• Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Quyển I: Khởi nghĩa Hồng Bàng

Chương 19: Lòng dân cuồn cuộn

Trước tình hình khó khăn, Kiệt một mặt khẩn cấp xin làng Bàng chuẩn bị một chuyến viện trợ mới, một mặt bắt đầu cho thuộc hạ liên lạc khắp nơi: quân Chiêm, băng cướp Động Thạch Hổ, quan quân triều đình, nhà họ Bùi, các dòng họ lớn ở Châu Nam Bình nhằm hi vọng các bên có sự thống nhất trong hành động, giúp mạn nam châu Nam Bình có được sự ổn định và vượt qua nạn đói.

Nhưng tất cả những gì Kiệt nhận được chỉ là sự im lặng. Quân Chiêm thì im lặng nhưng hả hê nhìn tên nhãi con dám xua binh xuống, khiến chúng phải cố thủ trong thành lũy phải chịu thất bại ê chề. Băng cướp Động Thạch Hổ thì im lặng và tiếp tục cướp bóc, ngậm miệng ăn tiền. Quan quân triều đình trước đây cai quản phía nam Châu Nam Bình thì im lặng như kẻ thấy nhà hàng xóm cháy mà bình chân như vại. Các dòng họ lớn thì im lặng không phúc đáp như là mũ ni che tai. Còn họ Bùi, đối ngoại thì im lặng, đối nội thì bắt đầu dậy sóng lớn: kẻ bảo rằng cứ để Kiệt chết phứt đi là hết chuyện, cái khoản nửa phần lợi tức của mấy mặt hàng kia sẽ được chia cho người trong họ; kẻ thì mong Kiệt thất thế rồi ra tay cứu để khiến cậu phải mang ơn, sau này có gì dễ nói chuyện; kẻ thì lôi đạo nghĩa ra nói, nhưng thấp cổ bé họng, nói cũng như không; kẻ thì còn muốn xem cho kĩ xem là mối đầu tư này đáng hay không đáng.

Tất cả những sự im lặng đó, đã kéo dài trong hơn 2 tháng. Lương thực không được vận chuyển tới, người dân bắt đầu rơi lại vào cảnh đói, tuy chưa bằng lúc quân Chiêm đánh phá nhưng cũng rất khổ sở, bởi từ khổ lên sướng dễ mà sướng quay về khổ thì khó. Có nhiều người hơi tí thì oán trách họ Hoàng sao không cử người xuống mà giúp họ, sao không mang lương tới thêm,…

Tất cả những thứ đó, Kiệt biết hết, hiểu hết. Đọc biết bao truyện lịch sử quân sự, Kiệt cũng đoán được phần nào tâm ý của mấy thành phần đấy rồi. Kể cả làng Bàng và các tiểu khu cũng vậy, việc ủng hộ Kiệt cũng đang lung lay rất nhiều, vì việc bóp mồm bóp miệng lại để bố thí này không mang lợi ích gì cho họ. Nếu như Kiệt không phải người đã mang lại rất nhiều lợi ích từ mấy lần trước cho họ, có lẽ chuyến hàng bị mất còn không có nữa là. Chuyến sau phải đợi ít nhất 5 tháng nữa.

Tình hình càng lúc càng khó khăn, Kiệt quyết định dùng biện pháp cuối cùng: dân. Ngày xưa Hồ Chủ tịch có một nước Việt Nam đói rách vì sự bóc lột của Pháp, 2 triệu người chết đói vì chính sách của Nhật mà vẫn giành được độc lập, tự do.

Trước đây, tuy biết sức dân rất lớn, nhưng Kiệt không dùng, hoặc nếu dùng thì dùng hạn chế, bởi vì một khi đã động vào nó, tất sẽ biến cậu thành cái gai trong mắt quan quân triều đình. Thử hỏi một tên nhà giàu mang gạo ra cứu tế với một nhà cách mạng kêu gọi quần chúng nổi dậy cướp kho gạo, ai sẽ bị chặt đầu trước tiên?

-Lệnh cho toàn quân, chuẩn bị lại quân trang, lương thực, 5 ngày nữa ta sẽ rút về làng Bàng.

-Rõ!

Việc quân của Kiệt ngay trong đêm đã thắp đèn sáng trưng để thu xếp quân trang quân dụng, vận chuyển quân lương đã làm những người dân và cả gián điệp của phỉ và quân Chiêm đều biết. Người dân tỏ ra hoang mang, họ liền tụ tập lại ngay trong đêm, đốt đuốc lên để hỏi cho ra lẽ mọi sự.

Tại nơi phố huyện Hồng, nơi mà Hoàng Anh Kiệt đang trực tiếp đóng quân ( mỗi làng có một tiểu đội làm nhiệm vụ trị an, riêng phố huyện sẽ có quân thân binh do đích thân Kiệt chỉ huy làm nhiệm vụ đóng giữ, vì nơi này là trung tâm huyện Hồng, truyền tin tức sẽ dễ dàng hơn), người dân ùn ùn kéo tới chật cả sân ngôi nhà Kiệt ở.

-Hoàng Tiểu Tướng Quân. Hãy ra đây đi!

-Quân gia, sao lại bỏ đi vậy!

-Các người định bỏ chúng tôi lại ư?

Bao câu hỏi, bao trăn trở, bao lo lắng như bóp nghẹt cả lòng người. Thế nhưng, quân đội vẫn không ngừng tay, họ không trả lời bất kì lời nào, cứ làm việc được giao- dọn đồ. Kiệt nói là 5 ngày nữa rút binh, nhưng việc rút binh còn phải bao gồm cả voi ngựa, xe cộ sẽ rất tốn thời gian, nên binh sĩ phải mau mắn dọn phần của người trước.

Hoàng Anh Kiệt đời trời bắt đầu hửng sáng mới ra. Cũng chả phải làm màu gì, việc chuẩn bị hệ thống đoạn hậu và vạch tuyến rút quân cũng mất thời gian một chút.

-Xin bà con hãy nghe chúng tôi nói một lời!- Hoàng Anh Kiệt đi ra trước mặt mười mấy ngàn người dân huyện Hồng- Kiệt vốn là con nhà nghèo khổ, nhờ có tí kiến thức mà gia cảnh cũng không quá khó khăn. Gặp lúc người dân huyện Hồng gặp cơn đói kém, Kiệt cũng không phải hạng vô lương tâm, đã đem hết thảy khả năng ra để làm việc thiện nhỏ nhoi, mong để chút phúc cho con cháu. Nhưng trời không chiều lòng người, quân Chiêm và lũ phỉ cấu kết, kẻ có tiền tài, thực lức đều mũ ni che tai, Kiệt dẫu có sức mạnh bạt núi nghiên sông, quân đông thế mạnh, cũng không thể mang ra lúa gạo. Hiện nay tất cả lương thực làng Bàng có thể dùng để giúp được, đã bị hủy hết trong cuộc tấn công lần trước rồi.

Tin tức vừa lộ ra, lòng người hoang mang. Kẻ thì căm phẫn chửi những tên phỉ khốn nạn, người thì khóc lóc vì biết gạo thóc bị hủy, biết lấy đâu ra mà ăn mà sống nữa đây. Nhưng quan trọng nhất, một khi quân của Kiệt rút đi, vậy quân Chiêm sẽ làm gì họ đây. Rồi ruộng màu vẫn phải thu hoạch, ruộng lúa đã khai khẩn…

-Xin tiểu tướng quân rủ lòng thương xót!- Một giọng nói vang lên trong đám đông, một ông già lụ khụ đã tuổi 70, tay cầm gậy bước tới trước, từ từ quỳ lạy. Mọi người thấy thế, cũng liền quỳ xuống vái lạy Kiệt.

-Kiệt tất nhiên không phải gỗ đá, nếu chỉ có một người khổ nạn, Kiệt há không nhịn được bữa ăn mà đem ra giúp sao. Nhưng mấy ngàn người, mấy ngàn lính ở trên kia cũng phải ăn, cũng phải sống. Kiệt đâu thể cứ dúi binh khí vào tay họ, rồi bảo rằng phải nhịn đói để đánh giặc. Nay quân tôi đã tận lực, ý trời đã thế, xin bà con chớ cưỡng cầu. Trong vòng 5 ngày tới, chúng tôi sẽ gấp rút đưa quân quay lại miền ngược.

-Tiểu tướng quân, ngài là người tài giỏi, nhất định có thể giải quyết được mà. Xin ngài đừng bỏ rơi chúng tôi.

-Đúng vậy, tướng quân mà đi thì quân giặc sẽ giết hết chúng tôi mất!

-Các vị, xin hãy để Kiệt nói cho hết lời. Kiệt cũng biết thế, nên đã chuẩn bị sẵn con đường cho các vị.- Nói rồi Kiệt lệnh cho binh sĩ mang một đống lương thực ra chất đống ở trên mặt đất- Trong 5 ngày nữa, khi quân tôi vẫn đang trấn thủ ở đây, các vị hãy cầm lấy số lương thực mà chúng tôi sắp phát cho, rồi chạy lên mạn bắc đi. Số đó vừa đủ cho các vị ăn dọc đường. Còn chuyện qua ải, xin thứ cho Kiệt đã tận lực. Thôi, của ít lòng nhiều, xin các vị thông cảm cho. Người đâu, chuẩn bị phát lương.

Cảnh phát từng túi lương thực diễn ra vô cùng nặng nề và sầu khổ, nhiều người quỳ xuống khóc lóc, kẻ thì đấm tay dậm chân. Thế nhưng, họ không còn cách nào khác. Ở lại, chỉ có chết mà thôi.

Tại tất cả các điểm đóng quân của quân làng Bàng tại huyện Hồng, chuyện như thế đều đang diễn ra. Tất cả các Giám Sát được cử tới đều nói như Kiệt đã nói, và họ còn nói bộc trực hơn, rõ ràng hơn, không chút ngại ngùng gì về những khó khăn và chán nản của binh sĩ khi phải đối đầu với vấn đề không phải của mình.

-Không ngờ cái tốt cuối cùng lại chịu thua!- Một người con gái trẻ khẽ chép miệng. Ngụy Ngọc Lan đang có nhiệm vụ trinh sát động tĩnh làng Bàng,không ngờ lại được chứng kiến tình cảnh này.

-Cũng khó trách, thù trong giặc ngoài, quân ít lương ít, làm sao có thể trụ được. Nếu là kẻ bình thường, chắc chẳng phát cho dân ở đây chút lương thực nào ấy chứ!- Một tay lính dưới trướng của anh trai Quốc Công của cô, đang cùng cô làm nhiệm vụ cũng chép miệng.

-Nhìn cũng tội, nhưng thôi đành chịu. Số trời nó khiến dân phải chịu khổ đấy!

-Nếu không phải bọn khốn kia tham tài.

-Bà cô trẻ ơi, ai chẳng biết thế. Nhưng mà không làm thế thì lấy tiền đâu mà cho vào mồm.- Một tên thở dài.

-Khốn nạn!- Một tiếng hét vang lên trong khung cảnh bi thương đó, khiến tất cả mọi người ngạc nhiên, một bà lão nhà nông, hùng hổ lại gần một cậu thanh niên, mắt bà tràn ngập phẫn nộ. Thế rồi không biết là lấy đâu ra sức để vớ một cây gậy mà vụt túi bụi vào người cậu thanh niên.

-Mẹ!- Cậu thanh niên hết sức ngạc nhiên khi tháy mẹ mình tới đánh mình và giằng lấy túi lương thực mình vừa nhận được.

-Bác gái có việc gì không vừa lòng sao. Hay là quân tôi cân điêu. Mang cân lại đây…

-Hoàng Tiểu Tướng Quân, tôi là người đàn bà chuyên nghề bán cá, cũng không học hành gì nhiều nhặt, nhưng tôi xin hỏi ngài một câu. Việc rút quân là không thể không làm sao?

-Bác à, chúng tôi đóng quân ở đây, nếu muốn đạt hiệu quả, thì phải đóng đủ 5 tháng nữa, liên tục tiếp tế gạo, thực phẩm cho các bác đợi cây lúa trổ bông, các bác thu hoạch xong. Nhưng việc vận lương liên tục bị phá, binh sĩ vốn có kho lương dự trữ không sao, nhưng còn các bác. Chúng cháu không thể nhìn các bác đói mà không giúp, nhưng binh sĩ ngày nào cũng phải canh gác, cũng phải thao luyện, không thể khiến họ bỏ khẩu phần ăn ra để cho dân ăn, vì binh sĩ mà yếu đến độ không thể làm công tác trị an thì quân Chiêm sẽ tràn qua ngay. Hơn nữa huyện Hồng ngày đêm bị phỉ đánh phá, chúng cháu bây giờ còn có 200 người, phỉ có tới 800, chúng có thể phá luân phiên, lính không canh được luân phiên. Sự khó là thế, xin các bác hiểu cho.

-Được, ngài nói thì tôi cũng hiểu rồi. Vậy tôi hỏi câu nữa, ngài có dám nhận thêm binh sĩ để canh phòng không?

-Chúng cháu không thể điều binh quay về nữa! Quân Chiêm ngày ngày hù dạo, bờ chiến lũy bên kia lúc nào cũng có thể đổ quân vào huyện Hồng. Còn trên kia, người thượng không thể không phòng. Cháu rất khổ tâm vì không thể giúp các bác, nhưng cháu hết cách rồi.

-Tiểu tướng quân không thể điều binh về, thì hãy mộ binh. Con trai bà già này tuy không biết đánh trận, nhưng có sức vóc. Chẳng thà để nó cùng người Chiêm, bọn phỉ đánh nhau chết ngay trên mặt trận, còn hơn là phải chạy trốn khỏi mảnh đất chôn rau cắt rốn. Đến miếng đất cha ông để lại còn không dám đi giữ thì còn làm được công to việc lớn gì chứ! Phải không hả mọi người.

-Đúng thế!- Một ông lão khác xen vào, ông ta tay cầm một túi lương thực, ấn trả lại tay binh sĩ,- Lão cũng không nhận, hãy dùng cái này để nuôi lính mới, và cho lính cũ ăn. Lão già rồi, chẳng lẽ còn sợ chết hay sao?

-Đúng thế, chúng tôi không đi đâu. Hãy tuyển lính đi, chúng tôi nguyện ở lại cùng tiểu tướng quân chống giặc.

-Xin hãy tuyển lính!

-Xin hãy tuyển lính đi!

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website MeTruyenVip.com
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK