Đang còn bận rộn tâm trí với những dấu chân đầy máu từ chỗ xác con gà hướng ra bờ giậu, Lê Bá Thông đã hơi giật mình khi nghe tiếng gọi của lão Duyệt.
- Đại nhân! Đại nhân! Lại mà xem nè!
Dù là không gọi mình, nhưng trước tiếng gọi có phần phấn khởi của lão Duyệt, Lê Bá Thông đâu thể ngó lơ. Chàng vội vàng quay đầu thì theo hướng tay chỉ của lão Duyệt. Bên kia dù biết tiếng gọi của mình đã thu hút sự chú ý của mấy người bọn Lê Bá Thông, nhưng lão Duyệt vẫn kiên nhân chờ đợi sự đáp trả của Nguyễn đại nhân.
Và Nguyễn đại nhân đã đáp trả lại tiếng gọi của lão Duyệt thật. Nhưng không phải bằng lời mà là bằng những bước chân vội vã của mình.
- Sao vậy?
Nguyễn đại nhân hỏi.
Nhưng liền sau đó gã đàn ông đã phải khựng ngay lại. Đôi mày của Nguyễn đại nhân trong phút chốc đã chau lại.
- Sao.. Sao lại có chuyện này?
- Còn sao nữa đại nhân ơi! Con cọp này không phải là con cọp tinh đó. Đây! Đại nhân xem con cọp này dù là có ba chân như con thú đã thành tinh kia, nhưng Đại nhân nhớ không? Con yêu quái đội lốt cọp kia có chân sau bên phải bị mất một ngón chứ không phải là chân bên trái.
- Cái này?
Nguyễn đại nhân ngập ngừng.
Bên kia lão Duyệt vẫn tiếp tục.
- Đại nhân à, hãy tin tưởng Duyệt tôi! Năm đó sau khi theo đại nhân khảo sát những hiện trường giết người của cọp tinh, Duyệt tôi đã ghi nhớ mọi thứ. Mọi thứ từng những đặc điểm nhỏ nhất của con cọp tinh đó. Chỉ hận khi bảo vệ vợ của Phan đệ, Duyệt tôi đã quá chủ quan khiến bản thân bị thương thì chớ, còn làm vợ của Phan đệ mất mạng. Cả em gái của nàng ta, rồi con trai đều không sống được.
Bầu không khí im lặng bao trùm lấy mấy con người đang đứng ở sân sau của gian bếp. Im lặng vì sự hối lỗi của lão Duyệt, vì sự kinh ngạc của Lê Bá Thông và vì sự vui mừng của cậu Ba Phong.
Đúng vậy! Cậu Ba Phong đang vui! Rất vui! Gã trai đã nhị thập thất tuổi đó phá vỡ không khí im lặng bằng tiếng cười sảng khoái. Cậu Ba Phong hướng lão Duyệt mà hào hứng nói.
- Không phải con yêu quái đội lốt cọp kia thì có nghĩa mình cũng sẽ dễ giết chết nó đúng không?
Lão Duyệt đứng gần cậu Ba Phong tính lên tiếng cảnh báo rằng không phải như vậy thì đối phương đã giơ tay lên ngăn ông lại. Và vì lão Duyệt nghe lời, không có lên tiếng nên cậu Ba hài lòng lắm. Gã trai ấy sau khi nở một nụ cười tự mãn thì đã nói tiếp.
- Vì nó chỉ là một con thú tép riêu dễ tiêu diệt, nên chúng ta, những người có đầu óc đừng nhắc đến nó nữa. Và không nhắc đến nó là để tối nay.. tối nay Nguyễn gia ta sẽ tổ chức một buổi yến tiệc linh đình để mừng con, cậu Ba Phong của Nguyễn gia đã thương thuyết thành công với Phan đại nhân vụ 50 hộc lúa.
- Bây nói gì?
Nguyễn đại nhân tức khí lên tiếng.
- Bây đồng ý bán lúa cho gã thương buôn họ Phan kia sao? Bây có điên không hả? Mùa màng năm nay thế nào không lẽ bây không biết. Nắng hạn cả mấy năm dài, có cái ăn đã là may phước lắm rồi. Đào đâu ra mà bán buôn tận 50 hộc lúa. Bá Thông, bây có biết chuyện này không? Tại sao lại không can ngăn nó?
- Dạ, thưa cô phụ! Con..
Lê Bá Thông dừng câu nói của mình lại bởi cái phất tay của cậu Ba Phong. Gã trai trẻ nhỏ hơn Lê Bá Thông chàng vài tuổi đó, tại sao mới qua có một đêm đã thay đổi nhiều như vậy?
Ngoan ngoãn giữ im lặng để đối phương nói, thái độ nhún nhường của Lê Bá Thông lại chẳng được Ba Phong coi trọng như mọi khi, mà ngược lại, gã lại càng bày ra vẻ mặt tự mãn. Ba Phong hướng Nguyễn đại nhân nhả từng chữ.
- Dạ thưa cha! Đương nhiên là Lê công tử biết. Nhưng cha yên tâm chuyện này không phải Lê công tử xúi con làm. Là chính con nói cho hắn ta biết gần đây thôi. Bởi cha tin tưởng hắn thế mà. Nhưng giờ đây, vào lúc này cha hãy bắt đầu học cách tin tưởng con trai của cha đi. Vì chuyện với Phan đại nhân, con đây đã giải quyết được rồi!
Định lên tiếng hỏi là Ba Phong đã giải quyết thế nào, nhưng miệng mới mở ra, Lê Bá Thông đã phải ngậm ngay lại. Vì bên kia Nguyễn Hoành Phong lại lần nữa phất tay ngăn cho Lê Bá Thông nói. Thấy cái phất tay của bản thân rất có uy lực, Ba Phong không kiềm được mà bật lên một tiếng cười ngạo mạn.
- Biết dừng lại đúng lúc cũng là một lại trí tuệ đó Lê công tử à. Phải công nhận là công tử rất khôn, rất biết nhịn nhục. Nhưng giờ ta đã nhìn thấu âm mưu của công tử rồi. Nên đừng có can dự vào chuyện làm ăn của Nguyễn gia này nữa. Mà hay hơn nữa là công tử nên trở về Lê gia đi.
- Nguyễn Hoành Phong! Bây nói cái gì vậy hả?
Lại một cái vươn tay khác, nhưng lần này là với Nguyễn đại nhân. Bị bất ngờ Nguyễn đại nhân lập tức im lặng, và bên kia Ba Phong lại lần nữa nghĩ đối phương đang run sợ trước cái uy của mình. Gã khẽ nhếch mép một cái, rồi hướng Diệp Thảo và tỷ Nhân đang ngồi dựa vào vách tường mà ra lệnh:
- Coi dọn cái đống xú uế này đi! Và chiều nay Nguyễn gia sẽ đãi tiệc Phan đại nhân, tụi bây coi mà chuẩn bị cho chu toàn. Không thì đừng trách ta sống bạc ác!
Vội cúi đầu "dạ" lên một tiếng thật to, Diệp Thảo và cả tỷ Nhân chỉ dám ngẩng đầu lên khi xung quanh chỉ còn hai người.
- Tại sao cậu Ba lại kì cục như vậy nhỉ?
Vừa thu dọn xác con gà, Diệp Thảo vừa lên tiếng hỏi tỷ Nhân. Bên kia, tỷ Nhân đang vục nước rửa sân thì bị câu hỏi của Diệp Thảo làm cho dừng lại. Rồi cô gái trẻ ấy phóng tầm mắt ra khoảng không phía trước và đứng lặng ở đó.
Một hành động kì quái.
Nhưng bên này với suy nghĩ non nớt của một cô gái mới lớn thì Diệp Thảo đoán là tỷ Nhân cũng như nàng, không có câu trả lời.
Ấy vậy mà lúc đang định quay đi để làm việc mình thì Diệp Thảo thấy bàn tay của tỷ Nhân khẽ động. Chăm chú nhìn theo từng cử động tay, Diệp Thảo buột miệng:
- Ý tỷ là cậu Ba đang bị tổn thương nên mới hành động như vậy ư? Không phải chứ, bởi rõ ràng là người bị tổn thương từ nãy đến giờ là Lê công tử kia mà. Hay tỷ biết gì đó mà không chịu nói. Nói đi! Diệp Thảo muốn biết.
Diệp Thảo vội lao tới, túm chặt tay của tỷ Nhân mà lay lay lại. Nhưng đúng cái lúc tỷ Nhân đã chịu thua và chuẩn bị tình thiệt hết mọi sự cho Diệp Thảo nghe thì bà Ba Miên lại xuất hiện, gương mặt vẫn còn tái.
Và đôi mắt của bà thì đâu đó vẫn ánh lên sự hoảng hốt cực dộ. Nhưng đã chưa khỏe thì việc gì phải chạy xuống nhà sau này làm gì? Và rốt cuộc thì bà Ba Miên cũng đích thân nói cho Diệp Thảo biết câu trả lời.
Thì ra chuyện ở sân sau nhà ra sao.. cậu Ba Phong nói những gì.. bà Ba Miên biết hết. Bà đã bảo với Nguyễn đại nhân rằng bà sẽ nói chuyện với cậu Ba để cậu phải xin lỗi Lê Bá Thông.
Nhưng Nguyễn đại nhân đã ngăn bà lại, nói: Việc cần hơn bây giờ là dọn dẹp miếu Bà Chúa Ngọc để mai còn tiến hành nghi lễ cúng kính. Có điều ông sẽ không đi cùng với bà, mà thay vào đó là con Lành.
- Nhưng ta nghĩ con Lành nên ở nhà phụ bà vú một tay giữ thằng Lũy, với còn phải lo cơm nước cho bà Hai nữa. Chuyện dọn dẹp miếu Bà Chúa Ngọc không phải là chuyện đơn giản vì phải dọn cỏ, quét vôi, vẽ lại chữ trên miếu, nên cần người khỏe mạnh như con Nhân và người biết ít chữ nghĩa như con Thảo mới làm được..
Bà Ba Miên còn nói thêm gì nữa nhưng Diệp Thảo lúc này chẳng nghe được nữa. Bởi nàng bị ánh mắt ghen tị của con Lành dọa cho sợ.
Nỗi sợ ấy làm cho Diệp Thảo nín lặng suốt đoạn đường dài dẫn từ Nguyễn gia trang ra đến tận quán nước của bà Lam, cái chỗ mà Diệp Thảo lần đầu tiên gặp bà Ba cũng như tỷ Nhân.
Quán nước vẫn vậy. Bà chủ quán vẫn vậy. Chỉ có khách ghé lại uống chén trà, ăn cái bánh là khác. Diệp Thảo khẽ giật mình khi từ sau lưng có người đi lại.
Lê Bá Thông khi vừa nhác thấy bà Ba Miên đã vội đứng dậy trả tiền trà bánh, rồi cùng Trịnh quan huyện bước ra con đường nhỏ trước quán nước.
- Cô mẫu! Con chờ cô mẫu từ sáng giờ!
Không biết là nhờ câu nói "con chờ cô mẫu từ sáng giờ" hay là do sự xuất hiện của Lê Bá Thông, mà khuôn mặt của bà Ba Miên lập tức trở nên tươi tỉnh. Có điều vì phép tấc mà bà không thể đáp lời Lê Bá Thông ngay.
- Chào Trịnh quan huyện!
Lời của bà Ba vừa phát ra thì gã đàn ông nãy giờ vẫn đứng sau lưng của Lê Bá Thông lập tức cúi đầu đáp lễ Trịnh quan huyện Trịnh Thừa nói:
- Chào bà Ba của Nguyễn gia! Hôm qua mới được gặp mà hôm nay lại gặp nữa rồi.
- Trịnh quan huyện! Xin ngài đừng nói vậy! Chuyện hôm qua là ông nhà tôi không biết trái phải nên mới nói ra những lời không phải với ngài. Mong Trịnh đại nhân nể tình ông ấy từng dốc lòng phò vua giúp nước mà bỏ qua cho ông ấy lần này.
Một nụ cười có vẻ gượng gạo ẩn hiện trên khóe môi của gã đàn ông đang là chức sắc của Triều đình Trịnh quan huyện không đáp trả câu nói của bà Ba Miên, mà lảng sang chuyện khác.
- Nghe Bá Thông huynh nói là bà Ba hôm nay đi dọn dẹp lau chùi ở miếu Bà Chúa Ngọc. Không biết có thể cho bổn quan được theo phụ giúp một tay không? Không giấu gì bà Ba đây bổn quan trước cũng có người thân chết dưới vuốt của con cọp tinh đó.
- Chuyện này..
Bị lờ đi lời cầu xin, rồi sau đó thì tỏ ra thân mật làm bà Ba Miên phút chốc chưa thích ứng được. Bên này Lê Bá Thông lập tức nhận ra điểm khác thường của bà Ba nên đã nắm lấy tay bà mà trấn an.
- Cô mẫu đừng lo. Chuyện hôm qua Trịnh quan huyện đã nói là sẽ bỏ qua cho cô phụ rồi.
- Đúng vậy, bà Ba à. Vì bổn quan và Lê công tử đây là chỗ quen biết nên chuyện kia bổn quan không có ghi trong lòng đâu. Nhưng biểu tình khi đó của Nguyễn đại nhân thật sự là rất lạ. Là do tên họ Phan kia đã gây ra chuyện gì không đúng, phải không?
- Chuyện này thì dân phụ không rõ.
Bà Ba dè dặt trả lời.
- Phận đàn bà quanh quẩn ở xó nhà nên chỉ biết ba chuyện bếp núc, chăm con. Những chuyện khác thì thật là dân nữa chỉ nghe lỏm bỏm. Sợ nói ra lại làm cho Trịnh đại nhân khó chịu.
Một nụ cười lại lần nữa xuất hiện trên môi của Trịnh Thừa. Nhưng lần này lại mang tới cảm giác chua xót cho người đối diện. Trịnh Thừa nói:
- Hay thế này đi! Bổn quan cùng mọi người đi đên miếu Bà Chúa Ngọc đã. Trên đường đi, bổn quan sẽ kể cho bà Ba và Lê công tử đây biết lí do tại sao bổn quan lại nhất mực chú tâm đến gã lính tuần có tên Phan Vũ Anh như vậy. Và người thân của ta đã chết dưới móng vuốt của con cọp tinh đó là ai.
Dừng lại một chút để thở hắt ra 1 tiếng, Trịnh Thừa hướng ánh mắt đã hoe đỏ từ lúc nào của mình ra khoảng trời phía trước. Mọi chuyện bắt đầu khi cha của Trịnh Thừa thi Hội lần thứ tư mà không đỗ đạt.
Xấu hổ với ông nội rồi các chú, các bác đã ghi danh khoa cử, cha của Trịnh Thừa dắt vợ con lưu lạc từ đất kinh thành vào tận Dinh Bình Hòa.
Cha mẹ của Trịnh Thừa chọn xứ Hòa Mỹ làm chốn dừng chân. Dựng nhà bằng lá dừa, giường ngủ cũng là lá dừa trải dưới nền đất lạnh. Cuộc sống của gia đình Trịnh Thừa khó khăn trăm bề. Và mọi thứ càng bế tắc hơn khi cha Trịnh Thừa vị thương nặng trong một lần đi bạn gặp bão.
Đã vậy ngôi nhà nhỏ dựng ở vạn chài sát biển cũng bị bão thổi đi mất. Đối diện với cảnh màn trời chiếu đất, sức khỏe suy giảm cha của Trịnh Thừa liên lạc với gia đình ông nội cầu xin sự giúp đỡ.
Nhưng ông nội lúc này đã cáo lão về quê, tiền bạc trong nhà cũng vì vậy mà không có được bao nhiêu. Nên chuyện mang mình cha Trịnh Thừa về chữa thương còn khó. Huống chi là cưu mang cả nhà ba người Trịnh Thừa.
Và trong lúc tưởng chừng bế tắc thì mẹ của Trịnh Thừa nhận được tin gia đình em gái sẽ từ miền trong chuyển ra Dinh Bình Hòa sinh sống.
Chết đuối vớ được cọc, mẹ của Trịnh Thừa đã tìm đến gặp em gái để vay ít tiền hòng cho chồng và con trai được trở về kinh thành. Còn bản thân thì quyết định tá túc ở nhà em gái với tư cách là người làm để trả hết số tiền đã vay.
- Và chồng dì Cầm ta có tên Phan Vũ Anh..
(Hết chương 19)
- Đại nhân! Đại nhân! Lại mà xem nè!
Dù là không gọi mình, nhưng trước tiếng gọi có phần phấn khởi của lão Duyệt, Lê Bá Thông đâu thể ngó lơ. Chàng vội vàng quay đầu thì theo hướng tay chỉ của lão Duyệt. Bên kia dù biết tiếng gọi của mình đã thu hút sự chú ý của mấy người bọn Lê Bá Thông, nhưng lão Duyệt vẫn kiên nhân chờ đợi sự đáp trả của Nguyễn đại nhân.
Và Nguyễn đại nhân đã đáp trả lại tiếng gọi của lão Duyệt thật. Nhưng không phải bằng lời mà là bằng những bước chân vội vã của mình.
- Sao vậy?
Nguyễn đại nhân hỏi.
Nhưng liền sau đó gã đàn ông đã phải khựng ngay lại. Đôi mày của Nguyễn đại nhân trong phút chốc đã chau lại.
- Sao.. Sao lại có chuyện này?
- Còn sao nữa đại nhân ơi! Con cọp này không phải là con cọp tinh đó. Đây! Đại nhân xem con cọp này dù là có ba chân như con thú đã thành tinh kia, nhưng Đại nhân nhớ không? Con yêu quái đội lốt cọp kia có chân sau bên phải bị mất một ngón chứ không phải là chân bên trái.
- Cái này?
Nguyễn đại nhân ngập ngừng.
Bên kia lão Duyệt vẫn tiếp tục.
- Đại nhân à, hãy tin tưởng Duyệt tôi! Năm đó sau khi theo đại nhân khảo sát những hiện trường giết người của cọp tinh, Duyệt tôi đã ghi nhớ mọi thứ. Mọi thứ từng những đặc điểm nhỏ nhất của con cọp tinh đó. Chỉ hận khi bảo vệ vợ của Phan đệ, Duyệt tôi đã quá chủ quan khiến bản thân bị thương thì chớ, còn làm vợ của Phan đệ mất mạng. Cả em gái của nàng ta, rồi con trai đều không sống được.
Bầu không khí im lặng bao trùm lấy mấy con người đang đứng ở sân sau của gian bếp. Im lặng vì sự hối lỗi của lão Duyệt, vì sự kinh ngạc của Lê Bá Thông và vì sự vui mừng của cậu Ba Phong.
Đúng vậy! Cậu Ba Phong đang vui! Rất vui! Gã trai đã nhị thập thất tuổi đó phá vỡ không khí im lặng bằng tiếng cười sảng khoái. Cậu Ba Phong hướng lão Duyệt mà hào hứng nói.
- Không phải con yêu quái đội lốt cọp kia thì có nghĩa mình cũng sẽ dễ giết chết nó đúng không?
Lão Duyệt đứng gần cậu Ba Phong tính lên tiếng cảnh báo rằng không phải như vậy thì đối phương đã giơ tay lên ngăn ông lại. Và vì lão Duyệt nghe lời, không có lên tiếng nên cậu Ba hài lòng lắm. Gã trai ấy sau khi nở một nụ cười tự mãn thì đã nói tiếp.
- Vì nó chỉ là một con thú tép riêu dễ tiêu diệt, nên chúng ta, những người có đầu óc đừng nhắc đến nó nữa. Và không nhắc đến nó là để tối nay.. tối nay Nguyễn gia ta sẽ tổ chức một buổi yến tiệc linh đình để mừng con, cậu Ba Phong của Nguyễn gia đã thương thuyết thành công với Phan đại nhân vụ 50 hộc lúa.
- Bây nói gì?
Nguyễn đại nhân tức khí lên tiếng.
- Bây đồng ý bán lúa cho gã thương buôn họ Phan kia sao? Bây có điên không hả? Mùa màng năm nay thế nào không lẽ bây không biết. Nắng hạn cả mấy năm dài, có cái ăn đã là may phước lắm rồi. Đào đâu ra mà bán buôn tận 50 hộc lúa. Bá Thông, bây có biết chuyện này không? Tại sao lại không can ngăn nó?
- Dạ, thưa cô phụ! Con..
Lê Bá Thông dừng câu nói của mình lại bởi cái phất tay của cậu Ba Phong. Gã trai trẻ nhỏ hơn Lê Bá Thông chàng vài tuổi đó, tại sao mới qua có một đêm đã thay đổi nhiều như vậy?
Ngoan ngoãn giữ im lặng để đối phương nói, thái độ nhún nhường của Lê Bá Thông lại chẳng được Ba Phong coi trọng như mọi khi, mà ngược lại, gã lại càng bày ra vẻ mặt tự mãn. Ba Phong hướng Nguyễn đại nhân nhả từng chữ.
- Dạ thưa cha! Đương nhiên là Lê công tử biết. Nhưng cha yên tâm chuyện này không phải Lê công tử xúi con làm. Là chính con nói cho hắn ta biết gần đây thôi. Bởi cha tin tưởng hắn thế mà. Nhưng giờ đây, vào lúc này cha hãy bắt đầu học cách tin tưởng con trai của cha đi. Vì chuyện với Phan đại nhân, con đây đã giải quyết được rồi!
Định lên tiếng hỏi là Ba Phong đã giải quyết thế nào, nhưng miệng mới mở ra, Lê Bá Thông đã phải ngậm ngay lại. Vì bên kia Nguyễn Hoành Phong lại lần nữa phất tay ngăn cho Lê Bá Thông nói. Thấy cái phất tay của bản thân rất có uy lực, Ba Phong không kiềm được mà bật lên một tiếng cười ngạo mạn.
- Biết dừng lại đúng lúc cũng là một lại trí tuệ đó Lê công tử à. Phải công nhận là công tử rất khôn, rất biết nhịn nhục. Nhưng giờ ta đã nhìn thấu âm mưu của công tử rồi. Nên đừng có can dự vào chuyện làm ăn của Nguyễn gia này nữa. Mà hay hơn nữa là công tử nên trở về Lê gia đi.
- Nguyễn Hoành Phong! Bây nói cái gì vậy hả?
Lại một cái vươn tay khác, nhưng lần này là với Nguyễn đại nhân. Bị bất ngờ Nguyễn đại nhân lập tức im lặng, và bên kia Ba Phong lại lần nữa nghĩ đối phương đang run sợ trước cái uy của mình. Gã khẽ nhếch mép một cái, rồi hướng Diệp Thảo và tỷ Nhân đang ngồi dựa vào vách tường mà ra lệnh:
- Coi dọn cái đống xú uế này đi! Và chiều nay Nguyễn gia sẽ đãi tiệc Phan đại nhân, tụi bây coi mà chuẩn bị cho chu toàn. Không thì đừng trách ta sống bạc ác!
Vội cúi đầu "dạ" lên một tiếng thật to, Diệp Thảo và cả tỷ Nhân chỉ dám ngẩng đầu lên khi xung quanh chỉ còn hai người.
- Tại sao cậu Ba lại kì cục như vậy nhỉ?
Vừa thu dọn xác con gà, Diệp Thảo vừa lên tiếng hỏi tỷ Nhân. Bên kia, tỷ Nhân đang vục nước rửa sân thì bị câu hỏi của Diệp Thảo làm cho dừng lại. Rồi cô gái trẻ ấy phóng tầm mắt ra khoảng không phía trước và đứng lặng ở đó.
Một hành động kì quái.
Nhưng bên này với suy nghĩ non nớt của một cô gái mới lớn thì Diệp Thảo đoán là tỷ Nhân cũng như nàng, không có câu trả lời.
Ấy vậy mà lúc đang định quay đi để làm việc mình thì Diệp Thảo thấy bàn tay của tỷ Nhân khẽ động. Chăm chú nhìn theo từng cử động tay, Diệp Thảo buột miệng:
- Ý tỷ là cậu Ba đang bị tổn thương nên mới hành động như vậy ư? Không phải chứ, bởi rõ ràng là người bị tổn thương từ nãy đến giờ là Lê công tử kia mà. Hay tỷ biết gì đó mà không chịu nói. Nói đi! Diệp Thảo muốn biết.
Diệp Thảo vội lao tới, túm chặt tay của tỷ Nhân mà lay lay lại. Nhưng đúng cái lúc tỷ Nhân đã chịu thua và chuẩn bị tình thiệt hết mọi sự cho Diệp Thảo nghe thì bà Ba Miên lại xuất hiện, gương mặt vẫn còn tái.
Và đôi mắt của bà thì đâu đó vẫn ánh lên sự hoảng hốt cực dộ. Nhưng đã chưa khỏe thì việc gì phải chạy xuống nhà sau này làm gì? Và rốt cuộc thì bà Ba Miên cũng đích thân nói cho Diệp Thảo biết câu trả lời.
Thì ra chuyện ở sân sau nhà ra sao.. cậu Ba Phong nói những gì.. bà Ba Miên biết hết. Bà đã bảo với Nguyễn đại nhân rằng bà sẽ nói chuyện với cậu Ba để cậu phải xin lỗi Lê Bá Thông.
Nhưng Nguyễn đại nhân đã ngăn bà lại, nói: Việc cần hơn bây giờ là dọn dẹp miếu Bà Chúa Ngọc để mai còn tiến hành nghi lễ cúng kính. Có điều ông sẽ không đi cùng với bà, mà thay vào đó là con Lành.
- Nhưng ta nghĩ con Lành nên ở nhà phụ bà vú một tay giữ thằng Lũy, với còn phải lo cơm nước cho bà Hai nữa. Chuyện dọn dẹp miếu Bà Chúa Ngọc không phải là chuyện đơn giản vì phải dọn cỏ, quét vôi, vẽ lại chữ trên miếu, nên cần người khỏe mạnh như con Nhân và người biết ít chữ nghĩa như con Thảo mới làm được..
Bà Ba Miên còn nói thêm gì nữa nhưng Diệp Thảo lúc này chẳng nghe được nữa. Bởi nàng bị ánh mắt ghen tị của con Lành dọa cho sợ.
Nỗi sợ ấy làm cho Diệp Thảo nín lặng suốt đoạn đường dài dẫn từ Nguyễn gia trang ra đến tận quán nước của bà Lam, cái chỗ mà Diệp Thảo lần đầu tiên gặp bà Ba cũng như tỷ Nhân.
Quán nước vẫn vậy. Bà chủ quán vẫn vậy. Chỉ có khách ghé lại uống chén trà, ăn cái bánh là khác. Diệp Thảo khẽ giật mình khi từ sau lưng có người đi lại.
Lê Bá Thông khi vừa nhác thấy bà Ba Miên đã vội đứng dậy trả tiền trà bánh, rồi cùng Trịnh quan huyện bước ra con đường nhỏ trước quán nước.
- Cô mẫu! Con chờ cô mẫu từ sáng giờ!
Không biết là nhờ câu nói "con chờ cô mẫu từ sáng giờ" hay là do sự xuất hiện của Lê Bá Thông, mà khuôn mặt của bà Ba Miên lập tức trở nên tươi tỉnh. Có điều vì phép tấc mà bà không thể đáp lời Lê Bá Thông ngay.
- Chào Trịnh quan huyện!
Lời của bà Ba vừa phát ra thì gã đàn ông nãy giờ vẫn đứng sau lưng của Lê Bá Thông lập tức cúi đầu đáp lễ Trịnh quan huyện Trịnh Thừa nói:
- Chào bà Ba của Nguyễn gia! Hôm qua mới được gặp mà hôm nay lại gặp nữa rồi.
- Trịnh quan huyện! Xin ngài đừng nói vậy! Chuyện hôm qua là ông nhà tôi không biết trái phải nên mới nói ra những lời không phải với ngài. Mong Trịnh đại nhân nể tình ông ấy từng dốc lòng phò vua giúp nước mà bỏ qua cho ông ấy lần này.
Một nụ cười có vẻ gượng gạo ẩn hiện trên khóe môi của gã đàn ông đang là chức sắc của Triều đình Trịnh quan huyện không đáp trả câu nói của bà Ba Miên, mà lảng sang chuyện khác.
- Nghe Bá Thông huynh nói là bà Ba hôm nay đi dọn dẹp lau chùi ở miếu Bà Chúa Ngọc. Không biết có thể cho bổn quan được theo phụ giúp một tay không? Không giấu gì bà Ba đây bổn quan trước cũng có người thân chết dưới vuốt của con cọp tinh đó.
- Chuyện này..
Bị lờ đi lời cầu xin, rồi sau đó thì tỏ ra thân mật làm bà Ba Miên phút chốc chưa thích ứng được. Bên này Lê Bá Thông lập tức nhận ra điểm khác thường của bà Ba nên đã nắm lấy tay bà mà trấn an.
- Cô mẫu đừng lo. Chuyện hôm qua Trịnh quan huyện đã nói là sẽ bỏ qua cho cô phụ rồi.
- Đúng vậy, bà Ba à. Vì bổn quan và Lê công tử đây là chỗ quen biết nên chuyện kia bổn quan không có ghi trong lòng đâu. Nhưng biểu tình khi đó của Nguyễn đại nhân thật sự là rất lạ. Là do tên họ Phan kia đã gây ra chuyện gì không đúng, phải không?
- Chuyện này thì dân phụ không rõ.
Bà Ba dè dặt trả lời.
- Phận đàn bà quanh quẩn ở xó nhà nên chỉ biết ba chuyện bếp núc, chăm con. Những chuyện khác thì thật là dân nữa chỉ nghe lỏm bỏm. Sợ nói ra lại làm cho Trịnh đại nhân khó chịu.
Một nụ cười lại lần nữa xuất hiện trên môi của Trịnh Thừa. Nhưng lần này lại mang tới cảm giác chua xót cho người đối diện. Trịnh Thừa nói:
- Hay thế này đi! Bổn quan cùng mọi người đi đên miếu Bà Chúa Ngọc đã. Trên đường đi, bổn quan sẽ kể cho bà Ba và Lê công tử đây biết lí do tại sao bổn quan lại nhất mực chú tâm đến gã lính tuần có tên Phan Vũ Anh như vậy. Và người thân của ta đã chết dưới móng vuốt của con cọp tinh đó là ai.
Dừng lại một chút để thở hắt ra 1 tiếng, Trịnh Thừa hướng ánh mắt đã hoe đỏ từ lúc nào của mình ra khoảng trời phía trước. Mọi chuyện bắt đầu khi cha của Trịnh Thừa thi Hội lần thứ tư mà không đỗ đạt.
Xấu hổ với ông nội rồi các chú, các bác đã ghi danh khoa cử, cha của Trịnh Thừa dắt vợ con lưu lạc từ đất kinh thành vào tận Dinh Bình Hòa.
Cha mẹ của Trịnh Thừa chọn xứ Hòa Mỹ làm chốn dừng chân. Dựng nhà bằng lá dừa, giường ngủ cũng là lá dừa trải dưới nền đất lạnh. Cuộc sống của gia đình Trịnh Thừa khó khăn trăm bề. Và mọi thứ càng bế tắc hơn khi cha Trịnh Thừa vị thương nặng trong một lần đi bạn gặp bão.
Đã vậy ngôi nhà nhỏ dựng ở vạn chài sát biển cũng bị bão thổi đi mất. Đối diện với cảnh màn trời chiếu đất, sức khỏe suy giảm cha của Trịnh Thừa liên lạc với gia đình ông nội cầu xin sự giúp đỡ.
Nhưng ông nội lúc này đã cáo lão về quê, tiền bạc trong nhà cũng vì vậy mà không có được bao nhiêu. Nên chuyện mang mình cha Trịnh Thừa về chữa thương còn khó. Huống chi là cưu mang cả nhà ba người Trịnh Thừa.
Và trong lúc tưởng chừng bế tắc thì mẹ của Trịnh Thừa nhận được tin gia đình em gái sẽ từ miền trong chuyển ra Dinh Bình Hòa sinh sống.
Chết đuối vớ được cọc, mẹ của Trịnh Thừa đã tìm đến gặp em gái để vay ít tiền hòng cho chồng và con trai được trở về kinh thành. Còn bản thân thì quyết định tá túc ở nhà em gái với tư cách là người làm để trả hết số tiền đã vay.
- Và chồng dì Cầm ta có tên Phan Vũ Anh..
(Hết chương 19)