Quyển I: Khởi nghĩa Hồng Bàng
Chương 3: Thâm canh ở làng
Hoàng Anh Kiệt mang theo cân kẹo mạch nha về khao anh em trong họ như một người hùng mang chiến lợi phẩm trở về làng. Tiếng lành đồn xa, việc Kiệt có thể trồng mộc nhĩ khiến nhiều người thấy hơi đỏ mắt. Không phải đám người lớn đâu thôi, mà kể cả trẻ con, thanh niên. Làng Bàng nghèo quá, ngơi tay là hết tiền, nên một việc kiếm được tiền sẽ khiến người ta ganh tị.
Với mọi người, trồng mộc nhĩ là thứ nghề đáng hâm mộ. Với Kiệt, nó là nghề phụ, vì mộc nhĩ không phải lương thực hay thực phẩm thiết yếu. Thứ này giống như cổ phiếu, chứng khoán, có lúc lên lúc xuống, không ổn định. Lúc người ta đang thấy vui thích thì còn được chút tiền, nhưng nếu có sự biến động thì lãi không bù nổi lỗ vì việc chăm bón.
Tất nhiên, trước mắt vẫn phải mở rộng sản xuất mộc nhĩ. Nhân lực không cần quá khỏe mạnh, đông đúc, là vì việc không nặng nhóc, cần ở khéo léo, hai là cha chung không ai khóc, đông thì dễ có sự đùn đẩy trách nhiệm, lười biếng, mà tiền kiếm được cũng khó chia. Thế là Kiệt chọn mấy con gái, toàn mấy đứa em họ vào giúp. Việc cấy giống thì cậu tự làm để bí mật, vì lúc này nghề này đang kiếm được, không dễ để lộ. Việc mấy đứa kia phải làm, chỉ có công tác chuẩn bị: lấy gỗ, lầm phân bón trước, còn về sau chỉ có tưới nước đúng giờ.
Nhìn mảnh vườn rộng hơn 100 mét vuông đang được chăm bón tận tình, Kiệt biết chắc rằng năng suất sẽ cao lắm đây. Hàng ngày, Kiệt đều dậy sớm, tập võ, đi bơi quanh sông vài vòng, nếu may mắn thì bắt được vài con cá nhỏ để bố mẹ nấu cho bát canh chua vào buổi trưa, nhưng trước khi đi học với mẹ, cậu đều tới chỗ làm, điểm danh bọn nhóc tì, xem ai đi ai không, ai sớm ai trễ. Giờ làm việc cậu quy định trước, nếu không đi phải báo từ hôm trước, còn nếu nhà có việc đột xuất, thì hôm sau phải báo lại, Kiệt sẽ tự tìm hiểu- cả họ có chưa tới trăm người, tìm hiểu tí là ra ngay có việc thật hay không. Còn việc đi trễ về sớm, thì có quy tắc thưởng phạt cả rồi, ai làm biếng thì cứ liệu hồn. Đặc biệt, mấy trò lãn công, làm ăn trí trá hay trốn việc giữa giờ là bị phạt nặng nhất.a
Cung cách làm ăn ấy, quả thực chặt chẽ, nhưng vì Kiệt đã phân tích được lợi hại thiệt hơn từ trước cho cả họ, ai cũng thấy khá hợp lý: tay làm hàm nhai, nên ai cũng ủng hộ. Từ đó cả làng, từ già tới trẻ, hễ ai có việc gì mà phải thuê phải mướn thợ, đều học theo Kiệt, giao ước rõ ràng cả, hợp thì làm, không hợp thì nghỉ.
Gần một 5 cân giống mộc nhĩ tươi đang từng ngày lớn lên, lũ trẻ đều thầy thích mắt, nhìn những cây mộc nhĩ con con, chúng tưởng tượng ra sau 2 tháng nữa, chúng nó sẽ trở thành kéo bánh, quần áo mới... Thậm chí người lớn lắm khi cũng muốn vào thăm nom cái vườn trồng mộc nhĩ, người nhà họ Hoàng cũng nhiều người muốn học cách trồng để nâng cao thu nhập.
Sau một vụ mộc nhĩ, Kiệt nhanh chóng có thêm trong tay chừng 20 đồng. Vụ này thì trúng quả nhỏ hơn, không phải vì mất mùa, nhưng Kiệt thuê nhiều thợ hơn, lại chia chác tiền lời khá mạnh tay, cốt để lôi kéo lòng người.
Việc Hoàng Anh Kiệt làm, không có việc nào qua được mắt cha mẹ cậu, nhưng họ đều coi như việc đương nhiên. Ngày xưa, bố Văn Nguyệt lấy thân táng long huyệt, đã quả quyết rằng cháu ngoại sinh ra có số đế vương, mà đế vương tương lai thì phải thông minh từ nhỏ. Thế là họ càng thêm dung túng cho Kiệt, hai người đều đồng ý lấy số tiền mà họ giữ của hai bán vụ mộc nhĩ này, đưa hết cho Kiệt. Nhìn số tiền trong tay, Kiệt thấy vui lắm. Mặc dù ngấm ngầm phê bình đôi vợ chồng này chiều con quá, nhưng vui thì vui thật. Có tiền Kiệt có thể làm thêm được nhiều việc hơn.
Kiệt trước tiên mời đám anh em, chị em trong họ, kể cả xa xôi hay gần gũi, cứ hễ có họ có hàng là mời lại liên hoan một bữa, gọi là mừng thắng lợi vụ mộc nhĩ. Cơm nhà không có gì nhiều, nhưng món mộc nhĩ được tận dụng triệt để: giò thủ, giò xào, thịt đông, thịt kho, miến,… Nước uống thì có ít nước dừa mang về từ huyện. Mâm cao cố đầy, lại chỉ để thết đãi bọn nhóc tỳ, khiến người khác nhìn vào đều cười: trò trẻ con, ngựa non háu đá.
Bữa com diễn ra thực vui vẻ, bọn trẻ ở cái làng này, chưa bao giờ được hưởng một bữa ăn ngon và nhiều món như thế. Kể cả ở những bữa cỗ lớn nhất làng, thì mâm trẻ con cũng không bằng mâm người lớn, mà thực ra trẻ con chỉ được lấy phần thôi, chứ không được đi. Nhưng ở đây, chúng là nhân vật chính, có thể nói chuyện, có thể bốc thức ăn, có thể tranh nhau miếng thịt,… mà không bị cấm cản gì. Sự tự do, đúng là thứ gia vị khiến thức ăn ngon hơn hẳn.
Ăn uống no say, bọn con gái thì đi rửa bát, bọn con trai thì tụ tập nhau lại, cũng chả có việc gì làm, no quá rồi, nên ngồi nói chuyện chơi.
-Đúng là anh cả Kiệt giỏi nhất cái làng này. Nếu không nhờ anh ấy, có mà con khướt mới được ăn cái bữa ăn này.
-Đúng đấy, đãi bọn mình một bữa thế này, cả làng chưa ai làm được cả.
-Chúng mày chỉ được cái giỏi nịnh! Nhưng mà thôi, anh dù gì cũng là trưởng họ sau này, không giỏi, không giàu thì để bọn mày khinh à.
-Ấy chết, bọn em đâu dám khinh anh ạ!
-Nhân đây, anh có chuyện muốn bọn mày cùng làm.
-Chuyện gì hả anh.
-Có phải mình đi trồng mộc nhĩ hả anh.
-Bọn mày chỉ được cái ngắn nghĩ, thấy lợi là nhảy ngay vào. Moojcn hĩ ấy mà, chỉ là cái gia vị, là thuốc, mày có thấy ai thiếu hành thiếu tỏi mà lăn ra chết ngay không. Thứ mộc nhĩ này, cứ để mấy đứa con gái làm là đủ, tao với chúng mày, đã không làm thì thôi, làm thì phải làm cái việc đúng với sức trai chứ.
-Thế cụ thể là làm gì hả anh.
-Tao thấy bây giờ mình có 3 việc có thể làm: làm bếp, nuôi thỏ, nuôi bồ câu.
-Sao lại làm việc đấy hả anh!
-Em thấy bọn nó khó nuôi bỏ bà, chả bằng nuôi heo.
-Tổ sư bọn mày, thế thằng nào có tiền nuôi heo. Bọn mày nghe tao phân tích đây này. Cái nghề thứ nhất, là nghề làm bếp củi, nghề này cần sức lực, đóng một cái bếp cũng cần phải khỏe lắm mới làm được.
-Nhưng mình đóng bếp làm gì, có ai mua đâu hả anh.
-Chúng mày ngu quá, thế tao hỏi chúng mày, sao không ăn mẹ nó gạo sống rồi uống nước trắng, nấu lên làm gì cho phí củi. Bếp này tao học mót được hồi lên huyện, nhưng nhà kia lại không biết làm để bán, mình nên chớp thời cơ làm ngay. Bếp của tao dạy bọn bay làm, là tiết kiệm củi. mai mình làm thử, nếu thật tiết kiệm thì sẽ bắt tay vào làm. Chưa vội.
-Thế con nuôi thỏ, bồ câu thì sao hả anh.
-Cái này, lại cần phải khéo léo, cần cù. Chim bồ câu và thỏ mắn đẻ, thịt ngon, tao lên huyện ăn qua, người ta cũng có ý muốn mua, nhưng nguồn hàng chưa dồi dào. Nếu mình làm sớm, thì có thể tranh thủ độc quyền.
-Độc quyền là gì ạ?
-Là người ta chỉ mua của mình thôi, không mua của người khác.
-Thế thì lợi quá rồi còn gì?
-Lợi thì lợi thật, nhưng mình phải có nguồn hàng ổn định, tức là bọn thỏ, bồ câu phải khỏe, phải mau lớn, phải mập. Tức là chúng mày sẽ mất nhiều công ra phết đấy.
-Thế nếu thành công thì có thể ăn bữa nữa không ạ.
-Bọn này chỉ biết ăn. Nhưng thôi, tao nói thật, làm nghề này mà tốt, một năm 4 mùa, mỗi mùa tao cho mở một bữa tiệc thế này. À khoan, tao chỉ giới thiệu sơ sơ thôi, chứ muốn làm cho tao, cũng không phải dễ đâu nha.
-Là phải làm sao ạ?
-Bác trưởng cứ nói, gì thì gì, bọn này quyết tâm đi làm để có bữa cơm ngon chứ.
-Đúng đấy!
-Bọn mày hôm nay về nghĩ cho kĩ, chiều mai, tao học xong, ai muốn làm thì sang nhà tao. Tao sẽ nói rõ ràng công việc, nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi, mà tốt nhất là gọi bố mẹ tụi bay sang nữa nhé, việc này đã làm là không bỏ dở được đâu. Ban đầu sẽ khổ, chưa thấy lãi lời gì, thằng nào dễ ngã lòng nghĩ cho kĩ. Đã làm mà bỏ, tao không coi là anh em tong nhà nữa đâu.
-Vâng, thế thôi bọn em xin về.
Hôm sau, buổi chiều, nhà Kiệt chật ních người, ai cũng muốn sang hỏi về mấy việc Kiệt giới thiệu. Cũng may cho Kiệt, hồi trước xem phim nhiều, cũng biết một chút về tổ chức hội nghị, nên vẫn sắp xếp được. Kiệt một tay cầm cái loa tay tự chế, nói to và rõ từng vấn đề một. Và cũng không phải trong vòng một ngày, mà hơn nửa tháng sau, mọi việc mới hơi hòm hòm.
Đầu tiên, là về nghề. Nghề có 3 nghề lớn đang định làm: đóng bếp, nuôi chim bồ câu, nuôi thỏ:
+ Việc đóng bếp thì làm ngay, nhưng chưa bán vội. Trước tiên phải thử ở trong làng đã, nếu mọi người thấy bếp thật sự có tiết kiệm, không khói, thu lại được tro hoàn toàn, cháy tốt thì sẽ bắt đầu ra huyện bán. Việc này nên trù bị sẵn sàng ngay, để lúc có thể đem bán, là đem bán luôn.
+ Với chim với thỏ, thì đây là hai giống ăn nhiều, để nhiều, thịt ngon, nhưng khó nhọc khi chăm sóc. Thức ăn của hai giống này cần phải thực chú trọng: ngoài cỏ tươi, thỏ phải được ăn thêm ít rau củ quả ; với bồ câu, thì thóc là thức ăn chính, đậu là thức ăn vỗ béo, phải có thêm sạn nhỏ để bồ câu. Phân chim bồ câu hay phân thỏ, có thể dùng để bón ruộng, không thì để nuôi giun vỗ béo cho gà. Mô hình vườn ao chuồng là thứ mà Kiệt định sau này có vốn lớn hơn sẽ phổ cập.
Thứ hai, là nghĩa vụ. Ai muốn tham gia phải đứng ra trước mặt các cụ bô lão trong họ, nói rõ ràng việc đó, để sau này muốn rút thì phải chịu phạt, không chày cối gì được. Sau khi đã vào làm, việc đi đúng giờ, nghỉ đúng giờ, làm đúng chỉ tiêu là tất yếu. NHưng tác phong làm việc, Kiệt dự định cũng phải điều chỉnh đôi chút. Quan trọng nhất, Kiệt có ý định phổ cập ít chữ quốc ngữ. Chứ Hoa khó học, bọn đầu đất này không học được đâu. Song việc làm bây giờ sẽ cần thằng có chữ: chấm công, điểm danh, kiểm tra năng suất,… đều cần ghi chép lại. Không có chữ không làm được.
Thứ ba, là quyền lợi. Dựa theo việc chấm công theo sản phẩm sẽ phân phối lợi nhuân. Ngoài ra, biết chữ cũng là một loại quyền, có điều lúc đó chưa ai hiểu hết. Mãi về sau này, người ta đều bảo, so với cái chữ học được thì bữa liên hoan vào mỗi mùa thu hoạch là cái lợi nhỏ như mắt muỗi.