Bởi sự phân biệt chủng tộc đã diễn ra gay gắt, chốc chốc lại nghe tin các cuộc thảm sát ở các khu trại người Hoa bên ngoài Gia Định, tuy rằng những tin tức này có thật có giả, do Trần Minh Đức ra lệnh truyền lưu, nhưng không thể phủ nhận được là bằng biện pháp này sự hận thù của hai dân tộc giờ đây đã khắc sâu đến độ không chết không thôi.
Tầng lớp dân chúng phía dưới không hề biết rằng cuộc chiến này họ sẽ đạt được lợi ích gì, họ chỉ biết rằng chiến đấu để sống sót mà thôi.
Về cơ bản tiềm lực sức mạnh của người Hoa đã được tập trung đến cực hạn.
Trước chiến tranh, qua sổ sách ở miền Nam ước chừng có khoảng 10 vạn người Hoa, tuy nhiên đấy chỉ là con số trên sổ sách của triều đình, Hồng Đĩnh dựa vào các thống kê số liệu và con số trên thực tế kinh tế đưa ra phán đoán rằng người Hoa không chỉ có vậy, trên toàn miền phải có ít nhất khoảng từ 15 vạn đến 20 vạn người, hoặc có thể hơn. Bởi vì các gia tộc thường gia sức che giấu đinh khẩu để trốn thuế.
Người Hoa sống tập trung chủ yếu ở hai vùng là Gia Định -Biên Hòa - Chợ Lớn đây là đất lập nghiệp của Trần Thượng Xuyên, và vùng Hà Tiên - Rạch Giá, đây là đất tổ của Mạc Cửu. Số còn dại sinh sống dải dác khắp nơi làm ăn kinh tế.
Khi mâu thuẫn giữa người Việt và người Hoa bùng nổ, người Hoa từ khắp nơi hầu hết đổ dồn về hai nơi này.
Ở Gia Định vốn là thành phố lớn nhất miền Nam, thời kì trước chiến tranh với Pháp có khoảng 5 vạn dân chúng. Khi chiến tranh nổ ra, với sự khốc liệt của chiến tranh, và phong trào “Tịa Địa”,hầu hết dân chúng không chịu hợp tác với Pháp mà rời bỏ đi nơi này, khiến Gia Định chỉ còn không tới 2 vạn người.
Người Hoa đổ dồn về đây với vô số tiền bạc của cải và nhân lực, lập tức biến nơi đây thành một tòa thành khổng lồ với khoảng gần 10 vạn nhân khẩu.
(Đương nhiên đừng ai thắc mắc là tại sao thành phố với gần 10 triệu dân thời hiện đại thì bây giờ lại chỉ có không tới 5 vạn người, thậm chí khi chiến tranh nổ ra, nơi đây tập trung gần 10 vạn người mà tòa thành này cũng không nuôi nổi số người ấy. Đọc truyện của mình thì hầu hết mọi người đều có kiến thức về mảng này, cho nên mình cũng không làm điều thừa là giải thích nữa.)
Trải qua đánh nhau khốc liệt gần 1 năm trời, số người Hoa thương vong đã lên tới con số gần hai vạn, bất kể là binh lính hay bình dân. Hầu như mỗi nhà đều có người chết trận hay thân nhân bị giết hại.
Thương vong thảm trọng như vậy không phải chỉ là mâu thuẫn hai dân tộc nữa mà đã là thâm thù đại hận.
Tiềm lực của người Hoa cũng đã bị bức đến mức cực đại.
Ở Gia Định Chợ Lớn, hầu hết người đàn ông người Hoa đã và đang tham gia vào quân đội hay các hoạt động quân sự cho chính quyền tay sai của người Pháp, cơ cấu kinh tế hoàn toàn bị phá hủy, tất cả mọi thứ của cải cá nhân đều đã biến mất.
Tầng lớp chóp bu người Hoa thông qua nhiều biện pháp đã cướp đoạt hầu như tất cả, từ tài sản, lương thực, đến suy nghĩ của họ, hiện tại Gia Định đang tiến hành chế độ phân phát lương thực.
Trước đó, dân chạy nạn người Hoa bất kể là giàu nghèo khi chạy đến Gia Định thì đều không có mang theo mấy lương thực, giới cầm quyền dựa vào đó đã đẩy giá lương thực lên tới con số trên trời, hòng vơ vét toàn bộ của cải. Khi đã thấy không còn có thể vơ vét được nữa, chúng bắt đầu tiến hành phân phối lương thực, dựa vào đó Ngụy quyền tay sai đã thu giữ được vô số của cải, và nắm giữ được mấy vạn người trong tay. Bắt buộc phải chiến đấu cho chúng.
Đây là lí do tại sao người Pháp bắt tiến cống hàng triệu lượng bạc, thế nhưng giới chóp bu các gia tộc không những có thể có đủ tiền cống nạp cho Pháp, chẳng những thế mà còn giàu có đến chảy mỡ.
Vì vậy có thể cảm nhận được, người Hoa đã khổ như vậy, thì người Việt sống ở Gia Định càng giống như sống ở dưới địa ngục hơn.
Dưới đà thất thế, người Pháp đã tiến hành vơ vét, tàn sát người Việt còn lại ở Gia Định.
Hơn 2 vạn người bị ép buộc đi lao dịch, bất kể già trẻ lớn bé. Để xây dựng “phòng tuyến các ngôi chùa”
Đây là một tuyến phòng thủ lớn, từ phía bắc sông Sài Gòn, đến phía Nam bao quanh Chợ Lớn.
Là một tập đoàn cứ điểm, các cụm phòng thủ liên hoàn chạy dọc từ bắc xuống Nam. Đây chính là nước cờ sau cùng của Bonard, nhằm xây dựng chỗ dựa cuối cùng cho người Pháp.
Phòng tuyến này là một sự kết hợp hỗn độn của nhiều tư tưởng chiến thuật, và dựa vào điều kiện tự nhiên xây lên.
Từ Bắc sông Sài gòn đến phía Nam dây dựng thành một chiến tuyến gồm nhiều lớp phòng thủ, cứ cách một đoạn lại có cụm phòng thủ. Chiều sâu của phòng tuyến vào khoảng 500m, với khoảng 3 lớp hàng phòng thủ, Bonard dự định dùng phòng tuyến này kết hợp với số lính mới tuyển mộ, dùng để làm phòng tuyến cuối cùng, mục đích là có thể rút bớt binh sĩ tinh nhuệ đi tấn công Biên Hòa.
Ở phía sau nó lực lượng dự bị và pháo binh đồn trú ở các ngôi chùa, sẵn sàng chi viện khi bị phòng tuyến bị tấn công, có thể nói đây chính là một tư duy chiến thuật sáng tạo, tư tưởng phối hợp tác chiến như vậy thậm chí phải đến khi đại chiến thế giới lần thứ nhất mới dần hoàn thiện, thế nhưng ở Đại Việt dưới nhiều điều kiện khách quan, Bonard đã dần xây dựng nó.
Tất cả những người Việt còn ở Gia Định đều bị huy động lên đi lao dịch, bất kể đàn ông đàn bà, người già người trẻ.
Bởi vì công việc vô cùng cực nhọc, điều kiện sinh hoạt tồi tề, lại gặp sự đối sử tàn tệ của người Hoa được cử đi làm đốc công, hàng ngàn người đã chết khi đi xây dựng “Phòng Tuyến Các Ngôi Chùa”
Bên cạnh việc vắt kiệt sức của người Việt, còn có ít nhất hơn 3 vạn người Hoa nữa được huy động để xây dựng phòng tuyến, tất nhiên đãi ngộ của những người Hoa này tốt hơn bên phía người Việt rất nhiều, cho nên mức tổn thương nhân viên không cao đến rợn người như thế.
Song song với việc xây chựng tuyến phòng thủ, dưới sự thúc giục của người Pháp, một đợt chưng binh mới nữa lại bắt đầu, để bù đắp cho những thiệt hại trên chiến trường trong chiến dịch quân sự vừa qua. Trải qua 1 tuần bắt lính có khoảng hơn 6000 người bị bắt phải phục vụ quân dịch.
Theo thống kê, hầu hết đàn ông dưới 40 tuổi và khỏe mạnh đều đã tham gia quân sự, số còn lại hầu hết là người già, phụ nữ và trẻ em. Người Hoa chính là đã chơi tất tay trong canh bạc này, thế nhưng tương lai của họ vẫn chỉ là toàn một màn đêm mờ mịt.
Bên phía Pháp và đồng minh, trải qua các chiến dịch quân sự, thương vong của binh sĩ là rất lớn, ước chừng cả thương vong trong chiến đấu và phi chiến đấu trên tất cả các chiến trường là khoảng hơn 5000 người.
Hiện tại số lượng lính Hoa là khoảng 6000 lính tinh nhuệ, số binh sĩ này đã trải qua nhiều trường chiến đấu khốc liệt, kết hợp với hơn 4000 lính Lê Dương Pháp, kèm thêm khoảng hơn 2000 dân binh, và một số lính Tây Ban Nha đây là lực lượng chiến đấu chính của Pháp lúc này.
Tất nhiên về số lượng hơn 6000 quân mới, sức chiến đấu thật sự không đáng nhắc đến.
Trưng binh quá gấp, vũ khí trong kho không đủ, cùng với đó là tương lai tăm tối của cuộc chiến cho nên người Pháp không hề tăng cường vận chuyển vũ khí từ Philippin sang, mà chỉ sử dụng những gì đã có.
Kết quả là trong số 6000 quân mới, chỉ có hơn 500 khẩu súng hỏa mai kiểu cũ, binh sĩ phải sử dụng vũ khí lạnh như đao thương cung nỏ.
Huấn luyện quân sự càng là sơ sài, hầu hết chỉ được trang bị một thanh vũ khí rồi được đẩy lên phòng thủ trận địa. Hiệu quả tác chiến rất đáng nghi ngờ, thực tế người Pháp cũng không chông chờ vào sức chiến đấu của đội quân này.
Khi nghiên cứu kế hoạch, Bonard muốn rút hết quân ở điểm lồi Chí Hòa, co cụm binh lực về phòng tuyến phía sau, như vậy có thể tiết kiệm được rất nhiều binh lực, củng cố hệ thống phòng ngự quanh Gia Đinh, có thêm 3000 quân tinh nhuệ cùng với 6000 lính mới, Bonard hoàn toàn tin tưởng mình có thể ổn định được hậu phương để dồn toàn lực đánh lên Biên Hòa.
Tất nhiên điều ấy gặp Charner phản đối kịch liệt, nếu như rút quân khỏi Chí Hòa đồng nghĩa với việc vứt bỏ toàn bộ thành quả mà quân Pháp mất hàng năm trời cùng với vô số máu tươi mới chiếm được.
Đương nhiên là Charner cũng có điều lo lắng của mình.
Đầu tiên Chí Hòa đang tập trung đội quân của đối phương được coi là tinh nhuệ bậc nhất trên toàn miền Nam, cứ coi như là nó đã bị đánh thiệt hại nặng đi chăng nữa, thế nhưng nếu từ bỏ bao vây để mấy ngàn quân tinh nhuệ này thoát ra khỏi cái túi Chí Hòa và được tự do hành động, thì bất cứ hướng nào cũng có thể sẽ bị đe dọa.
Giả sử như khi quân Pháp đang đánh Biên Hòa, thì mấy ngàn tinh nhuệ này bất ngờ chọc một đao ở phía sau lưng, vậy thì kết quả thật sự sẽ không chỉ là tổn thất nữa mà rất có thể sẽ là đại bại thảm hại.
Cứ việc các cơn mưa ở mùa mưa cản trở, thời gian đã tới cuối tháng 8, các công việc chuẩn bị cho một cuộc đại chiến của người Pháp đã tương đối hoàn thiện.
Mặt trung tâm của người Pháp khá ổn, với cụm quân Trung Tâm nắm trong tay hơn 4000 tinh nhuệ, vẫn tiến hành bao vây Chí Hòa, nơi đây các trận đánh vẫn diễn ra ác liệt, thương vong không cao như những ngày đầu bởi hai bên đều đã kiệt sức, tuy nhiên mức độ khốc liệt thì chưa có một chiến trường nào sánh bằng.
Phía sau là phòng tuyến và 6000 quân, Charner rất có lòng tin giữ được ổn định hậu phương, cam kết để Bonrad yên tâm đi đánh Biên Hòa.
Ở cụm quân phương Nam, sau thất bại Định Tường, người Pháp đã co cụm lại tuyến phòng thủ, đồng thời lợi dụng ưu thế về hải quân liên tục mở các cuộc tấn công và phong tỏa quân ta trên sông lớn, gây trở ngại rất lớn cho phía quân Việt. Thêm nữa mặc dù ở phía Nam đã chiến thắng, thế nhưng thương vong của quân Việt là rất lớn, tinh nhuệ gần như chết hết. Còn cần thời gian ổn định để tổ chức lại lực lượng, chưa thể đánh lớn, chỉ có thể tăng cường phối hợp với lực lượng bị vây trong đồn Chí Hòa mà thôi.
Thời tiết cũng rất phù hợp, vừa trải qua mưa bão xong, hầu hết vũ khí hỏa súng của quân Việt bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cần được bảo dưỡng, ngược lại vũ khí của Pháp sử dụng hạt nổ không bị ảnh hưởng nhiều quá. Sau này đây chính là yếu tố khiến quân Việt phải gào lên bất lực.
Tổng kết lại, ngày 29 tháng 8, quân Pháp mở chiến dịch quân sự lớn tấn công lên Biên Hòa, đây được coi là cuộc tấn công quân sự lớn của người Pháp ở Đại Nam, sau trận Biên Hòa, thế và lực hoàn toàn thay đổi theo chiều hướng có lợi sang phía quân Việt.