Quyển I: Khởi nghĩa Hồng Bàng
Chương11: "Ki Ki" (2)
Muốn thuần hóa voi rừng thành vật cưỡi, trước tiên phải làm cho con voi bị đói để hết hung hãn, sau mới dùng thức ăn để làm thân. Chính sách cây gậy và củ cà rốt quả là nhiều ứng dụng trong đời sống ra phết.
Nhưng trái với những gì họ tưởng, con voi con liều lĩnh phá chuồng, bất chấp đau đớn. Đến ngày thứ tư, nó vẫn cứ đi phá chuồng, thì Kiệt liền bảo thả nó ra, xem nó đi đâu. Vừa thả ra, con voi chạy như bay ra vườn rau, mọi người quay lại lắc đầu cảm thấy Kiệt thiếu kiên nhẫn và quyết tâm. Con voi con này sắp chịu thua vì cái đói rồi.
Nhưng ra xem thì thấy con voi không ăn, mà chỉ cố nhỏ nhiều rau mang đi theo mình. Biết có sự lạ, tất cả bám sát nút. Theo nó đi băng rừng, mới thấy có con voi mẹ đang bị hãm ở cái hố thẳng đứng. Không rõ làm sao mà nó bị rơi vào, nhưng bây giờ nó chỉ còn da bọc xương, có lẽ bấy lâu nay thức ăn có được để cầm hơi là nhờ voi con đi kiếm. Voi con lấy vòi ném thức ăn xuống cho con mẹ, nhưng con mẹ con con không với được tới chỗ nhau. Cảnh này cảm động, mấy đứa con gái còn khóc đỏ cả mắt.
Việc cứu con voi mẹ nhanh chóng được triển khai. Ban đầu tất cả định dùng sức kéo con voi mẹ lên, nhưng không được. Dù đã gầy đi nhiều, thì con voi mẹ vẫn rất nặng, hố lại thẳng đứng. Ba lần cả buôn làng cùng hợp sức lại, cho cả voi tới kéo, mà cũng không lên nổi.
Lúc này, Kiệt mới đem vũ khí chủ lực cậu đã hết sức tập trung chế tạo ra: ròng rọc. Ròng rọc là một trong 3 phương pháp mà ngày xưa thường dùng để di chuyển vật nặng dễ dàng hơn. Cái này hình như vật lý thời trung học cơ sở đã dạy cậu.
Ban đầu, dân bản không tin. Nhưng Kiệt vẫn vẫn dộng họ. Hàng chục cái chạc được dựng lên, hệ thống ròng rọc nhanh chóng được lắp đặt khắp khu vực đó. Thế rồi 1…2 … 3. Con voi được kéo ầm ầm lên khỏi hố. Voi con vui, voi mẹ cũng vui, người dân cũng vui.
Kiệt cứu được con voi mẹ ra khỏi hố rồi, lại cẩn thận chăm sóc nó, thức đêm thức hôm chăm sóc những chỗ bị thương nhiễm trùng, xay thức ăn cho nhuyễn để voi mẹ ăn, đắp thuốc,… Có lẽ chính nhờ sự tận tình chăm sóc đã khiến lũ voi cảm động, chúng liền theo cậu mà không cần phải dùng đòn roi hay bỏ đói. Tất nhiên những bước huấn luyện vẫn cần phải làm, nhưng chắc chắn đòn roi không phải là biện pháp tối thượng nhất.
Hai con voi lần lượt được đặt tên, voi mẹ gọi là “ Mích”, con voi con gọi là “ Ki Ki”. Nói chung Kiệt nghĩ đặt tên thế cho độc nhất vô nhị trong thế giới này. Có thêm hai con voi, nhiều việc làm trở nên dễ dàng hơn, nhất là canh tác.
Bằng sức voi được tăng cường,, những việc như vận chuyển phân bón từ bên dưới lên trên đỉnh ruộng bậc thang, kéo cần quay bơm, cày bừa,… đã dễ dàng hơn. Thế nên ruộng lúa của Kiệt nhanh chóng làm cho bà con trong buôn há hốc miệng trước sản lượng nó mang lại.
-Này cậu bé người xuôi ở, sao cây lúa chàu trồng mọc khỏe thế, hạt nhiều thế.
-Đấy là vì cháu làm đúng kĩ thuật trồng lúa thôi.
-Kỹ thuậ trồng lúa là gì?
-Là cách làm sao để cây lúa mọc tốt, không sâu bệnh, cho trịu hạt.
-Thế cháu dạy bọn ta chứ!
-Dạy cũng được ạ, nhưng phải có điều kiện.
-Điều kiện gì?
Hoàng Anh Kiệt đã phát huy hoàn toàn bản lĩnh đàm phán trong suốt thời gian này. Một mặt, cậu phải mua được đất đai trên này một cách danh chính ngôn thuận nhất, và cũng phải nhiều nữa, để sau này có thể mang dân lên đây khai hoang. Nhưng đồng thời, cũng không được làm dân thượng thấy rằng mình chịu thiệt. Bạo loạn ở Tây Nguyên là một bài học kiểu đó, khi việc tuyên truyền của Đảng không thể khiến dân Tây Nguyên hiểu được và cho rằng mình bị người Kinh lấn áp về quyền lợi. Trong công cuộc xây dựng nơi đây vùng hậu phương, Kiệt mong rằng người dân sẽ dần dần chấp nhận sự lãnh đạo của dân miền xuôi trong hòa bình.
Hoàng Anh Kiệt tiến hành các công tác chuẩn bị cho sự di dân lên cực kì chóng vánh. Các đợt chuyển người lên đầu tiên, sẽ là thanh niên trai tráng. Không như ở trên đây, đất đai dưới làng Bàng đã được khai hóa từ lâu, các kĩ thuật và hệ thông máy móc đã giúp cho là công việc canh tác, chăn nuôi đi vào quỹ đạo, chỉ cần mấy người trung niên, già cả cũng đảm đương được hết. Ở trên miền thượng, đất đai rộng, nhưng rừng núi nhiều, chưa có thể mang ngay hệ thống máy móc lên để làm việc, khí hậu cũng có nhiều điều khác lạ, phải có thanh niên trai tráng để chống chịu mới hòng xong việc.
Kiệt mua tổng cộng 40 ngọn đồi cằn và mấy cánh rừng lớn- tức là vảo khoảng 400 ha, nhưng có độ tập trung cao về mặt địa lý từ tay các vua người thượng, trả giá khá hậu hĩnh, tổng giá trị của số hàng hóa mang lên để trả nợ tương đương 300 lạng vàng ròng. May mà những khoản lợi tức của họ Bùi đã mang tới, nếu không không biết lấy đâu tiền để mua. Nhưng cũng vì thế, toàn bộ số ruộng nương ở đây là mang tên Kiệt. Hai họ Đào Đỗ ủng hộ điều này lắm, vì như thế con cháu họ về làm vợ Kiệt sẽ rất sung sướng, mà hai họ lớn đã lên tiếng, thì còn ai nói lại được.
Xây dựng, canh tác, chăn nuôi. Ba công việc cứ lặp đi lặp lại, nhưng ngày một dễ dàng hơn, thu hoạch càng lúc càng cao hơn. Từ những ngọn đồi cằn cỗi khi xưa, nay đã mọc lên những vườn cây ăn quả sai trĩu: cam, quýt, mít,dừa,… những ruộng lúa vàng óng xanh rợn chân trời, bãi nuôi voi ngựa đông hàng trăm con,… và vô số dân thượng đang làm thuê cho Kiệt. Đây là dân nghèo, hoặc nô lệ bị bắt sau các cuộc chiến giữa các tiểu vương quốc người thượng với nhau, hoặc giữa người thượng với vài quốc gia làng giềng: Ai Lao, Chiêm Thành,…
Tuy bây giờ đã có vô số người làm, các vật dụng mang hàm lượng kĩ thuật cao cũng góp phần làm tăng năng suất lao động, nhưng nhiều việc Kiệt vẫn phải tự đứng ra, đó chính là công tác giáo dục.
Lên trên này, chỉ huy những người trẻ tuổi, nên Kiệt có thể duỗi thẳng tay chân một chút. Thế là chữ quốc ngữ và toán học cơ sở nhanh chóng được phổ cập, từ đám thanh niên làng Bàng tới dân thượng mới mua, ai cũng phải ngày đêm học, học để thông tỏ công việc về sau. Đi kèm văn, là võ. Không có kiến thức quân sự nhiều, nên trước tiên Kiệt chỉ đứng ra dạy kỉ luật, dạy đội hình đội ngũ, … như những gì từng được học trong mấy lớp quốc phòng ngày trước, hoặc là lập đội hình chiến đấu như mấy bộ phim trung quốc hay xem hồi nhỏ, miễn sao phù hợp với thời đại. Kỉ luật là sức mạnh của quân đội, một đội quân có kỉ luật như cây kiếm thép tốt chưa mài, mài qua là dùng được. Đội quân giỏi mà không có kỉ luật, như cây kiếm làm từ gang, thắng thì không sao, hễ thua là mất sạch sành sanh.
Nhưng cái Kiệt đang dạy hôm nay, không phải chữ nghĩa, cũng chả phải đội hình đội ngũ gì, mà là cách trộn phân bón. Đây là môn Kiệt gọi là Kĩ Năng Thực Tế, mỗi hôm dạy là một bài mới, nhưng yêu cầu về thực tập lại rất cao, thường có kiểm tra đột xuất. Môn này kể ra dễ dạy, dễ học hơn nhiều thứ khác, vì nó gắn ngay vào đời sống, người ta cần ngay thì họ dễ có sự hăng say miệt mài học tập.
Trộn phân bón tuy không cao siêu, nhưng cũng cần chút kiến thức thực tế lẫn khoa học thời hiện đại ở thế kỉ 21. Loại đất nào thiếu chất gì, loại cây nào cần chất gì, trộn chất gì vào phân để có hiệu quả tốt như mong đợi,… đó đều là nghiên cứu kĩ lưỡng từ thực tế,.. nhưng để giải thích tại sao điều đó xảy ra, và suy ra cái nguyên lý hoạt động để sau này có thể dùng ngay là điều khoa học có chỗ dụng võ.
Đang giảng, chợt Kiệt nghe thấy có tiếng lao xao bên ngoài. Chưa kịp hỏi han gì, thì thấy có đoàn người đi tới. Đó là đoàn người nhà họ Bùi, vẫn có đầy đủ 4 cha con họ Bùi như lần trước gặp gỡ, khác cái là thêm một ông lão và hai người trung niên đi kèm, 3 người này phong thái khá đĩnh đạc, chắc cũng không phải người thường.
Thấy Kiệt đang đứng giữa đám người thượng, cầm xẻng trộn chậu phân bón, Bùi Duy Sơn chợt vỗ đùi đánh đét một cái rồi đọc câu đối:
Người mặc áo tơi làm muôn việc khó
Tay cầm gậy gỗ xúc đống phân hôi
Câu đối vừa đọc xong, mấy gã gia đinh đi cùng thì cười phá lên, Bùi Duy Hải có nhếch mép, nhưng vội thôi ngay khi thấy ánh mắt của ông già và hai người trung niên đi cùng. Bùi Khả Nghi nét mặt bất nhẫn, có ý trách anh mình chơi ác người ta, trong khi đó Bùi Duy Linh là cha, lại không cấm cản, có điều thấy ánh mắt ông già thì hơi đổi sắc, toan lên tiếng hòa giải.
Mấy anh em làng Bàng đã toan xông lên đánh nhau, thì bị Kiệt giơ tay chặn lại. Cậu nói nhỏ nhẹ nhưng dõng dạc:
-Câu đối của người anh em đây về ý thì rất hay, nhưng lời lẽ thô tục quá, thảo nào người ta thường có câu trọc phú (giàu mà ô trọc, không cao quý) là vì thế. Tôi xin sửa lại chút ít cho thêm hay
Ý Nhất Nhung Y, Năng Đảm Thế Gian Nan Sự
Đề Tam Xích Kiếm, Tận Thu Thiên Hạ Nhân Tâm.
-Hay quá!- Kiệt khé nháy mắt cho đám người cùng làng, mấy câu đối hay thì có hay, nhưng chưa chắc mọi người đã kịp hiểu, nhưng cứ để họ vỗ tay hoan hô, áp đảo khí thể bên kia đã.
Bên phe Kiệt thì cười to, vỗ tay giòn dã, trong khi bên kia ai nấy lúng búng như ngậm hột thị. Nếu Bùi Duy Sơn bị đòn phản kích quá sắc sảo của Kiệt làm cho cứng lưỡi, Bùi Duy Linh hơi trách con mình vội vàng trong việc ra tay để rồi bị đốt phương bật lại, Bùi Duy Hải vừa muốn cười anh mình kém tài mà vẫn ra thi như kiểu đâm đầu vào đá, Bùi Khả Nghi thì vừa xót anh bị người bắt nạt, vừa cảm phục tài của Kiệt ; thì riêng với 3 người gồm ông lão và 2 người trung niên, lần đầu tiên Kiệt gặp, sắc mặt họ có biến đổi, xong không rõ ràng.