- Ôi giời đất ơi… Gầy gò yếu ớt thế này bán ai thèm mua? Tốn cơm tốn gạo nuôi bao ngày mà xương sườn giơ ra xương sống lõm vào như thế này à? 20 lượng của tôi tính sao đây… Ôi giời đất ơi…
Bà thím nhà bên vừa thò mặt ra ngoài, tính đi sang nhà cô buôn dưa lê với Lan Hạ, lập tức thụt vào. Lâu lâu không thấy Trường Thanh gào, người làng còn tưởng cô đã bán thằng bé Lan Bảo tội nghiệp đi làm nô lệ. Hóa ra vẫn chưa bán được. May quá. Lan Bảo tươi tắn ngoan ngoãn, thấy ai cũng niềm nở chào hỏi. Thỉnh thoảng đi bắt được cá lại mang sang cho nhà này một con nhà kia một con. Mọi người quý vô cùng.
Nhà quê mà, người có lòng ta liền có dạ. Rau củ tươi nhà cô vì thế chẳng bao giờ thiếu. Đỡ phải ăn dưa muối. Mà Lan Bảo cũng lấy được sự đồng tình của nhiều người.
Trường Thanh lờ mờ nhận ra sự thay đổi của Vạn Khiêm.
Cậu ít cười, ít nói hơn, chăm chỉ luyện chữ ngày đêm. Hiện tại đã có thể cùng cô chép sách.
Cô chỉ cho phép Vạn Khiêm chép loại sách 3 đồng 1 trang, ra điều kiện với chưởng quầy của Thiên Họa như vậy. Ông cũng là người hiểu chuyện, đưa cho cậu mấy tiểu thuyết không H, kéo rèm liền tới sáng. Vạn Khiêm không thích nội dung trong sách nhưng vì có thể kiếm tiền, cậu vẫn bỏ não ra ngoài, nhắm mắt mà chép.
Vạn Khiêm tập trung kém hơn Trường Thanh. Lan Bảo mà lởn vởn bên cạnh cậu sẽ chép sai nên gần đây Lan Bảo không chạy sang phòng họ nữa, đóng bàn tự học chữ ở trong phòng. Nếu có chữ nào không biết sẽ hỏi Trường Quang. Trường Quang không biết, ăn cơm tối mới mang ra hỏi Trường Thanh.
- Trường Thanh, “cửa mình” nghĩa là gì?
Trường Thanh giật mình đánh rơi bút xuống chăn. Mực lập tức loe ra làm bẩn vỏ chăn màu xanh nhạt. Cô vội vã nhặt bút, gầm lên:
- Sách kiểu quái gì thế?
Vạn Khiêm đột nhiên bị quát, sợ hãi lắp bắp:
- Là… là cuốn hôm nọ em đã kiểm tra rồi.
- Đưa đây xem nào?
Vạn Khiêm vội vã đưa đoạn đang chép cho Trường Thanh xem.
Sách đúng là cô đã xem qua rồi nhưng không xem kỹ. Cuốn này có nói tới một cặp phụ, H chỉ lướt qua.
Cô trả lại sách. Sắc mặt âm lãnh.
- Chép tiếp đi. Từ đó không sạch sẽ, cấm hắc.
Phản ứng của Trường Thanh cũng khiến Vạn Khiêm lờ mờ đoán được đây là một từ bậy bạ. Cậu gật đầu:
- Anh biết rồi.
Nhưng mà giọng nói có chút ủy khuất.
Trường Thanh thở dài:
- Lần sau nếu thấy những từ khó hiểu thì cứ chép y nguyên là được, đừng hỏi ý nghĩa.
- Ừ.
Nhà có chồng nhỏ thật là đau đầu.
***
Những ngày cuối tháng 12, làng trên xóm dưới rộn ràng chuẩn bị đón năm mới dù tuyết rất lớn. Trường Thanh theo thói quen kiếp trước, mua heo về mổ thịt. Ở đây, người dân rất nghèo và tiết kiệm nên thường cuối năm chỉ mua thịt về gói bánh ăn ngày ba mươi và làm bánh ngày mùng một để lên Trụ tiến cúng thần linh. Ngày mùng hai họ sẽ tới nhà người thân, bạn bè chơi, tặng nhau muối và đường. Đơn giản vậy thôi.
Chỉ nhà giàu mới có tiền mổ heo. Trường Thanh sau khi mua heo về, thấy mọi người sửng sốt thì mặc kệ. Lan Hạ và Lan Bảo hỏi cũng không dám hỏi, chỉ thì thụt đứng từ xa nhìn.
Kiếp trước quê cô có tập tục mổ heo ăn tết. Nhà nào khá giả một mình một con, những nhà nào nghèo có thể chung nhau mua một con. Ngày cuối năm mổ heo, lấy thủ cúng tiến, sang năm mới dồi dào sức khỏe, phát tài phát lộc. Cô từ nhỏ tới lớn tin như vậy. Năm nào nhà cô cũng mổ heo.
Giờ tới nơi này cô bị cảm giác bất an thúc bách đến không chịu nổi, quyết định đi mua heo về mổ. Mặc kệ. Dù sao cô cũng không thiếu 800 đồng này.
Trường Quang và Vạn Khiêm sững sờ nhìn con heo hơn 50 cân, không biết phải làm gì. Trường Thanh nói với anh cả:
- Mai mới mổ, em đã nhờ Phan đồ tể tới giúp. Sẽ trả công cho chú ấy. Anh sang mời cha mẹ sáng mai tới nhà mình. Trường Nhạc Trường Nhu nếu muốn có thể đi cùng. Còn Trường Tuấn Trường Căn bận học thì thôi đi. Học trò đọc sách dính máu me không may mắn.
Cô bốc phét đấy. Chẳng qua không muốn nhìn thấy hai thằng ôn con.
Trường Quang ấy thế mà tin sái cổ, gật đầu phấn khích nhìn con heo thêm một lát nữa mới chạy đi. Vạn Khiêm ra giúp cô cột heo vào góc tường gần kho thóc, chỗ này có mái che. Cậu ôm rơm lại trải cho nó nằm, cười cười với cô nhưng ánh mắt hơi tối.
Trường Thanh đoán Vạn Khiêm lo cho cha mẹ ở nhà.
Bà thím nhà bên vừa thò mặt ra ngoài, tính đi sang nhà cô buôn dưa lê với Lan Hạ, lập tức thụt vào. Lâu lâu không thấy Trường Thanh gào, người làng còn tưởng cô đã bán thằng bé Lan Bảo tội nghiệp đi làm nô lệ. Hóa ra vẫn chưa bán được. May quá. Lan Bảo tươi tắn ngoan ngoãn, thấy ai cũng niềm nở chào hỏi. Thỉnh thoảng đi bắt được cá lại mang sang cho nhà này một con nhà kia một con. Mọi người quý vô cùng.
Nhà quê mà, người có lòng ta liền có dạ. Rau củ tươi nhà cô vì thế chẳng bao giờ thiếu. Đỡ phải ăn dưa muối. Mà Lan Bảo cũng lấy được sự đồng tình của nhiều người.
Trường Thanh lờ mờ nhận ra sự thay đổi của Vạn Khiêm.
Cậu ít cười, ít nói hơn, chăm chỉ luyện chữ ngày đêm. Hiện tại đã có thể cùng cô chép sách.
Cô chỉ cho phép Vạn Khiêm chép loại sách 3 đồng 1 trang, ra điều kiện với chưởng quầy của Thiên Họa như vậy. Ông cũng là người hiểu chuyện, đưa cho cậu mấy tiểu thuyết không H, kéo rèm liền tới sáng. Vạn Khiêm không thích nội dung trong sách nhưng vì có thể kiếm tiền, cậu vẫn bỏ não ra ngoài, nhắm mắt mà chép.
Vạn Khiêm tập trung kém hơn Trường Thanh. Lan Bảo mà lởn vởn bên cạnh cậu sẽ chép sai nên gần đây Lan Bảo không chạy sang phòng họ nữa, đóng bàn tự học chữ ở trong phòng. Nếu có chữ nào không biết sẽ hỏi Trường Quang. Trường Quang không biết, ăn cơm tối mới mang ra hỏi Trường Thanh.
- Trường Thanh, “cửa mình” nghĩa là gì?
Trường Thanh giật mình đánh rơi bút xuống chăn. Mực lập tức loe ra làm bẩn vỏ chăn màu xanh nhạt. Cô vội vã nhặt bút, gầm lên:
- Sách kiểu quái gì thế?
Vạn Khiêm đột nhiên bị quát, sợ hãi lắp bắp:
- Là… là cuốn hôm nọ em đã kiểm tra rồi.
- Đưa đây xem nào?
Vạn Khiêm vội vã đưa đoạn đang chép cho Trường Thanh xem.
Sách đúng là cô đã xem qua rồi nhưng không xem kỹ. Cuốn này có nói tới một cặp phụ, H chỉ lướt qua.
Cô trả lại sách. Sắc mặt âm lãnh.
- Chép tiếp đi. Từ đó không sạch sẽ, cấm hắc.
Phản ứng của Trường Thanh cũng khiến Vạn Khiêm lờ mờ đoán được đây là một từ bậy bạ. Cậu gật đầu:
- Anh biết rồi.
Nhưng mà giọng nói có chút ủy khuất.
Trường Thanh thở dài:
- Lần sau nếu thấy những từ khó hiểu thì cứ chép y nguyên là được, đừng hỏi ý nghĩa.
- Ừ.
Nhà có chồng nhỏ thật là đau đầu.
***
Những ngày cuối tháng 12, làng trên xóm dưới rộn ràng chuẩn bị đón năm mới dù tuyết rất lớn. Trường Thanh theo thói quen kiếp trước, mua heo về mổ thịt. Ở đây, người dân rất nghèo và tiết kiệm nên thường cuối năm chỉ mua thịt về gói bánh ăn ngày ba mươi và làm bánh ngày mùng một để lên Trụ tiến cúng thần linh. Ngày mùng hai họ sẽ tới nhà người thân, bạn bè chơi, tặng nhau muối và đường. Đơn giản vậy thôi.
Chỉ nhà giàu mới có tiền mổ heo. Trường Thanh sau khi mua heo về, thấy mọi người sửng sốt thì mặc kệ. Lan Hạ và Lan Bảo hỏi cũng không dám hỏi, chỉ thì thụt đứng từ xa nhìn.
Kiếp trước quê cô có tập tục mổ heo ăn tết. Nhà nào khá giả một mình một con, những nhà nào nghèo có thể chung nhau mua một con. Ngày cuối năm mổ heo, lấy thủ cúng tiến, sang năm mới dồi dào sức khỏe, phát tài phát lộc. Cô từ nhỏ tới lớn tin như vậy. Năm nào nhà cô cũng mổ heo.
Giờ tới nơi này cô bị cảm giác bất an thúc bách đến không chịu nổi, quyết định đi mua heo về mổ. Mặc kệ. Dù sao cô cũng không thiếu 800 đồng này.
Trường Quang và Vạn Khiêm sững sờ nhìn con heo hơn 50 cân, không biết phải làm gì. Trường Thanh nói với anh cả:
- Mai mới mổ, em đã nhờ Phan đồ tể tới giúp. Sẽ trả công cho chú ấy. Anh sang mời cha mẹ sáng mai tới nhà mình. Trường Nhạc Trường Nhu nếu muốn có thể đi cùng. Còn Trường Tuấn Trường Căn bận học thì thôi đi. Học trò đọc sách dính máu me không may mắn.
Cô bốc phét đấy. Chẳng qua không muốn nhìn thấy hai thằng ôn con.
Trường Quang ấy thế mà tin sái cổ, gật đầu phấn khích nhìn con heo thêm một lát nữa mới chạy đi. Vạn Khiêm ra giúp cô cột heo vào góc tường gần kho thóc, chỗ này có mái che. Cậu ôm rơm lại trải cho nó nằm, cười cười với cô nhưng ánh mắt hơi tối.
Trường Thanh đoán Vạn Khiêm lo cho cha mẹ ở nhà.