Lại nói về Chiêm Thành lúc này.
Kể từ năm 967, quốc gia Chiêm Thành đã hoàn toàn phân rã; dải đất nay là Nam Trung Bộ trở thành chế độ phong kiến với 5 tiểu quốc tự trị, trong đó, Đồ Bàn ( Vijaya ) có vai trò như lãnh tụ của các tiểu quốc Chiêm Thành, các tiểu quốc còn lại phải phụng cống xưng thần. Tuy các tiểu quốc Chiêm Thành chỉ gồm những lãnh địa nhỏ yếu, nhưng cuộc sống rất phát đạt nhờ quảng đại giao thương. Theo ký sự của nhiều khách trú Trung Hoa hoặc Ấn Độ, người Chiêm Thành luôn ưa thích phục sức bằng vàng ròng, thậm chí thường may lẫn vàng vào áo quần. Vì lẽ đó, dường như người Chiêm Thành phải trả giá đắt cho chính sự thịnh vượng của mình.
Lúc này Chân Lạp đạt tới tột đỉnh huy hoàng. Ngôi đền đồ sộ nhất của kinh đô Angkor được xây dựng trong 37 năm: Angkor Wat, là nơi thờ thần Vishnu. Chân Lạp đã xâm chiếm đến nơi hiện nay là cực Bắc Lào, phía Tây thôn tính được vương quốc Haripunjaya (nay là Trung phần Thái Lan) và một khu vực phía viễn Tây vốn thuộc vương quốc Pagan, phía Nam lấn đến vương quốc Grahi (nay là tỉnh Nakhon Si Thammarat của Thái Lan), phía Đông lấn dần rồi đô hộ tất cả các tiểu quốc Chiêm Thành.
Tuy nhiên, năm 1149, vua Chiêm Thành là Jaya Harivarman, lãnh đạo của tiểu quốc Panduranga ở phía Nam, đã đánh bại quân xâm lược và lên ngôi vua của các vua tại Đồ Bàn.
Năm 1167, Chế Chí lên ngôi vua Chiêm Thành. Ông là người dũng cảm, sử dụng thành thạo mọi loại vũ khí, và thông hiểu triết học, thuộc hết các lý lẽ kinh Ấn Độ giáo và các học thuyết Phật giáo Đại thừa. Sau khi lên ngôi Chế Chỉ đã cử sứ giả sang thiết lập hòa bình với Đại Việt năm 1170.
Lại nói về đám người Lý Long Xưởng sau khi quyết định chạy sang Chiêm Thành nương nhờ vua Chiêm, đã dẫn đám tàn quân của mình tiến về kinh đồ Đồ Bàn, tuy nhiên chưa kịp tiến nhập kinh đô đã có binh lính Chiêm chặn lại không cho vào thành.
"Các người là ai? Tới đây làm gì?" Binh sĩ Chiêm thấy một nhóm người ăn mặc kì lạ không giống người nước mình định tiến vào thành bèn chặn lại quát hỏi.
Bởi vì ngôn ngữ hai bên không giống nhau đám người Long Xưởng không biết tên lính nói gì nhưng từ thái độ đại khái có thể đoán được một phần, Tên lính giọng điệu rất không thân thiện. Cũng may trong đám quân lính đào tẩu theo Phan Vĩnh lại có người có thể hiểu và nói được tiếng Chiêm.
"Chủ tôi là thái tử nước Đại Việt, vì xa cơ lỡ vận, bị kẻ gian cướp ngôi đã vậy chúng còn sai quân truy sát vì vậy nên muốn sang quý quốc nương nhờ vua Chiêm, mong tướng quân báo lại cho vua các vị biết" tên lính được sự ủy quyền thay mặt Long Xưởng nói.
Tên lính nghi ngờ nhìn kĩ một lượt đám người, tuy đám người ngoại quốc này không nhiều chỉ vài trăm người nhưng nhìn khí chất tỏa ra đủ biết chỉ có quân lính tinh nhuệ đã từng trải qua chiến trường mới có sát khí và uy áp như vậy.
"Các người ở đây chờ một lát, ta đi tìm trưởng quan" tên lính thận trọng nhìn đám người nói.
Một lát sau, không để đám Long Xưởng đợi lâu một người ăn mặc khác với đám lính có vẻ như là trưởng quan cai quản chỗ này bước đến, đi sau hắn có hai hàng lính hộ tống gươm giáo chỉnh tề.
Tên trưởng quan mới đến nhìn đánh giá đám người Long Xưởng mấy lượt rồi cất tiếng nói, đáng kinh ngạc là Tên trưởng quan nói lại là tiếng Việt "Các vị ai là Long Xưởng điện hạ?"
Ngạc nhiên vì tên trưởng quan mới tới có thể nói được tiếng Việt, Long Xưởng bước ra khỏi hàng ngũ nhanh chóng cất tiếng trả lời "tôi chính là Bảo Quốc Vương Lý Long Xưởng!"
Tên trưởng quan đánh giá Long Xưởng một lúc rồi nói "Xin chào điện hạ, tôi là đại tướng quân nước Chiêm tên Ông Chiêng, trước kia vào thời tiên vương Anh Tông của quý quốc tôi đã vinh dự được theo đoàn xứ sang quý quốc, tôi rất khâm phục sự giàu mạnh của Đại Việt nay gặp được điện hạ là diễm phúc của tôi, xin điện hạ theo tôi vào thành tìm chỗ nghỉ ngơi rồi tôi sẽ tâu với vua của chúng tôi"
Sau một hồi chào hỏi nghi thức xã giao Long Xưởng cùng đoàn người của mình đi theo Ông Chiêng tiến vào thành, việc đầu tiên là ổn định chỗ nghỉ ngơi, sau một thời gian dài chạy chốn đoàn người đã quá mệt mỏi.
"Như vậy là điện hạ bị mắc mưu bây giờ muốn nhờ vua chúng tôi chợ giúp quân đội để phục thù?" Ông Chiêng sau khi nghe Long Xưởng kể lại câu chuyện nói.
"Đúng thế, sau khi tôi lấy lại được ngôi báu nhất định không quên ơn vua Chiêm" Long Xưởng mong đợi nhìn Ông Chiêng nói.
"Chuyện này tôi không thể làm chủ được, hôm sau khi lên triều tôi sẽ tâu lại với nhà vua, ngài sẽ có câu trả lời thích hợp với các vị, còn bây giờ xin các vị cứ nghỉ tạm tại chỗ này đợi kết quả, nếu chúng tôi tiếp đón có điều gì chưa chú đáo mong điện hạ bỏ qua" Ông Chiêng khách khí nói.
"Với một kẻ thất bại như tôi được các vị đón tiếp thế này còn dám đòi hỏi gì nưa, xin ngài hãy nới với vua Chiêm, chỉ cần ông ấy giúp tôi cướp lại ngôi vua, đất hai châu Ô - Lý trước Chiêm cống cho Đại Việt sau khi tôi lên ngôi sẽ trả lại tất cả" Long Xưởng nói.
"Chuyện này tôi nhất định tâu lên nhà vua, xin các vị đợi tin mừng"
"Tất cả chông cậy vào ngài"
Ông Chiêng chao đổi một vài việc nữa sao đó dặn thuộc hạ tiếp đón đám người Long Xưởng thật chú đáo rồi cáo từ dời đi.
Hoàng Cung Đồ Bàn, vua Chiêm thành đang có cuộc gặp mặt với các đại thần của mình.
"Thưa bệ hạ, Có bọn người Bảo Quốc Vương Lý Long Xưởng và Phan Vĩnh vì đảo chính thất bại, không muốn thuần phục vua Đại Việt, nên mới chạy sang nước ta ý muốn mượn quân chúng ta quay lại cướp ngôi vị." Ông Chiêng cung kính nói.
"Hiện tại quân ta đang lo đối phó với quân Chân lạp như hổ đói nhìn chằm chằm, sức đâu mà giúp bọn chúng nữa, với lại đoàn quân này từ xa đến chưa biết thực hư thế nào, huống chi họ lại ăn mặc khác, nói tiếng khác, khó mà tin tưởng được." Chế Chỉ ngồi trên ngai vàng nói.
Ông Chiêng vẫn kiên quyết với ý kiến của mình nói "Nhưng họ trong lúc thế cùng, nên phải chạy sang, khẩn khoản bày tỏ tấm lòng thành, thì cũng không nên cự tuyệt."
"Nhất định không được, hiện tại việc cấp bách nhất của chúng ta là đối phó với Chân Lạp, nếu như chọc giận Đại Việt chúng ta sẽ hai mặt thu địch lúc đó tình thế vô cùng bất lợi cho ta" các quan lại Chiêm thành khác không đồng ý với Ông Chiêng nói.
"Nhưng nếu giúp được Long Xưởng chúng ta được rất nhiều lợi, không những có thể lấy lại được đất hai châu đã mất, lợi dụng Đại Việt vì nội chiến mà suy yếu chúng ta còn có thể thôn tính luôn Đại Việt hoặc ít ra cũng chiếm thêm được rất nhiều đất" Ông Chiêng nói ra tính toán của mình.
"Tướng quân nghĩ quá dễ dàng rồi, Đại Việt là nước lớn, đông dân hơn nước ta, trong nước thì nhiều văn thần võ tướng tài giỏi giúp vua trị nước, quân đội của họ mạnh hơn ta nhiều, hơn nữa vua Việt mới lên ngôi cũng không phải là kẻ dễ chọc, chính là kẻ tài giỏi cứ nhìn sự thất bại của đám người Long Xưởng là biết, chúng ta nhất định sẽ lấy lại những gì đã mất về tay Đại Việt nhưng không phải lúc này." Chế Chỉ kiên quyết nói.
Các đại thần phía dưới cũng nhao nhao tán đồng.
"Bệ hạ nói rất đúng..."
"Bệ hạ anh minh! Tôi thấy như vậy là tốt nhất Đại Việt không dễ chọc đâu!"
Thấy ý kiến của mình không được ủng hộ, Ông Chiêng biết nếu còn cố ép hiệu quả chỉ phản tác dụng, không những vậy còn làm nhà vua thêm tức giận bèn lui vào hàng người không tiếp tục khuyên can nữa.
"Hiện tại không thể giúp chúng, tuy nhiên ta cũng không thể tuyệt tình tới mức bắt giao kẻ đến cầu cạnh mình giao cho kẻ thù của chúng, nghe bảo trong đám người Long Xưởng có một kẻ tên Phan Vĩnh trước làm tướng của Đại Việt rất giỏi trọng việc dụng binh, nếu đúng thế thì cữ tạm chiêu an họ sau này tất có việc hữu dụng." Chế Chỉ quyết định nói.
"Bệ hạ anh minh, chúng ta có thể lợi dụng đám đó trong việc đối phó với nước Chân Lạp" các quan lại phía dưới gật đầu nói.
"Việc này giao cho người Ông Chiêng"
"Thần tuân chỉ!"
Vua Chiêm Thành Chế Chỉ theo giải pháp đó, giao cho Ông Chiêng tới chỗ bọn Long Xưởng giải thích ý chỉ của mình, đồng thời chiêu an đám Long Xưởng, ban cho những kẻ đứng đầu phẩm chức của triều đình Chiêm Thành, cho lệnh khao đãi và tiếp tế cả đoàn binh để tỏ ý không phân biệt họ là người ngoại quốc.
Nhận được lệnh trên, đám người Long Xưởng biết hiện tại đã không còn cách nào khác ngoài việc thuần phục vua Chiêm, nếu không nghe theo mà có ý chống lại, với việc đang ở ngay trong nước họ mà chỉ có vẻ vẹn vài trăm quân lính sẽ chỉ rước lấy tai họa, dù cho không bị giết mà trốn thoát cũng chả có nơi nào để dung thân cả, Đại Việt đã không thể quay lại nữa rồi.
"Vua Chiêm không chịu giúp chúng ta, làm sao bây giờ?" Long Xưởng lo lắng nói.
"Hiện tại đã hết cách, chúng ta không thể thoát được rồi, nếu không nghe lời thì tất cả lũ sẽ bị bắt rồi giao cho Đại Việt" Phan Vĩnh thở dài nói.
"Hay là chúng ta thừa dịp trời tối chốn đi, ta đường đường là Bảo quốc vương Đại Việt sao có thể ủy khuất làm tôi của Chiêm Thành được" Long Xưởng tức giận nói.
"Chốn đi đâu? Hiện tại chả nơi nào chứa chấp chúng ta cả, Long Cán nhất định gây sức ép cho bất cứ nước nào dám chứa chấp chúng ta, vua Chiêm đã có ý che chở ta thôi thì cứ tạm thời ở lại đây đã rồi sau này sẽ tính sau."
Hôm sau, Long Xưởng và Phan Vĩnh cùng đến kinh thành gặp vua Chiêm tạ ơn, rồi phụng chỉ theo sự sắp đặt của vua Chiêm đã ban cho.
Trong đại điện, sau khi đám người Long Xưởng lui ra.
"Thưa bệ hạ, người định phân bọn họ làm gì?" Một vị quan lại Chiêm hỏi.
"Tất nhiên là phân họ vào quân đội rồi, Phan Vĩnh là tướng giỏi, hiện tại ta đang rất cần người như thế." Chế Chỉ cười nói.
Hiện tại vừa mới thu phục được một tướng giỏi nên vua Chiêm rất vui vẻ. Lúc này có một vị quan lại tuổi tầm ngũ tuần, gương mặt đoan trang mắt sáng trán cao đứng ra nói "Bệ hạ đừng tin lời hứa của chúng ngay, người Việt xảo trá thành tính, cần thời gian để thử thách mới dùng được"
"Tể tướng nói cũng đúng, tý nữa thì ta quên bản chất xảo trá của dân Việt, bây giờ phải làm cách nào để chúng không làm phản mà tận tâm tận lực giúp ta, khanh có cách chăng?" Chế Chỉ gật đầu khen phải hỏi.
Người vừa nói chính là Phú Trạm đương kim tể tướng của Chiêm Thành, một đại thần có tiếng nói rất cao chỉ sau nhà vua, gần như những quyết sách quan trọng của triều đình Chế Chỉ đều hỏi qua ý kiến của ông ta, điều này cho thấy vị thế rất trọng yếu của vị đại thần này.
Danh Sách Chương:
Bạn đang đọc truyện trên website MeTruyenVip.com
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK