Cha mẹ cô tái mặt. Mục Hành lắp bắp:
- Nhưng mà… nó bảo nhờ người hỏi thăm.
Trường Thanh gật gù:
- Nhờ người hỏi thăm thì nhờ không người ta làm cho à? Lại phải xì bạc ra. Mà số nợ sòng bạc là thứ người thường có thể xem sao? Mẹ bỏ tiền ra nhờ người xem sổ nợ tửu lâu hộ con, để coi người ta có xem cho mẹ không?
Trường Kha đập tay xuống đùi, mặt mày sa sầm:
- Thằng không nên thân. Đã dặn đừng phung phí tiền, lại đem bạc ra nhờ chuyện vớ vẩn. Khẳng định là bị lừa rồi…
Mục Hành keo kiệt, tiếc tiền nhưng không biết bao nhiêu mà tiếc, kéo tay Trường Thanh:
- Vậy rốt cuộc là mày có nợ người ta không?
- Nợ. – Trường Thanh gật đầu, nói dối đến cùng. – Con đánh bạc cũng không phải ngày một ngày hai. Mẹ còn nhớ năm ngoái con nợ 5 lượng bạc, năm kia con nợ 7 lượng bạc… Chờ cha đi vắng mẹ vác chổi đánh con. Nhưng mà con nợ đã bao giờ để chủ nợ đến nhà đòi chưa? Con nợ, con trả. Mẹ nghe lời Trường Tuấn, đuổi con ra khỏi nhà. Giờ mẹ lại tin lời nó nói bậy bạ. Mẹ không thấy nó đang vung tiền mà mẹ thắt ruột để dành vào những chỗ vớ vẩn à?
Mục Hành thộn mặt ra:
- Vậy nợ trả hết chưa?
- Giờ cũng phân gia rồi. Đó là chuyện của con. Mẹ không cần nghe người ta nhàn ngôn toái ngữ.
Trường Kha thở dài thườn thượt. Mục Hành liếc ông, hạ giọng nói với Trường Thanh:
- Dù gì nó cũng là em mày, lại sắp thi Khởi rồi. Nếu mày có tiền mua quần áo mới cho cha mẹ, hay là cho em nó mấy đồng mua bút mực đi…
Trường Thanh cười khẩy:
- Mua bút mực gì chứ? Nó xin tiền đi mua trước đề thi Khởi thì có.
- Nói bậy. – Mục Hành ré lên. – Đề thi nào mà đề thi. Nó bảo mẹ là đóng tiền ôn thi, tiền giấy thi, tiền mời thầy ăn cơm…
Trường Thanh nhăn nhó:
- Mẹ lại cho nó tiền rồi à?
Mục Hành không trả lời. Trường Thanh bực mình. Sao mà… Có những người cứ nghe lời ong bướm bên tai là lại nhìn không thấy đường, nghe không thấy tiếng thế này?
- Mẹ cho nó bao nhiêu?
- 10 lượng bạc. - Trường Kha thở hắt ra một hơi.
Trường Thanh đứng phắt dậy:
- Mẹ điên sao? 10 lượng bạc? Mẹ cho nó 10 lượng bạc đi mua một cái đề thi giả? 10 lượng bạc là bao nhiêu thóc, bao nhiêu ngô? Nó đi mua đề giả đấy, học hành thi cử gì cái ngữ nó…
Mục Hành cũng tức giận, ré lên:
- Sao mày cứ trù ẻo em mày thế? Nó bảo tao là tiền ôn thi, bạn bè đều bỏ tới 20 lượng… Nó thi đỗ đạt nhà mình được miễn thuế ruộng. Nếu nó làm quan chẳng phải họ Trường mát mặt mà mày cũng thơm lây? Mày chẳng mong em thành danh, ngày ngày la ó trù nó thi trượt. Mày thấy nó tốt đẹp hơn thì ghen tị phải không?
Trường Thanh tức quá, cười gằn một tiếng:
- Cha, cha nghe mẹ nói chưa? Mẹ bóp mồm bóp miệng cả nhà, để dành tiền cho nó đi uống rượu phiêu kỹ. Giờ mẹ chửi mắng con vậy đấy. Con mà thèm ghen tị với cái ngữ nó à? Nó đỗ thi Khởi đi, 4 năm còn lại nó ôn thi con trả tiền, con bỏ tiền ra nuôi, không thèm khiến nó báo đáp.
- Mày chỉ nói là giỏi. – Mục Hành gào lên. – Ai uống rượu, ai phiêu kỹ. Mày bôi nhọ em mày… Hôm nay tao phải đánh cho mày chừa thói nói bậy.
Nói rồi xồng xộc vớ lấy cái chổi, nhè lưng cô mà phang.
Trường Thanh lập tức bỏ chạy, mồm rống to:
- Cha, cha nhớ lời con nói hôm nay. Rồi cha xem nó mua được cái gì. Mười lượng bạc sẽ mất trắng thôi. Rồi nó lại về xin tiền… Thi trượt… Cha mẹ chống mắt lên mà xem.
Mục Hành đuổi không kịp cô, đứng lại chống nẹn chửi:
- Cái con nghiệp chướng. Cút đi… câm ngay, cút đi cho khuất mắt tao…
Trường Thanh chạy khỏi nhà họ Trường, thấy mẹ không đuổi theo nữa, cô bước chậm lại. Cơn bực tức dâng lên như thủy triều. Thằng ranh con khốn nạn, lại bơm tát với mẹ. Cái gì mà cô “ghen tị”, cái gì mà “thấy nó tốt đẹp hơn”? Tốt cái của nợ nhà nó chứ tốt. Cô mà thèm ghen tị với loại không tiền chẳng đồ ấy à? Cô là người thuộc trường phái hiện thực phê phán.
- Nhưng mà… nó bảo nhờ người hỏi thăm.
Trường Thanh gật gù:
- Nhờ người hỏi thăm thì nhờ không người ta làm cho à? Lại phải xì bạc ra. Mà số nợ sòng bạc là thứ người thường có thể xem sao? Mẹ bỏ tiền ra nhờ người xem sổ nợ tửu lâu hộ con, để coi người ta có xem cho mẹ không?
Trường Kha đập tay xuống đùi, mặt mày sa sầm:
- Thằng không nên thân. Đã dặn đừng phung phí tiền, lại đem bạc ra nhờ chuyện vớ vẩn. Khẳng định là bị lừa rồi…
Mục Hành keo kiệt, tiếc tiền nhưng không biết bao nhiêu mà tiếc, kéo tay Trường Thanh:
- Vậy rốt cuộc là mày có nợ người ta không?
- Nợ. – Trường Thanh gật đầu, nói dối đến cùng. – Con đánh bạc cũng không phải ngày một ngày hai. Mẹ còn nhớ năm ngoái con nợ 5 lượng bạc, năm kia con nợ 7 lượng bạc… Chờ cha đi vắng mẹ vác chổi đánh con. Nhưng mà con nợ đã bao giờ để chủ nợ đến nhà đòi chưa? Con nợ, con trả. Mẹ nghe lời Trường Tuấn, đuổi con ra khỏi nhà. Giờ mẹ lại tin lời nó nói bậy bạ. Mẹ không thấy nó đang vung tiền mà mẹ thắt ruột để dành vào những chỗ vớ vẩn à?
Mục Hành thộn mặt ra:
- Vậy nợ trả hết chưa?
- Giờ cũng phân gia rồi. Đó là chuyện của con. Mẹ không cần nghe người ta nhàn ngôn toái ngữ.
Trường Kha thở dài thườn thượt. Mục Hành liếc ông, hạ giọng nói với Trường Thanh:
- Dù gì nó cũng là em mày, lại sắp thi Khởi rồi. Nếu mày có tiền mua quần áo mới cho cha mẹ, hay là cho em nó mấy đồng mua bút mực đi…
Trường Thanh cười khẩy:
- Mua bút mực gì chứ? Nó xin tiền đi mua trước đề thi Khởi thì có.
- Nói bậy. – Mục Hành ré lên. – Đề thi nào mà đề thi. Nó bảo mẹ là đóng tiền ôn thi, tiền giấy thi, tiền mời thầy ăn cơm…
Trường Thanh nhăn nhó:
- Mẹ lại cho nó tiền rồi à?
Mục Hành không trả lời. Trường Thanh bực mình. Sao mà… Có những người cứ nghe lời ong bướm bên tai là lại nhìn không thấy đường, nghe không thấy tiếng thế này?
- Mẹ cho nó bao nhiêu?
- 10 lượng bạc. - Trường Kha thở hắt ra một hơi.
Trường Thanh đứng phắt dậy:
- Mẹ điên sao? 10 lượng bạc? Mẹ cho nó 10 lượng bạc đi mua một cái đề thi giả? 10 lượng bạc là bao nhiêu thóc, bao nhiêu ngô? Nó đi mua đề giả đấy, học hành thi cử gì cái ngữ nó…
Mục Hành cũng tức giận, ré lên:
- Sao mày cứ trù ẻo em mày thế? Nó bảo tao là tiền ôn thi, bạn bè đều bỏ tới 20 lượng… Nó thi đỗ đạt nhà mình được miễn thuế ruộng. Nếu nó làm quan chẳng phải họ Trường mát mặt mà mày cũng thơm lây? Mày chẳng mong em thành danh, ngày ngày la ó trù nó thi trượt. Mày thấy nó tốt đẹp hơn thì ghen tị phải không?
Trường Thanh tức quá, cười gằn một tiếng:
- Cha, cha nghe mẹ nói chưa? Mẹ bóp mồm bóp miệng cả nhà, để dành tiền cho nó đi uống rượu phiêu kỹ. Giờ mẹ chửi mắng con vậy đấy. Con mà thèm ghen tị với cái ngữ nó à? Nó đỗ thi Khởi đi, 4 năm còn lại nó ôn thi con trả tiền, con bỏ tiền ra nuôi, không thèm khiến nó báo đáp.
- Mày chỉ nói là giỏi. – Mục Hành gào lên. – Ai uống rượu, ai phiêu kỹ. Mày bôi nhọ em mày… Hôm nay tao phải đánh cho mày chừa thói nói bậy.
Nói rồi xồng xộc vớ lấy cái chổi, nhè lưng cô mà phang.
Trường Thanh lập tức bỏ chạy, mồm rống to:
- Cha, cha nhớ lời con nói hôm nay. Rồi cha xem nó mua được cái gì. Mười lượng bạc sẽ mất trắng thôi. Rồi nó lại về xin tiền… Thi trượt… Cha mẹ chống mắt lên mà xem.
Mục Hành đuổi không kịp cô, đứng lại chống nẹn chửi:
- Cái con nghiệp chướng. Cút đi… câm ngay, cút đi cho khuất mắt tao…
Trường Thanh chạy khỏi nhà họ Trường, thấy mẹ không đuổi theo nữa, cô bước chậm lại. Cơn bực tức dâng lên như thủy triều. Thằng ranh con khốn nạn, lại bơm tát với mẹ. Cái gì mà cô “ghen tị”, cái gì mà “thấy nó tốt đẹp hơn”? Tốt cái của nợ nhà nó chứ tốt. Cô mà thèm ghen tị với loại không tiền chẳng đồ ấy à? Cô là người thuộc trường phái hiện thực phê phán.