Chương 1: Ý Trời
Bách Việt vốn là một quốc gia ở phương Nam, quốc gia giàu mạnh, dân số trù mật, tài nguyên phong phú, khí hậu khá ôn hóa. Nhưng khổ nỗi, quốc gia này bốn bề thọ địch, bắc có Đại Hoa to lớn lăm le nhòm ngó, bá quyền bành trướng, nam có quân Chăm, Chân Lạp, Chiêm Thành khi phản khi hàng, không ngừng quấy nhiễu dân chúng và biên giới, phía tây thì Ai Lao, Nam Chiếu và một lượng lớn các thỏ phiên giữ miếng, thường tự lập chống đối.
Sở dĩ Bách Việt có thể tự lập, là nhờ sự chỉ huy của các vị vua họ Triệu. Bắt đầu từ Triệu Hùng Tài phất cờ khởi nghĩa đánh lấy giang sơn, họ Triệu tay cầm trọng binh, nuôi dưỡng dân sinh, phát triển nông nghiệp,… đã 300 năm. Nhưng triều đại nào cũng tới lúc tàn, họ Triệu sau một thời gian dài cầm quyền, dần dần sinh hủ bại, vua thì ăn chơi, quan thì đục khoét, dân chúng lầm than. Họ Dương có Dương Hiếu Liêm là ngoại thích với nhà vua, chiếm dần quyền lực, sau đó đã soán vị lên ngôi.
Họ Dương lên, vì là ngoại thích soán ngôi, nên nhiều điều tiếng. Vì thế, bắt buộc họ Dương cần có những công trạng to lớn để lấy lòng sĩ phu, mị dân đen. Đánh Champa, lấy đất đai là cách mà họ Dương lựa chọn. Chính vì sự hao tài tốn của trong cuộc chiến này, cộng thêm sự chống đối ngấm ngầm của tàn dư họ Triệu, Bách Việt nhanh chóng trở nên suy yếu về nhiều mặt. Năm 1329, một hoàng thân họ Triệu sang Đại Hoa mượn binh, vua của Đại Hoa nhân cơ hội đó cho quân sang đánh chiếm Bách Việt.
Vì nhiều lý do, quân đội Bách Việt thất bại. Bách Việt trở thành quận huyện của Đại Hoa, hai họ Dương và Triệu bị truy đuổi gắt gao. Để tăng cường khả năng đàn áp các cuộc khởi nghĩa của hai họ kia lẫn khả năng bóc lột từ Bách Việt, vua Đại Hoa và các đại thần cơ yếu đã chủ trương đóng quân thường trực tại 5 cứ điểm lớn, mỗi cứ điểm có hơn 5 vạn quân tinh nhuệ. Năm cứ điểm lần lượt đóng ở các vị trí sau: Cứ điểm đầu tiên là thành Đông Kinh- kinh đô của họ Triệu, sau đổi là Quân Doanh Đông Thành. Cứ điểm thứ hai đóng tại Tây Kinh- kinh đô mới xây của họ Dương, sau đổi là Quân Doanh Tây Thành. Cứ điểm thứ ba, Quân Doanh Đại Điền chốt chặn đồng bằng Hồng Hà, vựa lúa lớn nhất Bách Việt, kiểm soát lương thực cung cấp cho dân chúng Bách Việt. Cứ điểm thứ tư, Quân Doanh Thiên Sơn đống rải rác gần biên giới phía tây bắc của Bách Việt, uy hiếp các tù trưởng miền núi, chặn quân Nam Chiếu sang làm loạn, làm bàn đạp chuẩn bị cuộc tấn công sang các nước phía tây Bách Việt như Ai Lao, Nam Chiếu. Cứ điểm thứ năm là Quân Doanh Tiền Hải, đông tại cảng biển lớn nhất Bách Việt, cảng Dụ Hải, nơi thương buôn các nước tấp nập bán buôn, đóng góp thuế má cực nhiều.
Nhưng tầm ảnh hưởng của quân xâm lược cũng có chỗ không tới, đó là các vùng gần biên giới phía tây hoặc phía nam, nơi mà ngày trước họ Dương mới lấy được từ các nước Chiêm Thành, Chân Lạp. Theo lệnh nhà vua, dân cư nhiều nơi di cư vào những vùng mới chiếm đóng, xây làng lập thôn, khai thác thổ sản nộp lên làm thuế, phát nương làm rẫy, vỡ đất làm ruộng, sống chết phải giữ lấy làng.
Làng Bàng vốn là một làng được lập nên trong thời mở đất. Làng ở gần núi, dựa vào sông Hiên, cách khá xa sở trị của huyện gần nhất là huyện Hồng chừng hơn 4- 5 cây số, người trong làng thường lấy thổ sản ra trao đổi luôn để lấy công cụ, thực phẩm,…. Làng Băm có 3 dòng họ lớn, họ Hoàng chuyên nghề chài lưới, chèo đò, họ Đỗ có những ruộng nương bạt ngàn, còn họ Đào là nơi có nhiều ruộng trồng dâu nuôi tằm, nhiều người dệt vải giỏi. Sau khi Đại Hoa đánh Bách Việt, công cuộc dựng làng lập thôn bị ngưng trệ, nên nơi đây chỉ có cả làng dựa lưng vào nhau, chống lại thiên tai( mưa lụt, hạn hán, bão,…), nhân họa( người Chân Lạp, người Thượng,… quấy phá) và tự cung cấp những nhu yếu phẩm cần thiết. Dân ở đây nếu yên thì làm dân, mà có chuyện lại là binh.
Trong làng, hai họ Đào và Đỗ giàu hơn, nhưng kình nhau, phần vì hai họ đều muốn tranh nhau làm chức sắc trong làng rồi đem lợi về cho họ, phần vì họ Hoàng vốn toàn dân chài lưới, ít tham gia việc làng, nên hai họ Đào- Đỗ ai thắng sẽ áp họ kia xuống.
Trong làng Băm, họ Hoàng là họ đông người hơn cả, nhưng không nắm chức sắc gì lớn, vì phần lớn là người thất học, đàn ông hầu như đi sông nước suốt nên việc làng không tham gia, ngoại trừ cụ lớn nhà họ Hoàng, cụ Hoàng Tấn Tài. Cụ vốn là một vị Bách Hộ Quân, chỉ huy một đội quân trăm người, nhưng rồi họ Dương bại trận, cụ vội trốn đi, vào làng băm lập nghiệp. Vốn là võ tướng lập nghiệp bằng sức khỏe và cõ nghệ bản thân, nên cụ chỉ biết chút chữ nghĩa, ở trong làng được chức cao cốt là vì học trò vào chỗ cụ xin học võ để tráng kiện thân thể rất nhiều, hầu như đã là trai làng Băm thì đều biết võ. Nhưng họ Hoàng đến đời thứ năm, khi cụ cố lúc này đã 80 tuổi, không thể đảm nhiệm chức sắc gì nữa thì mọi thứ đổi khác.
Họ Hoàng suy yếu nhanh chóng, thậm chí cậu cháu đích tôn nhà họ Hoàng là Hoàng Văn Định khi đi xin cưới con gái nhà họ Đào, bị thách cưới quá cao, không đáp ứng nổi, phải nhìn người mình yêu đi lấy một cậu quý tử con nhà giàu ở trên huyện Hồng. Phẫn chí, cậu trai 20 tuổi đầu tự xin đi làm ở xa, quyết đem bạc vạn mới quay trở về.
Từ ngày đi khỏi làng, Hoàng Văn Định vô cùng chăm chỉ, cần mẫn, hễ nghe chỗ nào có thể kiếm được bạc là lao vào, khi bốc vào, lúc gặt thuê, có ít vốn thì đi buôn,… Nhưng rồi 3 năm, tay không vẫn hoàn trắng tay, tiền bạc tích cóp mất sạch trong một chuyến buôn bị cướp. Thế là Hoàng Văn Đình phải đi làm thuê, đi bốc vác cho một hiệu thuốc có tiếng. Chủ hiệu thuốc, Văn Định Thế là một người học thức uyên bác, tài ba, lại chơi thân với quan Tổng Binh của toàn bộ quân Hoa tại Bách Việt, Hoằng Hạo. Hai người thường hay đánh cờ luận thế, bàn luận học nghiệp, đặc biệt là về vấn đề phong thủy. Hoằng Hạo nhân thấy Văn Định Thế có người con gái đẹp, liền xin cưới về. Thế là hai người thân càng thêm thân.
Hoằng Hạo nắm trọng binh, lại xa thiên tử, có ý muốn tự lập. Y một mặt kiểm soát binh quyền, một mặt cũng muốn dựa phong thủy mà thay đổi vận mạng. Biết ý, Văn Định Thế cũng muốn được nước lên thuyền lên, liền cố ý đi khắp nơi dò long mạch, lại nghiên cứu thêm cách tạo thế đất. Cuối cùng, ông ta cũng tìm được chỗ tốt để làm mộ táng. Lăng mộ được xây kín trong núi, tuyển nhiều thợ giỏi, phu phen từ những kẻ tù tội, nghèo khổ, hứa tặng lương cao, phóng thích, cốt để chúng tận lực mà làm, mà sau này giết đi bịt đầu mối thì các quan phụ trách hộ khẩu không biết sự thiếu hụt.
Hoàng Văn Định vốn không định tham dự cái việc đấy, nhưng nghe thấy tiền lương cao, cũng bùi tai, liền xin một chân vào làm. Vốn kinh qua nhiều nghề, lại có sức vóc, y nhanh chóng được thưởng nhiều tiền, thế là y càng làm hăng. Cuối cùng, lăng mộ xây xong trong 5 năm, Hoằng Hạo táng xương cha vào xong, liền quyết tâm giữ bí mật. Đêm trước cho người lẻn vào táng xương cha, hôm sau giả đến thị sát. Y cho triệu tập hết thảy thợ thầy, quản đốc, thậm chí cả gia quyến họ, đặc biệt y cho mời cha vợ và vợ đến, tảng là bày tiệc, cốt đến khi tất cả đã no say thì câu hạ lệnh, hơn hai ngàn người bị đưa vào lăng mộ, bên ngoài Đoạn Long Thạch hạ xuống, bịt hết đường ra.
Bị đẩy vào chỗ chết, nhiều người nổi điên định giết Văn Định Thế, xé xác ăn thịt cho hả giận, nhưng Văn Định Thế thông minh, liền nói rằng đằng nào mọi người cũng chết, sao không nhân cơ hội này vào phá nát mộ chính, đập nát xương khô của cha Hoằng Hạo cho hả giận. Lão là người chủ trì thi công, nên biết đường đi nước bước. Hơn nữa vào sâu thêm biết đâu có đường ra.
Hơn hai ngàn người đồng tâm hiệp lực, chả mấy mà phá hết bẫy rập, vào được mộ chính. Họ liền đập xương cha Hoằng Hạo nát vụn. Nhưng trong lúc mọi người đang hăng hái trả thù, ba người Văn Định Thế, Văn Nguyệt- con gái ông ta và Hoàng Văn Định đã trốn mất.
- Thầy định làm gì vậy!- Hoàng Văn Định cẩn thận hỏi,
- Ban đầu làm cái thế này, cốt là vì muốn hi sinh đời bố củng cố đời con. Cái lăng này, chỉ phát về đàng ngoại, tức là nếu chôn bố Hoàng Hạo, thì đàng em rể Hoằng Hạo mới phát.
- Ý thầy là định hi sinh để…
- Đúng thế, tao định đợi ngày làm xong, tươm tất mọi thứ sẽ nói rõ cho nó hiểu, rồi một liều thuốc độc, nằm vô quan tài là xong tuốt. Nhưng thằng khốn ấy tự cho mình là thông minh. Ha ha, ha ha!- Văn Định Thế cười đầy đắng chát.
- Bố ống ít nước cho đỡ khô cổ!- Văn Nguyệt vừa khẽ lau nước mắt, vừa cẩn thận rót cho cha mình ít nước. Ở đây có thức ăn nước uống, là nhờ Hoàng Văn Định mang theo. Định từng đi buôn, nên có chút ít láu cá, thường hay mang theo lương thực vào chỗ làm ăn uống chút đỉnh, bán cho anh em kiếm tiền tiêu vặt. Không ngờ số thức ăn này lại khiến họ có cơ sống sót nhất.
- Số thức ăn này khả năng giúp ta chịu đựng được một tháng, nhưng chỉ có thể là một người ăn dè sẻn. Nếu ba người e là… Mà có ăn dè mấy chăng nữa thì vẫn hết đồ thôi. Ta không thoát được ra ngoài thì chết vẫn hoàn chết
- Ta tuy không tính được cái đoạn nó giở mặt, những trời vẫn thương người! Đợi nửa tháng nữa đã. Ăn dè sẻ thôi nhé.
Sau nửa tháng, 3 người đi ra, tuy không quá khỏe nhưng cũng khỏe hơn rất tất cả mọi người. Văn Định Thế ra lệnh mặc kể mọi người, dẫn Định và Nguyệt đi ra khỏi lăng mộ. Hóa ra khi xây lăng mộ này, ông phát hiện ra một khe nứt nhỏ. Khe này chưa kịp tu bổ, nên dù rất vất vả thì 3 người thoát ra khỏi lăng mộ.
Sau khi ra khỏi, 3 chia nhau ra làm việc. Định thì nhanh chóng đi kiếm tiền bằng mọi cách, Nguyệt và ông Thế cố gắng giữ mình không bị lộ mặt ra ngoài. Sau hơn 2 tháng ẩn mình, đến ngày lành tháng tốt, Hoàng Văn Định và Văn Nguyệt tổ chức hôn lễ, xong xuôi, 3 người quay lại lăng mộ, mọi người đã chết vì đói, trong lăng tràn ngập mùi tử khí. Ông thế lệnh cho hai người xếp lại tử thi theo thế đã chọn sẵn. Mất thêm 6 tháng nữa, mọi thứ chuẩn bị xong, Văn Định Thế nhập quan.
Đợi qua 100 ngày của cha mình, Văn Nguyệt theo Hoàng Văn Định về làng Băm. Năm sau, cô sinh cho Hoàng Văn Định một đứa con trai vô cùng kháu khỉnh, bé trai đó được gọi là Hoàng Anh Kiệt.