Chỉ vài hôm sau, chuyện hai thằng con vợ lẽ nhà họ Lan làm vỡ lọ sứ 50 lượng bạc khiến nhà họ Lan phải bán ruộng, bán Lan Hạ để đền bị truyền đi khắp vùng. Một đồn mười, mười đồn trăm, câu chuyện chẳng còn giống như nguyên bản nữa. Người thì nói lọ sứ của Trường Thanh mua đút lót quan Huyện, người thì nói cô mua hộ ông to nào đó, vỡ rồi liền lôi quan ra để đòi tiền. Chung quy lại vẫn là vỡ lọ và đền tiền.
Nhiều người chỉ trích Lan Thuấn bạc bẽo. Đã tằng tịu với đàn bà bên ngoài, có con riêng, mang con riêng về bức chết vợ cả, lại qua 49 ngày đưa nhân tình về nhà. Giờ thì vì con trai vợ lẽ gây họa mà bán Lan Bảo đi, đúng là vô lương tâm, mất nhân tính.
Lan Thuấn bị nói cho không còn mặt mũi, đau lòng vì mất ruộng, đóng cửa ở trong nhà đánh vợ đánh con. Cứ mỗi khi có việc ra ngoài bị chỉ trỏ, lão lại về trút giận vào mụ vợ.
Phiên chợ nô lệ đến, Trường Thanh thực sự dẫn Lan Bảo lên thị trấn dạo chợ, Vạn Khiêm đi cùng. Lượn một vòng, cô chịu không nổi, ra khỏi chợ.
Là người hiện đại, cô không tiếp thu nổi việc con người đối xử với nhau như súc vật, xiềng xích, đánh đập kiểu đó. Vạn Khiêm và Lan Bảo bị kinh sợ, cun cút đi theo Trường Thanh. Tận khi ra khỏi chợ, đi rất xa rồi Lan Bảo mới dám thở mạnh, sợ nếu Trường Thanh thật sự bán cậu đi thì cuộc đời cậu cũng giống như những nô lệ đó, bị người ta coi như súc vật mà xích lại. Hèn gì nhắc đến nô lệ mọi người đều sợ hãi như vậy.
Trường Thanh lượn quanh phố xá nhìn ngắm câu giờ. Đi qua hàng thịt xiên nướng, cô nghe Vạn Khiêm nuốt nước miếng ừng ực mới để ý mùi thịt nướng thơm lừng mấy con phố. Cô không có tâm hồn ăn uống, chẳng bao giờ chịu đói khát, không thích thú với thứ gì nhưng Vạn Khiêm và Lan Bảo là thiếu niên tuổi ăn tuổi lớn, từ nhỏ lại đói khổ…
Trường Thanh đổi hướng, đi vào hàng thịt xiên nướng. Quán cũng nhỏ thôi nhưng đông khách. Bảng giá ghi 2 đồng 1 xiên, chữ xấu đau xấu đớn nhưng thôi thì cũng dịch ra. Trường Thanh gọi 20 xiên trước.
Vạn Khiêm tiếc tiền nhìn nhìn bảng giá mấy lần, nhưng lúc xiên nướng được mang ra vẫn ăn ngon lành. Lan Bảo mấy ngày nay ở nhà họ, chạy theo Vạn Khiêm liền rút ra kinh nghiệm. Mặc kệ Trường Thanh quát nạt cái gì đều phải cúi đầu ngoan ngoãn nghe lời. Cô bảo sao làm vậy là sẽ có ăn. Không những thế còn được ăn thịt, ăn đồ ngon.
Một lớn một nhỏ mặt mày hớn hở, một bộ tham ăn, hạnh phúc ăn chậm nhai kỹ. Trường Thanh ngoạm mấy miếng thấy cũng khá ngon, gọi thêm 10 xiên nữa. Dù sao xiên cũng ngắn, chỉ được khoảng 5 - 7 miếng thịt.
- Haizz… mùa đông sắp đến rồi.
Bàn bên cạnh là hai ông chú mặc trường bào, ăn thịt nướng, uống rượu. Một người thở dài, người kia chặc lưỡi phụ họa:
- Sang xuân sẽ thi Khởi. Các thư sinh trả nốt đợt sách này liền nghỉ ôn thi nước rút, năm nào tổ chức thi cũng vậy mà.
- Phải… Sách cũ thì không sao, sách mới ra mùa thu này không có người chép, người mua lại nhiều, treo bảng thuê chép sách rồi mà chẳng ma nào hỏi.
Trường Thanh nhướm mày nhìn sang.
Chép sách?
Cô đang không biết phải làm gì nếu cắm chốt trong nhà suốt ba tháng mùa đông chỉ ăn với ngủ đây. Ở nơi này, mùa đông tuyết rất to, phải dùng giường lò mới chống chọi được. Mấy hôm nay anh cả chị dâu nhờ người sửa mái bếp xong thì đi đốn củi như điên, mang về chất đầy cả kho củi và trong bếp. Mọi năm ở chung với cha mẹ, Trường Thanh tha củi về hàng ngày, không thiếu củi đốt lò mùa đông. Hiện tại nhà họ ra riêng, mùa đông lại sắp tới, cái kiểu tha củi của cô chắc không kịp trận tuyết đầu tiên.
Nhờ ký ức của nguyên chủ cô biết mùa đông ở đây rất khắc nghiệt, không trồng trọt được cái gì, tuyết phủ trắng khắp nơi. Mùa đông hàng năm, nguyên chủ làm ổ trong nhà chán sẽ chờ những ngày tuyết nhỏ để đi đánh bạc. Nhưng chủ yếu là làm ổ trong nhà trùm chăn. Vô cùng chán nản.
Trường Thanh là người hiện đại, nghĩ đến mà muốn nghẹn chết. Cô đang tìm việc làm giết thời gian.
Từ hồi bán Kỳ Nam tới giờ, cô chỉ ăn tiêu phá phách, không kiếm ra tiền. Kế hoạch của cô là sang xuân sẽ mở quán bán hàng bên bến tàu. Mùa đông khắc nghiệt, nước sông đóng băng, tàu thuyền cũng không qua lại được, bến tàu giống cái bãi tha ma màu trắng.
Nghĩ vậy liền làm vậy. Đem hai đứa đã ăn no nê, hạnh phúc ra khỏi quán, Trường Thanh đi tìm mấy tiệm sách. Vạn Khiêm và Lan Bảo dù bám theo Trường Thanh sát nút nhưng mắt vắt hai bên đường nhìn ngắm. Cái gì cũng thấy hay, cái gì cũng thấy đẹp, chỉ hận không mọc thêm tám con mắt nữa để nhìn.
Nhiều người chỉ trích Lan Thuấn bạc bẽo. Đã tằng tịu với đàn bà bên ngoài, có con riêng, mang con riêng về bức chết vợ cả, lại qua 49 ngày đưa nhân tình về nhà. Giờ thì vì con trai vợ lẽ gây họa mà bán Lan Bảo đi, đúng là vô lương tâm, mất nhân tính.
Lan Thuấn bị nói cho không còn mặt mũi, đau lòng vì mất ruộng, đóng cửa ở trong nhà đánh vợ đánh con. Cứ mỗi khi có việc ra ngoài bị chỉ trỏ, lão lại về trút giận vào mụ vợ.
Phiên chợ nô lệ đến, Trường Thanh thực sự dẫn Lan Bảo lên thị trấn dạo chợ, Vạn Khiêm đi cùng. Lượn một vòng, cô chịu không nổi, ra khỏi chợ.
Là người hiện đại, cô không tiếp thu nổi việc con người đối xử với nhau như súc vật, xiềng xích, đánh đập kiểu đó. Vạn Khiêm và Lan Bảo bị kinh sợ, cun cút đi theo Trường Thanh. Tận khi ra khỏi chợ, đi rất xa rồi Lan Bảo mới dám thở mạnh, sợ nếu Trường Thanh thật sự bán cậu đi thì cuộc đời cậu cũng giống như những nô lệ đó, bị người ta coi như súc vật mà xích lại. Hèn gì nhắc đến nô lệ mọi người đều sợ hãi như vậy.
Trường Thanh lượn quanh phố xá nhìn ngắm câu giờ. Đi qua hàng thịt xiên nướng, cô nghe Vạn Khiêm nuốt nước miếng ừng ực mới để ý mùi thịt nướng thơm lừng mấy con phố. Cô không có tâm hồn ăn uống, chẳng bao giờ chịu đói khát, không thích thú với thứ gì nhưng Vạn Khiêm và Lan Bảo là thiếu niên tuổi ăn tuổi lớn, từ nhỏ lại đói khổ…
Trường Thanh đổi hướng, đi vào hàng thịt xiên nướng. Quán cũng nhỏ thôi nhưng đông khách. Bảng giá ghi 2 đồng 1 xiên, chữ xấu đau xấu đớn nhưng thôi thì cũng dịch ra. Trường Thanh gọi 20 xiên trước.
Vạn Khiêm tiếc tiền nhìn nhìn bảng giá mấy lần, nhưng lúc xiên nướng được mang ra vẫn ăn ngon lành. Lan Bảo mấy ngày nay ở nhà họ, chạy theo Vạn Khiêm liền rút ra kinh nghiệm. Mặc kệ Trường Thanh quát nạt cái gì đều phải cúi đầu ngoan ngoãn nghe lời. Cô bảo sao làm vậy là sẽ có ăn. Không những thế còn được ăn thịt, ăn đồ ngon.
Một lớn một nhỏ mặt mày hớn hở, một bộ tham ăn, hạnh phúc ăn chậm nhai kỹ. Trường Thanh ngoạm mấy miếng thấy cũng khá ngon, gọi thêm 10 xiên nữa. Dù sao xiên cũng ngắn, chỉ được khoảng 5 - 7 miếng thịt.
- Haizz… mùa đông sắp đến rồi.
Bàn bên cạnh là hai ông chú mặc trường bào, ăn thịt nướng, uống rượu. Một người thở dài, người kia chặc lưỡi phụ họa:
- Sang xuân sẽ thi Khởi. Các thư sinh trả nốt đợt sách này liền nghỉ ôn thi nước rút, năm nào tổ chức thi cũng vậy mà.
- Phải… Sách cũ thì không sao, sách mới ra mùa thu này không có người chép, người mua lại nhiều, treo bảng thuê chép sách rồi mà chẳng ma nào hỏi.
Trường Thanh nhướm mày nhìn sang.
Chép sách?
Cô đang không biết phải làm gì nếu cắm chốt trong nhà suốt ba tháng mùa đông chỉ ăn với ngủ đây. Ở nơi này, mùa đông tuyết rất to, phải dùng giường lò mới chống chọi được. Mấy hôm nay anh cả chị dâu nhờ người sửa mái bếp xong thì đi đốn củi như điên, mang về chất đầy cả kho củi và trong bếp. Mọi năm ở chung với cha mẹ, Trường Thanh tha củi về hàng ngày, không thiếu củi đốt lò mùa đông. Hiện tại nhà họ ra riêng, mùa đông lại sắp tới, cái kiểu tha củi của cô chắc không kịp trận tuyết đầu tiên.
Nhờ ký ức của nguyên chủ cô biết mùa đông ở đây rất khắc nghiệt, không trồng trọt được cái gì, tuyết phủ trắng khắp nơi. Mùa đông hàng năm, nguyên chủ làm ổ trong nhà chán sẽ chờ những ngày tuyết nhỏ để đi đánh bạc. Nhưng chủ yếu là làm ổ trong nhà trùm chăn. Vô cùng chán nản.
Trường Thanh là người hiện đại, nghĩ đến mà muốn nghẹn chết. Cô đang tìm việc làm giết thời gian.
Từ hồi bán Kỳ Nam tới giờ, cô chỉ ăn tiêu phá phách, không kiếm ra tiền. Kế hoạch của cô là sang xuân sẽ mở quán bán hàng bên bến tàu. Mùa đông khắc nghiệt, nước sông đóng băng, tàu thuyền cũng không qua lại được, bến tàu giống cái bãi tha ma màu trắng.
Nghĩ vậy liền làm vậy. Đem hai đứa đã ăn no nê, hạnh phúc ra khỏi quán, Trường Thanh đi tìm mấy tiệm sách. Vạn Khiêm và Lan Bảo dù bám theo Trường Thanh sát nút nhưng mắt vắt hai bên đường nhìn ngắm. Cái gì cũng thấy hay, cái gì cũng thấy đẹp, chỉ hận không mọc thêm tám con mắt nữa để nhìn.