Trong một ngày, phòng tuyến vòng ngoài ở phía chính diện dưới sự công kích điên cuồng của quân Pháp và sự ngoan cường chiến đấu của quân Việt, nơi đây đã đổi chủ hơn 10 lần.
Hệ thống phòng ngự chiến hào hiện tại hầu như đã tan hoang, 3 lớp chiến hào vòng ngoài thì có đoạn quân Pháp chiếm được 2 lớp, có đoạn quân Pháp chỉ chiếm được 1 lớp, tạo thành thế cài răng lược.
Xác chết ngổn ngang khắp nơi, tổng kết trong ngày chiến đấu đầu tiên, Người Pháp lấp chiến hào bằng khoảng chừng từ 500-700 cái xác, và gấp đôi số lượng đó bị thương. Bên phía quân Việt cũng có một con số tương đương nằm lại mãi mãi trên mảnh đất này.
Sau một ngày chiến đấu khốc liệt, mặc dù với ưu thế từ mọi phương diện, người Pháp bắt buộc phải dừng lại cuộc tấn công mà không thể hoàn thành bất cứ mục tiêu đề ra nào. Các trung đoàn Pháp đặc biệt là trung đoàn 1 Viễn Đông đã kiệt sức, với thương vong rất lớn, có tiểu đoàn gần như bị xóa sổ. Các đơn vị khác cũng bị thương vong từ 20-50% sức chiến đấu.
Một ngày chiến đấu, nhìn trung đoàn thiện chiến của mình hiện tại đã kiệt sức đến nỗi không chắc có thể phòng thủ được những thành quả đã chiếm được trong ngày mà Đại tá Lebris cảm thấy mắt tối sầm lại, trung đoàn 1 Viễn Đông là một trong các đơn vị thiện chiến nhất của Pháp ở Đại Nam, nơi đây bao gồm những người con ưu tú của Pháp, thế nhưng giờ đây đơn vị này lại có non nửa số người đã nằm xuống, tim Đại tá Lebris như nhỏ máu. Ông là người tham gia trận đánh và biết được thảm khốc của trận đánh và chứng kiến sự điên cuồng kháng cự của quân Việt.
Sự kháng cự này đạt mức điên rồ, điều mà chưa bao giờ xuất hiện ở bất kì một quốc gia hay dân tộc da vàng da đen nào.
Pháo binh Pháp đã bắn mềm đất rồi, thế nhưng xương của lũ An Nam tại sao vẫn cứng như vậy?
Khi đánh giáp lá cà thì không một tên An Nam nào chùn bước sợ hãi, kẻ nào cũng chiến đấu với phương thức đổi mạng, những kẻ bị thương không thể chiến đấu thì nằm ở mọi nơi với quả lựu đạn chuẩn bị sẵn, bất cứ lúc nào cũng trong tư thế đồng quy vô tận với kẻ địch.
Trận đánh trong ngày đã khiến quân Pháp run sợ và đặt biệt danh cho quân phòng thủ đại đồn Chí Hòa là binh đoàn "crâne en acier" dịch nghĩa là binh đoàn đầu lâu thép.
Bởi phong cách, và ý chí chiến đấu sắt thép của đội quân ở đây.
Cùng với đó là bởi vì đại đồn Chí Hòa luôn luôn có một một mặt huyết hồng sắc cờ xí, ở chính giữa là một cái to lớn màu trắng Khô Lâu, nó trống rỗng lạnh lẽo hốc mắt nhìn chăm chú lên trước mặt nhân loại!
Đây chính là lá cờ Hồng Đĩnh thưởng cho binh đoàn SS bảo vệ đại đồn Chí Hòa, từ hai hôm trước lá cờ và phiên hiệu của đội quân này đã được gửi đến mặt trận.
Bởi vì ở xa cho nên Hồng Đĩnh chỉ có thể dùng phương pháp này để khích lệ tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ và nhân dân phòng thủ Chí Hòa bằng biện pháp hình thức ấy.
Từ đây, đơn vị này có phiên hiệu là binh đoàn SS Đầu Lâu, đơn vị gây khiếp sợ cho khắp thế giới mở ra một huyền thoại về dân tộc Việt.
Thất bại hoàn toàn trong kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh, nghiền nát mọi sức đề kháng của quân Việt ở đại đồn Chí Hòa đã khiến quân Pháp bắt buộc phải thay đổi phương thức chiến đấu, từ đánh nhanh thắng nhanh chuyển sang đánh lâu dài với quân ta. Đây được coi là thất bại đầu tiên của quân Pháp trong toàn bộ chiến dịch này.
Bên phía quân phòng thủ đại đồn Chí Hòa, mặc dù đã đập tan được ý đồ đánh nhanh thắng nhanh của Pháp, thế nhưng thương vong của quân Việt cũng đạt mức lớn quá sức chịu đựng. Thống kê sơ bộ có đến ước chừng hơn 1700 người đã chết hoặc bị thương, càng nhiều hơn là bị thương nhẹ, chỉ sau một ngày chiến đấu khốc liệt quân Việt đã mất đi ước chừng 30% quân số và sức chiến đấu, mọi chuyện thậm chí còn bết bát hơn nữa khi mà số lượng dự trữ vũ khí đặc biệt là đạn tên lửa phản lực đã tiêu hao quá nửa trong ngày đầu tiên.
Khi bình minh ngày thứ 2 lên, cả 2 bên không ai bảo ai, đều tự củng cố vị trí chiến đấu mà không khởi xướng bất kì một trận đánh nào, yên lặng củng cố những thành quả mà mình có, đồng thời củng cố lại sức mạnh của mình.