.
Quyển I: Khởi nghĩa Hồng Bàng
Chương 36: Binh bại như núi lở (6)
Hoàng Văn Định là cha, Hoàng Anh Kiệt là con, lẽ nào con cái không biết lo cho cha mẹ? Đặc biệt là khi Hoàng Văn Định tự mình đứng ra làm mồi nhử, thành toàn kế hoạch Kiệt đặt ra- một việc vô cùng nguy hiểm. Đinh Võ, tên hàng tường khỏe nhất, lỳ đòn nhất và dung mạo cũng tầm thường nhất trong số tất cả hàng tướng của Động Thạch Hổ được bố trí làm vệ sĩ cho Hoàng Văn Định.
Đinh Võ đã không phụ sự mong đợi từ chủ mới, không động thì thôi, động thì như sấm sét. Cú ra tay chặn đòn bằng cây chùy của Đinh Võ, đánh cho Lee Kang Ma bay xa hàng chục mét. Tuy nhiên thay vì lao lên đánh tiếp, Đinh Võ nhanh chóng trở về thế thủ. Là người có cái nhìn trực diện, Đinh Võ biết đòn của mình không hề gây ra chút sát thương nào với Kang Ma, mà chỉ hất gã bay xa ra mà thôi.
-Hảo!- Lee Kang Ma chắp hai tay tỏ vẻ thán phục, dù bị đánh bất ngờ nhưng cũng phải công nhận rằng Đinh Võ rất mạnh, hai tay của Lee Kang Ma giờ đây đã tê chồn, cầm kiếm còn được, chứ muốn đánh nữa e rằng vô phương. Tuy nhiên, y vẫn biết cần phải tỏ ra hùng hổ, bởi nếu như chúng biết y đã khó lòng chiến đấu, thì từ bầy dê ngu ngốc chỉ biết dương sừng dọa dẫm, tất cả sẽ lột xác thành chó dữ nhào vào cắn xé hắn ngay.
Thế nhưng, tất cả binh tướng Hồng Bàng không tiếp tục tấn công, mà nhanh chóng tản đi. Chẳng mấy chốc, ngoại trừ một bộ phận binh lính ở lại dọn dẹp toàn bộ chiến trường, và Đinh Võ nhìn chằm chằm vào Lee Kang Ma ra, thì số quan viên, tướng lĩnh cũng bắt đầu lục đục lên voi ngựa, chuẩn bị di chuyển khỏi thủ phủ huyện Hồng.
-Bọn mi định rút lui.
-Mi đoán đúng rồi, bọn ta dùng tới gần một vạn tân binh mới đủ sức cân lại hơn 4000 binh sĩ của các người. Vậy nếu tất cả số còn lại cùng đánh tới, liệu bọn này có thể chịu được không. Chúa công ta không ngu, bọn ta cũng không ai ngu, vì thế bọn ta đâu có định chống lại chứ.- Xủ Lu cười nói lại
-Mi cho rằng mình có thể rút quân ra khỏi nơi đây an toàn sao? Quân ta là kẻ mi muốn đánh thì đánh, muốn chạy thì chạy? Chuyện cười kiểu gì thế?
-Chuyện cười kiểu Hồng Bàng.
-Hi vọng mi vẫn cười được sau khi nhìn thấy đại quân ta truy đuổi.
-Đợi khi nào chúa công ta cho phép quân ta ra tay, chúng ta sẽ cùng nhau tổng kết lại câu chuyện cười rời rạc ngày hôm nay nhé. Còn bây giờ, vẫn còn chút thức ăn bọn ta để phần, hi vọng bọn mi rộng lòng đón nhận.- Xủ Lu chỉ vào mấy bàn tiệc chưa có ai ăn, rồi phi thân lên ngựa rút lui.
Lee Kang Ma nhìn đối phương rút đi, cười khẩy một cái. Thế rồi, y bỏ thanh kiếm xuống, ngồi xuống và bắt đầu thưởng thức bữa ăn muộn. Nhưng công nhận thức ăn khá ngon và vẫn nóng sốt. Bọn khốn đó thật sự biết cách nấu ăn đó.
Quân Hồng Bàng rút chạy sau trận thua ở bình nguyên sông Thâu, bắt phải đi qua các cứ điểm Gia Phú và Quốc Cường, rồi từ hai cứ điểm này lui về huyện Hồng. Cuộc rút lui lần này do Hoàng Anh Kiệt vạch sẵn, và các tuyến đường đi ra sao, phối hợp chặn hậu thế nào, gặp địch phải chống cự sao cho tốt nhất,… đều được đưa ra các phương án chính xác, yêu cầu các cấp chỉ huy phải ghi nhớ rõ ràng. Quân Hồng Bàng sau khi bỏ hết vũ khí, trang bị, lương thực cần nấu nướng tại bình nguyên sông Thâu, rút về các cứ điểm trên đã được trang bị lại: quân áo, lương khô và nước, võng,…. Tất cả đều gọn nhẹ, giúp các đạo quân này có thể hành quân cả trăm cây số một ngày: lương khô không phải nấu, bỏ vào miệng ăn luôn, uống thêm nước là no, ngủ thì mắc võng, …
Trong khi đó, quân đội Nam Bình vẫn còn ở tít đằng sau, ngay tại bình nguyên sông Thâu. Lý do là họ vẫn đang tiến hành phân phát lại chiến lợi phẩm. Sau trận thắng nhanh quá mức tưởng tượng, số chiến lợi phẩm bị vứt lại quá nhiều, nên các tướng lĩnh bắt đầu động lòng. Không chỉ các tướng trong quân tiên phong mà cả các tướng chỉ huy trung quân đi sau cũng muốn ăn chén cháo, thành ra việc tiến quân chưa thể tiến hành.
Đặc biệt là sau khi Nguyễn Thông bị đánh phục kích, các tướng đều lấy cớ phải do thám đề phòng việc bị trúng kế, để ở lại phân chia chiến lợi phẩm thu được. Không phải họ tham, nhưng lính đánh trận phải có thưởng, có lương, tướng phải có tiền để lo cho anh em binh sĩ dưới trướng đã chết trận, tiền lo cho cô nhi quả phụ, tiền để tuyển thêm lính mới, trang bị thêm cho lính cũ,… tất cả đều ở chiến lợi phẩm mà ra cả, nên phải chia. Nhiều lúc các tướng sẵn sàng đập bàn với nhau để đảm bảo sự công bằng cho bên mình. Lee Kang Chul biết vậy nên không hối thúc, mà nói thật thì y quan chức từ bên ngoài, nên tiếng nói có hạn, không tài nào đốc quân đánh gấp được.
Đến khi chia xong chiến lợi phẩm, hành quân truy đuổi, thì Quân Hồng Bàng đã bỏ xa lắm rồi. Hành quân lại không thể quá nhanh, sợ lương không theo kịp, mà kị binh cũng không dám tách ra đuổi gấp, sợ bị mai phục. Các tướng của Quân Nam Bình và Lee Kang Chul đều thống nhất đánh chắc tiến chắc. Cũng vì thế, Quân Nam Bình hoàn toàn không thể kiềm Quân Hồng Bàng lại, đợi Thủy Quân Trung Ương cùng tới tạo thế gọng kìm.
Ngày 5 tháng 10 năm Đinh Hợi, Thủy Quân Trung Ương và Quân Nam Bình gặp nhau tại thủ phủ của huyện Hồng, hai bên đều không thể bắt được chủ lực của Quân Hồng Bàng. Tuy nhiên, do việc chiếm và giữ một khu vực thường được coi là cách đánh giá việc thành hay bại, nên trong sử sách thường chép rằng: Tháng Mười Năm Đinh Hợi, Lee Dea Si xuất quân, thủy bộ cùng tiến, nhấc tay là đánh hạ huyện Hồng, Quân Hồng Bàng thua chạy, khởi nghĩa Hồng Bàng đứng trước muôn ngàn gian khó, Hoàng Anh Kiệt phải xin giảng hòa.
Sau khi đại quân tiến tới được huyện Hồng, thì Quân Hồng Bàng đã rút hết, Quân Nam Bình và Thủy Quân Trung Ương mất đi mục tiêu chính. Cuộc chiến kết thúc quá nhanh hóa ra lại là nguy hiểm.
Quân đội Hồng Bàng rút đi, tức là tránh được mũi nhọn của bên ông ta, chưa nói tới Thủy Quân Trung Ương vốn rất khó đánh bộ, kể cả Quân Nam Bình cũng khó lòng tiến đánh lên miền ngược, nơi Quân Hồng Bàng có ưu thế hơn.
Ngoài ra, Quân Hồng Bàng rút thì có rút, nhưng đó chỉ là quân đội chính quy ở làng Bàng thôi, còn quân đội của huyện Hồng thì vẫn ở lại, tất cả. Hơn 4000 người từng được đào tạo thành binh sĩ đang ở ngay dưới mũi ông, khiến tình hình trị an có thể bị đe dọa bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, nếu dùng phép cứng rắn, bắt hết lại, chỉ e càng thêm hỏng bét.
Nói thế là vì những người kia tuy là lính, nhưng họ cũng là nông dân có kinh nghiệm canh tác theo phương thức canh tác kiểu mới, phương thức góp phần rất lớn cho việc tạo một hệ thông cung ứng lương rất tốt. Binh gia ai cũng biết rằng hễ muốn đánh trận phải có lương thảo, mà lương thảo thì chỉ có thu được từ người dân thông qua thuế má. Nếu giết hại, bức bách những người nông dân này, coi như vấn đề lương thảo sẽ là vấn đề nan giải.
Tất cả những vấn đề trên khiến Lee Dea Si đau đầu không thôi. Mấy ngày rồi, ông ta liên tục mất ngủ.
-Ông nội, ông đừng làm việc mệt mỏi quá!- Lee Mi Na mang theo một bát canh sâm đến cho ông nội.
-Đừng cho ông uống mãi thứ này nữa! Sâm ở đây làm sao bằng được sâm quê nhà, hơn nữa ở đây cũng không ai nấu ngon như bà con cả!- Lee Dea Si lắc đầu nói giỡn, đồng thời nhăn mặt uống một hơi.- Nên làm ơn bảo cháu rể tương lai của ta làm vài món bổ nướng thì ta sẽ thích hơn.
-Ông à, cậu ấy chỉ là bạn của con thôi.
-Tình cảm trai gái bắt đầu đơn giản chỉ từ thế thôi mà. Ít nhất thằng nhóc đó cháu cũng biết về nó.
-Cháu cứ tưởng Hoằng Hạo muốn liên hôn với nhà mình.
-Hoằng Hạo cần ta, và hắn muốn liên hôn để đảm bảo ta trung thành với hắn. Nhưng ta sẽ không cháu gái mình lấy chức tước và quyền lực đâu. Nhưng tất nhiên, ta cũng cần giữ mặt mũi cho hắn. Vì thế, hoặc là cháu nên chọn một đứa con của Hoằng Hạo nào tốt tốt một chút, hoặc cháu càng sớm có ý trung nhân. - Lee Dea Si bình tĩnh nói.
-Cháu…
-Nhân tiện thằng Keo dạo này đang làm gì thế?
-Cậu ấy đang dạy nhà bếp vài món ăn ngon. Dạo này chư tướng đều rất khoái ăn món Keo làm, cậu ấy bắt đầu làm không xuể.
-Thế hả? Ta thấy thêm một lý do biến nó thành cháu rể rồi đấy. Cháu thì chả thục nữ chút nào, sau này chẳng may phải tiếp khách thì vẫn có nó đỡ cho.
-Ông à. Cháu chả thích kiểu đàn ông đó chút nào! Dễ sai bảo, nhát gan, không làm được việc lớn.
-Đàn ông làm việc lớn có thể là đáng ngưỡng mộ. Nhưng đó không phải là kiểu người nên kết hôn cháu ạ. Hoằng Hạo là một kẻ có chí lớn, nhưng vợ của ông ta đâu sống tốt, suốt ngày đấu đá lẫn nhau, đề phòng lẫn nhau; con cái ông ta coi nhau như thù địch. Nếu cháu là vợ, là mẹ, liệu có muốn sống như thế và muốn con mình phải sống như thế?
-Cháu làm vợ cả, chẳng phải là ổn cả sao?
-Cháu thật cứng đầu, ông không nói lại được. Thôi, ra đợi ông làm nốt công việc đi.
-Dạ!
Lee Dea Si khẽ lắc đầu rồi lại vùi đầu vào việc sổ sách, báo cáo… Thế rồi cửa phòng lại mở ra một lần nữa, Lee đoán rằng con nhóc quay lại, nên không để ý lắm
-Cháu còn việc gì nữa hả?
-Chào tướng quân.
-Keo đó hả, có việc gì thể nhóc.
-Dạ, cháu nghe Mi Na nói là ông thường xuyên lo lắng tới mất ngủ vì công việc, nên tới xem có thể giúp gì không ấy mà.
-NHóc thì có thể làm gì được chứ? Mà cũng chẳng cần câu nệ gọi lão già này là tướng quân này tướng quân nọ làm gì đâu. Cứ gọi ta bằng ông ngoại là được. Cậu đã cứu con nhỏ Mi Na và còn là bạn nó nữa. Cứ như người nhà đi.
-Nếu tướng quân đã không chê, vậy cháu xin gọi ngài là ông ngoại nhé.
-Được. Nhóc con về đi, ta đang bận.
-Sức khỏe là vốn quý nhất, phung phí nó như vậy thì thật không hay chút nào. Để cháu giúp ngài bằng một món ăn ngon nhé.
-Món ăn hả, ta vừa uống trà sâm rồi. No căng cả bụng.
-Sâm đây làm sao bằng sâm Cao Câu Ly chứ. Hơn nữa bệnh của ông ngoại là tâm bệnh, cần một món ăn tinh thần mới được.
-Ồ, nghe hay đấy, mang ra thử xem.
-Cháu tài hèn sức mọn dâng lên ba món. Món thứ nhất, gọi là Song Hỉ Lâm Môn. Món thứ hai, gọi là Tam Gia Phân Tấn. Món thứ ba, kêu là Thần Long Nhập Hải.- Keo vừa cười nói, vừa rút ra lần lượt ba tờ giấy. Ban đầu Lee Dea Si còn nhíu mày, nhưng đọc xong hết rồi, ông ta tỏ ra hết sức thoải mái, hỏi một câu bâng quơ:
-Mi không sợ chết ư? Dám dâng ta thứ thuốc này!
-Tướng quân có mộng ước gì, hai ta đều biết rõ. Nhưng ai có thể thực hiện được mông ước đó, thì chưa nói trước được! Tôi khuyên tướng quân một cây, thay vì cầu người, ta hãy cầu mình. Tướng quân nghĩ sao?
-Hoàng Anh Kiệt! Ngày chúng ta gặp lại, lão phu nhất định lấy đầu ngươi.
-Lão tướng quân, con người dễ quên lắm, đặc biệt là ở độ tuổi của lão tướng quân. Hẹn ngày tái ngộ, lão tướng quân.