Trong khi tiếng gọi của Lê Bá Thông lớn hơn, sắc lạnh hơn, nhưng thanh âm để Huỳnh Tấn Cương dừng chân lại là tiếng gọi của Huỳnh Thanh Vân. Bước ra khỏi tấm rèm ngăn giữa nhà trong và ngoài, Huỳnh Thanh Vân cúi thấp đầu để thi lễ với Trịnh Thừa, và cũng là để che đi gương mặt đang đỏ hồng của mình.
Có lẽ những gì mà Huỳnh Tấn Cương nói với bọn Lê Bá Thông, Thanh Vân đã nghe thấy. Nhìn thái độ ngượng ngùng của con gái, Huỳnh Tấn Cương nhất thời không khống chế được cảm xúc mà vươn tay đấm mạnh xuống bàn trà.
- Tên khốn họ Nguyễn đó! Hôm nay ta không giết bây thì ta không phải là người.
Nói rồi gã thương lái đó rút vội thanh kiếm đang treo ở gần đấy mà lao nhanh ra ngoài. Có điều đôi chân đang chuẩn bị nhấc lên chạy thì Huỳnh Tấn Cương đã phải khựng ngay lại. Bởi trước mắt ông là đứa con gái xinh đẹp.
Huỳnh Thanh Vân từ khi nào đã quỳ sụp xuống đất mà ôm lấy một bên chân của cha mình.
- Con xin cha! Chuyện đã đến nước này rồi thì con xin cha hãy lấy đại cục làm trọng. Hãy nghe theo lời của quan huyện để ngài ấy mau chóng tiễu trừ được con cọp tinh kia.
- Nhưng người hại con là thằng Ba Phong mà. Nhưng chàng đã bị con cọp tinh đó suýt lấy mạng rồi đấy thôi.
Huỳnh Thanh Vân khóc nấc lên.
- Có phải như thế là chưa đủ? Có phải là cha mong con và chàng đều bị con cọp tinh ấy cào xé cho đến chết thì cha mới thỏa lòng?
*
Lê Bá Thông đem đôi đũa mình mới dùng xong bỏ xuống mâm ăn. Ánh mắt lạc thần và đôi mày thì cau chặt. Hình như Lê Bá Thông đang nghĩ chuyện gì lung lắm, đến độ đội trưởng Thành dùng xong bữa đứng dậy ra ngoài trước Bá Thông cũng không biết.
Nhưng Bá Thông nghĩ chuyện gì? Có phải là ở chỗ Huỳnh Thanh Vân đã thu được manh mối nào đó có giá trị? Là như thế? Hay là.. chàng ta đang lo lắng cho Thanh Vân tiểu thơ?
Có thể lắm!
Bởi nhớ lại xem lúc phát hiện cô gái đó bất tỉnh nhân sự nằm dưới nền đất lạnh ở mé sông, Lê Bá Thông đã rất lo lắng. Lo lắng tới mức suýt chút nữa thì đã phi lễ với người ta.
Nhưng có điều đó là chuyện của Lê Bá Thông và Huỳnh Thanh Vân. Đâu có liên quan gì đến Diệp Thảo nàng đâu, mà nàng lại đi làm cái việc rảnh hơi là suy đoán và nghĩ ngợi. Tự cười chế giễu bản thân một cái thật kêu, Diệp Thảo toan với tay lấy cái đôi đũa của Lê Bá Thông bỏ xuống. Nàng muốn nhanh chóng dọn dẹp mâm ăn để còn đi làm những chuyện khác nữa.
Có điều khi bàn tay nhỏ nhắn vừa đưa xuống thì Lê Bá Thông lại đổi ý muốn cầm lại đôi đũa. Một màn tay chạm tay khiến đôi gò má của Diệp Thảo được một phen đỏ bừng.
- Dạ, thưa cậu Thông! Diệp Thảo tưởng cậu dùng bữa xong rồi. Xin cậu Thông tha lỗi cho Diệp Thảo!
- Ta..
Đôi mắt ai đó cũng đã rất kinh ngạc. Nhưng ngay lập tức Lê Bá Thông đã khôi phục trạng thái bình thường của mình. Chàng lạnh lùng nhìn Diệp Thảo.
- Ta không trách Thảo đâu. Nhưng hình như Thảo hôm nay đang lo lắng hay vội vàng làm chuyện gì đó thì phải. Bằng chứng là Thảo chưa hỏi ta thì đã toan dọn mâm cơm rồi. Có phải là Thảo muốn xong việc sớm để đi tìm gặp Trịnh Thừa đại nhân phải không? Báo cho Thảo một tin buồn là đại nhân ấy có việc nên đã về thẳng huyện đường và dự sẽ không ghé qua Nguyễn gia trang này trong tối nay đâu.
- Vậy sao?
Diệp Thảo miễn cưỡng nở một nụ cười. Từ nãy giờ nàng có hỏi thăm tới Trịnh Thừa sao? Diệp Thảo nàng nhớ là hoàn toàn không có nhé. Lui lại một bước để nới rộng khoảng cách với Lê Bá Thông, Diệp Thảo cúi đầu thưa:
- Dạ, thưa cậu Thông! Là Diệp Thảo sai khi chưa hỏi mà đã dọn mâm ăn. Mong cậu cho Diệp Thảo hỏi cậu đã dùng bữa xong chưa ạ? Vì Diệp Thảo còn phải tạt qua buồng của cậu Ba để dọn mâm ăn nữa.
- Ta hiểu. Việc thì nhiều mà người thì lại không có. Diệp Thảo à, vất vả cho Thảo rồi! Mà ta cũng không đúng nữa. Cứ mải lo tìm manh mối con cọp tinh mà quên không đi xem vết thương cho con Nhân. Thật kì lạ, vốn nghĩ vết thương do liềm cắt đó không đáng ngại, nhưng có lẽ là do ta quá chủ quan.
- Dạ cậu Thông! Thật sự vết thương của tỷ Nhân đúng là không có bị trở nặng..
Và tỷ ấy đã trở dậy từ lúc trưa, nên đã phụ giúp được Diệp Thảo cùng bà vú rất nhiều việc. Bao gồm việc cơm nước, dọn dẹp, rồi thì còn cả việc đem quần áo cậu Lũy đi giặt.
Nhớ lúc bọn đội trưởng Thành tức tốc đi lùng sục từng ngõ ngách của gia trang, nhưng thế nào cũng không dám đi vào buồng của cậu Lũy mà nghĩ buồn cười.
Mùi phân và mùi nước tiểu của cậu Lũy nặng đến nỗi cả đội trưởng Thành cũng không có can đảm để bước vào trong.
Và mọi chuyện chỉ được giải quyết khi mà tỷ Nhân xung phong bê mớ đồ dơ của cậu Lũy đi giặt. Khăn tã và quần áo của cậu Lũy nhiều đến nỗi mà lúc tỷ Nhân bê giỏ tre ra giếng, đội trưởng Thành đã phải cảm thán là:
- Trẻ con mà đi tiêu đi tiểu nhiều thế này luôn sao?
Lại khẽ mỉm cười, Diệp Thảo tiếp:
- Nói đến chuyện lục soát đó thì chắc đội trưởng Thành phải cảm ơn tỷ Nhân một tiếng. Nhìn bọn họ cứ đi vào rồi lại lộn ngược trở ra mà thấy tội nghiệp.
- Vậy thì tính ra Nguyễn gia ta đâu có thiếu người làm. Cớ sao Thảo lại có phần tất bật vậy?
- Sao lại không thiếu hả cậu Thông. Vì tỷ Nhân khỏe lại thì con Lành lại rơi vào tình trạng lơ ngơ.
- Lơ ngơ?
Đáp lại câu hỏi của Lê Bá Thông bằng một cái gật đầu, Diệp Thảo thở dài.
- Dạ, đúng cậu Thông. Là lơ ngơ.. con Lành ngơ tới độ đánh đổ cả chén nước cúng ở bàn vong của cậu Hai, nên đại nhân mới cực chẳng đã gọi tỷ Nhân lên hầu trà hầu nước ở nhà trên.
- Có chuyện lạ vậy sao?
Vừa nói Lê Bá Thông vừa rảo bước theo Diệp Thảo đi xuống gian nhà hữu nơi mà cậu Ba Phong đang dưỡng thương. Ánh trăng từ khi nào đã rọi sáng khắp cây cỏ. Thứ ánh sáng nhạt nhòa khiến ai hễ có tâm sự thì sẽ rất dễ rơi vào sự trầm mê khó mà đào thoát cho được.
Lê Bá Thông sau khi được Diệp Thảo kể về chuyện ở nhà thì đã chủ động giúp nàng dọn dẹp. Và sau đó là chuyện hứa sẽ cùng nàng vào phòng cậu Ba để thu dọn mâm ăn.
Vốn là công việc của mình, và Diệp Thảo cũng chẳng cần ai phụ giúp nhưng trước thái độ quá nhiệt tình của Lê Bá Thông, Diệp Thảo lại không nỡ từ chối.
Mà hơn thế nữa là Diệp Thảo lại đang muốn biết những lời kể của Huỳnh Thanh Vân về sự việc ở bờ sông nên..
Lắm lúc nghĩ bản thân đã làm cái việc quá phận, nhưng Diệp Thảo lại chẳng biết làm thế nào cho đúng khi mà đầu óc nàng cứ mãi nghĩ đến những vấn đề liên quan đến hai cái chết của bà Hai Cần và cậu Hai Lịch. Họ thực sự là bị cọp tinh giết hại?
Bước lên bậc tam cấp của gian nhà bên hữu, Lê Bá Thông giành lấy phần gõ rồi đẩy cửa bước vào. Bà Ba Miên đang ngồi ở cái ghế dựa ngay chân giường của cậu Ba.
Không còn những giọt nước mắt chảy dài trên má như khi ở bờ sông, nhưng rõ ràng là bà vẫn đang rất sợ hãi.
Nên vừa nhác thấy Lê Bá Thông, bà Ba đã lao vội tới mà ôm ghì lấy gã.
- Không được rồi, Bá Thông à. Chúng ta phải rời khỏi Nguyễn gia trang này ngay lập tức. Ngay lập tức, con có hiểu lời cô mẫu nói không?
- Cô mẫu à, người bình tĩnh lại đã.
Lê Bá Thông xoay người toan đỡ bà Ba Miên trở lại ghế nhưng bà từ chối.
- Con không hiểu lời cô mẫu nói sao Bá Thông?
Bà Ba nói như hụt hơi.
- Cái thứ quỷ dữ đó sẽ giết chết những người liên quan tới đại nhân. Nó sẽ không cách này thì cách khác sẽ giết chết tất cả chúng ta.
Một tiếng hừ lạnh vang lên từ người nắm trên giường làm bà Ba Miên phải ngắt ngang câu nói của mình. Nguyễn Hoành Phong sau khi thấy tiếng hừ của mình có tác dụng thì cười nhạt.
- Sao mẹ phải lo lắng cho Lê công tử vậy? Người ta sẽ không sao cả đâu, nên người mẹ phải lo lắng cho là con nè. Con mới là con trai ruột của mẹ. Và là người thừa kế cái cơ nghiệp của họ Nguyễn này. Còn người ta chỉ là cháu của mẹ thôi. Mẹ phải nhớ kĩ điều đó chớ.
- Nguyễn Hoành Phong! Con nói cái gì vậy hả? Thái độ lồi lõm đó của con với Bá Thông là thế nào hả?
Bà Ba Miên buông Lê Bá Thông ra để lao tới chỗ Nguyễn Hoành Phong toan dậy cho gã 1 bài học. Nhưng khi bàn tay bà đang đưa lên giữa không trung thì đã bị Bá Thông ngăn lại.
Mà thật là nếu không có Bá Thông, thì chắc bà Ba Miên cũng không có xuống tay với Nguyễn Hoành Phong. Bởi giờ phút này cái gã đang nằm trên giường kia nhìn thật thảm hại.
Cả quả đầu bị cạo trọc lóc và sau đó là được băng kín bởi những dải băng màu trắng đục. Điều đó làm gương mặt của cậu Ba Phong nhìn kì cục vô cùng.
Nếu không muốn nói là không còn ra hình người nữa. Mắt thấy bàn tay của mẹ mình bị ai đó nắm chặt, Nguyễn Hoành Phong bất giác cười gằng.
- Hai người đừng có đóng kịch nữa. Bởi cái gì cần biết thì con cũng đã biết rồi. Nực cười!
(Hết chương 37)
Có lẽ những gì mà Huỳnh Tấn Cương nói với bọn Lê Bá Thông, Thanh Vân đã nghe thấy. Nhìn thái độ ngượng ngùng của con gái, Huỳnh Tấn Cương nhất thời không khống chế được cảm xúc mà vươn tay đấm mạnh xuống bàn trà.
- Tên khốn họ Nguyễn đó! Hôm nay ta không giết bây thì ta không phải là người.
Nói rồi gã thương lái đó rút vội thanh kiếm đang treo ở gần đấy mà lao nhanh ra ngoài. Có điều đôi chân đang chuẩn bị nhấc lên chạy thì Huỳnh Tấn Cương đã phải khựng ngay lại. Bởi trước mắt ông là đứa con gái xinh đẹp.
Huỳnh Thanh Vân từ khi nào đã quỳ sụp xuống đất mà ôm lấy một bên chân của cha mình.
- Con xin cha! Chuyện đã đến nước này rồi thì con xin cha hãy lấy đại cục làm trọng. Hãy nghe theo lời của quan huyện để ngài ấy mau chóng tiễu trừ được con cọp tinh kia.
- Nhưng người hại con là thằng Ba Phong mà. Nhưng chàng đã bị con cọp tinh đó suýt lấy mạng rồi đấy thôi.
Huỳnh Thanh Vân khóc nấc lên.
- Có phải như thế là chưa đủ? Có phải là cha mong con và chàng đều bị con cọp tinh ấy cào xé cho đến chết thì cha mới thỏa lòng?
*
Lê Bá Thông đem đôi đũa mình mới dùng xong bỏ xuống mâm ăn. Ánh mắt lạc thần và đôi mày thì cau chặt. Hình như Lê Bá Thông đang nghĩ chuyện gì lung lắm, đến độ đội trưởng Thành dùng xong bữa đứng dậy ra ngoài trước Bá Thông cũng không biết.
Nhưng Bá Thông nghĩ chuyện gì? Có phải là ở chỗ Huỳnh Thanh Vân đã thu được manh mối nào đó có giá trị? Là như thế? Hay là.. chàng ta đang lo lắng cho Thanh Vân tiểu thơ?
Có thể lắm!
Bởi nhớ lại xem lúc phát hiện cô gái đó bất tỉnh nhân sự nằm dưới nền đất lạnh ở mé sông, Lê Bá Thông đã rất lo lắng. Lo lắng tới mức suýt chút nữa thì đã phi lễ với người ta.
Nhưng có điều đó là chuyện của Lê Bá Thông và Huỳnh Thanh Vân. Đâu có liên quan gì đến Diệp Thảo nàng đâu, mà nàng lại đi làm cái việc rảnh hơi là suy đoán và nghĩ ngợi. Tự cười chế giễu bản thân một cái thật kêu, Diệp Thảo toan với tay lấy cái đôi đũa của Lê Bá Thông bỏ xuống. Nàng muốn nhanh chóng dọn dẹp mâm ăn để còn đi làm những chuyện khác nữa.
Có điều khi bàn tay nhỏ nhắn vừa đưa xuống thì Lê Bá Thông lại đổi ý muốn cầm lại đôi đũa. Một màn tay chạm tay khiến đôi gò má của Diệp Thảo được một phen đỏ bừng.
- Dạ, thưa cậu Thông! Diệp Thảo tưởng cậu dùng bữa xong rồi. Xin cậu Thông tha lỗi cho Diệp Thảo!
- Ta..
Đôi mắt ai đó cũng đã rất kinh ngạc. Nhưng ngay lập tức Lê Bá Thông đã khôi phục trạng thái bình thường của mình. Chàng lạnh lùng nhìn Diệp Thảo.
- Ta không trách Thảo đâu. Nhưng hình như Thảo hôm nay đang lo lắng hay vội vàng làm chuyện gì đó thì phải. Bằng chứng là Thảo chưa hỏi ta thì đã toan dọn mâm cơm rồi. Có phải là Thảo muốn xong việc sớm để đi tìm gặp Trịnh Thừa đại nhân phải không? Báo cho Thảo một tin buồn là đại nhân ấy có việc nên đã về thẳng huyện đường và dự sẽ không ghé qua Nguyễn gia trang này trong tối nay đâu.
- Vậy sao?
Diệp Thảo miễn cưỡng nở một nụ cười. Từ nãy giờ nàng có hỏi thăm tới Trịnh Thừa sao? Diệp Thảo nàng nhớ là hoàn toàn không có nhé. Lui lại một bước để nới rộng khoảng cách với Lê Bá Thông, Diệp Thảo cúi đầu thưa:
- Dạ, thưa cậu Thông! Là Diệp Thảo sai khi chưa hỏi mà đã dọn mâm ăn. Mong cậu cho Diệp Thảo hỏi cậu đã dùng bữa xong chưa ạ? Vì Diệp Thảo còn phải tạt qua buồng của cậu Ba để dọn mâm ăn nữa.
- Ta hiểu. Việc thì nhiều mà người thì lại không có. Diệp Thảo à, vất vả cho Thảo rồi! Mà ta cũng không đúng nữa. Cứ mải lo tìm manh mối con cọp tinh mà quên không đi xem vết thương cho con Nhân. Thật kì lạ, vốn nghĩ vết thương do liềm cắt đó không đáng ngại, nhưng có lẽ là do ta quá chủ quan.
- Dạ cậu Thông! Thật sự vết thương của tỷ Nhân đúng là không có bị trở nặng..
Và tỷ ấy đã trở dậy từ lúc trưa, nên đã phụ giúp được Diệp Thảo cùng bà vú rất nhiều việc. Bao gồm việc cơm nước, dọn dẹp, rồi thì còn cả việc đem quần áo cậu Lũy đi giặt.
Nhớ lúc bọn đội trưởng Thành tức tốc đi lùng sục từng ngõ ngách của gia trang, nhưng thế nào cũng không dám đi vào buồng của cậu Lũy mà nghĩ buồn cười.
Mùi phân và mùi nước tiểu của cậu Lũy nặng đến nỗi cả đội trưởng Thành cũng không có can đảm để bước vào trong.
Và mọi chuyện chỉ được giải quyết khi mà tỷ Nhân xung phong bê mớ đồ dơ của cậu Lũy đi giặt. Khăn tã và quần áo của cậu Lũy nhiều đến nỗi mà lúc tỷ Nhân bê giỏ tre ra giếng, đội trưởng Thành đã phải cảm thán là:
- Trẻ con mà đi tiêu đi tiểu nhiều thế này luôn sao?
Lại khẽ mỉm cười, Diệp Thảo tiếp:
- Nói đến chuyện lục soát đó thì chắc đội trưởng Thành phải cảm ơn tỷ Nhân một tiếng. Nhìn bọn họ cứ đi vào rồi lại lộn ngược trở ra mà thấy tội nghiệp.
- Vậy thì tính ra Nguyễn gia ta đâu có thiếu người làm. Cớ sao Thảo lại có phần tất bật vậy?
- Sao lại không thiếu hả cậu Thông. Vì tỷ Nhân khỏe lại thì con Lành lại rơi vào tình trạng lơ ngơ.
- Lơ ngơ?
Đáp lại câu hỏi của Lê Bá Thông bằng một cái gật đầu, Diệp Thảo thở dài.
- Dạ, đúng cậu Thông. Là lơ ngơ.. con Lành ngơ tới độ đánh đổ cả chén nước cúng ở bàn vong của cậu Hai, nên đại nhân mới cực chẳng đã gọi tỷ Nhân lên hầu trà hầu nước ở nhà trên.
- Có chuyện lạ vậy sao?
Vừa nói Lê Bá Thông vừa rảo bước theo Diệp Thảo đi xuống gian nhà hữu nơi mà cậu Ba Phong đang dưỡng thương. Ánh trăng từ khi nào đã rọi sáng khắp cây cỏ. Thứ ánh sáng nhạt nhòa khiến ai hễ có tâm sự thì sẽ rất dễ rơi vào sự trầm mê khó mà đào thoát cho được.
Lê Bá Thông sau khi được Diệp Thảo kể về chuyện ở nhà thì đã chủ động giúp nàng dọn dẹp. Và sau đó là chuyện hứa sẽ cùng nàng vào phòng cậu Ba để thu dọn mâm ăn.
Vốn là công việc của mình, và Diệp Thảo cũng chẳng cần ai phụ giúp nhưng trước thái độ quá nhiệt tình của Lê Bá Thông, Diệp Thảo lại không nỡ từ chối.
Mà hơn thế nữa là Diệp Thảo lại đang muốn biết những lời kể của Huỳnh Thanh Vân về sự việc ở bờ sông nên..
Lắm lúc nghĩ bản thân đã làm cái việc quá phận, nhưng Diệp Thảo lại chẳng biết làm thế nào cho đúng khi mà đầu óc nàng cứ mãi nghĩ đến những vấn đề liên quan đến hai cái chết của bà Hai Cần và cậu Hai Lịch. Họ thực sự là bị cọp tinh giết hại?
Bước lên bậc tam cấp của gian nhà bên hữu, Lê Bá Thông giành lấy phần gõ rồi đẩy cửa bước vào. Bà Ba Miên đang ngồi ở cái ghế dựa ngay chân giường của cậu Ba.
Không còn những giọt nước mắt chảy dài trên má như khi ở bờ sông, nhưng rõ ràng là bà vẫn đang rất sợ hãi.
Nên vừa nhác thấy Lê Bá Thông, bà Ba đã lao vội tới mà ôm ghì lấy gã.
- Không được rồi, Bá Thông à. Chúng ta phải rời khỏi Nguyễn gia trang này ngay lập tức. Ngay lập tức, con có hiểu lời cô mẫu nói không?
- Cô mẫu à, người bình tĩnh lại đã.
Lê Bá Thông xoay người toan đỡ bà Ba Miên trở lại ghế nhưng bà từ chối.
- Con không hiểu lời cô mẫu nói sao Bá Thông?
Bà Ba nói như hụt hơi.
- Cái thứ quỷ dữ đó sẽ giết chết những người liên quan tới đại nhân. Nó sẽ không cách này thì cách khác sẽ giết chết tất cả chúng ta.
Một tiếng hừ lạnh vang lên từ người nắm trên giường làm bà Ba Miên phải ngắt ngang câu nói của mình. Nguyễn Hoành Phong sau khi thấy tiếng hừ của mình có tác dụng thì cười nhạt.
- Sao mẹ phải lo lắng cho Lê công tử vậy? Người ta sẽ không sao cả đâu, nên người mẹ phải lo lắng cho là con nè. Con mới là con trai ruột của mẹ. Và là người thừa kế cái cơ nghiệp của họ Nguyễn này. Còn người ta chỉ là cháu của mẹ thôi. Mẹ phải nhớ kĩ điều đó chớ.
- Nguyễn Hoành Phong! Con nói cái gì vậy hả? Thái độ lồi lõm đó của con với Bá Thông là thế nào hả?
Bà Ba Miên buông Lê Bá Thông ra để lao tới chỗ Nguyễn Hoành Phong toan dậy cho gã 1 bài học. Nhưng khi bàn tay bà đang đưa lên giữa không trung thì đã bị Bá Thông ngăn lại.
Mà thật là nếu không có Bá Thông, thì chắc bà Ba Miên cũng không có xuống tay với Nguyễn Hoành Phong. Bởi giờ phút này cái gã đang nằm trên giường kia nhìn thật thảm hại.
Cả quả đầu bị cạo trọc lóc và sau đó là được băng kín bởi những dải băng màu trắng đục. Điều đó làm gương mặt của cậu Ba Phong nhìn kì cục vô cùng.
Nếu không muốn nói là không còn ra hình người nữa. Mắt thấy bàn tay của mẹ mình bị ai đó nắm chặt, Nguyễn Hoành Phong bất giác cười gằng.
- Hai người đừng có đóng kịch nữa. Bởi cái gì cần biết thì con cũng đã biết rồi. Nực cười!
(Hết chương 37)