Sau bữa ăn đó, tôi cũng gọi điện cho Ji Shang. Trước hết chúc mừng sự hợp tác suôn sẻ của bọn họ, sau đó lại nói: “Chú Ji đúng là có thực lực hùng hậu. Bố cháu điều tra mãi, mà cuối cùng vẫn hợp tác với chú.” Ji Shang như bị tôi đốp chát, chú ậm ừ vài tiếng mới nói: “Đúng vậy, đúng vậy, chúng ta liên minh mạnh mẽ…” Tôi nghe hắn dõng dạc hùng hồn, thầm nghĩ, người này đúng là thủ đoạn, nếu đi đóng phim, có lẽ hắn sẽ hốt hết cả giải Oscar lẫn Quả cầu vàng.
Có vẻ như Ji Shang vẫn còn muốn bịp tôi, hắn khen tôi tuy còn trẻ nhưng tầm hiểu biết không phải loại thường, và mường tượng tương lai sẽ ra sao khi tôi tiếp quản việc của bố tôi. Tôi cười nhạt, lập tức cắt ngang lời khen của hắn, tôi nói, cháu chỉ là một A Đẩu yếu đuối kém cỏi, chú đừng gửi gắm quá nhiều hy vọng, cháu ấy à, cháu chỉ cần phần của cháu thôi.
Nói xong, Ji Shang mau chóng chuyển chủ đề rồi cúp máy. Lúc đầu tôi rất đắc chí vì đã vạch trần thủ đoạn của Ji Shang trước mặt hắn, rồi lại không khỏi băn khoăn, không phải hôm trước tôi đã nói không đi gây chuyện với họ nữa hay sao? Bị thiệt còn không thành vấn đề sao? Nhưng, bộ dạng giàu có hống hách chỉ nhìn tôi bằng nửa con mắt của bố luôn khiến tôi phải đố kỵ đến ngứa ngáy chân răng. Tôi cũng không biết phải làm gì nữa, đúng là bế tắc đủ đường.
Trong thời gian đó, tôi không ngừng thở dài, lần nào nghe thấy, mẹ cũng phải giảng giải và khóc lóc một phen. Dần dần, ngay cả khi giận tôi cũng không dám tuỳ tiện thở dài, chỉ biết chạy đến bên Thẩm Phương với bản mặt ủ rũ như bị ai thiếu nợ vài chai dầu Tiểu Ma Du.
Thẩm Phương cũng chỉ cho rằng tôi chỉ đang buồn vì chuyện tình cảm, nhưng tôi thực sự thích nghe chị khuyên tôi.
Cách khuyên của chị khác cách khuyên của mẹ tôi, mẹ bảo tôi nghĩ lại lỗi lầm và từ đó sửa đổi bằng cách bới móc những khuyết điểm của tôi, trong khi Thẩm Phương thì ngược lại, chị cố gắng khai quật những ưu điểm mà đến cả tôi cũng không phát hiện ra, khiến tôi có thêm bội phần tự tin đối mặt với đời.
Chỉ trong nháy mắt đã đến mùng năm.
Sáng hôm đó, trước tiên tôi đưa Thẩm Phương đến hội chùa trong thành phố, không biết trong số các bạn đã có ai từng thấy hội chùa ở Bắc Kinh chưa. Đó chắc chắn là một nơi lý lưởng để vui chơi.
Những thứ đồ và trò chơi trong đó thực chất chỉ được người ta nhặt nhạnh mang đến, không có gì hiếm lạ, thậm chí có bày ra đường cũng sẽ bị coi là ảnh hưởng đến bộ mặt của thành phố. Tuy nhiên, khi chúng được gộp lại với nhau, cộng thêm niềm vui năm mới, thực sự có thể khiến già trẻ lớn bé nào cũng phải xắn tay áo lên xông pha chen lấn vui biết chừng nào.
Đúng là cả biển người, ban đầu tôi và Thẩm Phương bị chen lấn đến mức hai đứa bị tách nhau đến mấy lần. Tôi thầm ân hận bản thân vì đã không làm chiếc sim điện thoại cho chị. Nhưng, có vẻ như hôm đó tôi đặc biệt may mắn, cứ khi nào tôi sốt ruột muốn tìm trạm phát thanh hoặc định gọi 110, chợt quay đầu lại, ắt sẽ thấy chị xuất hiện trong tầm mắt tôi.
Đến lần thứ ba khi tôi lại tìm thấy chị, tôi thậm chí còn có chút kích động muốn cho chị một cái hôn lên má, nhưng có lẽ do chột dạ, vì dù có là ở Trung Quốc, nếu hai cô gái như tôi và chị thật sự hôn nhau cũng sẽ không khiến người ta quá để ý, nhưng tôi vẫn kìm lại, chỉ nhéo mạnh lên tay chị.
“Chạy lung tung làm gì? Không phải đã dặn phải đi theo em sao? Mấy trò vớ vẩn kia có gì đáng xem cơ chứ?”
Thẩm Phương nhìn tôi một cách đáng thương, chị không nói gì, nhưng nhìn có vẻ chị không được vui. Tôi nắm tay chị ủ rũ đi được một lúc, thấy chị vẫn tỏ ra không vui, chỉ đành nói: “Đằng kia có trò ném vòng, em sẽ lấy một con khỉ về cho chị nhé?” Chị thò mặt ra khỏi chiếc khăn nhìn như cô gái nhà quê mới mua ra: “Có lấy được không? Em vừa nói đều là trò lừa người mà.”
Tôi nắm tay chị chen đến: “Thử xem sao.”
Tôi đã mua 3 tệ vòng, tổng cộng 9 cái. Tôi đã nói với Thẩm Phương rằng, chỉ có ít vậy thôi, ném không trúng là do số cả. Cái nào tôi cũng kiên nhẫn nhắm rất lâu mới ném đi, nhưng lần nào cũng suýt chút nữa mới trúng, có cái thì quay vài vòng trên chiếc vòng kim cô của con khỉ rất lâu sau mới bay ra ngoài.
Chỉ còn 3 chiếc vòng trong tay, Thẩm Phương trở nên căng thẳng, chị ấy nắm lấy tay tôi và đưa lên miệng, nhẩm đọc một tràng dài giống như đang niệm thần chú, sau đó nói như một bà phù thủy: bàn tay ma thuật.
Nhưng đúng là miệng chị thật linh, khi chiếc vòng thứ hai bị bật ra, không biết tại sao tay tôi lại giật giật, còn đang nghĩ lần này chắc cũng lại hỏng thôi, nhưng, khi chiếc vòng rơi xuống, lại rơi trúng cổ của một chú cừu bên cạnh.
Điều này khiến Thẩm Phương vui mừng khôn xiết, tôi cười khi thấy chị phấn khích thu được chiến lợi phẩm: “Chị vui gì chứ, năm con Cừu qua rồi.” Thẩm Phương mừng rỡ ôm con cừu trong tay rồi chạy mất hút, không hề để ý rằng trong tay tôi vẫn còn một cơ hội nữa, tôi bất lực trả lại chiếc vòng cho chủ tiệm: “Bỏ quyền thi đấu.”
Tôi thầm cười dáng vẻ lúc đó của Thẩm Phương. Thẩm Phương chưa đến Bắc Kinh được bao lâu đã bị tôi rũ bỏ hoàn toàn sự “hào hoáng” của xã hội tư bản chủ nghĩa một cách xấu xa, thoạt đầu là do chị mang theo áo khoác không đủ dày, tôi dắt chị đi dọc đường Trường An đến Tây An, mua một chiếc áo phao lông vũ chưa đến 200 tệ, tiện đó mua thêm chiếc khăn quàng cổ 30 tệ và đôi găng tay được cho là làm từ lông cừu có giá 12 tệ.
Chất liệu bên trong của áo phao lông vũ hoàn toàn được làm từ sợi hoá học, mùa đông ở Bắc Kinh vốn khô ráo, tóc chị vén ra phía sau, đi chưa được vài bước đã bị tĩnh điện như Mai Chiêu Phong, chỉ đành nghe theo lời khuyên của tôi, dùng 5 tệ mua một chiếc băng đô, buộc kiểu tóc đuôi ngựa cực kỳ mang phong cách Bắc Kinh.
Ăn mặc như vậy, người ta tự nhìn mình trong gương và nói: “Ôi chao, nhìn chị Bắc Kinh quá.”
Hôm đó đi hội chùa, vừa đến cổng chùa Thẩm Phương đã nôn nóng muốn mua chiếc túi bộ đội trước mặt, lúc đầu còn muốn để tôi đeo, chị nói: “Rất cool đó, em thử đi.”
“Dẹp đi, thích đeo thì chị tự đeo.” Tôi không muốn bị coi là khỉ. Tôi vung tay bước đi, chị vẫn đứng đó sờ thứ khác, kết quả là, vừa lơ là đã bị lạc chị mất tiêu. Thế nên, tôi phải vội vàng cười và đuổi theo chị khi chị ôm con cừu đó hả hê chạy vọt ra ngoài như một chú gấu nhỏ mới từ quê lên.
Tôi kéo chị lại: “Đừng chạy nữa, sao làm như thể chị chưa từng nhìn thấy thế giới bao giờ vậy. Mang đến đây em xem nào.” Tôi vươn tay định đón lấy con cừu, trông nó có vẻ nhỏ nhỏ bẩn bẩn, nhưng chị lại tránh đi, nói: “Của chị.”
Chị chỉ cầm nó trên tay và chỉ cho tôi nhìn qua một chút, “Xì, là do em lấy được mà.” Tôi đảo mắt nhìn Thẩm Phương. “Đưa cho chị thì tính là của chị, em đừng lừa người nữa” chị vô cùng hoan hỉ.
Chợt tôi thấy tim mình nói đau: “Thẩm Phương, chị thích nó vì em lấy cho chị sao, hơn nữa em lại…” còn chưa nói xong, Thẩm Phương đã đẩy trán tôi qua một bên, hơn nữa còn dùng chất giọng rất không đúng chất Bắc Kinh mà chị mới học được, nói: “Mơ đi, nhóc con.”
Nghe giọng chị ấy, thực sự tôi không thể chịu nổi, tôi làm bộ giả vờ nôn mửa: “Chị đừng học nói giọng Bắc Kinh nữa, cứ nói giọng chuẩn quốc gia của chị đi, đúng là buồn nôn không phải loại vừa.”
Thẩm Phương nhăn mũi với tôi: “Em cũng buồn nôn như vậy thôi, buổi tối sắp đi gặp vị hôn phu mà bây giờ vẫn ở đây cố gắng lấy lòng người ta.”
Tôi sững sờ tại chỗ. Thẩm Phương nói xong sắc mặt chị cũng thay đổi. Chị không nói gì mà chỉ đi về phía trước như đang giận dỗi, tôi sát sao theo sau chị. Tôi rất sợ lạc mất chị.
Từ đó trở đi, có lẽ do tôi buồn vì tình, cũng như các bạn nói, hình như bên nào tôi cũng không muốn từ bỏ.
Từ dài mặt ra và rầu rĩ từ đầu đến cuối. Đương nhiên, trong tình huống như vậy, tâm trạng của Thẩm Phương cũng không khá hơn là bao, chúng tôi không mua sắm gì thêm, sau đó tôi đưa chị về khách sạn.
Chúng tôi chỉ nói bâng quơ vài câu, chị chỉ câu được câu chăng đối với những lời nói của tôi. Tôi cũng không nói gì thêm, bèn về nhà. Sau khi về, tôi định gọi điện bảo chị đừng tức giận mà bỏ bữa, nhưng gọi mấy hồi chuông đều không có ai trả lời.
Tôi đành phải gọi đến tổng đài, nhờ họ gọi cho Thẩm Phương, sau đó gọi một chút đồ ăn giao đến cho chị. Khi tôi làm những điều đó, mẹ tôi ở bên cạnh cứ thúc giục tôi lên đường đi gặp bạn trai.
Thúc giục đến nỗi tâm trạng không tốt ban đầu của tôi phải ngay lập tức hoảng hốt nghĩ đến Thẩm Phương, đến khi ra khỏi nhà và lên xe mới phát hiện để quên điện thoại, khiến tôi cuống đến nỗi suýt nữa nhảy ra khỏi xe. Tôi nghĩ, chết tiệt, ngày xui xẻo gì vậy.
Chỉ mới hai tháng ngắn ngủi tôi chưa gặp lại người đã cùng tôi trưởng thành suốt 9 năm qua, nhưng không hiểu sao trong lòng tôi lại cảm thấy có một khoảng cách xa lạ và nỗi đau không thể giải thích được. Đến nỗi, tôi nhìn anh: “Béo lên rồi sao?”
Ban đầu chúng tôi khó xử ngồi nói vài câu chuyện phiếm. Anh ấy không đề cập, tôi cũng vậy. Nhưng tôi thấy bộ dạng anh rất chắc chắn, cuối cùng không đủ kiên nhẫn, tôi làm theo lời mẹ, đồng thời kết hợp cách riêng của tôi, nhận lỗi với anh ấy, đồng thời từ tận đáy lòng mong anh ấy có thể tha thứ cho tôi.
Đó có lẽ là lần đầu tiên tôi thấp giọng hạ mình xin lỗi anh kể từ khi chúng tôi quen biết, đến bản thân tôi cũng không quen. Tuy nhiên, lời bộc bạch trực tiếp mà tôi cho anh hôm đó, đổi lại là màn châm chọc khiêu khích của anh.
Đầu tiên anh ấy mắng tôi diễn hay, tiếp đó anh phê bình tôi tham lam hư vinh, cuối cùng, vẫn quay về chỗ mà tôi không hiểu nhất, anh chắc nịch cho rằng: “Dù sao bây giờ chúng ta cũng đã chia tay. bây giờ, em cũng không cần phải giấu giếm nữa, em trèo cao bám víu lấy người quyền cao chức quý đó sao?”
Tôi nhìn anh vô cùng tự tin, tự tin đến mức khiến tôi thấy thật nực cười, nói: “Em đồng ý với hai điều đầu tiên, em biết mình sai, sau này em có thể sửa, chỉ là điểm đó, anh đang hắt nước cống lên người em vô tội vạ đấy. Nếu em thực sự trèo cao, em còn đến tìm anh làm gì?”
Anh cạn lời, qua một lúc sau, anh nói: “Muộn rồi.”
Trái tim tôi chùng xuống, tôi nói: “Anh kỹ nghĩ rồi?”
Anh ấy nghĩ rất lâu, anh nghĩ càng lâu, tôi càng thấy thảm hại. Cuối cùng, anh nói: “Nghĩ kỹ rồi.”
Tôi không thể hình dung được tâm trạng của mình lúc đó. Tôi không đau lòng lắm, chỉ thấy mình thật đáng thương, thật thảm hại, thật nực cười. Hai người yêu nhau 9 năm cuối cùng vẫn chia tay một cách dễ dàng như vậy, thật đáng thương; một mối tình trải qua sóng gió 9 năm cuối cùng lại bị lật thuyền trong cống rãnh, thật thảm hại; còn tôi ngu muội bám víu vào lời hứa của mình nhưng lại bị người ta xem như một kẻ ngớ ngẩn, thật nực cười.
Nhưng, tôi đã có chút phấn khích không thể giải thích nổi. Tôi thậm chí còn ngồi lại và nói về bạn gái mới của anh ấy, tất cả, như thể tôi chưa từng là vợ sắp cưới của anh ấy. Ban đầu tôi đã định trao lại chiếc nhẫn cho anh khi sắp rời đi, nhưng, lại là một trò đùa khác đã giáng vào chổ hiểm của tôi, tôi đã giữ nó cho đến tận ngày nay, dù có cố ý hay vô tình.
Nhìn bóng dáng anh xa dần, nói thật, tôi vẫn rất buồn, nhưng cũng có một loại cảm xúc không đúng lúc, giống như nam chính trong phim “Đi bộ trên mây”, quay về và phát hiện vợ ngoại tình với ai đó. Tuy nhiên, tôi không hào hứng đến vậy.
Tôi nghĩ tình yêu của hai chúng tôi, thực sự là một tác phẩm kinh điển. Một câu chuyện kinh điển chứng minh rằng tình yêu không liên quan gì đến độ dài của thời gian. 9 năm tay trong tay và vai kề vai, trong nháy mắt có thể dễ dàng đánh bại mỗi người một nơi. Dễ dàng đến nỗi khiến tôi đến tận bây giờ cũng không thể tin được. Tôi không biết lúc này, bạn trai tôi sẽ nghĩ lại hay dùng giọng điệu gì khi kể lại tình yêu của chúng tôi với những người bên cạnh. Tôi và anh đã dùng 9 năm thanh xuân tươi đẹp nhất để nuôi dưỡng tình yêu của cuộc đời, nhưng lại dễ dàng bỏ cuộc trong mùa đông năm ấy.
Tôi không biết có nên cảm ơn anh vì sự ra đi kiên quyết của anh hay không, nếu anh không dứt khoát cắt đứt mối quan hệ ràng buộc của chúng tôi, rất có thể bây giờ chúng tôi đã có với nhau một mụn con và gây gổ đến nỗi ngươi sống ta chết, và tất nhiên tôi cũng sẽ không quay về tìm lại Thẩm Phương. Nhưng, cũng có lẽ, chúng tôi sẽ hoà hợp son sắt, nâng khay ngang mày, cha từ con hiếu thì sao? Tôi không biết, cũng không hình dung nổi. Cuộc sống vốn dĩ không có nhiều “if” đến vậy.
Tất cả mọi thứ nơi hồng trần ta sống, đều bắt nguồn từ “nhất niệm chi sai” của chúng ta, sau vài năm, khi ta sai một ly, cuộc sống của chúng ta sẽ đi một dặm.
Tôi ngồi đó một lúc, nhìn ra con đường quen thuộc ngoài cửa sổ, cách đó không xa là khuôn viên trường quen thuộc của tôi. Dường như tôi đã nhìn thấy bóng dáng quen thuộc của tôi và bạn trai thuở còn trẻ, đạp chiếc xe đạp, nương tựa vào nhau. Tôi nhớ đến bài thơ “Trường Can Hành” của Lý Bạch mà tôi đã đọc hồi còn nhỏ, cảm thấy tình yêu như vậy rất đẹp,
Trán thiếp tóc che nửa,
hái hoa chơi trước cửa;
Chàng cưỡi ngựa tre lên,
đùa mai ở giường bên.
Trường Can chung một xóm,
đôi trẻ rất hồn nhiên;
Mười bốn về làm vợ,
Thẹn e dấu mặt liền.
Cúi đầu vào vách tối,
Nghìn gọi chẳng nhìn lên;
Mười lăm mày mới nở,
Nguyện gắn bó lâu bền.
Tin chàng thường giữ cột,
Vọng Phu thiếp chẳng nguyền;
Mười sáu chàng đi mãi,
Cù Diễm cách đôi miền.
Tháng năm không tới được,
Trời cao tiếng vượn truyền;
Dấu chân ngoài ngõ cũ,
Rêu biếc phủ mờ nguyên.
Rêu dày không thể quét,
Gió thu lá rụng hết;
Tháng tám bướm vàng bay,
Vườn tây từng cặp kết.
Cám cảnh thiếp đau lòng,
Má hồng già thảm thiết;
Chàng hễ xuống Tam Ba,
Xin nhắn ngay về nhà.
Dù xa, em sẽ đón,
Đến tận Trường Phong Sa.
Tôi từng ngây thơ nghĩ rằng tình yêu của tôi sẽ đúng như vậy, quả thật, ông trời đã ban cho tôi một chàng trai ưng ý ngay từ đầu. Nhưng, 9 năm sau, rất nhiều chuyện đã xảy ra. Nếu nói chúng tôi không yêu nhau, thì tại sao phải ràng buộc lâu như vậy, nếu nói chúng tôi yêu nhau, vậy tại sao ngay từ đầu cả hai đều không níu kéo thêm một chút?
Chỉ có thể nói, khi đó chúng tôi đều còn quá trẻ, chúng tôi chưa biết tình yêu là gì, cũng không biết làm sao để trân trọng, làm sao để kiểm soát tình yêu.
Tôi vẫn cảm ơn anh ấy đã cùng tôi bước đi suốt 9 năm thanh xuân và huy hoàng nhất của cuộc đời. Dù cuộc chia ly cuối cùng vội vã đã khiến tôi day dứt cho đến tận ngày nay, nhưng trong suốt năm tháng thanh xuân vàng son không thể lấy lại này, ít nhất anh đã vẽ cho tôi một bức tranh khiến đến tận bây giờ tôi cũng cảm thấy ấm lòng. Chỉ là, không biết anh có cảm thấy một chút ấm áp nào không khi nghĩ về tôi.
Xin lỗi. Em yêu anh.