- Ôi giời ơi là giời ơi…
Tiếng gào từ trong ngôi nhà cuối thôn khiến hàng xóm giật mình, gà bay nhớn nhác.
Hai anh em nhà họ Trường bị phân gia xong chuyển tới thuê ngôi nhà cũ 4 gian của trưởng thôn, vừa sáng ra con thứ hai suốt ngày lêu lổng đã gào lên. Mấy bà mấy cô sồn sồn thích hóng át quái dỏng tai nghe. Một lát lại thấy cô gào:
- Ăn uống thế này ai mà sống nổi… Có ai khổ như tôi không hả giời… Cháo có vài hạt gạo… Không thể chịu được mà…
Đây là Trường Thanh đang gào thét vì ăn uống quá tồi. Mấy bà bĩu môi dài thượt, chạy đi tìm nhau buôn bán ngút trời. Nào là nợ nần bị đuổi khỏi nhà. Nào là ăn bám anh cả chị dâu, giờ còn la hét phàn nàn. Ngày mùa tới đít rồi không lo, chỉ lo ăn lo chơi, đúng là phá gia chi nữ. Các bà còn xuýt xoa chê Trường Quang hiền lành quá hóa ngốc, rước cục nợ như Trường Thanh đeo bên hông cho khổ đời. Mấy hôm nữa người của sòng bạc tới đòi nợ, không chừng Trường Quang bị liên lụy.
Trường Thanh gào xong, nhận bát nước từ tay Vạn Khiêm uống cho nhuận giọng mới ngồi xuống ăn cơm. Trường Quang bát cơm vẫn cầm trên tay, há hốc mồm trợn mắt nhìn em mình, đũa đưa tới đĩa trứng xào mướp đắng nhưng quên không gắp. Trường Thanh lờ anh cả đi, nói với Lan Hạ:
- Bình thường ăn rau, trứng, đậu đều được. Mấy hôm nữa vào mùa làm vất vả, chị mua thịt về kho đệm vào thêm nhé. Ninh xương lấy nước nấu canh uống nữa. Ghi chép lại chi tiêu.
- Chị nhớ rồi.
Lan Hạ bưng canh dưa ra, ngồi xuống vừa xới cơm vừa nhịn cười. Trường Thanh không thèm để ý:
- Muốn cười thì cứ cười đi.
Chị dâu lập tức không khách khí, cười khúc khích. Trường Quang nhăn mặt:
- Cô gào như vậy người làng bàn tán, xấu hổ chết.
- Em đang muốn cho họ bàn tán đây. Chỉ sợ người ta không biết nhà mình húp cháo loãng cả ngày. Anh chị ra ngoài có ai trêu ghẹo cứ cười trừ cho qua là xong.
Cô ăn uống chớp nhoáng rồi đứng dậy xách gùi lên thị trấn.
Lượn một vòng trên chợ thị trấn, Trường Thanh mua một loạt khóa mới và một cái hộp gỗ nhỏ có khóa để đựng tiền.
Cô lượn vòng vòng, quyết định mua vải may quần áo cho mình và Vạn Khiêm. Đồ của họ đều đã cũ, vải thô cũng chẳng đắt đỏ gì so với số tiền cô có. Cô nghĩ nghĩ, hỏi ông chủ mua đủ vải may cho mỗi người hai bộ quần áo, bao gồm cả vải cho cha mẹ và hai em Vạn Khiêm. Mua xong lưng cõng tay ôm, cô chẳng mua thêm được thứ gì nữa.
Trường Thanh đành phải tha lôi vải vóc về nhà họ Vạn, cái khác để mua sau.
Cô tới vào giữa trưa, nhà họ Vạn đang ăn cơm trưa. Có cả Vạn Khiêm ở đây.
Thấy cô tới, Vạn Khiêm đứng dậy chạy ra đỡ mấy cuộn vải:
- Gì thế này?
- Cha mẹ, mọi người đang ăn cơm ạ?
Trường Thanh toét miệng cười, sắm vai một nàng dâu tươi tỉnh. Hai đứa trẻ lập tức chạy ra xem. Cha mẹ Vạn Khiêm cũng đi ra.
- Con dâu tới rồi.
- Chị ơi, chị ơi…
Cô vào nhà rút hết những cuộn vải xuống, thở ra một hơi, bỏ gùi đi vào bếp nhìn. Vạn Cường và Điền Tuyết vồn vã mời chào, kéo ghế lấy bát đũa cho cô:
- Nhà vừa bắt đầu ăn, con ngồi xuống đây…
- Ăn đi con, chắc chưa ăn cơm đâu nhỉ.
Trường Thanh nhìn mâm cơm có canh, rau xào, cá kho, cười hớn hở:
- Chưa ăn, chưa ăn. Con không khách sáo.
- Vạn Khiêm cũng vừa mới về. – Điền Tuyết cười hiền hòa, khuôn mặt gầy yếu sáng bừng lên.
Vạn Cường ngồi nhìn cô bằng ánh mắt cảm kích:
- Trường Thanh à…
Xong không biết nói gì, cứ nhìn thôi.
Vạn Khiêm hỏi:
- Chỗ vải kia là thế nào?
- Nhờ mẹ may quần áo cho con và Vạn Khiêm. – Trường Thanh nhìn Điền Tuyết. – Từ bé con theo thầy học võ, chuyện nữ công vụng về, đụng kim chỉ liền quay đầu.
- Được được. Để mẹ may cho. – Điền Tuyết cười tươi lại càng tươi.
Vạn Khiêm nhăn nhó:
- Nhưng mà nhiều vải như vậy…
- Mỗi người hai bộ. Chỗ vải còn lại mẹ cứ may quần áo cho cả nhà. Quần áo của mọi người đều cũ cả rồi.
- Ừ… Mẹ biết rồi. – Điền Tuyết cười nhưng mắt đỏ hoe, vội lấy tay áo chấm chấm.
Vạn Cường và Vạn Khiêm nhìn nhau. Vạn Hòa còn nhỏ, thấy Trường Thanh mang tới nhiều vải thì rụt rè:
- Chị dâu… Có vải may quần áo cho em không ạ?
- Có. Ai cũng có. Chị hỏi chủ tiệm rồi mua đủ cho vải may cho mỗi người hai bộ.
- Cảm ơn chị.
- Cảm ơn chị.
Vạn Hòa reo lên, Vạn Đại cũng lí nhí. Điền Tuyết gắp cá cho Trường Thanh:
- Ăn đi con. Vạn Khiêm ngày sau nhờ cả vào con.
Tiếng gào từ trong ngôi nhà cuối thôn khiến hàng xóm giật mình, gà bay nhớn nhác.
Hai anh em nhà họ Trường bị phân gia xong chuyển tới thuê ngôi nhà cũ 4 gian của trưởng thôn, vừa sáng ra con thứ hai suốt ngày lêu lổng đã gào lên. Mấy bà mấy cô sồn sồn thích hóng át quái dỏng tai nghe. Một lát lại thấy cô gào:
- Ăn uống thế này ai mà sống nổi… Có ai khổ như tôi không hả giời… Cháo có vài hạt gạo… Không thể chịu được mà…
Đây là Trường Thanh đang gào thét vì ăn uống quá tồi. Mấy bà bĩu môi dài thượt, chạy đi tìm nhau buôn bán ngút trời. Nào là nợ nần bị đuổi khỏi nhà. Nào là ăn bám anh cả chị dâu, giờ còn la hét phàn nàn. Ngày mùa tới đít rồi không lo, chỉ lo ăn lo chơi, đúng là phá gia chi nữ. Các bà còn xuýt xoa chê Trường Quang hiền lành quá hóa ngốc, rước cục nợ như Trường Thanh đeo bên hông cho khổ đời. Mấy hôm nữa người của sòng bạc tới đòi nợ, không chừng Trường Quang bị liên lụy.
Trường Thanh gào xong, nhận bát nước từ tay Vạn Khiêm uống cho nhuận giọng mới ngồi xuống ăn cơm. Trường Quang bát cơm vẫn cầm trên tay, há hốc mồm trợn mắt nhìn em mình, đũa đưa tới đĩa trứng xào mướp đắng nhưng quên không gắp. Trường Thanh lờ anh cả đi, nói với Lan Hạ:
- Bình thường ăn rau, trứng, đậu đều được. Mấy hôm nữa vào mùa làm vất vả, chị mua thịt về kho đệm vào thêm nhé. Ninh xương lấy nước nấu canh uống nữa. Ghi chép lại chi tiêu.
- Chị nhớ rồi.
Lan Hạ bưng canh dưa ra, ngồi xuống vừa xới cơm vừa nhịn cười. Trường Thanh không thèm để ý:
- Muốn cười thì cứ cười đi.
Chị dâu lập tức không khách khí, cười khúc khích. Trường Quang nhăn mặt:
- Cô gào như vậy người làng bàn tán, xấu hổ chết.
- Em đang muốn cho họ bàn tán đây. Chỉ sợ người ta không biết nhà mình húp cháo loãng cả ngày. Anh chị ra ngoài có ai trêu ghẹo cứ cười trừ cho qua là xong.
Cô ăn uống chớp nhoáng rồi đứng dậy xách gùi lên thị trấn.
Lượn một vòng trên chợ thị trấn, Trường Thanh mua một loạt khóa mới và một cái hộp gỗ nhỏ có khóa để đựng tiền.
Cô lượn vòng vòng, quyết định mua vải may quần áo cho mình và Vạn Khiêm. Đồ của họ đều đã cũ, vải thô cũng chẳng đắt đỏ gì so với số tiền cô có. Cô nghĩ nghĩ, hỏi ông chủ mua đủ vải may cho mỗi người hai bộ quần áo, bao gồm cả vải cho cha mẹ và hai em Vạn Khiêm. Mua xong lưng cõng tay ôm, cô chẳng mua thêm được thứ gì nữa.
Trường Thanh đành phải tha lôi vải vóc về nhà họ Vạn, cái khác để mua sau.
Cô tới vào giữa trưa, nhà họ Vạn đang ăn cơm trưa. Có cả Vạn Khiêm ở đây.
Thấy cô tới, Vạn Khiêm đứng dậy chạy ra đỡ mấy cuộn vải:
- Gì thế này?
- Cha mẹ, mọi người đang ăn cơm ạ?
Trường Thanh toét miệng cười, sắm vai một nàng dâu tươi tỉnh. Hai đứa trẻ lập tức chạy ra xem. Cha mẹ Vạn Khiêm cũng đi ra.
- Con dâu tới rồi.
- Chị ơi, chị ơi…
Cô vào nhà rút hết những cuộn vải xuống, thở ra một hơi, bỏ gùi đi vào bếp nhìn. Vạn Cường và Điền Tuyết vồn vã mời chào, kéo ghế lấy bát đũa cho cô:
- Nhà vừa bắt đầu ăn, con ngồi xuống đây…
- Ăn đi con, chắc chưa ăn cơm đâu nhỉ.
Trường Thanh nhìn mâm cơm có canh, rau xào, cá kho, cười hớn hở:
- Chưa ăn, chưa ăn. Con không khách sáo.
- Vạn Khiêm cũng vừa mới về. – Điền Tuyết cười hiền hòa, khuôn mặt gầy yếu sáng bừng lên.
Vạn Cường ngồi nhìn cô bằng ánh mắt cảm kích:
- Trường Thanh à…
Xong không biết nói gì, cứ nhìn thôi.
Vạn Khiêm hỏi:
- Chỗ vải kia là thế nào?
- Nhờ mẹ may quần áo cho con và Vạn Khiêm. – Trường Thanh nhìn Điền Tuyết. – Từ bé con theo thầy học võ, chuyện nữ công vụng về, đụng kim chỉ liền quay đầu.
- Được được. Để mẹ may cho. – Điền Tuyết cười tươi lại càng tươi.
Vạn Khiêm nhăn nhó:
- Nhưng mà nhiều vải như vậy…
- Mỗi người hai bộ. Chỗ vải còn lại mẹ cứ may quần áo cho cả nhà. Quần áo của mọi người đều cũ cả rồi.
- Ừ… Mẹ biết rồi. – Điền Tuyết cười nhưng mắt đỏ hoe, vội lấy tay áo chấm chấm.
Vạn Cường và Vạn Khiêm nhìn nhau. Vạn Hòa còn nhỏ, thấy Trường Thanh mang tới nhiều vải thì rụt rè:
- Chị dâu… Có vải may quần áo cho em không ạ?
- Có. Ai cũng có. Chị hỏi chủ tiệm rồi mua đủ cho vải may cho mỗi người hai bộ.
- Cảm ơn chị.
- Cảm ơn chị.
Vạn Hòa reo lên, Vạn Đại cũng lí nhí. Điền Tuyết gắp cá cho Trường Thanh:
- Ăn đi con. Vạn Khiêm ngày sau nhờ cả vào con.