• Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

.

Quyển II: Anh hào tụ hội

Chương 41: Sóng ngầm (1)

-Bác cả!- Một người phụ nữ chân lấm tay bùn, hớt ha hớt hải chạy về phía một đám đông.

-Chuyện gì?

-Bọn nó lại tới!

-Khốn nạn, đã lần thứ năm rồi! Lũ tham quan ô lại.- Một người đàn ông lớn tuổi nhất chửi đổng.

-Nói nhỏ thôi ông nó ơi! Dân sao đấu lại với quan, khéo nó cùm đấu lại thì khốn!

-Mẹ cha chúng nó, ngày trước dỗ ngon dỗ ngọt mình đến. Nào là đất đai màu mỡ, thuế thấp, cứ đến nhận đất đai là có, thế mà bây giờ,…

Những người nông dân khác cũng lắc đầu khuyên can. Một lát sau những người tay cầm gậy gộc đi tới. Họ thông báo cho dân chúng biết về việc nộp thuế và lao động công ích. Người dân ai cũng bày tỏ thái động tiêu cực: kẻ chửi nhỏ, kẻ than vãn, người thì lắc đầu ngán ngẩm. Những người dân này vốn không phải dân ở đây, họ được đưa tới đây sau khi một phần rất lớn người dân bản địa theo quân khởi nghĩa rút lên mạn ngược, đồng thời một bộ phận rất lớn đàn ông bản địa bị bắt tù do đi lính cho quân Hồng Bàng chống quân Chiêm và tham dự cuộc chiến chống quân triều đình, đặc biệt là số lính từng tham dự Trận Sông Thâu. Để tránh những vùng đât bị bỏ hoang sẽ là nơi quân đội Hồng Bàng quay trở lại, Tri Châu Nam Bình- Trần Khảng lệnh di dân vào đây xây dựng làng xã, đồng thời cũng để chuẩn bị nhân lực vật lực sẵn sàng cho cuộc chiến sắp tới với lực lượng nổi dậy.

Để nhanh chóng xây dựng những đồn lũy phòng quân Hồng Bàng quay lại, xây các cứ điểm, kho binh khí, kho lương chuẩn bị các cuộc tấn công lên căn cứ làng Bàng, tiêu diệt quân Hồng Bàng, bắt đầu não quân khởi nghĩa, Trần Khảng lệnh cho quan viên các làng xã ở khu vực gần làng Bàng, nhất là những khu trước đây quân Hồng Bàng từng đóng quân phải tập trung nhiều nhân lực, vật lực nhanh nhất có thể. Chỉ trong 6 tháng từ khi giành lại được đất đai từ quân Hồng Bàng, và 3 tháng từ khi người dân được chuyển đến, quan lại ở những vùng này đã phải cho người đi bắt thuế, bắt phu nhiều lần. Các làng ở gần thì bị bắt trước tiên, có làng thì bị ép phải đóng thuế bằng toàn bộ thóc thu được trong vụ mùa, đinh ( nam, đàn ông từ 18- 40 tuổi) liên tục bị kêu đi phu suốt vụ mùa, khiến vụ mùa thất bát, người dân chịu nạn đói. Các làng xã, thị xã, phố huyện ở xa thì dễ thở hơn, nhưng cũng phải thắt lưng buộc bụng kha khá.

Chưa hết, tất cả số thanh niên trai tráng từng tham gia quân đội Hồng Bàng nay đã bị bắt, ra trình diện và người nhà của họ đều bị tước đoạt hết đất đai, vườn tược, nhà cửa, tài sản, và trở thành dân phu, nông nô, nô tì,… cho các nông trang, quân điền, hầm mỏ,… Hàng vạn người chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ những chính sách đó.

Cố nhiên, sự bất bình trong người dân là điều dễ hiểu. Và có nhiều nơi dân chúng có biểu hiện sự bất bình trực diện như trốn thuế, trốn phu, bỏ trốn khi bị bắt đi phu. Thế nhưng, Tri Châu Nam Bình- Trần Khảng trong nỗ lực nhanh chóng bình định quân nổi dậy, đã quyết định sử dụng thêm các biện pháp nặng tay ở vùng đất mình đang kiểm soát. Ông ta đã lệnh cho các tướng dưới trướng phải đàn áp nặng tay bất kì kẻ nào chống đối. Với vũ trang mạnh, quân đội nhanh chóng khiến bất kì ai dám có hành vi chống đối phải ôm hận.

Trong hoàn cảnh ấy, những người lính- lúc này được đào tạo từ Hồng Bàng để làm công tác chính trị bắt đầu làm việc. Nhờ họ Bùi làm nội ứng, thông tin những người lính này đã xâm nhập vào người dân từ trước. Họ không hề đứng lên sách động gì hết, vì Kiệt và các chỉ huy đã quán triệt hết, là chỉ nhất loạt hành động khi có lệnh từ trên. Còn trước khi có lệnh, họ phải giấu mình, náu mình, Công việc duy nhất họ phải làm là giác ngộ cho người dân trong vùng, bắt chuyện với những người từng đi lính đánh quân Chiêm, tham gia trận đánh sông Thâu,… để họ hiểu và ủng hộ Hồng Bàng.

Công việc ban đầu quả thức rất khó khăn, nhiều người bị bắt ngay khi định tuyên truyền. Không phải quân Nam Bình bắt, mà dân họ bắt đem nộp quan phủ lấy phần thưởng. Đó là vì dân ở đây chưa từng cùng quân Hồng Bàng chống quân Chiêm và cùng quân Hồng bàng chung lưng đấu cật, xây dựng nhà nước mới, nên họ coi quân Hồng Bàng là giặc. Chỉ trong tháng đầu tiên, 20 người bị bêu đầu để răn đe. Rút kinh nghiệm, binh lính Hồng Bàng chấp nhận yên phận, đợi chờ.

Chỉ tới đúng lúc người dân phải chịu khổ nạn nhất: bị bắt phu, sưu cao thuế nặng, mất mùa… những người lính mới bắt đầu tuyên truyền. Trước tiên, họ chỉ dùng những câu chuyện truyền miệng và lời đồn, và chỉ nói ở những nhóm nhỏ, để không ai đủ nhiều để biết mà chỉ điểm ngay ra họ. Câu chuyện không gì ngoài những thành tựu về nông nghiệp, về chính sách thuế mà quân Hồng Bàng áp dụng… Những sự so sánh, có điều đúng, có điều hơi điêu, nhưng ba người nói thì hổ đã ra giữa chợ, Tăng Sâm cũng thành kẻ giết người, người dân bắt đầu cảm thấy quân Hồng Bàng có lẽ cũng không tệ nếu so với quân triều đình.

Sau khi nhận thêm tin tức từ tình báo của họ Bùi, Hoàng Anh Kiệt và nội các quyết định tăng cường thêm một vài phương án. Những người lính, lúc này đã sống lẫn vào dân, quyết định đứng lên làm chim mồi, thì thầm với dân làng việc mời vài người từ Hồng Bàng về để chỉ dạy việc đồng áng, chăn nuôi để xem có thể cải thiện đời sống không. Việc này lúc đầu thì bị phản đối dữ lắm, ai cũng sợ việc bị bắt, bị quy kết tội. Tuy nhiên, sự thực là việc đàn ông bị bắt đi phu quá nhiều, sưu thuế dần thành gánh nặng, thiếu lao động có khả năng làm việc nặng để phụ giúp mùa màng, đời sống của dân ở đây không thể không có sự giúp đỡ từ quân Hồng Bàng.

Với những ngôi làng nào có thù, từng có người bán đứng, làm lính Hồng Bàng bị giết, thì tạm án binh bất động. Còn những nơi tương đối trung lập, chưa có thù oán, chưa nợ máu, binh sĩ xác nhận rằng họ có thể an toàn được, thì những người lính ở đó sẽ giả đón một cán bộ nông nghiệp từ trên Hồng Bàng xuống để hướng dẫn người dân làm nông đạt hiệu quả. Quả là một mũi tên trúng hai đích, một mặt, những người lính đó nhanh chóng trở nên có uy tín với người dân trong làng, mặt khác ân huệ từ quân Hồng Bàng đã có phần thấm vào trong dân.

Tuy nhiên, đó chỉ là bước thứ nhất, bước thứ hai quân Hồng Bàng tiến hành, chính là thành lập các hợp tác xã nông nghiệp. Sở dĩ người dân không thể nào làm ăn khấm khá, có lẽ chính là thiếu tính tổ chức, thiếu vốn, thiếu nhân lực. Các hợp tác xã nông nghiệp đã giải quyết được 3 khó khăn này: tập trung tiền của lại để mua trâu bò, nông cụ, hạt giống loại tốt, tiến hành phân công lao động, giúp đỡ những gia đình có đất nhưng không có đủ nhân lực, tổ chức người dân làm việc cho hiệu quả. Do những khoa học kĩ thuật tiên tiến vượt trội từ Hồng Bàng mang xuống, các hợp tác xã nông nghiệp này đã làm việc tốt hơn những chính quyền làng xã ban đầu được triều đình thành lập.

Các hợp tác xã nông nghiệp không chỉ khiến người dân sống tốt hơn, khiến họ càng thêm cảm ân quân Hồng Bàng, mà còn là những chính quyền trá hình mà quân Hồng Bàng có thể cài cắm người một cách công khai, thậm chí kiểm soát được những ngôi làng họ cảm giác có thể.

Những hành động này của quân Hồng Bàng tất nhiên không qua nổi mắt những kẻ có đủ tầm nhìn. Trần Khoảng, Lee Dea Si hai nhân vật quan trọng nhất của Châu Nam Bình tất nhiên không ngu. Không cần phải nghĩ ngợi gì nhiều, quân đội được điều thẳng tới những ngôi làng có sự xuất hiện của quân Hồng Bàng để bố ráp những tên nổi loạn. Trái ngược với những gì hai người tưởng tượng, quân Hồng Bàng không chống cự, mà rút chạy ngay khỏi những ngôi làng. Quân đội ngay khi chiếm xong, hầu như chẳng có việc gì để làm cả. họ có làm chỉ có đi hạch sách một chút, rồi lại rút về.

Quân đội vừa rút đi, quân Hồng Bàng lại tới, lại vào làng, lại ba cùng: cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với dân. Dân lại niềm nở tiếp đón, vì quân Hồng Bàng vừa vào, cũng không làm gì khác, không đòi hỏi họ phải đóng góp bất kì gì: thuế, sưu, phu,…, mà chỉ cùng họ làm việc, giúp họ xây dựng những thứ họ không đủ sức người làm như: cày ruộng, trồng rau, đào mương,… Và dù biết có ai đến báo tin, họ cũng không nề hà gì, cũng tới làm giúp gia đình người kia. Thậm chí, những việc bẩn thỉu, nặng nhọc: gánh nước, gánh phân, làm nhà xí,… tới những việc lặt vặt như trông trẻ con, quân Hồng Bàng cũng lao vào làm cùng. Người dân chả mấy mà coi họ như người nhà, trẻ con thì gọi quân Hồng Bàng là chú, là bác, người già coi họ như con cháu trong nhà. Từ những ngôi làng vùng xa, chịu rất nhiều khổ cực, nơi mà sự giúp đỡ của quân Hồng Bàng như cơn mưa ngày hạn, đến những vùng đất ven những thành trì, trại lính, kho lương,… các cứ điểm trọng yếu của quân triều đình, quân Hồng Bàng ngày càng thâm nhập được vào.

Trước sự thẩm thấu ngày càng nghiêm trọng của quân Hồng Bàng vào các vùng nông thôn, tranh giành sức ảnh hưởng với chính quyền ban đầu ở những nơi đó, Trần Khảng buộc phải ra lệnh bắt lính từ trai tráng trong những làng mà quân Hồng Bàng kiểm soát, đưa lính tới để hỗ trợ các chức sắc trong làng xã có thể kiểm soát tình hình. Quân lính lúc này không chỉ đóng tại làng, mà còn có những trại lính lớn ở khu vực giữa các làng, để cần có thể tung lực lượng ra truy quét quân Hồng Bàng ngay.

Sự can thiệp mạnh tay và trắng trợn này phần nào đã khiến quân Hồng Bàng mất đi khả năng kiểm soát một lượng lớn các làng xã. Nhiều nơi quân Hồng Bàng bị thiệt hại khá nặng, thậm chí một số người lính âm thầm làm việc cũng bị phát giác, bị giết và bêu đầu. Tuy nhiên, chính sách quá mức khắc nghiệt của Trần Khảng, binh lính khi tới các vùng này lại hay sách nhiễu dân, khiến dân coi lính như kẻ thù, coi quan lại như hùm beo, họ quay sang che chở cho quân Hồng Bàng rất nhiều. Chưa kể quân Hồng Bàng vốn làm công tác dân vận tốt, nhất là công tác “ba cùng”, biến bản thân họ trở thành một bộ phần lao động không thể thiếu của người dân, nên “ đi dân nhớ, ở dân thương”, dân tạo điều kiện để quân Hồng Bàng có thể đi vào các làng xã, thậm chí có người còn gả con gái cho quân Hồng Bàng, cho họ thân phận chính đáng. Quân Hồng Bàng nếu không thể đường hoàng đi vào ban ngày, thì họ lại đi vào ban đêm, vào làng giúp dân, nói chuyện với dân, tuyên truyền tinh thần dân tộc, kêu gọi họ sẵn sàng ủng hộ quân Hồng Bàng khi có điều kiện thích hợp. Chính vì thế, tình hình tại các làng xã này biến thành thế giằng co ngày một nghiêm trọng, hàng vạn lính Nam Bình phải xuống các làng xã này để tăng cường sức mạnh quân sự, uy hiếp quân Hồng Bàng, cản trở hoạt động của họ.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website MeTruyenVip.com
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK