Bà Chu phàn nàn với ông Chu: “Vợ thằng hai thế này thì cũng tiết kiệm quá mức, sao lại cho thằng bé mặc đồ mỏng lét thế kia không biết, không chịu chuẩn bị cho con lấy một cái áo khoác tử tế.”
Đàn ông không để tâm lắm mấy chuyện này cho nên ông Chu chỉ nhàn nhạt đáp: “Khá hơn cha nó trước đây nhiều.”
Lúc cha nó bằng tầm tuổi chúng nó bây giờ, chỉ mong được ăn no 4, 5 phần hay có tấm áo che thân đã là tốt lắm rồi. Bây giờ chúng nó sướng hơn nhiều, ít nhất thì bữa nào cũng được ăn no tới 7, 8 phần.
Bà Chu gật gù: “Ừ, ông nói phải. So với trước đây đúng là tốt hơn rất nhiều.”
Ông Chu lại nói thêm: “Bà đừng lấy Hạ Hạ ra so với mấy đứa Đại Oa. Trẻ con quanh thôn này thậm chí những đứa trong thành mà gia cảnh khó khăn cũng chưa chắc so được với mấy anh em nó.”
Lời này là nói thật, sống gần hết một đời người, ông chưa gặp đứa trẻ nhà nào được chăm lo đầy đủ như ba anh em Đại Oa. Ờ thì ở nông thôn, cuộc sống nghèo khó không tính, nhưng ngay cả trên thành phố cũng thế thôi, mọi người cứ ca ngợi trẻ em thành phố hạnh phúc nhưng trước sau ông vẫn cảm thấy không đứa nào hạnh phúc bằng ba thằng cháu nội nhà mình.
Bà Chu trầm ngâm, sau một thời gian ăn chung, tiếp xúc gần, bà cứ như bị vợ thằng tư tẩy não ấy, thấy nó làm cái gì cũng đúng, cũng tốt. Trẻ con toàn đói khổ mà lớn lên, làm gì có đứa nào giống với Đại Oa, Nhị Oa, Tam Oa nhà này.
Chất lượng cuộc sống đúng là sướng hơn bạn bè đồng trang lứa nhưng giống như Đại Oa đã từng nói “Muốn đội vương miện thì phải chịu được sức nặng của nó.”
Vừa ăn xong bữa sáng, Đại Oa lập tức ngồi vào bàn học, kể cả hôm nay có là mùng 1 Tết thì nó vẫn nghiêm chỉnh học tập như thường.
Tết năm nay rét run, chẳng ai muốn thò mặt ra khỏi cửa chứ đừng nói đi từng nhà chúc Tết, ai cũng co ro cút rút trong nhà mình.
Lâm Thanh Hoà không o ép hai đứa nhỏ, để cho chúng tự do phát triển, thế nên hai anh em cứ nhấp nha nhấp nhổm ngóng ra ngoài, chỉ cần thấy tuyết ngừng rơi một phát là phi thân ra ngoài chơi ngay.
Cha nó cũng vậy, ngồi yên chắc mọc mụn ở đít không bằng, mới ngày đầu năm đã đòi lên rừng săn gà, săn thỏ.
Nhị Oa, Tam Oa thấy cha rục rịch đi săn, đánh mắt nhìn nhau ra hiệu không đi chơi với đám con nít ranh nữa, đợi bám càng cha vui hơn.
Mùa đông đi săn là thú vui tiêu khiển lớn nhất của ba anh em Oa.
Vẻ mặt Đại Oa đầy tiếc nuối dõi theo bóng lưng cha và hai thằng em trai.
Lâm Thanh Hoà an ủi: “Chịu khó một năm nay thôi, sang năm lên Sơ nhị rồi, con không cần nhảy lớp nữa, cứ học bình thường giống như các bạn là được.”
Đại Oa là một đứa trẻ hiểu chuyện, nghe mẹ nói vậy nó càng thêm quyết tâm học tập.
Năm nay nó đã 11 tuổi, cao tầm mét sáu, chỉ lùn hơn Lâm Thanh Hoà tí tẹo.
Thằng nhóc này càng lớn càng giống cha như đúc, tác phong chững chạc, thoạt nhìn tưởng thiếu niên 13-14 tuổi ấy chứ.
Theo cách nói của người đời sau sẽ là già trước tuổi, nhưng Lâm Thanh Hoà lại không nghĩ như thế. 17-18 tuổi đúng là hơi già dặn một chút, cảm giác như 20 tuổi nhưng khi bước qua ngưỡng 25, vẻ chững chạc, trưởng thành, trầm ổn của một người đàn ông sẽ được bộc lộ ra. Tóm lại là cô thấy con trai lớn nhà cô rất giống chồng cô, cực kỳ soái, cực kỳ manly. haha!
Ví dụ như ở Chu Thanh Bách luôn có một sức hút làm cho Lâm Thanh Hoà cô mê như điếu đổ, cao to, đẹp trai, cơ bụng 6 múi săn chắc…ehèm…nói chung là phóng mắt ra toàn thôn cũng không có lấy một người đàn ông nào so được với chồng cô.
Tra nam Trần Sơn ấy hả? Ui xời, xách dép cho anh nhà cô còn chả kịp ấy chứ!
Kết luận lại một câu, chồng cô đẹp trai nhất vùng!
Lại nói tới tên Trần Sơn này, gần đây hắn đã biết giữ khoảng cách với cô hơn. Hồi mới đi dạy, tí tí lại chạy tới tìm cô hỏi này hỏi kia, không có việc gì cũng cố tính kiếm cớ, phiền cực kỳ nhưng cô vẫn ráng kìm chế không phản ứng thái quá. Thế nhưng bây giờ thằng lớn nhà cô đã lên Sơ trung rồi, hắn tự biết phải tém tém lại, nếu không muốn lãnh giáo quyền cước của Thanh Bách nhà cô. Cái thân thể ốm tong ốm teo, yếu xìu trói gà không chặt kia chưa chắc đã chịu được một quyền của Chu Thanh Bách ấy chứ.
Có điều cũng phải thừa nhận tên đàn ông này tương đối nhạy bén, học lực cũng khá, có thể đánh hơi được gió đang xoay chiều, đoán trước được khả năng sẽ khôi phục thi đại học cho nên vẫn ngầm ôn luyện.
Trần Sơn là người tâm cơ, nếu cô đoán không lầm thì tên này sẽ không tiết lộ thông tin cho nhóm thanh niên trí thức. Theo nguyên tác, năm đầu tiên khôi phục thi đại học, quanh vùng này, bao gồm thôn này và những thôn bên, chỉ có một mình Trần Sơn thi đậu đại học. Duy nhất một mình hắn.
Ghê gớm ra phết!
Nhưng rất tiếc, chuyện đó sẽ không thể xảy ra vì hiện tại đã có cô và con trai cô cùng ứng thi, tên tra nam Trần Sơn này chắc chắn sẽ rớt mất vị trí độc tôn.
Lâm Thanh Hòa để Đại Oa ở trong phòng tự học, cô đi vào bếp nấu một nồi chè mè đen và làm món bánh đậu đỏ cuộn bồi dưỡng con trai.
Bánh và chè chín, cô sai Đại Oa mang 1 phần sang đưa cho ông bà Chu, tiện thể cho nó nghỉ giải lao, đứng lên hoạt động gân cốt một chút.
Chu gia.
Bà Chu hỏi Đại Oa: “Lúc nãy bà nhìn thấy Nhị Oa và Tam Oa theo cha lên rừng đi săn, cháu không đi à?”
Đại Oa: “Cháu hãn còn bài chưa học xong.”
Bà Chu: “Ai da, học nhiều thế có mệt lắm không? Nếu thi không đậu Sơ nhị cũng không sao, ta tiếp tục học Sơ nhất cũng tốt mà.”
Đúng lúc chị cả Chu đi ngang qua vừa vặn nghe được mẹ chồng đang nói chuyện với Đại Oa, chị cứ tưởng mình nghe lầm nên hỏi lại: “Gì? Đại Oa định lên Sơ nhị á? Không phải cháu mới vào học Sơ nhất thôi sao?”
Đại Oa thành thật trả lời: “Cháu định thi nhảy lớp lên Sơ nhị.”
Chị cả Chu giật mình: “Cái này…cái này cũng được hả?”
Đại Oa gật đầu: “Vâng, mẹ cháu dạy trước cho cháu, chắc là được.”
Mẹ đã khoanh vùng những bài trọng điểm cho nó, vì thế tuy chương trình học của Sơ trung khá dài nhưng nó không mất quá nhiều thời gian và công sức học tập. Ngoài thời gian học, nó vẫn có thời gian vui chơi giải trí.
Đại Oa không ở lại lâu, chỉ nói chuyện một lát rồi xin phép ra về.
Chị cả Chu nhìn theo thằng cháu trai với vẻ mặt đầy ngưỡng mộ: “Nếu Dương Dương có thể giống như anh Đại Oa, đời này của con xem như mãn nguyện rồi.”
Con trai lớn của anh chị cả tên Dương Dương, năm nay 8 tuổi, kém Nhị Oa 1 tuổi, nhưng sang năm chị mới định cho nó tới trường. Chị với anh cả Chu đều không biết chữ cho nên không thể dạy trước cho con giống như Lâm Thanh Hoà được.
Chị sợ nó nhỏ quá, đi học nghe không hiểu cô giáo nói gì nhưng năm nay Tam Oa mới lên 7 đã đi học rồi, chị cũng không muốn con mình thua kém quá cho nên quyết định năm sau cho Dương Dương tới lớp.
Càng ngày chị càng hâm mộ thím tư, trước kia sống không đàng hoàng nhưng vừa lắc mình một cái là đám chị em trong nhà đuổi theo không kịp.
Bà Chu không muốn con dâu cả tủi thân cho nên an ủi vài câu, nói nhà họ Chu không có gen học tập, mấy đứa Đại Oa được như vậy tất cả là nhờ mẹ nó, Dương Dương chỉ cần nỗ lực chăm chỉ là sẽ học thành tài, biết đâu tương lai cũng có thể thành sinh viên.
Nếu được như thế thì còn gì bằng, càng nhiều sinh viên càng rạng danh gia tộc, càng tốt chứ sao.
Cuối ngày, ba cha con Chu Thanh Bách xách theo 2 con gà rừng khải hoàn trở về.
Lâm Thanh Hoà kinh hỉ: “Wow, những hai con gà cơ à?”
Tam Oa lập tức nhận công: “Một con do cha phát hiện, còn một con là do con phát hiện.”
Nhóc con vui sắp bay lên trời, yeah yeah, hôm nay bắt được tận 2 con gà rừng lận, tha hồ đánh chén no nê.
“Con trai mẹ giỏi lắm.” Lâm Thanh Hoà hào phòng tặng cho nhóc một lời khen, sau đó cô phân phó Chu Thanh Bách đi làm gà.
Hôm nay ăn một con, một con đề dành ngày mai đãi khách. Mùng 2 mấy chị chồng sẽ về lại mặt nhà ngoại, đĩa gà rừng lên mâm cũng được xem là món chính ra trò.
Sáng hôm sau, mùng 2 Tết, vợ chồng chị Chu Hiểu Quyên và Chu Hiểu Cúc sang Chu gia chúc Tết, vốn dĩ muốn dắt bọn trẻ tới đây cơ mà thời tiết lạnh quá, quần áo ấm lại không đủ cho nên chỉ người lớn đi thôi, bọn nhỏ ở nhà hết.
Lâm Thanh Hoà làm món gà rừng xào mộc nhĩ. Cô giữ lại một đĩa đủ mấy mẹ con ăn, còn lại xúc một tô lớn đưa cho Chu Thanh Bách bưng sang Chu gia. Hôm nay Chu Thanh Bách cũng ăn cơm ở bên đó luôn.
Đàn ông không để tâm lắm mấy chuyện này cho nên ông Chu chỉ nhàn nhạt đáp: “Khá hơn cha nó trước đây nhiều.”
Lúc cha nó bằng tầm tuổi chúng nó bây giờ, chỉ mong được ăn no 4, 5 phần hay có tấm áo che thân đã là tốt lắm rồi. Bây giờ chúng nó sướng hơn nhiều, ít nhất thì bữa nào cũng được ăn no tới 7, 8 phần.
Bà Chu gật gù: “Ừ, ông nói phải. So với trước đây đúng là tốt hơn rất nhiều.”
Ông Chu lại nói thêm: “Bà đừng lấy Hạ Hạ ra so với mấy đứa Đại Oa. Trẻ con quanh thôn này thậm chí những đứa trong thành mà gia cảnh khó khăn cũng chưa chắc so được với mấy anh em nó.”
Lời này là nói thật, sống gần hết một đời người, ông chưa gặp đứa trẻ nhà nào được chăm lo đầy đủ như ba anh em Đại Oa. Ờ thì ở nông thôn, cuộc sống nghèo khó không tính, nhưng ngay cả trên thành phố cũng thế thôi, mọi người cứ ca ngợi trẻ em thành phố hạnh phúc nhưng trước sau ông vẫn cảm thấy không đứa nào hạnh phúc bằng ba thằng cháu nội nhà mình.
Bà Chu trầm ngâm, sau một thời gian ăn chung, tiếp xúc gần, bà cứ như bị vợ thằng tư tẩy não ấy, thấy nó làm cái gì cũng đúng, cũng tốt. Trẻ con toàn đói khổ mà lớn lên, làm gì có đứa nào giống với Đại Oa, Nhị Oa, Tam Oa nhà này.
Chất lượng cuộc sống đúng là sướng hơn bạn bè đồng trang lứa nhưng giống như Đại Oa đã từng nói “Muốn đội vương miện thì phải chịu được sức nặng của nó.”
Vừa ăn xong bữa sáng, Đại Oa lập tức ngồi vào bàn học, kể cả hôm nay có là mùng 1 Tết thì nó vẫn nghiêm chỉnh học tập như thường.
Tết năm nay rét run, chẳng ai muốn thò mặt ra khỏi cửa chứ đừng nói đi từng nhà chúc Tết, ai cũng co ro cút rút trong nhà mình.
Lâm Thanh Hoà không o ép hai đứa nhỏ, để cho chúng tự do phát triển, thế nên hai anh em cứ nhấp nha nhấp nhổm ngóng ra ngoài, chỉ cần thấy tuyết ngừng rơi một phát là phi thân ra ngoài chơi ngay.
Cha nó cũng vậy, ngồi yên chắc mọc mụn ở đít không bằng, mới ngày đầu năm đã đòi lên rừng săn gà, săn thỏ.
Nhị Oa, Tam Oa thấy cha rục rịch đi săn, đánh mắt nhìn nhau ra hiệu không đi chơi với đám con nít ranh nữa, đợi bám càng cha vui hơn.
Mùa đông đi săn là thú vui tiêu khiển lớn nhất của ba anh em Oa.
Vẻ mặt Đại Oa đầy tiếc nuối dõi theo bóng lưng cha và hai thằng em trai.
Lâm Thanh Hoà an ủi: “Chịu khó một năm nay thôi, sang năm lên Sơ nhị rồi, con không cần nhảy lớp nữa, cứ học bình thường giống như các bạn là được.”
Đại Oa là một đứa trẻ hiểu chuyện, nghe mẹ nói vậy nó càng thêm quyết tâm học tập.
Năm nay nó đã 11 tuổi, cao tầm mét sáu, chỉ lùn hơn Lâm Thanh Hoà tí tẹo.
Thằng nhóc này càng lớn càng giống cha như đúc, tác phong chững chạc, thoạt nhìn tưởng thiếu niên 13-14 tuổi ấy chứ.
Theo cách nói của người đời sau sẽ là già trước tuổi, nhưng Lâm Thanh Hoà lại không nghĩ như thế. 17-18 tuổi đúng là hơi già dặn một chút, cảm giác như 20 tuổi nhưng khi bước qua ngưỡng 25, vẻ chững chạc, trưởng thành, trầm ổn của một người đàn ông sẽ được bộc lộ ra. Tóm lại là cô thấy con trai lớn nhà cô rất giống chồng cô, cực kỳ soái, cực kỳ manly. haha!
Ví dụ như ở Chu Thanh Bách luôn có một sức hút làm cho Lâm Thanh Hoà cô mê như điếu đổ, cao to, đẹp trai, cơ bụng 6 múi săn chắc…ehèm…nói chung là phóng mắt ra toàn thôn cũng không có lấy một người đàn ông nào so được với chồng cô.
Tra nam Trần Sơn ấy hả? Ui xời, xách dép cho anh nhà cô còn chả kịp ấy chứ!
Kết luận lại một câu, chồng cô đẹp trai nhất vùng!
Lại nói tới tên Trần Sơn này, gần đây hắn đã biết giữ khoảng cách với cô hơn. Hồi mới đi dạy, tí tí lại chạy tới tìm cô hỏi này hỏi kia, không có việc gì cũng cố tính kiếm cớ, phiền cực kỳ nhưng cô vẫn ráng kìm chế không phản ứng thái quá. Thế nhưng bây giờ thằng lớn nhà cô đã lên Sơ trung rồi, hắn tự biết phải tém tém lại, nếu không muốn lãnh giáo quyền cước của Thanh Bách nhà cô. Cái thân thể ốm tong ốm teo, yếu xìu trói gà không chặt kia chưa chắc đã chịu được một quyền của Chu Thanh Bách ấy chứ.
Có điều cũng phải thừa nhận tên đàn ông này tương đối nhạy bén, học lực cũng khá, có thể đánh hơi được gió đang xoay chiều, đoán trước được khả năng sẽ khôi phục thi đại học cho nên vẫn ngầm ôn luyện.
Trần Sơn là người tâm cơ, nếu cô đoán không lầm thì tên này sẽ không tiết lộ thông tin cho nhóm thanh niên trí thức. Theo nguyên tác, năm đầu tiên khôi phục thi đại học, quanh vùng này, bao gồm thôn này và những thôn bên, chỉ có một mình Trần Sơn thi đậu đại học. Duy nhất một mình hắn.
Ghê gớm ra phết!
Nhưng rất tiếc, chuyện đó sẽ không thể xảy ra vì hiện tại đã có cô và con trai cô cùng ứng thi, tên tra nam Trần Sơn này chắc chắn sẽ rớt mất vị trí độc tôn.
Lâm Thanh Hòa để Đại Oa ở trong phòng tự học, cô đi vào bếp nấu một nồi chè mè đen và làm món bánh đậu đỏ cuộn bồi dưỡng con trai.
Bánh và chè chín, cô sai Đại Oa mang 1 phần sang đưa cho ông bà Chu, tiện thể cho nó nghỉ giải lao, đứng lên hoạt động gân cốt một chút.
Chu gia.
Bà Chu hỏi Đại Oa: “Lúc nãy bà nhìn thấy Nhị Oa và Tam Oa theo cha lên rừng đi săn, cháu không đi à?”
Đại Oa: “Cháu hãn còn bài chưa học xong.”
Bà Chu: “Ai da, học nhiều thế có mệt lắm không? Nếu thi không đậu Sơ nhị cũng không sao, ta tiếp tục học Sơ nhất cũng tốt mà.”
Đúng lúc chị cả Chu đi ngang qua vừa vặn nghe được mẹ chồng đang nói chuyện với Đại Oa, chị cứ tưởng mình nghe lầm nên hỏi lại: “Gì? Đại Oa định lên Sơ nhị á? Không phải cháu mới vào học Sơ nhất thôi sao?”
Đại Oa thành thật trả lời: “Cháu định thi nhảy lớp lên Sơ nhị.”
Chị cả Chu giật mình: “Cái này…cái này cũng được hả?”
Đại Oa gật đầu: “Vâng, mẹ cháu dạy trước cho cháu, chắc là được.”
Mẹ đã khoanh vùng những bài trọng điểm cho nó, vì thế tuy chương trình học của Sơ trung khá dài nhưng nó không mất quá nhiều thời gian và công sức học tập. Ngoài thời gian học, nó vẫn có thời gian vui chơi giải trí.
Đại Oa không ở lại lâu, chỉ nói chuyện một lát rồi xin phép ra về.
Chị cả Chu nhìn theo thằng cháu trai với vẻ mặt đầy ngưỡng mộ: “Nếu Dương Dương có thể giống như anh Đại Oa, đời này của con xem như mãn nguyện rồi.”
Con trai lớn của anh chị cả tên Dương Dương, năm nay 8 tuổi, kém Nhị Oa 1 tuổi, nhưng sang năm chị mới định cho nó tới trường. Chị với anh cả Chu đều không biết chữ cho nên không thể dạy trước cho con giống như Lâm Thanh Hoà được.
Chị sợ nó nhỏ quá, đi học nghe không hiểu cô giáo nói gì nhưng năm nay Tam Oa mới lên 7 đã đi học rồi, chị cũng không muốn con mình thua kém quá cho nên quyết định năm sau cho Dương Dương tới lớp.
Càng ngày chị càng hâm mộ thím tư, trước kia sống không đàng hoàng nhưng vừa lắc mình một cái là đám chị em trong nhà đuổi theo không kịp.
Bà Chu không muốn con dâu cả tủi thân cho nên an ủi vài câu, nói nhà họ Chu không có gen học tập, mấy đứa Đại Oa được như vậy tất cả là nhờ mẹ nó, Dương Dương chỉ cần nỗ lực chăm chỉ là sẽ học thành tài, biết đâu tương lai cũng có thể thành sinh viên.
Nếu được như thế thì còn gì bằng, càng nhiều sinh viên càng rạng danh gia tộc, càng tốt chứ sao.
Cuối ngày, ba cha con Chu Thanh Bách xách theo 2 con gà rừng khải hoàn trở về.
Lâm Thanh Hoà kinh hỉ: “Wow, những hai con gà cơ à?”
Tam Oa lập tức nhận công: “Một con do cha phát hiện, còn một con là do con phát hiện.”
Nhóc con vui sắp bay lên trời, yeah yeah, hôm nay bắt được tận 2 con gà rừng lận, tha hồ đánh chén no nê.
“Con trai mẹ giỏi lắm.” Lâm Thanh Hoà hào phòng tặng cho nhóc một lời khen, sau đó cô phân phó Chu Thanh Bách đi làm gà.
Hôm nay ăn một con, một con đề dành ngày mai đãi khách. Mùng 2 mấy chị chồng sẽ về lại mặt nhà ngoại, đĩa gà rừng lên mâm cũng được xem là món chính ra trò.
Sáng hôm sau, mùng 2 Tết, vợ chồng chị Chu Hiểu Quyên và Chu Hiểu Cúc sang Chu gia chúc Tết, vốn dĩ muốn dắt bọn trẻ tới đây cơ mà thời tiết lạnh quá, quần áo ấm lại không đủ cho nên chỉ người lớn đi thôi, bọn nhỏ ở nhà hết.
Lâm Thanh Hoà làm món gà rừng xào mộc nhĩ. Cô giữ lại một đĩa đủ mấy mẹ con ăn, còn lại xúc một tô lớn đưa cho Chu Thanh Bách bưng sang Chu gia. Hôm nay Chu Thanh Bách cũng ăn cơm ở bên đó luôn.