Đứng im.. Tại sao lại đứng im trước hành động bất nhã kia? Hay cô ta cũng giống như các cô nương khác, muốn đổi đời bằng cách lăn lên giường của cậu Hai Nguyễn gia?
Một nụ cười chế giễu lập tức xuất hiện trên gương mặt lạnh lùng của Lê Bá Thông. Nhưng cái khóe môi đang giương cao đó đột nhiên dừng lại, trong một khoảnh khắc gã đàn ông đó đã nhìn thấy sự sợ hãi đến cùng cực trong đáy mắt của cô gái trẻ.
Một suy nghĩ chợt lóe lên trong đầu làm nụ cười vừa dừng lại kia đã được tiếp tục, và thậm chí là còn đậm hơn lúc trước. Vì giờ đây Lê Bá Thông đang cười cho cây bút mà bản thân đã ném về phía Diệp Thảo. Xin hã𝘆 đọc 𝒕r𝗎𝘆ện 𝒕ại ⩵ 𝒯𝑹Ù 𝘔𝒯𝑹UYỆN.Vn ⩵
Và còn kèm với hành động đó là tiếng thét:
- Cẩn thận!
Tiếng thét chẳng quá lớn như sấm động sét rền, nhưng lại khiến cho tâm trí đang bị động của Diệp Thảo được thức tỉnh. Nàng nhẹ nhàng bước chân sang một bên một bước để tránh bàn tay khiếm nhã của cậu Hai Lịch, và cũng là để hứng trọn đầu bút của Lê Bá Thông. Một vệt mực đen kéo dài từ giữa trán xuống giữa mũi làm Diệp Thảo không khác gì một chú mèo mới rúc từ trong bếp lò chui ra.
Xấu xí thật! Chưa kể Diệp Thảo còn bị té ngã xuống nền đất ẩm làm người ngợm lấm lem dơ bẩn. Phải lúc thường Diệp Thảo sẽ gào thét than trời trách đất, nhưng lúc này đây Diệp Thảo nàng lại cảm kích người ném cây bút ấy rất nhiều.
Lồm cồm bò dậy, Diệp Thảo vừa rối rít xin lỗi cậu Hai Lịch, vừa lấy ống tay áo phủi bụi đất trên người và cả trên mặt. Một hành động tưởng như vô ý nhưng là cố ý của Diệp Thảo khiến phút chốc mặt mũi của cô gái lập tức đen hơn cả cái đít nồi.
Và có lẽ vì thế nên cậu Hai Lịch đã đáp lời xin lỗi của Diệp Thảo bằng một tiếng gầm.
Gã đàn ông đó còn điên tiết chỉ thẳng mặt Lê Bá Thông mà gằng từng chữ:
- Mày muốn giành người với tao phải không?
- Tôi.. Bá Thông tôi nào dám thưa cậu Hai.
Lê Bá Thông vừa chạy tới chỗ của Diệp Thảo đã bị câu hỏi của Hai Lịch làm cho phải cúi đầu. Gã đàn ông biết rõ thân phận thấp kém của mình nên đã đối đáp rất lễ phép. Có điều như thế đâu có nghĩa là Hai Lịch sẽ nguôi giận.
Hắn mặc kệ những ánh mắt đang hướng về mình mà vung tay toan dạy cho Lê Bá Thông một bài học.
Nhưng bàn tay mới đưa lên giữa không trung đã bị giữ chặt lại. Nguyễn đại nhân từ khi nào đã rời gian nhà trên để đi xuống sau nhà.
Và những chuyện đã xảy ra từ khi nãy đến giờ, vị đại nhân từng là Quan Khâm sai ấy có nhìn thấy. Và đã rất tức giận. Nhưng nghĩ lại thì đó có thể là sự tức giận mà bấy lâu nay đã tích tụ trong tâm can Nguyễn đại nhân.
Gã đàn ông có vóc người cao lớn đó sau khi túm chặt lấy bàn tay của Hai Lịch đã không tiếc sức mà bóp mạnh, làm tên thanh niên đương tuổi xuân phải gào thét lên trong đau đớn.
- Cha! Cha trút giận sai người rồi đó! Kẻ mà cha phải trút giận là nó, là tên làm mướn của Nguyễn gia này chứ không phải là con. Nó dám phá hỏng chuyện tốt của con trai cha.
Vừa nói Hai Lịch vừa đưa bàn tay còn lại để chỉ về phía Lê Bá Thông, những tưởng như thế thì cha hắn, Nguyễn đại nhân sẽ buông tay hắn ra mà xử lý gã người làm lắm chuyện. Nhưng không, hắn càng nói thì lực tay của Nguyễn đại nhân càng mạnh lên.
Phút chốc gương mặt trắng trẻo thư sinh của Hai Lịch đã đỏ bừng lên. Hắn đau đớn muốn khuỵu xuống. Nhưng Nguyễn đại nhân, cha của hắn đau có cho hắn toại nguyện.
- Đứng dậy! Bây nên nhớ bây được sống đến giờ này là nhờ sự nhân nhượng của ta, nên bây đừng có gây sự ở cái nhà này thêm nữa. Và trả vật đó về đây cho ta. Đừng tưởng chuyện tối qua bây làm ta không biết.
- Cha..
Sau tiếng kêu thảm thiết kia thì bàn tay của Hai Lịch rốt cuộc cũng được thả ra. Có được thành tựu to lớn như vậy không biết là do Nguyễn đại nhân mủi lòng vì tiếng kêu của Hai Lịch, hay là do ông ta nghĩ chỉ cần gia sức thêm một chút nữa thằng con trai của ông sẽ chết. Bản thân Diệp Thảo thì thiên về ý kiến thứ hai hơn.
Bởi khi Nguyễn đại nhân buông tay của Hai Lịch ra thì cả thân người của hắn đã đổ gục xuống nền đất. Hắn đau đớn ôm lấy bàn tay bị bóp chặt mà không dám kêu, dù chỉ là một tiếng. Có lẽ là hắn sợ. Cũng đúng thôi. Khí thế khi nãy của Nguyễn đại nhân rất là bức người.
Một sự im lặng bao trùm lấy tất cả những con người đang có mặt ở sân sau Nguyễn gia trang lúc đó. Họ sợ trước cơn giận của Nguyễn đại nhân nên im lặng.
(Hết chương 10)
Một nụ cười chế giễu lập tức xuất hiện trên gương mặt lạnh lùng của Lê Bá Thông. Nhưng cái khóe môi đang giương cao đó đột nhiên dừng lại, trong một khoảnh khắc gã đàn ông đó đã nhìn thấy sự sợ hãi đến cùng cực trong đáy mắt của cô gái trẻ.
Một suy nghĩ chợt lóe lên trong đầu làm nụ cười vừa dừng lại kia đã được tiếp tục, và thậm chí là còn đậm hơn lúc trước. Vì giờ đây Lê Bá Thông đang cười cho cây bút mà bản thân đã ném về phía Diệp Thảo. Xin hã𝘆 đọc 𝒕r𝗎𝘆ện 𝒕ại ⩵ 𝒯𝑹Ù 𝘔𝒯𝑹UYỆN.Vn ⩵
Và còn kèm với hành động đó là tiếng thét:
- Cẩn thận!
Tiếng thét chẳng quá lớn như sấm động sét rền, nhưng lại khiến cho tâm trí đang bị động của Diệp Thảo được thức tỉnh. Nàng nhẹ nhàng bước chân sang một bên một bước để tránh bàn tay khiếm nhã của cậu Hai Lịch, và cũng là để hứng trọn đầu bút của Lê Bá Thông. Một vệt mực đen kéo dài từ giữa trán xuống giữa mũi làm Diệp Thảo không khác gì một chú mèo mới rúc từ trong bếp lò chui ra.
Xấu xí thật! Chưa kể Diệp Thảo còn bị té ngã xuống nền đất ẩm làm người ngợm lấm lem dơ bẩn. Phải lúc thường Diệp Thảo sẽ gào thét than trời trách đất, nhưng lúc này đây Diệp Thảo nàng lại cảm kích người ném cây bút ấy rất nhiều.
Lồm cồm bò dậy, Diệp Thảo vừa rối rít xin lỗi cậu Hai Lịch, vừa lấy ống tay áo phủi bụi đất trên người và cả trên mặt. Một hành động tưởng như vô ý nhưng là cố ý của Diệp Thảo khiến phút chốc mặt mũi của cô gái lập tức đen hơn cả cái đít nồi.
Và có lẽ vì thế nên cậu Hai Lịch đã đáp lời xin lỗi của Diệp Thảo bằng một tiếng gầm.
Gã đàn ông đó còn điên tiết chỉ thẳng mặt Lê Bá Thông mà gằng từng chữ:
- Mày muốn giành người với tao phải không?
- Tôi.. Bá Thông tôi nào dám thưa cậu Hai.
Lê Bá Thông vừa chạy tới chỗ của Diệp Thảo đã bị câu hỏi của Hai Lịch làm cho phải cúi đầu. Gã đàn ông biết rõ thân phận thấp kém của mình nên đã đối đáp rất lễ phép. Có điều như thế đâu có nghĩa là Hai Lịch sẽ nguôi giận.
Hắn mặc kệ những ánh mắt đang hướng về mình mà vung tay toan dạy cho Lê Bá Thông một bài học.
Nhưng bàn tay mới đưa lên giữa không trung đã bị giữ chặt lại. Nguyễn đại nhân từ khi nào đã rời gian nhà trên để đi xuống sau nhà.
Và những chuyện đã xảy ra từ khi nãy đến giờ, vị đại nhân từng là Quan Khâm sai ấy có nhìn thấy. Và đã rất tức giận. Nhưng nghĩ lại thì đó có thể là sự tức giận mà bấy lâu nay đã tích tụ trong tâm can Nguyễn đại nhân.
Gã đàn ông có vóc người cao lớn đó sau khi túm chặt lấy bàn tay của Hai Lịch đã không tiếc sức mà bóp mạnh, làm tên thanh niên đương tuổi xuân phải gào thét lên trong đau đớn.
- Cha! Cha trút giận sai người rồi đó! Kẻ mà cha phải trút giận là nó, là tên làm mướn của Nguyễn gia này chứ không phải là con. Nó dám phá hỏng chuyện tốt của con trai cha.
Vừa nói Hai Lịch vừa đưa bàn tay còn lại để chỉ về phía Lê Bá Thông, những tưởng như thế thì cha hắn, Nguyễn đại nhân sẽ buông tay hắn ra mà xử lý gã người làm lắm chuyện. Nhưng không, hắn càng nói thì lực tay của Nguyễn đại nhân càng mạnh lên.
Phút chốc gương mặt trắng trẻo thư sinh của Hai Lịch đã đỏ bừng lên. Hắn đau đớn muốn khuỵu xuống. Nhưng Nguyễn đại nhân, cha của hắn đau có cho hắn toại nguyện.
- Đứng dậy! Bây nên nhớ bây được sống đến giờ này là nhờ sự nhân nhượng của ta, nên bây đừng có gây sự ở cái nhà này thêm nữa. Và trả vật đó về đây cho ta. Đừng tưởng chuyện tối qua bây làm ta không biết.
- Cha..
Sau tiếng kêu thảm thiết kia thì bàn tay của Hai Lịch rốt cuộc cũng được thả ra. Có được thành tựu to lớn như vậy không biết là do Nguyễn đại nhân mủi lòng vì tiếng kêu của Hai Lịch, hay là do ông ta nghĩ chỉ cần gia sức thêm một chút nữa thằng con trai của ông sẽ chết. Bản thân Diệp Thảo thì thiên về ý kiến thứ hai hơn.
Bởi khi Nguyễn đại nhân buông tay của Hai Lịch ra thì cả thân người của hắn đã đổ gục xuống nền đất. Hắn đau đớn ôm lấy bàn tay bị bóp chặt mà không dám kêu, dù chỉ là một tiếng. Có lẽ là hắn sợ. Cũng đúng thôi. Khí thế khi nãy của Nguyễn đại nhân rất là bức người.
Một sự im lặng bao trùm lấy tất cả những con người đang có mặt ở sân sau Nguyễn gia trang lúc đó. Họ sợ trước cơn giận của Nguyễn đại nhân nên im lặng.
(Hết chương 10)