Trường Thanh tìm thấy ba tiệm ở cạnh nhau trên con phố chính sầm uất, cả ba đều treo bảng thuê người chép sách ở cửa. Giá cả thương lượng.
Giá cả thương lượng là thế quái nào?
Trường Thanh vào đại một tiệm tên là Thiên Họa, hỏi chưởng quầy:
- Chưởng quầy, xin hỏi muốn chép sách thuê thì làm thế nào ạ?
Chưởng quầy già nua nhìn cô một thân quần áo vải thô bọc kín mặc dù còn chưa tới mùa đông, cười phúc hậu. Ông từ tốn chấm mực vào bút lông, đưa cho cô rồi đẩy tới trước mặt cô một tờ giấy.
Trường Thanh cầm bút. Thử chữ sao? Xem viết có đẹp không? Thế nên mới nói giá cả thương lượng.
Sau đó chưởng quầy đưa ra một tờ chữ mẫu có 5 hàng, mỗi hàng một kiểu. Trường Thanh cắn môi. Ông ấy bị câm sao?
Cô nhìn từng dòng chữ, đứng ngay ở quầy, bắt chước y hệt mà chép xuống giấy.
Vạn Khiêm và Lan Bảo đứng sau lưng tròn mắt trầm trồ.
Thì ra chép sách không chỉ yêu cầu biết chữ mà còn đòi hỏi chép đúng kiểu chữ trong sách mẫu. Nguyên chủ là phường lưu manh, không có chút kiến thức nào về sách vở nên cô cũng chẳng được hưởng ké cái gì. Nguyên chủ hồi nhỏ theo thầy giáo làng học được vài năm, biết chữ rồi liền bỏ học đi chơi bời đàn đúm, đụng đến sách là buồn ngủ.
Cô chép xong đưa lại cho chưởng quầy. Ông nhìn nhìn một lát, mở miệng:
- 3 đồng 1 trang.
Trường Thanh nhíu mày. Ông ấy không câm. 3 đồng 1 trang, nếu một cuốn sách 100 trang, không cần biết mỗi trang có bao nhiêu chữ, vậy chẳng phải công người chép đã là 300 đồng rồi sao? Còn tiền giấy, tiền mực, tiền trả cho người viết sách… Chẳng nhẽ một cuốn sách 500 đồng? Nửa lượng bạc? Sách tiên sách bụt gì mà đắt lòi vậy?
Trường Thanh gật đầu:
- Được.
Chưởng quầy cổ quái có vẻ không thích nói chuyện, cúi xuống lấy một cuốn sách khoảng hơn 50 trang, ba cuốn giấy trắng đóng sẵn. Ông mở cuốn sách cần chép ra và nói:
- Chép sang, không sai nửa chữ. Cuốn giấy trắng chỉ thừa 10 tờ thôi.
Nói rồi chỉ từ đầu đến cuối trang giấy. Trường Thanh lập tức hiểu. Trang giấy có bao nhiêu chữ, chép nguyên bấy nhiêu không được sai, chỉ có 10 tờ thừa, không được phép sai quá 10 lần.
- Tôi hiểu rồi.
- Để lại tên tuổi và 300 đồng tiền cọc.
Ông ta đưa một cuốn sổ ra. Trường Thanh viết tên, nộp tiền. Chưởng quầy lấy túi vải chuyên dụng để đựng sách ra, bỏ bốn cuốn sách vào, đưa cho cô. Cô chào về.
Không có bút mực.
Trường Thanh mím môi. Nếu bút mực ở đây đắt đỏ, không chừng kèo này lãi chẳng nhiều như dự tính. Cô đi tới cửa hàng bán bút mực.
Nghiêm mực loại rẻ 100 đồng. Bút lông 1 bộ 5 chiếc năm loại nét thanh đậm khác nhau 500 đồng. Mực rẻ 200 đồng 1 thỏi.
Cô đứng tần ngần hồi lâu, đã hiểu lý do vì sao khi xin tiền, Trường Tuấn Trường Căn cứ nói là tiền bút mực. Nguyên chủ cũng biết bút mực rất đắt, nhưng không rõ giá bao nhiêu. Hiện tại cô thấy rồi.
- Khách quan, mua bút mực sao? Mua cho trẻ nhỏ học vỡ lòng hay ghi chép trong nhà?
Chưởng quầy hàng bút đon đả mời chào. Trường Thanh gật đầu:
- Tôi chép sách.
- À…
Chưởng quầy à lên một tiếng, chạy vào bên trong. Một lát sau mang ra một bộ bao gồm nghiêng mực, 3 cái bút giống nhau và một thỏi mực. Ông ta nói:
- Đây là cỡ nét và mực tiêu chuẩn để chép sách. Bộ này 500 đồng.
Nếu mua theo giá ngoài kia thì 3 bút, 1 nghiêng mực, một thỏi mực loại rẻ nhất cũng đã là 600 đồng. Bán cho người chép sách lại bán rẻ hơn 100 đồng. Đây là đang chừa đường sống cho người cùng ngành hay bóp cổ thư sinh?
Chưởng quầy thấy cô lạnh lùng nhìn thì nói:
- Hội sách huyện Tâm Đại quy định mực và cỡ nét bút chuẩn để chép sách là loại này không sai đâu. Khách quan mua loại khác, sách sẽ không được nhận.
Trường Thanh gật đầu cảm ơn, trả tiền.
Cô cứ thử chép lần này xem sao. Mua bút và nghiêng mực là vốn đầu tư ban đầu. Bút lông bình thường Lan Hạ vẫn dùng để ghi chép chi tiêu là loại nhỏ mà Trường Tuấn vứt ra từ cách đây 5 - 6 năm. Hiện tại lông hơi loe ra nhưng vẫn dùng được. Còn nếu chép sách, bút dùng nhiều nhanh hỏng, mực tốn, tiền công không xứng đáng, cô tìm việc khác giết thời gian.
Giá cả thương lượng là thế quái nào?
Trường Thanh vào đại một tiệm tên là Thiên Họa, hỏi chưởng quầy:
- Chưởng quầy, xin hỏi muốn chép sách thuê thì làm thế nào ạ?
Chưởng quầy già nua nhìn cô một thân quần áo vải thô bọc kín mặc dù còn chưa tới mùa đông, cười phúc hậu. Ông từ tốn chấm mực vào bút lông, đưa cho cô rồi đẩy tới trước mặt cô một tờ giấy.
Trường Thanh cầm bút. Thử chữ sao? Xem viết có đẹp không? Thế nên mới nói giá cả thương lượng.
Sau đó chưởng quầy đưa ra một tờ chữ mẫu có 5 hàng, mỗi hàng một kiểu. Trường Thanh cắn môi. Ông ấy bị câm sao?
Cô nhìn từng dòng chữ, đứng ngay ở quầy, bắt chước y hệt mà chép xuống giấy.
Vạn Khiêm và Lan Bảo đứng sau lưng tròn mắt trầm trồ.
Thì ra chép sách không chỉ yêu cầu biết chữ mà còn đòi hỏi chép đúng kiểu chữ trong sách mẫu. Nguyên chủ là phường lưu manh, không có chút kiến thức nào về sách vở nên cô cũng chẳng được hưởng ké cái gì. Nguyên chủ hồi nhỏ theo thầy giáo làng học được vài năm, biết chữ rồi liền bỏ học đi chơi bời đàn đúm, đụng đến sách là buồn ngủ.
Cô chép xong đưa lại cho chưởng quầy. Ông nhìn nhìn một lát, mở miệng:
- 3 đồng 1 trang.
Trường Thanh nhíu mày. Ông ấy không câm. 3 đồng 1 trang, nếu một cuốn sách 100 trang, không cần biết mỗi trang có bao nhiêu chữ, vậy chẳng phải công người chép đã là 300 đồng rồi sao? Còn tiền giấy, tiền mực, tiền trả cho người viết sách… Chẳng nhẽ một cuốn sách 500 đồng? Nửa lượng bạc? Sách tiên sách bụt gì mà đắt lòi vậy?
Trường Thanh gật đầu:
- Được.
Chưởng quầy cổ quái có vẻ không thích nói chuyện, cúi xuống lấy một cuốn sách khoảng hơn 50 trang, ba cuốn giấy trắng đóng sẵn. Ông mở cuốn sách cần chép ra và nói:
- Chép sang, không sai nửa chữ. Cuốn giấy trắng chỉ thừa 10 tờ thôi.
Nói rồi chỉ từ đầu đến cuối trang giấy. Trường Thanh lập tức hiểu. Trang giấy có bao nhiêu chữ, chép nguyên bấy nhiêu không được sai, chỉ có 10 tờ thừa, không được phép sai quá 10 lần.
- Tôi hiểu rồi.
- Để lại tên tuổi và 300 đồng tiền cọc.
Ông ta đưa một cuốn sổ ra. Trường Thanh viết tên, nộp tiền. Chưởng quầy lấy túi vải chuyên dụng để đựng sách ra, bỏ bốn cuốn sách vào, đưa cho cô. Cô chào về.
Không có bút mực.
Trường Thanh mím môi. Nếu bút mực ở đây đắt đỏ, không chừng kèo này lãi chẳng nhiều như dự tính. Cô đi tới cửa hàng bán bút mực.
Nghiêm mực loại rẻ 100 đồng. Bút lông 1 bộ 5 chiếc năm loại nét thanh đậm khác nhau 500 đồng. Mực rẻ 200 đồng 1 thỏi.
Cô đứng tần ngần hồi lâu, đã hiểu lý do vì sao khi xin tiền, Trường Tuấn Trường Căn cứ nói là tiền bút mực. Nguyên chủ cũng biết bút mực rất đắt, nhưng không rõ giá bao nhiêu. Hiện tại cô thấy rồi.
- Khách quan, mua bút mực sao? Mua cho trẻ nhỏ học vỡ lòng hay ghi chép trong nhà?
Chưởng quầy hàng bút đon đả mời chào. Trường Thanh gật đầu:
- Tôi chép sách.
- À…
Chưởng quầy à lên một tiếng, chạy vào bên trong. Một lát sau mang ra một bộ bao gồm nghiêng mực, 3 cái bút giống nhau và một thỏi mực. Ông ta nói:
- Đây là cỡ nét và mực tiêu chuẩn để chép sách. Bộ này 500 đồng.
Nếu mua theo giá ngoài kia thì 3 bút, 1 nghiêng mực, một thỏi mực loại rẻ nhất cũng đã là 600 đồng. Bán cho người chép sách lại bán rẻ hơn 100 đồng. Đây là đang chừa đường sống cho người cùng ngành hay bóp cổ thư sinh?
Chưởng quầy thấy cô lạnh lùng nhìn thì nói:
- Hội sách huyện Tâm Đại quy định mực và cỡ nét bút chuẩn để chép sách là loại này không sai đâu. Khách quan mua loại khác, sách sẽ không được nhận.
Trường Thanh gật đầu cảm ơn, trả tiền.
Cô cứ thử chép lần này xem sao. Mua bút và nghiêng mực là vốn đầu tư ban đầu. Bút lông bình thường Lan Hạ vẫn dùng để ghi chép chi tiêu là loại nhỏ mà Trường Tuấn vứt ra từ cách đây 5 - 6 năm. Hiện tại lông hơi loe ra nhưng vẫn dùng được. Còn nếu chép sách, bút dùng nhiều nhanh hỏng, mực tốn, tiền công không xứng đáng, cô tìm việc khác giết thời gian.