Quyển I: Khởi nghĩa Hồng Bàng
Chương 8: Bách Việt đệ nhất phú gia (3)
Hoàng Anh Kiệt vui vẻ ra về với một lạng vàng. Một lạng vàng= 10 lạng bác= 100 tiền= 1000 xu, cũng tức là tới hơn 300 cân gạo. Cậu vui không phải vì kiếm được tiền to, mà vui vì giờ đây mọi sự tính toán lâu dài lại có thời cơ sớm triển khai.
Hoàng Anh Kiệt sinh ra khi Bách Việt đã bị thống trị bởi Đại Hoa trong hơn 50 năm. Trong suốt 50 năm này, bằng cách luộc con ếch từ khi nước còn lạnh- cho một con ếch vào nồi nước sôi thì nó nhảy ra ngay, nhưng nếu cho nó vào nồi nước lạnh, bên dưới cứ từ từ đun, thì đến khi ếch thấy nóng quá muốn nhảy ra thì cũng không kịp nữa rồi. Chính sách đó chia làm hai phần, thi ân với địa chủ, thương buôn, sĩ tộc, bhọ thành tay sai đắc lực trong việc trưng thu tài nguyên, đàn áp người dân tầng lớp dưới, ra oai bằng võ lực của 5 quân doanh hùng mạnh, khiến bất cứ thế lực nào dám nổi lên sẽ bị đánh tan ngay từ trứng nước.
Chính sách này sẽ có khả năng dẫn tới 2 kết quả: hoặc nó hoàn toàn đồng hóa được dân Bách việt, khiến họ chấp nhận trở thành dân Đại Hoa hạng hai, hoặc dân Bách Việt sẽ có một cuộc nổi loạn để cố gắng giữ vững quyền độc lập dân tộc. Vì đây là một thế giới khác, nơi Kiệt ở là mạn cực nam cua Bách Việt, chính sách tới đây cũng khó chấp hành chính xác, mà Kiệt có thế lực và khả năng thu thập thông tin nhỏ quá, khó mà đoán được dân ở đây có thể kiên cường như dân tộc cũ của mình không. Nhưng với cậu ta, thì dù với cái khả năng nào xảy ra, việc làm cho nhà mình trở nên giàu mạnh vẫn là yếu tố quan trọng nhất.
Đúng vậy, với kẻ giàu mạnh thì thế lực nào cũng phải liên kết. Đặc biệt là một khi dân Bách Việt nổi lên, dưới lá cờ của ai đó, nhằm đánh đuổi quân Đại Hoa, yêu cầu về lương thực, tiền tài sẽ luôn là vấn đề ưu tiên hàng đầu. Lê Lợi nổi lên nhờ ông ta là đại địa chủ ở Thành Hóa, sau lại ra đất Nghệ An chiêu quân, được dân ủng hộ tiền tài mới đánh lại được quân Minh, Việt Minh đuổi Nhật, đánh Pháp lúc ban đầu cũng phải đi nhờ dân góp sức.
Theo ý tưởng của Kiệt, trước tiên, làng Bàng cần phải phát triển mạnh về nông nghiệp, sao cho không chỉ đủ ăn, mà còn phải thừa mứa. Thời kì này là thời kì phong kiến, sự thông thương buôn bán không phát triển, tiền bạc thu được chủ yếu nhờ thuế ruộng: thóc gạo, hoa màu,.. Ai chiếm được vùng đất trù phú thì người đó giàu mạnh, có cơ thắng cao hơn. Nguyễn Phúc Ánh- Gia Long chiếm thành Gia Định, lấy chỗ đó làm nơi đặt chấn để rồi đánh thắng Tây Sơn cũng là vì vậy.
Không như nền nông nghiệp truyền thống, nông nghiệp ở làng Bàng có yếu tố kĩ thuật cực cao, dẫn tới năng suất tăng vượt trội, sẽ biến nơi đây thành vựa lúa lớn, là hậu phương vững chãi. Cộng thêm kinh nghiệm canh tác nông- lâm- ngư phong phú của mọi người, khả năng biến những nơi khác thành hậu phương sẽ rất cao. Trong hoàn cảnh đó, chỉ cần một vị thủ lĩnh có chút đầu óc, họ hoàn toàn có khả năng bổ nhiệm Kiệt và con em làng Bàng vào công việc trồng trọt, chăn nuôi ở tuyến sau. Vậy là vừa đóng góp rất lớn – vì thực túc binh cường, ăn có no đánh mới thắng, lại vừa an toàn vì ở tuyến sau, ngu sao không làm.
Nhưng chỉ có làm nông thì có thể ăn no mặc ấm, không thể ăn ngon mặc đẹp được. Phi thương bất phú, không buôn bán thì không giàu, các cụ có câu thế rồi. Nhưng cơm ăn từng miếng mới không nghẹn, Kiệt cũng định khi nào việc canh tác trong làng đã ổn định thì sẽ bắt tay vào việc kinh thương.
Nhưng bây giờ, một người như Bùi Duy Linh đã xuất hiện. Đây có thể là một đối tượng tốt để hợp tác. Thứ nhất, ông ta giàu, muốn là ăn lâu dài vốn phải lớn, Kiệt có ý tưởng nhưng không đủ vốn, nếu làm ra khó đạt hiệu quả, như mang đại bác ra bắn vào đàn chim. Hai là cậu chưa có hệ thống thương nghiệp hoàn chỉnh. như cậu từng thấy: Nhà máy sản xuất- Cá hãng vận tải- Phân phối tới đại lý lớn và nhỏ- Tiêu thụ, có chăng mới chỉ là một phần của nhà máy sản xuất. Ba là kinh nghiệm và giao thiệp của cậu không sâu, muốn đi buôn thì sẽ bị các thế lực tại địa phương làm khó dễ, ngược lại Bùi gia giàu có, tất nhiên sẽ có mạng lưới giao thiệp rộng hơn. Tuy còn nhiều yếu tố, nhưng 3 yếu tố trên là tiên quyết nhất khiến Kiệt quyết định hợp tác với họ Bùi.
Ngay tối hôm đó, hoàng Anh Kiệt tìm tới căn nhà trọ nơi họ Bùi thuê để nghỉ ngơi.họ đã bao toàn bộ nhà trọ, nên tin tức không cần quá thông linh cũng biết được. Có điều biết được thì dễ, còn định có ý nghĩ gì muốn hại họ thì khó lắm. vốn là nhà giàu, họ Bùi có thuê hơn 40 tay hảo thủ đứng cận vệ xung quanh, người nào cũng có vũ trang đầy đủ: đao kiếm, cung nỏ. Muốn đụng họ là phải nghĩ kĩ đó nha.
-Hoàng Anh Kiệt! Cậu tới đây làm gì?- Khả Nghi vô cùng ngạc nhiên khi thấy Kiệt đang đêm tới thăm.
-Tới thăm mấy người bạn mới quen chứ còn làm gì nữa?
-Nhưng trời tối rồi, hôm nay lại không sáng trăng nữa.
-Ấy là ý trời rồi. Dẫn mình vào nhà đi.
-Để mình thông báo cho bố đã!
Nghe thấy Hoàng Anh Kiệt muốn tới gặp mình, Bùi Duy Linh cảm thấy ngạc nhiên vô cùng. Tuy nhiên, ông vẫn cho mới chú nhóc này tới. Không phải vì gì khác, vì tâm ái tài thôi. Dù sao ông cũng rất muốn dùng đứa nhóc này. Bùi Duy Linh khi nó đã lớn thêm chút nữa, ông định dùng tiền để tài trợ tiền bạc cho nó đi học, sau đó cho nó vào hãng buôn làm việc. Sau đó tùy theo tài năng, cậu nhóc này vẫn có thể lên chức, Bùi Duy Linh tin rằng đó là điều một đứa nhóc như nó mơ cũng không được.
-Ăn miếng bánh uống chút trà nhá. Thiết Quan Âm đấy, mua rất khó, phải lên Đại Hoa mới có.- Bùi Duy Linh định châm trà dù nghĩ rằng thằng nhóc như nó biết quái gì về trà
-Dạ để cháu!- Kiệt vội đỡ bộ ấm chén Bùi Duy Linh đang cầm và bắt đầu pha. Ngày xưa hồi còn sinh viên, uống nước chè cũng là thú vui tao nhã của cậu với ông bác, cũng chính là thầy dạy. Chè thì cậu không biết loại nào ngon loại nào dở, nhưng kĩ thuật pha thì biết khá rõ: lượng bao nhiêu, nước ấm thế nào, pha ra sao, … Kĩ thuật tuy không như ngày trước song cũng khiến Bùi Duy Linh phải lấy làm kinh ngạc.
-Ai dạy cháu vậy!
-Mẹ cháu!- Hoàng Anh Kiệt lấp liếm, mẹ cậu là người rất biết lễ nghi, các loại học thuật mà bà được học và dạy cho mấy đứa con là cực kì phong phú, có vài lần nói về trà thế nên nói là mẹ dạy chắc cũng được.
Sau khi đã nhấm nháp ít chè cho ngọt giọng, Kiệt mới bắt đầu mở lời.
-Thưa bác, cháu hôm nay được bác thưởng cho lạng vàng nên tối nay xin đến cảm ơn bác ạ.
-Vàng đó cháu đang có dùng tài mà lấy thì có gì là sai trái chứ.
-Có đi có lại mới toại lòng nhau mà bác.- Kiệt vội nói. Không để người đàn ông trước mặt kịp khách sáo thêm cho mất thời gian, Kiệt lấy ra từng vật từng vật: vài chiếc bàn chải từ to đến nhỏ, hộp đựng kem đánh răng, các loại xà phòng, chai đựng glixerin, một cây đèn Măng Xông và những thứ thổ sản của làng Bàng.
-Đây là cái gì vậy?
-Nó là thứ cháu muốn dùng để hợp tác với ngài.
-Hợp tác với ta, bằng mấy cái này ư. Thế rút cục nó là gì vậy?
-Trong nhà hơi tối, làm thế này khó mà nhìn rõ kết quả, xin phép cháu thắp đèn lên nha.- Kiệt nói đoạn thắp cây đèn Măng Sông lên, ánh sáng của nó khiến tất cả kinh ngạc. Thứ ánh sáng này có thể sánh ngang với ánh sáng ban ngày. Bùi Duy Linh vừa ngạc nhiên, vừa khâm phục cậu nhóc này. Thiên phú kinh doanh đây chứ đâu, không cần phải nói nhiều đã cho người ta thấy được công dụng của sản phẩm định bán.
Thế rồi Kiệt bắt đầu với xà phòng giặt quần áo và rửa tay dành cho người bình thường. Trước tiên, cậu xin vài tấm vải, loại thường, loại cho nhà trung lưu và loại cho nhà giàu. Lần lượt bôi bẩn chúng, rồi xé đôi ra, cho hai người giặt chúng. Trước sự chứng kiến của mọi người, những tấm vải được giặt bằng xà phòng đều nhanh sạch hơn, vò ít hơn. Bùi Duy Linh gật gù, phương pháp giới thiệu sản phẩm này khá đấy. Với những miếng xà phòng tắm hay rửa tay của tầng lớp giàu có, Kiệt đầu tư thêm màu và mùi hương từ thiên nhiên.
Đi kèm theo xà phòng là Glixerin, một sản phẩm phụ từ quá trình tạo ra xà phòng. Cho dầu mỡ và xút 35 - 40% vào thiết bị nấu.Phản ứng thực hiện ở 85°C bằng hơi nước,kết thúc phản ứng khoảng 2 -4 giờ.Sau khi phản ứng kết thúc cho thêm NaCl để tách lớp xà phòng (có NaCl tỷ trọng tăng lên).Xà phòng dễ phân lớp nổi lên. Lớp dưới là nước có glyxerin, NaCl, xút dư. Xà phòng thu được trộn với các phụ gia,các chất độn...để tạo thành khuôn bánh. Glixerin thu được dùng để làm rượu uống chơi, nếu sau này có cơ hội Kiệt sẽ nghĩ làm đồ gì đó khác.
Với các loại bàn chải và kem đánh răng, khó khăn hơn một chút, vì người Bách Việt không có thói quen đánh răng, ăn trầu coi như phương pháp làm sạch răng đơn giản, dù bé hay lớn đều làm thế cả. Còn nữa, để bảo vệ răng tốt, biện pháp được dùng thường xuyên là nhuộm răng đen. Nhưng rồi khi Kiệt kiến nghị chuyển nó sang buôn bán cho người Hoa, việc này cũng coi như xong. Với Kiệt, việc dùng kem và bàn chải quen hơn do thói quen từ kiếp trước.
Lần lượt những món tiếp theo, những mặt hàng nông sản. Những món này hầu như không được chú ý như mấy món trước, khiến Kiệt thấy không vui. Rõ ràng, thương nhân thời này vẫn chưa thật có tầm nhìn chiến lược, chưa đánh giá được sự quan trọng của những thứ mà Kiệt làm ra: lúa cho nhiều hạt hơn, cá nuôi trong lồng, lợn gà trâu bò nuôi kiểu trang trại,… đây đều là chiến lược phát triển kinh tế vượt cấp so với thời phong kiến.
Với Bùi Duy Linh, ông không quan trọng lắm lúa gạo vì ông ta chưa bao giờ nghĩ tới cảnh tiền có hàng thúng nhưng không đong nổi cân gạo sắp xảy ra. Với bọn nhóc nhà họ Bùi, thậm chí có giỏi như Khả Nghi, do điều kiện học tập và thế giới quan, sự quan trọng của lương thực chưa thực sự đáng quan tâm.
Sau cùng, họ Bùi chấp nhận ăn chia 1- 9, Kiệt ăn 1 phần, họ Bùi 9 phần lợi nhuận có được từ những sản phẩm Kiệt mang đến, trừ nông sản. Hoàng Anh Kiệt cũng chấp nhận điều kiện này, vì cậu biết 1 phần lợi nhuận của tất cả những thứ trên, khi đã được họ Bùi đầu tư sẽ lên đến nhường nào.
Ngoài ra, trong chuyến đi này, bằng việc hợp tác cực kì hào sảng, không chút đắn đo khi chấp nhận tỷ lệ ăn chia 1- 9, Kiệt được trả công bằng cách đọc một số tin tức mà họ Bùi thu thập được. Và thứ làm Kiệt thấy đáng coi trọng nhất, là nhữngt tấm bản đồ vẽ về phân bố các thế lực, các quốc gia tại thế giới mà cậu ta đang sống. Từ tấm bản đồ này, Kiệt đột nhiên có suy nghĩ, mình bây giờ có muốn làm Gia Cát Lượng thì cũng dễ lắm đây.
Đồng thời, tin tức về cuộc chiến ở phương bắc của Đại Hoa với các quốc gia du mục cũng được Bùi Duy Linh nói cho cậu biết, ông ta tin là xà phòng sẽ rất có ích khi giúp binh sĩ giặt quần áo nhanh hơn, đèn Măng Xông khiến mọi người có thể làm việc tốt hơn trong đêm,…
Với Kiệt, chiến tranh của Đại Hoa với nước nào thì mặc xác nó, nhưng ảnh hưởng của nó tới Bách Việt thì tuyệt không thể xem thường được. Nhưng bây giờ cậu và Bùi Duy Linh chưa thật sự đạt tới mức đồng minh, hai người chỉ có hợp tác làm giàu, nên cậu chưa vội chia sẻ suy nghĩ mà quyết định về nhà đã.