Thời này tàu buôn rất nhiều, dân chạy thương từ vùng nọ sang vùng kia cũng lắm. Mang những thứ ở chỗ nhiều tới chỗ không có để bán kiểu gì chẳng kiếm được tiền. Vấn đề là nhà họ Phạm có xe ngựa, có thuyền bởi vì họ có tiền. Muốn kiếm được tiền như bọn họ đầu tiên phải có vốn để mua sắm phương tiện di chuyển. Không thì cứ ngồi mà nhìn thôi.
Khả Man nghe chăm chú, ánh mắt sáng như sao đầy thán phục, chốc chốc lại khen một câu. Phạm Hùng sĩ diện, được khen thì sướng rơn. Có bao nhiêu mánh khóe mang ra truyền đạt sạch. Trường Thanh ngồi không hóng hớt, đầu óc hoạt động trở lại.
Đối với Khả Man, một người chưa bao giờ đi xa hơn thành Cát Sài thì khó tưởng tượng, cảm thấy cái gì Phạm Hùng kể cũng thật khoa trương to lớn nhưng Trường Thanh là người hiện đại, nghe qua liền biết căn cốt.
Cô chẳng hỏi, chỉ ngồi thờ ơ làm bộ không quan tâm. Khi mình hỏi và hiểu thấu, đối phương tỏ ra cảnh giác sẽ không truyền thụ hết kinh nghiệm, thậm chí còn lợi dụng để gài. Nhưng với những người thực sự ngây ngô, thán phục tận từ tận đáy lòng, người có kinh nghiệm sẽ tường tận chỉ dạy bởi vì ai cũng có tính háo thắng và ưu nịnh nọt. Chỉ khác chỗ ưa ít hay ưa nhiều.
Xe lọc cọc chạy từ sáng đến gần trưa mới tới dịch trạm gần thành Cát Sài. Phạm Hùng nhảy xuống đóng phí, Khả Man đem bánh ngô ra ăn. Trường Thanh cũng đói bụng, móc bánh trong gùi ra vừa ăn vừa hỏi:
- Anh này, còn xa nữa không?
Khả Man bị sặc:
- Còn một đoạn nữa là đến rồi.
Trường Thanh phóng tầm mắt nhìn về phía trước, thấy cuối con đường có một chấm nhỏ màu nâu.
Xe chạy thêm khoảng 15 phút nữa thì chấm màu nâu kia to dần, Trường Thanh lần đầu trong đời trông thấy tường thành của nơi này. Tường xây bằng đá khối thô lậu, lồi lồi lõm lõm, cao vút lên. Cổng thành là cửa gỗ hai tấm cao khoảng 4 mét, rộng tầm 6 mét, hai bên cổng có hai chòi canh gác cao hơn tường thành khoảng 2 mét.
Trường Thanh trố mắt nhìn. Nguyên chủ chưa bao giờ đi xa khỏi địa phận huyện Tâm Đại.
Khả Man và Phạm Hùng thấy Trường Thanh ngố tàu thì cười, Phạm Hùng nói:
- Mùa xuân năm sau Trường Tuấn nhà cô sẽ phải lên thành thi Khởi. Ha ha…
Điệu cười khả ố đầy ý xấu. Trường Thanh nhìn xe ngựa nối đuôi nhau chạy qua cổng thành, nhếch mép:
- Thi trượt cho mà xem.
- Ai da… Thức thời đó.
Phạm Hùng rú lên cười sằng sặc. Khả Man nhăn mặt:
- Thi trượt đâu phải chuyện cô có thể nói nhẹ nhàng như vậy? Thật xui xẻo. Rồi bao nhiêu tiền bạc của cải đổ ra cho Trường Tuấn ăn học bao năm nay tính sao?
- Thi đậu mới lạ.
Trường Thanh không muốn tranh cãi. Cô chỉ hận mình không mọc thêm 8 con mắt nữa để nhìn xung quanh. Xe ngựa vào thành, phố xá hàng quán đều tăm tắp, đường gạch đỏ nhẵn thín không một bóng ổ gà ổ chó.
Trường Thanh bịa ra một lời nói dối, hỏi Phạm Hùng:
- Tôi quen một con bạc khét tiếng ở huyện Tâm Đại, gã giới thiệu người nhà trong thành này cho tôi, bảo mang thỏ tới bán. Người kia rất thích ăn thịt thỏ. Anh có biết phố nào có mấy cửa hàng bán hương liệu lớn nhất thành không? Người nhà gã làm trong cửa hàng hương liệu nhưng gã ngu như bò, không nhớ được tên cửa hàng vì nó hoa mĩ quá.
- A, vậy tới ngã ba kia bọn anh rẽ trái đến chợ. Cô rẽ phải, đi thêm ba con phố nữa sẽ thấy một khu vô cùng sầm uất gọi là phố Phú Lam, các cửa hàng hương liệu đều tập trung ở đó.
Phạm Hùng liếc mắt tham lam nhìn ba con thỏ.
Trường Thanh cảm ơn. Phạm Hùng hẹn một giờ nữa gặp nhau ở cổng thành. Họ bốc hàng xuống đổ buôn nên tầm đó là xong, phải quay về ngay kẻo trời tối.
Trường Thanh đồng ý, nhảy xuống ở ngã ba rảo bước đi tìm phố Phú Lam.
Phạm Hùng không nói dối, quả thật con phố này cực kỳ sầm uất, bán toàn các mặt hàng xa xỉ.
Trường Thanh đi lướt qua mấy cửa hàng hương liệu, tần ngần trước cửa. Quản sự và người làm của các cửa hàng đó thấy cô ăn mặc quần áo vải thô bình thường, lưng đeo gùi, tay xách lồng thỏ thì không nhếch mép nửa cái.
Cô đi qua.
Lượn tới cửa hàng thứ tư không lớn lắm, cô tần ngần nửa muốn vào nửa không thì một thiếu niên quần là áo lượt ngồi uống trà bên trong đon đả mời chào:
- Khách quan, mua hay bán gì cũng ghé vào một chút đi. Bán thỏ phải không?
Trường Thanh nhìn thiếu niên tuấn tú mặt trắng môi hồng đang ngồi phe phẩy quạt ở bàn bát tiên cạnh quầy, cúi đầu đi vào. Quản sự bụng bự đứng sau quầy mặt to, tai lớn, cười tít mắt:
- Cô gái, mời vào, mời vào.
Trường Thanh vào bên trong, mỉm cười:
- Tiểu thiếu gia. Có mua thỏ không?
- Thỏ núi hả? Bán như thế nào?
- Thỏ núi. 1 lượng bạc 1 con.
Quản sự đang cười, mặt lập tức đanh lại. Cậu thiếu niên kia không biết giá cả thị trường, vui vẻ đứng lên xem xem thỏ trong lồng.
Khả Man nghe chăm chú, ánh mắt sáng như sao đầy thán phục, chốc chốc lại khen một câu. Phạm Hùng sĩ diện, được khen thì sướng rơn. Có bao nhiêu mánh khóe mang ra truyền đạt sạch. Trường Thanh ngồi không hóng hớt, đầu óc hoạt động trở lại.
Đối với Khả Man, một người chưa bao giờ đi xa hơn thành Cát Sài thì khó tưởng tượng, cảm thấy cái gì Phạm Hùng kể cũng thật khoa trương to lớn nhưng Trường Thanh là người hiện đại, nghe qua liền biết căn cốt.
Cô chẳng hỏi, chỉ ngồi thờ ơ làm bộ không quan tâm. Khi mình hỏi và hiểu thấu, đối phương tỏ ra cảnh giác sẽ không truyền thụ hết kinh nghiệm, thậm chí còn lợi dụng để gài. Nhưng với những người thực sự ngây ngô, thán phục tận từ tận đáy lòng, người có kinh nghiệm sẽ tường tận chỉ dạy bởi vì ai cũng có tính háo thắng và ưu nịnh nọt. Chỉ khác chỗ ưa ít hay ưa nhiều.
Xe lọc cọc chạy từ sáng đến gần trưa mới tới dịch trạm gần thành Cát Sài. Phạm Hùng nhảy xuống đóng phí, Khả Man đem bánh ngô ra ăn. Trường Thanh cũng đói bụng, móc bánh trong gùi ra vừa ăn vừa hỏi:
- Anh này, còn xa nữa không?
Khả Man bị sặc:
- Còn một đoạn nữa là đến rồi.
Trường Thanh phóng tầm mắt nhìn về phía trước, thấy cuối con đường có một chấm nhỏ màu nâu.
Xe chạy thêm khoảng 15 phút nữa thì chấm màu nâu kia to dần, Trường Thanh lần đầu trong đời trông thấy tường thành của nơi này. Tường xây bằng đá khối thô lậu, lồi lồi lõm lõm, cao vút lên. Cổng thành là cửa gỗ hai tấm cao khoảng 4 mét, rộng tầm 6 mét, hai bên cổng có hai chòi canh gác cao hơn tường thành khoảng 2 mét.
Trường Thanh trố mắt nhìn. Nguyên chủ chưa bao giờ đi xa khỏi địa phận huyện Tâm Đại.
Khả Man và Phạm Hùng thấy Trường Thanh ngố tàu thì cười, Phạm Hùng nói:
- Mùa xuân năm sau Trường Tuấn nhà cô sẽ phải lên thành thi Khởi. Ha ha…
Điệu cười khả ố đầy ý xấu. Trường Thanh nhìn xe ngựa nối đuôi nhau chạy qua cổng thành, nhếch mép:
- Thi trượt cho mà xem.
- Ai da… Thức thời đó.
Phạm Hùng rú lên cười sằng sặc. Khả Man nhăn mặt:
- Thi trượt đâu phải chuyện cô có thể nói nhẹ nhàng như vậy? Thật xui xẻo. Rồi bao nhiêu tiền bạc của cải đổ ra cho Trường Tuấn ăn học bao năm nay tính sao?
- Thi đậu mới lạ.
Trường Thanh không muốn tranh cãi. Cô chỉ hận mình không mọc thêm 8 con mắt nữa để nhìn xung quanh. Xe ngựa vào thành, phố xá hàng quán đều tăm tắp, đường gạch đỏ nhẵn thín không một bóng ổ gà ổ chó.
Trường Thanh bịa ra một lời nói dối, hỏi Phạm Hùng:
- Tôi quen một con bạc khét tiếng ở huyện Tâm Đại, gã giới thiệu người nhà trong thành này cho tôi, bảo mang thỏ tới bán. Người kia rất thích ăn thịt thỏ. Anh có biết phố nào có mấy cửa hàng bán hương liệu lớn nhất thành không? Người nhà gã làm trong cửa hàng hương liệu nhưng gã ngu như bò, không nhớ được tên cửa hàng vì nó hoa mĩ quá.
- A, vậy tới ngã ba kia bọn anh rẽ trái đến chợ. Cô rẽ phải, đi thêm ba con phố nữa sẽ thấy một khu vô cùng sầm uất gọi là phố Phú Lam, các cửa hàng hương liệu đều tập trung ở đó.
Phạm Hùng liếc mắt tham lam nhìn ba con thỏ.
Trường Thanh cảm ơn. Phạm Hùng hẹn một giờ nữa gặp nhau ở cổng thành. Họ bốc hàng xuống đổ buôn nên tầm đó là xong, phải quay về ngay kẻo trời tối.
Trường Thanh đồng ý, nhảy xuống ở ngã ba rảo bước đi tìm phố Phú Lam.
Phạm Hùng không nói dối, quả thật con phố này cực kỳ sầm uất, bán toàn các mặt hàng xa xỉ.
Trường Thanh đi lướt qua mấy cửa hàng hương liệu, tần ngần trước cửa. Quản sự và người làm của các cửa hàng đó thấy cô ăn mặc quần áo vải thô bình thường, lưng đeo gùi, tay xách lồng thỏ thì không nhếch mép nửa cái.
Cô đi qua.
Lượn tới cửa hàng thứ tư không lớn lắm, cô tần ngần nửa muốn vào nửa không thì một thiếu niên quần là áo lượt ngồi uống trà bên trong đon đả mời chào:
- Khách quan, mua hay bán gì cũng ghé vào một chút đi. Bán thỏ phải không?
Trường Thanh nhìn thiếu niên tuấn tú mặt trắng môi hồng đang ngồi phe phẩy quạt ở bàn bát tiên cạnh quầy, cúi đầu đi vào. Quản sự bụng bự đứng sau quầy mặt to, tai lớn, cười tít mắt:
- Cô gái, mời vào, mời vào.
Trường Thanh vào bên trong, mỉm cười:
- Tiểu thiếu gia. Có mua thỏ không?
- Thỏ núi hả? Bán như thế nào?
- Thỏ núi. 1 lượng bạc 1 con.
Quản sự đang cười, mặt lập tức đanh lại. Cậu thiếu niên kia không biết giá cả thị trường, vui vẻ đứng lên xem xem thỏ trong lồng.