Hồng Thái Tổ để lại một tòa hùng quan cho người Thổ Phiên, một tòa Thiên quan có thể bị hậu nhân Hồng Hoàng phá hỏng bất cứ lúc nào.
Tuy hùng quan đã bị hồng thủy hủy diệt, nhưng không có quân đội ra hồn, con cháu Đại Hồng muốn phục quốc đúng là kẻ ngốc nói mớ. Chẳng nhẽ để thành trì ngập nước rồi sau đó vỗ tay hoan hô?
Là Hữu thừa tướng, Tạ Tư Trạc hay là Bạch Âm Vương? Tống Dương không nhớ rõ ai đã nói với hắn. Nhưng mơ hồ vẫn có thể nhớ rõ khi hắn ở Sa Tộc có nghe nói qua: nếu quay lại thời cổ, mấy trăm năm trước, Sa Tộc là dân tộc hùng mạnh hiếm có của phương bắc. Còn cường thịnh hơn nhiều so với Hồi Hột, Khuyển Nhung.
Đáng tiếc cuối cùng Sa tộc không thể phát triển lớn mạnh, thậm chí còn để người anh em Khuyển Nhung đè đầu cưỡi cổ. Nhưng điều này không quan trọng, quan trọng nhất là khi Hồng Thái Tổ còn tại thế, sa mạc phương bắc, hoang nguyên, thảo nguyên các dân tộc du mục còn chưa đâu vào đâu, riêng Sa tộc đã có hình có dáng rồi.
Lại nghĩ đến người Hán bên cạnh Sa chủ lúc trước, trên tay thi hài đó đeo tín vật của Hồng hoàng tộc... Bảy trăm năm trước kế sách của Thái Tổ cũng bắt đầu rõ ràng trong mắt Tống Dương.
Đại Hồng sụp đổ, hậu nhân tìm được Sa Tộc, hiệp trợ Sa chủ thống nhất toàn tộc, nắm giữ lực lượng Sa tộc. Tuy rằng Sa dân lạc hậu, nhưng dân số lại rất rõ ràng, bất cứ lúc nào cũng có thể tạo thành một đội quân đàng hoàng, thực lực không thể khinh thường.
Sa dân xuất binh công kích cao nguyên độc lập, người Thổ Phiên sẽ dùng Thiên Quan làm lá chắn. Thoạt nhìn, quân đội phương Bắc muốn đột phá Thiên Quan còn khó hơn lên trời. Nhưng chỉ cần mở miệng cống trong Thiên Trì trên tuyết sơn, hậu nhân Hồng Hoàng muốn thắng một trận dễ như trở bàn tay. Thổ Phiên thương vong thê thảm nghiêm trọng, đại quân Sa dân thì tiến quân thần tốc.
Không riêng Sa dân ở phương bắc, Hồng Thái Tổ còn dấu ở phía nam một đội tinh binh chân chính - Thiền Dạ Xoa.
Sa dân từ bắc mà đến, Thiền Dạ Xoa từ nam mà lên.... Có lẽ nghề nghiệp kiếp trước khiến Tống Dương có thói quen gặp chuyện liền nghiên cứu, cũng có lẽ cảm thấy câu chuyện này rất thú vị. Hắn suy nghĩ, bắt đầu từ giai đoạn bảy trăm năm trước, Hồng Thái Tổ đã định ra đại kế phục quốc cho con cháu hậu nhân. Đáng tiếc manh mối trong tay có hạn, hiện tại hắn mới nghĩ được 'đại quân Sa dân, Thiền Dạ Xoa tinh nhuệ nam bắc giáp công, bất ngờ đánh cao nguyên'.
Nhìn sợi châu đeo trên tay do Hàng Châu đưa hắn, ít nhất trên đảo Đông Hải còn ẩn dấu kế hoạch của Hồng Thái Tổ. Nhưng những người đó cụ thể muốn làm gì, mưu đồ có thể thành công hay không thì không biết được... Tống Dương không thể suy đoán được hết.
Tuy năm đó Hồng Thái Tổ vẫn không thể tính tường tận hết mọi chuyện, không nghĩ đến bảy trăm năm sau ở phương bắc Hồi Hột và Khuyển Nhung sóng vai quật khởi. lão đại ca Sa tộc của năm đó lại không ra hồn. Nhưng chỉ cần để Sa dân xuống nam, phá Thiên Quan của địch, đã khiến Tống Dương khâm phục.
Nếu phương bắc đã sắp đặt dòng lũ Thiên Quan, dọn sạch đường cho Sa tộc, vậy Nam Cảnh ở cao nguyên có thể có phương pháp để Thiền Dạ Xoa ở bắc cũng có thể quét ngang ngàn quân không?
Vừa rồi Trịnh Chuyển còn nhắc đến ba tòa thành Hồng Thái Tổ lưu lại ở cao nguyên, hai đạo đại áp và một con đường. Bây giờ Nam hỏa chuẩn bị tấn công Đa Lan Thành, Tống Dương xem xét lại tất cả quân báo tình báo có liên quan đến tòa thành này. Lịch sử Đa Lan thành cũng có bảy trăm năm, từ khi Hồng Thái Tổ truyền chỉ xây dựng cải tạo... cho đến hiện tại, Tống Dương làm sao không nghĩ đến, lúc này mới vui mừng thấy rõ, cười nói tiếng:
- Thật tốt quá.
Quả nhiên, Trịnh Chuyển thấy thế chỉ biết hắn nghĩ đến mấu chốt, gật đầu cười nói:
- Trong kế sách của Thái Tổ, Đa Lan Thành chính là Thiên Quan phía nam!
Thiên Quan phương bắc nằm ở vị trí trọng yếu trong quan ải, địa thế hiểm trợ, lại có thể dựa vào mạch nước mà động tay chân, đối với Hồng Thái Tổ mà nói quả thực là tạo hóa của trời đất, là ông trời ban cho nơi tốt nhất cho ông ta. Nếu không có mạch nước, hoặc ngọn nguồn mạch nước không phải là Thiên Trì , cho dù Hồng Thái Tổ có thủ đoạn thông thiên cũng không thể đặt ra kế sách như vậy.
Còn Nam Cảnh cao nguyên, về mặt địa lý khác biệt rất lớn so với phương bắc. Không có hai ngọn núi bao bọc xung quanh, cửa ải canh giữ chỗ trọng yếu, Hồng Thái Tổ chỉ có thể lấy lùi để tiến, tìm kiếm thủy mạch có thể lợi dụng được trong nam cảnh. Cũng ở trên thủy mạch này xây dựng một tòa thành trì hùng vĩ: Đa Lan.
Thủ đoạn giống Thiên Quan như đúc, chỉ khác biệt ở chỗ Đa Lan không hiểm yếu như Thiên Quan. Nhưng đối với Phiên tử nam cảnh, thành trì chắc chắn do tiền triều lưu lại có tường thành rất dày bảo hộ, gò đất, đài quan sát không ít, lại nằm trên con đường từ Nam Cảnh đi cao nguyên, đương nhiên sẽ nghĩ đó là thành lũy trọng yếu chống lại kẻ thù từ bên ngoài vào.
Tống Dương cười không ngậm nổi miệng. Vừa rồi các tướng còn đang do dự, sợ tạo thành thương vong nghiêm trọng, trận đánh ác liệt, hiện tại chỉ cần mấy câu nói của Trịnh Chuyển đã thay đổi cục diện.
- Thái Tổ lưu lại tam thành nhị áp nhất lộ, trong đó nhị thành nhị áp đã dùng cho Thiên Quan và Đa Lan. - Trịnh Chuyển tiếp tục nói - Mặt khác một thành còn lại chính là đô thành Nhân Khách Thụ Xuyên của Phiên tử.
Nhân Khách nằm tại trung tâm cao nguyên, thời viễn cỗ còn từng được người cao nguyên cho là trung tâm đại địa, địa vị cực kì thần thánh. Nhiều thế hệ vua chúa tài trí mưu lược kiệt xuất của cao nguyên đều coi đây là thủ đô, Mật Tông hiện giờ cũng không ngoại lệ. Lúc trước Hồng Thái Tổ không phải đều xây thành trên đất bằng phẳng. Nhưng đã tốn rất nhiều tiền để xây dựng thêm, đảm bảo sau này có thể dụ dỗ, để chủ nhân cao nguyên tiếp tục coi nó là đô thành. Làm xong, ông ta để lại một mật đạo nối thẳng vào trong thành.
Tam thành, nhị áp, nhất lộ. Hai tòa thành lớn quan trọng một nam một bắc và đô thành trung ương, Hồng Thái Tổ kế sách thật đúng là hết sức tỉ mỉ. Còn việc ông ta an bài ở khắp các nơi trên Trung Thổ, hay là ông ta chỉ để lại ở cao nguyên thì không ai biết.
Nếu là cái trước thì không cần phải nói. Bây giờ trên Trung Thổ mà có một quốc gia nắm giữ toàn bộ sắp đặt của Hồng Thái Tổ, muốn sáng lập sự nghiệp thống nhất đất nước sẽ không còn là giấc mộng. Nếu là cái sau, thì vì sao Hồng Thái Tổ lại coi trọng cao nguyên đến vậy?
Tống Dương không nghĩ ra, Trịnh Chuyển càng lười nghĩ. Anh ta nói qua các sắp xếp của Hồng Thái Tổ xong, lại đổi đề tài, một lần nữa kể chuyện của mình.
Sau khi tôn sứ đại nhân mất tích ở thảo nguyên, Thiền Dạ Xoa phụng mệnh tiến vào cao nguyên. Trịnh Chuyển lĩnh mệnh: tận lực quấy rối, làm cho cao nguyên càng loạn càng tốt.
Đối với mệnh lệnh này, Trịnh Chuyển nghĩ đến con đường Thái Tổ lưu lại. Còn có chuyện gì loạn hơn là phá hủy đô thành cao nguyên , Dạ Xoa tắm máu cho Sài Thố Đáp Tháp? Cho nên anh ta mang binh tiềm hành, đi thẳng đến thủ đô Nhân Khách của Thổ Phiên.
Bây giờ nói đến, hai chữ 'tiềm hành' nói thì có vẻ đơn giản, nhưng thực tế tám ngàn người đi ngang qua nửa cao nguyên, ngay dưới mắt Phiên quân lượn qua lượn lại, làm sao có thể dễ dàng được?
Ngoại trừ Thiền Dạ Xoa, chỉ sợ trên đời này không có một đội quân nào có thể làm đến bước đó. Trịnh Chuyển thành công dẫn đội đến bên ngoài Nhân Khách. Mặc dù cũng có chuyện mà Thiền Dạ Xoa không làm được, bọn họ đành phải dừng bên ngoài Nhân Khách.
Cảnh vệ xung quanh Thánh Thành không giống bình thường, Thiền Dạ Xoa muốn tiếp tục tiềm hành không bại lộ hành tung là không có khả năng. Mà con đường Thái Tổ lưu lại thì phải vào trong một đoạn nữa mới được. Trịnh Chuyển kiên trì suy nghĩ, suất lĩnh thủ hạ tới lui tuần tra bên ngoài, cẩn thận tìm kiếm sơ hở đối phương, tìm kiếm có khe hở nào có thể lẻn vào... Vào thời điểm đó, Lạt Ma và Yến Đỉnh còn đang lục đục với nhau, lại chưa thu được tin từ bên ngoài vụng trộm xâm nhập vào đây một đội tinh binh. Huyến án nghe rợn người.
Bây giờ xem ra, con đường Hồng Thái Tổ lưu lại không phải vô dụng. Nhưng thế nào cũng phải cho đại quân đánh đến cổng thành, dọn sạch cảnh vệ xung quanh, để phiên quân cố thủ trong thành thì mới có tác dụng.
Sau đó Trịnh Chuyển nhận được ám hiệu 'Thiên ma quy sào, Dạ Xoa tùy duyên', biết Tống Dương hoàn toàn không có việc gì, nhiệm vụ lần này không cần phải tiến hành nữa.
Trịnh Chuyển giao đại đội nhân mã cho Trịnh Kỷ, để các huynh đệ dẫn theo mọi người về nước trước, còn anh ta mang một ngàn người tiếp tục ở lại cao nguyên. Suy nghĩ của Trịnh Chuyển rất đơn giản, nếu đã đến cao nguyên, nên thuận đường nhìn xem hai đạo áp còn tốt hay không, cơ quan sửa chữa từ bảy trăm năm trước còn dùng được hay không... nói không chừng về sau sẽ dùng đến sắp xếp của Hồng Thái Tổ để tấn công cao nguyên. Trước tiên xác nhận trước, biết nắm chắc tiên cơ luôn có lợi hơn đối với mình.
Chuyện sau đó đơn giản hơn. Trịnh Kỷ xác nhận qua miệng cống, dẫn đội xuống tuyết sơn muốn rời khỏi cao nguyên, lại biết được Hồi Hột mang binh xuống nam, trả thù Thổ Phiên thay Nam Lý. Hai bên đánh nhau ở Thiên Quan, Hồi Hột dần gặp bất lợi. Trịnh Chuyển biết quan hệ giữa Tống Dương và Đại Khả Hãn, cũng muốn nhận được thái độ của Hoàng đế và tôn sứ, lúc này dẫn các huynh đệ quay lại, mở cống Thiên Quan, tặng Thổ Phiên một kích hung mãnh! Chương trình ủng hộ thương hiệu Việt của Tàng Thư Viện:
Danh Sách Chương:
Bạn đang đọc truyện trên website MeTruyenVip.com
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK