Lúc mới bắt đầu, La Quan hoặc lắc đầu hoặc vung tay, hiển nhiên những việc vặt này đều không phải, đến khi Tống Dương nói đến việc khi ở Yến Tử Bình, Vưu thái y cho hắn lựa chọn một trong hai thanh bảo đao, vẻ mặt của đại tông sư rõ ràng chú ý hơn nhiều:
- Lúc đó, Vưu thái y đã nói gì,ngài có thể nhớ được bao nhiêu, toàn bộ đều phải nói rõ ràng.
Cam lâm vi quân, long tước vi phách, kiếm vi thuận, vi thừa thiên, đao cầu nghịch, cầu nhâm tính… Dù người nói đã đi xa nhưng lời vẫn văng vẳng bên tai, những lời lão đầu tử từng nói ngày trước, Tống Dương vẫn nhớ, không đến mức không sót một chữ nhưng thuật lại đại ý cũng không hề có sai biệt.
Sau khi nói xong, Tống Dương bỗng nhiên cười, lúc Vưu thái y thấy hắn chọn long tước liền vui vẻ lạ thường vì lão đầu tử cầm không nổi thanh đao kia, mỗi lần nhớ đến việc này, Tống Dương đều không kìm nổi mà bật cười.
La Quan không chú ý đến vẻ mặt của Tống Dương, tĩnh tâm suy tư một lát, thở ra một hơi:
- Giảng giải về đao của Vưu thái y đã là tổng cương công pháp của ngài… Chính là nó rồi.
Tống Dương cũng thu hồi tâm tư, không còn thấy vẻ mặt tươi cười nữa mà thay bằng ý cung kính, khiêm tốn thỉnh giáo:
- Xin ngài chỉ điểm cho.
Không dài dòng thêm nửa chữ, La Quan trực tiếp mở miệng:
- Đao là phách đạo, trong đó cao nhất là long tước, thứ ngài tu luyện chính là phách đạo.
Nói xong như chưa hề nói, nhưng Tống Dương không vội hỏi, đứng yên tại chỗ nghiêm túc chờ đợi, quả nhiên, một lát sau La Quan tiếp tục giảng giải:
- Phách đạo là cái gì? Vưu thái y đã nói rõ ràng phách đạo là ‘nghịch’, là ‘nhâm tính’, phách đạo cũng là duy ngã độc tôn.
Vừa suy tư, La Quan vừa nhắc lại bốn chữ:
Phách đạo phải nghịch.
Lão đột nhiên tăng thêm ngữ khí:
Thiên hạ vạn vật đều là thuận, chỉ độc nhất ngài và long tước là bướng, là nghịch, nói cách khác, ngài và hết thảy thiên hạ là kẻ địch của nhau.
Nói tới đây, vẻ mặt của La Quan trở nên thoải mái, thật ra đạo lý đại khái thì lão đã hiểu từ sớm, suy tư lúc này chủ yếu là để lựa lời… giảng giải đạo lý cho Thường Xuân Hầu không thể dùng lời văn viết, nhất định phải dùng lời văn nói, phải nói trắng ra, La Quan cuối cùng cũng nghĩ ra cách nói liền cười:
- Ngài cứ xem ‘phách đạo’ là một con rồng cực kì hung ác đi.
- Chỉ có ‘nghịch’ còn chưa đủ, con rồng ác này còn phải ‘duy ngã độc tôn’, nghe cho rõ, nó không phải đòi xưng vương mà là muốn độc tôn.
- Có thể hiểu sự khác biệt trong đó không? Xưng vương là muốn người không phục phải thuần phục, độc tôn thì muốn người không phục phải chết!
La Quan càng nói, vẻ mặt càng lộ rõ ý cười:
- Vạn vật đều xem rồng ác là địch, vậy nó phải làm sao? Chỉ có một chữ: giết.
- Tống Dương, ngài và long tước cộng lại với nhau chính là con rồng ác kia rồi.
Ví dụ đã đưa ra, cũng không quan tâm Tống Dương có thật sự hiểu không, La Quan lại chuyển đề tài trở lại vấn đề công pháp:
- Võ công không phải dùng để giết người mà là dùng để tu tâm. Long tước công pháp của ngài cũng không ngoại lệ, chỉ có điều cái long tước tu là ‘phách đạo chi tâm’, phương pháp tu của nó chính là… giết.
Sau khi thao thao bất tuyệt, La Quan rốt cuộc cũng dừng lại, nhìn Tống Dương với vẻ mặt như cười mà cũng như không cười:
- Hiểu chứ?
Tống Dương không dám gật đầu, lại ngẫm lại từ đầu đến cuối tất cả những gì vừa nói một lúc rồi mới thăm dò hỏi:
- Ta muốn ‘thế quy vu ý’ thì phải cầu ngộ trong việc giết chóc sao?
La Quan cười ha một tiếng:
- Không sai! Ngài giết người chính là tôi vẽ mặt trời. Ngài muốn lĩnh ngộ, muốn lại có đột phá thì nhất định phải cầu trong máu tươi, cầu trong mạng người! Giết được càng nhiều, ngài sẽ có thể tìm thấy tư vị của phách đạo.
Đang nói, cách nói của đại tông sư lại thay đổi, nhắc lại câu nói cũ:
- Tôi từng thấy ngài giết người.
Từ lúc rời khỏi Yến Tử Bình tham gia tuyển hiền của châu Thanh Dương cho đến bây giờ, Tống Dương trải qua không ít chuyện lớn, người vì hắn mà chết hay có nguyên nhân chết liên quan đến hắn, nhiều đến mức không thể đếm hết nhưng hắn thật sự tự mình động thủ, thậm chí đại khai sát giới, chỉ có hai lần, một là đêm mồng tám tháng chín Tình thành bạo loạn, hắn từng tham gia hỗn chiến; lần còn lại chính là mấy ngày trước, trận chiến với lính Lang Khuyển Nhung. Hai lần La Quan đều có mặt, nhìn thấy ‘long tước’ trong cảnh máu thịt bay tứ tung một cách rõ ràng… so với ‘long tước’ khi thi đấu hay lúc đánh đơn không hề giống nhau, không phải thực lực tiến bộ hay uy lực của sát pháp mạnh lên mà là một loại nhận thức rất khó nói rõ ràng: linh tính. Người trước tăng cường linh tính, người sau càng cứng cáp hơn nhiều. ‘Long tước’ mà La Quan nói ở đây không phải chỉ thanh đao kia mà là chỉ công pháp Tống Dương tu luyện.
Loại cảm giác này rất mơ hồ, giống như sự khác biệt của cùng một pho tượng phật… được cung phụng ngàn năm trên tòa hoa sen và pho tượng bị đặt ở cửa hiệu hàng mỹ nghệ.
Thật ra, La Quan cũng nhờ từng nhìn thấy ‘linh tính’ khi Tống Dương chém giết trong đám người trước đó mới đại khái nghĩ ra phương pháp ngộ đạo của Tống Dương, vừa rồi kiểm chứng qua tổng cương của long tước thì lại càng khẳng định cách nghĩ của mình.
Cuối cùng, La Quan cười vang sảng khoái:
- Chính việc ngài đang làm bây giờ, sau này không thể thiếu việc ra tay đại sát, không thiếu cơ hội lĩnh ngộ, chỉ cần không chết giữa đám loạn quân thì rất có hi vọng lại tiến bộ.
Một câu nói trước đó ‘ngài giết người chính là ta vẽ mặt trời…’ đạo lý đã nói rất rõ ràng rồi, nếu Tống Dương vẫn nghe không hiểu thì hắn thật sự là đồ ngốc. Sau khi nghe xong, Tống Dương cũng không biết nên khóc hay nên cười… Ngày trước chọn long tước đơn thuần chỉ là cảm thấy thanh đao này uy phong lẫm lẫm, thật không ngờ công phu này nếu muốn tinh tiến thêm thì phải dùng mạng người để đổi.
Tống Dương cuối cùng cũng thấy thoải mái:
- Long tước sẽ tinh tiến trong khi giết người, cho nên đêm đó lúc chiến đấu với lính Lang, chiến lực của ta đột nhiên mạnh lên?
Vẻ mặt của La Quan có chút kì lạ, như cười mà như không cười:
- Có phải nguyên nhân này hay không ta cũng biết, tuy nhiên sau này ngài giết người nhiều vào, sẽ luôn có ích lợi, Hầu gia phải cần cù đó!
Tống Dương không còn lời nào để đáp lại…
Công pháp cũng đã hiểu đại khái nhưng Tống Dương vẫn còn một chút nghi vấn khác: dựa theo tính cách của Vưu thái y… nhất định không sợ Tống Dương giết chóc nhiều, đứa cháu có giết sạch người trong thiên hạ thì người làm cậu cũng thấy không sao cả, nếu đã như vậy thì sao không truyền lại phương pháp nâng cao tu vi trong tương lai chứ.
La Quan không biết hắn đang nghĩ gì, thấy hắn lộ vẻ khó hiểu liền hỏi:
- Còn có gì nghĩ không thông à?
Tống Dương cũng không giấu… Đợi sau khi hắn nói ra nghi vấn của bản thân, La Quan vừa cười vừa lắc đầu:
- Với tình yêu thương mà ông ta dành cho ngài, nếu là việc tốt cho ngài nhất định sẽ không che giấu. Nhưng tôi nhớ ngài từng nói, tu vi lúc cao nhất của Vưu thái y là ất tự, tôi không phải nói xấu gì ông ta nhưng một người khi bản thân không đứng được quá cao thì nhìn sự việc cũng chưa chắc quá chuẩn xác… Huống chi sau này ông ta bị sư môn phế đi võ công, với đạo này đã không còn dụng tâm, theo tôi thấy, chỉ sợ rằng chính ông cũng không biết long tước bá đạo làm cách nào để tinh tiến thêm.
Đúng là đạo lý này, con đường tập võ Vưu thái y nửa chừng đứt gánh, hơn nữa chí của ông vốn không ở võ, chỉ dựa trên kiến thức võ học mà nói, so với La Quan thì đúng là chênh lệch quá nhiều, cậu cũng không biết long tước sau này nên luyện thế nào thì tất nhiên không thể nào chỉ điểm.
Âm thanh của La Quan chưa dứt nhưng không biết có phải vì cảm xúc trong lòng hay không mà lão lại dẫn dắt đề tài tiến thêm một bước:
- Nói đến kiến thức võ học, ta hơn Vưu Ly một ít nhưng so với sư phụ vẫn là một trời một vực… Có lẽ thầy chưa từng thấy ngài đại khai sát giới, nhưng thầy chỉ cần nhìn thấy ngài ra tay thì chắc chắn có thể nhìn ra long tước phải cầu tiến trong việc giết chóc… Thầy chỉ giúp ngài đả thông tam quan nhưng lại không chịu chỉ điểm thêm một bước, ngài có biết vì sao không?
Nói xong cũng không đợi Tống Dương trả lời, lão lại thay đổi cách nói:
- Ngài có biết, khác biệt giữa ta và sư phụ ở đâu không?
Câu hỏi trước Tống Dương không giải được nhưng câu hỏi sau Tống Dương lại hiểu rất rõ nên liền cười:
- Trần Phản tiền bối ngoài lạnh lùng trong ấm áp, ngài thì lại vừa đúng ngược lại.
La Quan bỗng nhiên phá lên cười, không nói thêm gì nữa, xoay người đi ra xa…
Lúc Trần Phản tỉnh táo, ngôn ngữ chua ngoa, đối nhân xử thế bừa bãi, ông từng nói ‘có thù phải báo, có ân không trả’, Tống Dương đặc biệt nhớ rõ. Nhưng sau này bệnh mất trí phát tác làm bản tính của lão đầu tử lộ rõ ra ngoài, chan hòa lại mang một chút quật cường, giúp người, làm việc thiện, trân trọng quan tâm vãn bối, người có tâm tính thế này nhất định là lương thiện, cho nên dù ông có nhìn ra đạo tu hành của long tước cũng không đến chỉ điểm Tống Dương tạo nhiều giết chóc.
Còn về La Quan, bên ngoài nho nhã, ôn hòa nhưng ngoại trừ một tâm kết có liên quan đến sư phụ, người này làm việc rõ ràng kiên quyết, không vướng mắc rầy rà, từ việc trong nhất phẩm lôi lão trực tiếp phản lại Cảnh Thái đã có thể thấy được điều đó. Không phải nói lão không tốt, chỉ là nếu đơn thuần nói về tính cách, thầy trò hai người nhìn bề ngoài đều là cười ha hả nhưng thật ra khác biệt cực kì lớn. Tống Dương sau này sẽ giết bao nhiêu người, La Quan hoàn toàn không quan tâm… Chương trình ủng hộ thương hiệu Việt của Tàng Thư Viện:
Danh Sách Chương:
Bạn đang đọc truyện trên website MeTruyenVip.com
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK