Rất xa tại phía nam, trong đại đồn Chí Hòa, thống tướng Nguyễn Chi Phương đang ngồi bên địa đồ, nghe báo cáo của các tướng lĩnh dưới quyền.
Tham tán Phạm Thế Hiển trầm giọng nói:
- Theo mật thám của ta báo lại, trong thời gian vừa qua, bọn Tây di tăng cường đổ thêm số lượng quân cực kì đông đảo, có vẻ như sắp tới chúng quyết định đánh lớn đối với ta.
Lang trung Nguyễn Duy liền đứng ra khỏi hàng:
- Chúng ta nên mở một trận đánh chiếm một số điểm sẽ trở thành bàn đạp tấn công của địch.
- Đồn Cây Mai gần đây địch có nhiều hoạt động chuyển quân ở đó, rất có thể đây sẽ là nơi xuất phát tấn công của chúng.
- Nếu để chúng có sự chuẩn bị kĩ lưỡng rồi đánh thì ta khó lòng mà chống trả nổi.
Nếu như có Hồng Đĩnh ở đây, thì chắc chắn hắn sẽ vỗ tay khen hay cho kế hoạch này của Nguyễn Duy. Đây được gọi là cuộc tấn công phủ đầu giành trước ưu thế hay còn gọi là cuộc tấn công phản chuẩn bị. Có thể nói Nguyễn Duy là một trong số ít những vị tướng có tư tưởng tấn công sôi nổi trong số các tướng lĩnh của Nguyễn Chi Phương, trong trận tấn công đồn Cây Mai hồi năm ngoái cũng là kế hoạch do Nguyễn Duy lập ra và chỉ huy, tuy nhiên tư tưởng tấn công của ông đa phần bị phản đối, kìm hãm khiến chúng hầu như không đạt được những hiệu quả mong muốn.
Nguyễn Duy vừa nói hết câu thì thượng thư hộ bộ Tôn Thất Hiệp đã lên tiếng phản đối.
- Quân Tây di với hỏa khí lợi hại, đem quân đi đánh còn không phải chỉ là đi chịu chết hay sao. Chúng ta hiện tại có đồn lũy Kì Hòa che trở đem ngăn bước tiến quân giặc mới là thượng sách.
Nguyễn Duy dù không phục nhưng cũng không có cách nào, năm ngoái gã mang 3000 quân đi đánh đồn cây Mai có hơn trăm quân phòng thủ, thế nhưng đánh trầy trật, thương vong thảm trọng mới chiếm được đồn, rồi sau đó lại bị quân Pháp phản công đánh bật ra. Đây là thất bại khiến nhiều lần ông bị đem ra làm châm biếm.
Nguyễn Duy là một tướng có tư duy chiến lược tương đối lợi hại. Tuy nhiên do bị hạn chế về tư tưởng chiến thuật lạc hậu của quân Nguyễn cho nên không phát huy hết được khả năng của mình.
Thống tướng Nguyễn Chi Phương khoát tay ngăn cản tiếng tranh luận:
- Tình hình hiện nay, tấn công quân giặc là không khôn ngoan, giặc được tăng viện có khả năng sắp tới sẽ đánh lớn, các tướng mau đi chuẩn bị, sợ rằng không có nhiều thời gian nữa.
Nghe đến đây tất cả đều im lặng. không ai dám nói gì thêm, tướng Phương không phải là một người dễ tính, đặc biệt là đối với tướng lĩnh dưới quyền, kết luận của ông không cho phép ai được có ý kiến ý cò gì hết.
Các tướng liền vâng mệnh đi ra ngoài.
Nguyễn Duy nhìn trời thì thầm.
- Chúng ta còn thời gian chuẩn bị nữa không, rồi trận chiến sắp tới sẽ ra sao, liệu có như lời vị Kỉ Anh Quận Công nói hay không?
Tiếng thì thầm ảo não chỉ có hộ vệ bên cạnh nghe được, hắn nhướng mày tỏ vẻ không hài lòng nhưng rồi lắc đầu đi theo Nguyễn Duy.
Hắn chính là Phạm Năng Lâm con của Tham chi Pham Phú Thứ. Sau trận chiến diệt Ngô gia trang hắn được lệnh Hồng Đĩnh mang theo một tiểu đội cận vệ SS vào nam cùng với tiền vàng vũ khí ủng hộ kháng chiến.
Đây được coi là nước cờ đầu, để Hồng Đĩnh thẩm thấu vào tình hình chiến sự phía nam.
Mặc dù thằng này thành tích chiến đấu không đáng tin cậy cho lắm, thế nhưng không thể phủ nhận những mối quan hệ và sự nhạy bén trong quan trường của hắn. Mang theo tiền vàng vũ khí cùng với tư tưởng chiến đấu của Hồng Đĩnh vào nam, hắn nhanh chóng bắt liên lạc được với Nguyễn Duy, là một cấp dưới của cha hắn hồi còn ở kinh thành.
Chính Nguyễn Duy cũng bất ngờ trước sự thay đổi của thằng này, trưởng thành hơn, rắn rỏi hơn, không còn tính khí công tử bột nữa, và đặc biệt là nhóm chiến đầu hắn mang theo, ai cũng có sát khí mạnh mẽ và khinh nghiệm chiến đấu lão làng mà chỉ những lão binh chiến trận mới có. Lập tức nhận được sự tín nhiệm của Nguyễn Duy và được thu vào đội thân vệ bên người, được giao việc huấn luyện binh sĩ.
Những tên thân vệ này khiến Nguyễn Duy vô cùng hài lòng, thậm chí khiến chúng tướng khác không khỏi đỏ mắt, vì khí tức quân nhân trên người chúng không thua kém gì thiếp thân cận vệ bên người thống tướng Nguyễn Chi Phương cả.
Nhiều khi chính Nguyễn Duy cũng phải tự hỏi, vị Quận Công kia làm sao để trong thời gian ngắn có thể luyện được một nhóm quân nhân như vậy.
Phạm Năng Lâm đi theo phía sau, không nói gì với đám lính SS về sự nghi ngờ của Nguyễn Duy đối với Hồng Đĩnh cả. Bọn chúng mà nghe thấy có khi lại nháo đến lật trời thì toi, bọn này trong đầu chúng chỉ có ông trời và tướng chủ Hồng Đĩnh, sự tin tưởng tuyệt đối là không thể ngờ, không bao giờ chấp nhận sự nghi ngờ của người khác đối với tướng chủ của mình cả.
Phạm Năng Lâm cũng tin tưởng Hồng Đĩnh, nhưng còn xa không bằng đám này, có thể vì thế hắn còn có chút lí trí và được giao nhiệm vụ chứ không phải là đám chỉ biết trung thành và hô xung phong kia.
Trở về lều chính của mình. Nguyễn Duy đang nghiên cứu lời trong bức thư của Hồng Đĩnh, trong đó nói dựa vào các nguồn tin của mình Hồng Đĩnh phán đoán rằng quân Pháp sẽ tấn công vào khoảng thời gian từ 23-25 tháng 2, mà hôm nay đã là ngày 21 rồi tức là chỉ có thới gian 2-3 ngày để chuẩn bị.
Theo đó Hồng Đĩnh phán đoán quân Pháp có thể sẽ từ đồn Cây Mai xuất phát tấn công vào phía tây nam của đại đồn. Mục Tiêu là nhổ căn cứ kháng chiến này của ta vì đây là vật cản lớn cần phải phá bỏ để chúng có thể tiến chiếm những nơi khác. Theo đó Hồng Đĩnh đề nghị quân ta nên sớm có một cuộc tấn công vào đồn Cây Mai nhằm thăm giò hành động của Pháp hoặc ít nhất gây thiệt hại cho chúng.
Càng xem Nguyễn Duy càng cảm thấy kinh hãi về vị quận công này. Phải có tình báo tay trong, lớn đến cỡ nào mới có thể dám đưa ra những phán đoán như vậy cơ chứ, thêm nữa về đội thân vệ mạnh mẽ bên người Nguyễn Duy càng tin tưởng thêm về Hồng Đĩnh, vì nghe thằng Năng Lâm nói đội quân như này Hồng Đĩnh có đến cả mấy trăm người chứ không phải chỉ có vài người lèo tèo này đâu. Lời này thì Nguyễn Duy nửa tin nửa ngờ, vì gia binh tinh nhuệ như vậy cần bồi dưỡng rất nhiều chứ có phải như đám nông dân được phát vũ khí là thành binh đâu,
Tất cả đám kia thả ra đều có khả năng chỉ huy đội quân trăm người mà không hề thấy gượng tay gì cả, đây không phải là tài năng, mà là được bồi dưỡng chuyên nghiệp rồi còn gì, thậm chí nhiều tướng lĩnh triều đình còn không làm nổi điều đó, khiến quân đội loạn thất bát nháo hết cả lên.
Nhóm quân bản bộ do Nguyễn Duy trực tiếp chỉ huy gồm có 500 người, sau khi được đám này chỉ huy và huấn luyện nay đã thoát thai hoàn cốt, tuy về mặt trang bị vẫn như thế nhưng đã mạnh hơn trước rất nhiều, ít nhất đội quân này dám chiến với quân Pháp chứ không sợ hãi hỏa khí đối phương như trước.
Hơn nữa đội quân này cũng tiện chỉ huy hơn trước rất nhiều, không còn tác phong tản mạn nữa. Đây là những biến đổi lớn lao mà Nguyễn Duy vẫn giấu Nguyễn Chi Phương trong thời gian qua.
Luyện binh đối với tướng lĩnh triều đình là rất khó, nhưng với đám cận vệ SS này thì lại là dễ như ăn cháo vậy.
Chúng đều là những kẻ theo Hồng Đĩnh từ ngày đầu thành lập Vệ Quốc quân cho nên thấu hiểu cách luyện binh của Hồng Đĩnh. Học theo Hồng Đĩnh, chúng áp dụng cách luyện binh như hồi còn ở Hồng Gia bảo khiến đám lính này mệt gần chết, cùng với đó là kỉ luật quân đội chặt chẽ, khiến binh sĩ nhanh chóng tạo nên sức chiến đấu. Chứ không hề tác phong tản mạn như quân triều đình,
Thêm nữa vì đây là quân bản bộ có tính chất gần như là gia binh nên được cấp dưỡng và lương thưởng rất tốt hơn quân chính quy thường hay bị cắt xén, sức chiến đấu, sức chịu đựng của quân bản bộ cũng mạnh hơn nhiều. tính phục tùng cũng cao. đây là lí do vì sao người ta thường hay dùng quân bản bộ xung phong hãm trận, chứ không phải đám lính nông dân hỗn tạp kia.