cán giao một số việc chi tiết cho Trần Văn Kỷ rồi cho hắn lui về chuẩn bị.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website MeTruyenVip.com
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK