- Đúng.
Vương Phác gật đầu nói:
- Khoai lang và khoai tây, sản lượng của hai loại nông sản này cao hơn hạt thóc và lúa mì. Một mẫu sản lượng của thóc và lúa mì tuy được mấy trăm kg nhưng khoai lang và khoai tây có thể thu được đến hơn 1000 kg. Nếu chăm sóc tốt, đất đai phì nhiêu sản lượng có thể lên đến 2000 kg! Cố đại chưởng quỹ, Tào đại trưởn gquỹ các ông hãy tính xem một mẫu 1000 kg thì 500 ngàn mẫu là bao nhiêu kg?
Tào đại chưởng quỹ nói:
- Năm trăm triệu cân! Đủ cho 1 triệu người ăn trong 1 năm, chia đều ra có 1 mẫu đất có thể nuôi sống hai nhân khẩu.
Cố đại dưởng quỹ nói:
- Tổng hợp lại con số ước khoảng 260 vạn thạch. Năm được mùa giá trên thị trường 1 thạch khoai lang là 8 đồng, 260 vạn thạch là 208 vạn lượng bạc! Nếu gặp phải năm mất mùa, tiền lãi ít đi hai lần! Ừ, nếu tính toán như vậy khoai lang và khoai tây quả là không kém nhiều so với trồng dâu nuôi tằm, hơn nữa lại nhàn hơn nhiều.
Tào đại chưởng qũy nói:
- Nhưng không bán ra được.
- Sao lại không bán được?
Cố đại chưởng quỹ nói:
- Hiện Thiểm Tây, Sơn Tây đang mất mùa. Mấy trăm vạn nhân khẩu thiếu ăn, uống ít. Hồ Quảng cũng vừa chịu binh tai, hơn trên trăm vạn nhân khẩu trôi dạt khắp nơi đang chờ cơm ăn. Sau này chắc chắn Trung Ương Quân phải dụng binh ở Thiểm Tây và Sơn Tây, Tứ Xuyên. Đến lúc đó, mấy chục vạn đại quân phải ăn cơm, sao lại không bán được.
Tào đại chưởng quỹ nói:
- Chúng ta trồng được người ta cũng sẽ trồng theo. Mấy năm nữa sẽ không bán được.
- Cứ để người ta trồng khoai lang và khoai tây theo.
Vương Cử vui vẻ nói:
- Lão tam nhà chúng tôi nói, mang giống tốt khoai lang và khoai tây Giang Nam đến Hồ Quảng trồng chỉ là bước khởi đầu. Tiếp theo còn mở rộng hướng đến các tỉnh phía bắc Hà Nam, Thiểm Tây, Sơn Tây... Triều Đại Minh sẽ không còn người chết đói nữa.
Tào đại chưởng quỹ nói:
- Cứ như vậy chẳng phải Lưu tặc và Kiến Nô cũng đầy đủ quân lương sao?
Cố đại chưởng quỹ nói:
- Tào đại chưởng quỹ đừng quá lo lắng. Việc mở rộng diện tích trồng khoai lang và khoai tây vẫn cần ít nhất 5 đến 10 năm. Lúc đó Lưu tặc và Kiến Nô đã sớm bị Hầu gia bình định rồi.
Tào đại chưởng quỹ vò đầu nói:
- Cũng đúng, đến ngày đó tôi còn muốn về quê mua mấy trăm mẫu ruộng tốt nữa.
- Sẽ có ngày đó, hơn nữa không còn xa đâu.
Vương Cử nói một chút rồi chắp tay về phía hai người:
- Hai vị đại chưởng quỹ, huyện Trừ Châu và Vũ Xương xin kính nhờ hai vị.
Tào đại chưởng quỹ, Cố đại chưởng quỹ cùng chắp tay đáp lễ nói:
- Ông chủ, xin ông cứ yên tâm quay về Nam Kinh đi. Chuyện bên Trừ Châu và Võ Xương chúng tôi sẽ xử lý tốt.
- Làm phiền rồi.
Cuối cùng Vương Cử cũng chắp tay xoay người hiên nghênh rời đi.
Bắc Kinh, Tử Cấm thành.
Từ sau khi bị Phạm Văn Trình phản bội, Đa Nhĩ Cổn đã không thể nào tin được người Hán nữa. Ở Triều Tiên xa xôi, Hồng Thừa Trù cũng đã bị Đa Nhĩ Cổn triệu về Bắc Kinh. Hà Lạc Hội được phái đi Triều Tiên làm Tổng đốc. Còn về phần thu phục Lưu tặc, thêm cả những quan lại Tiền Minh lúc trước đầu hàng Kiến Nô tất cả đều bị Đa Nhĩ Cổn cho vào tù.
Tuy từ đầu xuân cho tới nay hai tỉnh Sơn Tây cùng Liêu Đông, Triều Tiên đều mưa thuận gió hòa nhưng tâm trạng của Đa Nhĩ Cổn lại rất không tốt.
Điều khiến Đa Nhĩ Cổn phiền lòng nhất chính là đân chúng Bắc Trực Lệ tăng cường trốn về Hà Nam, Sơn Đông! Đến đầu tháng 5, các phủ Bắc Trực hầu như đã trống không. Tổng số nhân khẩu giảm mạnh xuống đến 500 ngàn người! Cả thành Bắc Kinh lớn như vậy cũng còn lại chưa đến 3 vạn người. Đi đường giữa ban ngày mà không khí rất trầm lặng.
Việc này đã nói từ 2 tháng trước. Hơn 10 vạn kỵ binh Mông Cổ trở về Thảo Nguyên, tiến hành cướp, giết trên quy mô lớn ở Bắc Trực Lệ . Vốn dĩ Đa Nhĩ Cổn còn định cướp trên phạm vi Tuyên Phủ, Bảo Định, Chân Định và bốn phủ Đại Đồng, nhưng giết đỏ cả mắt mà kỵ binh Mông Cổ vẫn không thu tay lại được. Cuối cùng càn quét qua toàn bộ Bắc Trực Lệ, đến cả Ứng Thiên Phủ cũng không may mắn thoát khỏi.
Tuy Đã Nhĩ Cổn tức giận nhưng cũng không có cách gì. Đối đầu với kẻ địch mạnh y không dám có lỗi với các bộ lạc Mông Cổ. Các bộ lạc Mông Cổ cũng nhìn trúng điểm ấy cho nên mới dám đốt, giết cướp một cách không kiêng nể! Cuối cùng, Đa Nhĩ Cổn bất đắc dĩ đành phải điều động binh lính Mãn Châu tham gia cướp bóc. Nếu không sau khi kỵ binh Mông Cổ cướp xong binh lính Mãn Châu đến canh thừa cũng không có mà uống.
Bị kỵ binh Mông Cổ và Bát kỳ Kiến Nô cướp giết điên cuồng như vậy, 8 phủ Bắc Trực Lệ không thể chịu nổi tai họa ngập đầu này. Hơn 10 toà thành bị phá hủy, mấy chục vạn nhà cửa bị đốt, hơn 500 vạn người bị tàn sát. Hơn mười vạn cô gái bị bắt đi thảo nguyên làm nô lệ. Số dân chúng còn lại thì hoảng sợ trốn quanh các tỉnh Hà Nam, Sơn Tây, Sơn Đông.
Trong cướp bóc máu tanh, tuy Kiến Nô cướp được không ít lương thực, thậm chí số lương thực đó đủ cho hơn 5 vạn đại quân Kiến Nô ăn trong hơn 2 năm. Nhưng Đa Nhĩ Cổn lại không hề vui vẻ một chút nào, bởi vì mảnh đất Bắc Trực Lệ mà Kiến Nô thống trị đã biến thành một mảnh đất chó ăn đá gà ăn sỏi. Kết quả như vậy dường như đã gián tiếp chứng minh dự đoán của Phạm Văn Trình: Kiến Nô căn bản là không thể đứng vững được ở Quan nội, chi bằng rút sớm về Liêu Đông.
Trong Kiến Nô cũng có không ít người lên tiếng rút về quan ngoại nhưng đều bị Đa Nhĩ Cổn ép xuống.
Chiến lược tầm mắt của Đa Nhĩ Cổn dù sao cũng nhìn xa hơn đám quý tộc Kiến Nô chỉ biết chém giết kia. Đa Nhĩ Cổn biết nếu bây giờ rút về Quan ngoại thì chiến lược sẽ phải lui lại, điều đó có nghĩa là “Đại Thanh” sau này phải chuyển từ thế tấn công sang thế phòng ngự đối với Đại Minh. Điều này có ảnh hưởng mang tính quyết định đến đồng minh Mông Cổ.
Đến lúc đó, Mông Cổ chắc chắn sẽ phải loại bỏ mối quan hệ lệ thuộc vào Kiến Nô. Kiến Nô cũng một lần nữa chuyển đến làm tiểu bộ lạc ở Quan ngoại. Một bộ lạc nhỏ dân cư chưa đến ba mươi vạn người, kết quả như vậy dù thế nào Đa Nhĩ Cổn cũng không thể tha thứ một cách dễ dàng được. Y không cho phép cơ nghiệp của cha ông bị hủy hoại trong tay mình.
So với Kiến Nô, tình trạng của Lưu tặc cũng không khá hơn chút nào.
Bắt đầu sang xuân, vụ xuân vẫn chưa được thu hoạch, có thể nói đây là thời điểm nạn đói Thiểm Tây rơi tình trạng nghiêm trọng nhất. Ngày nào cũng có đến hàng trăm dân chúng chết vì đói. Lưu tặc cũng đang phải chịu cái đói. Bất đắc dĩ Lý Tự Thành dành phải điều binh tấn công vào Hán Trung liền kề với Thiểm Tây, với ý đồ cướp lương thực của Hán Trung để giải quyết nạn đói.
Nhưng vì Sơn Tây có Ngô Tam Quế, Lý Tự Thành không dám điều đại binh chỉ để cho đại tướng Lưu Tông Mẫn dẫn theo 3 vạn người tấn công Hán Trung. Kết quả là bị nghĩa tử của Trương Hiến Trung là Lý Địch Quốc đánh bại. Ba vạn quân bị giết gần hết, bản thân Lưu Tông Mẫn cũng bị trọng thương, suýt nữa thì bị Lý Định Quốc bắt sống.
Lần này thảm bại, Lý Tự Thành không còn sức tiếp tục tấn công Trương Hiến Trung nữa. Còn Trương Hiến Trung đang bận rộn trấn áp các phủ Tứ Xuyên làm phản cũng không đếm xỉa gì đến Lý Tự Thành, hai nhà đều bãi binh.
Hoàng cung Nam Kinh, điện Văn Hoa.
Một cuộc hội nghị Nội Các liên quan đến tương lai, vận mệnh của Đại Minh đang được tiến hành. Tham dự hội nghị ngoài Thủ Phụ Tôn Truyền Đình, Thứ phụ Tiền Khiêm Ích, Lã Đại Khí ra, còn có Tổng đốc ngũ tỉnh Vương Phác, thương nhân tơ tằm Vương Cử, thương nhân buôn muối Dương Châu Tiền Khản, thương nhân trà Hàng Châu Thẩm Nhất Quan, thương nhân vải vóc Tùng Giang Ngụy Hiển, thương nhân sứ Giang Tây Hoàng Quyền.
Vương Cử là thương nhân tơ lụa lớn nhất, hơn nữa còn là nhân vật địa biểu cho thương nhân Sơn Tây.
Tiền Khản là thương nhân buôn muối lớn nhất, hơn nữa còn là nhân vật đại biểu cho thương nhân Huy Châu.
Thẩm Nhất Quán là thương nhân trà lớn nhất, là đại biểu cho thương nhân Chiết Thương.
Hoàng Quyền là thương nhân sứ lớn nhất, đại diện cho thương nhân Long Du.
Bốn người đại biểu này từ 4 ngành sản xuất khác nhau, sau lưng còn có những thương nhân gắn bó như môi với răng. Bọn họ vô cùng giàu có, nhưng vì triều đình cố tình chèn ép cho nên bọn họ không có quyền về chính trị. Ví dụ như bọn Cao Hoằng Đồ suýt nữa đã biến đám thương nhân này trở thành Đường Tăng mà ăn thịt.
Nhưng bây giờ, vì có sự xuất hiện của Vương Phác tình hình đã khác đi rất nhiều. Với lực lượng quân đội mạnh mẽ có trong tay cùng sự khống chế tuyệt đối về Nội các, Vương Phác có đầy đủ khả năng để cải thiện địa vị của thương nhân. Vương Phác định mang hết số thương nhân và sĩ lâm đương thời hợp lại cùng một chỗ, hình thành một giai cấp thống trị mới.
Còn về phần làm như vậy sẽ dẫn đến kết quả gì, Vương Phác cũng không thể đoán trước được mà hắn chỉ có thể ném đá qua sông mà thôi.
- Chuyện đó, nếu người đã đủ rồi thì bắt đầu đi.
Sắc mặt của Tôn Truyền Đình có hơi thiếu tự nhiên, Tiền Khiêm Ích và Lã Đại Khí cũng gần như vậy. Bọn họ không thói quen thảo luận những việc trọng đại của quốc gia với đám thương nhân. Dù sao trong lòng bọn họ, thứ tự của sĩ, nông, công, thương đã thâm căn cố đế. Tuy thương nhân giàu có nhưng địa vị xã hội của họ thậm chí còn không bằng cả nông dân, tiều phu.
Bốn người Vương Cử, Tiền Khảm, Thấm Nhất Quán, Hoàng Quyền cũng tỏ ra ái ngại, hai tay vịn đầu gối thở cũng không dám thở mạnh, sợ tư thế của mình khiến người ta chế cười. Tôn Truyền Đình nói xong bọn họ cũng không dám tiếp lời ngay. Trước mặt quan gia thương nhân căn bản là không có địa vị gì, huống hồ người đang ngồi đối diện đường đường là Phụ thần của Nội các, đây là quan lớn nhất của triều Đại Minh.
Vương Phác nhìn đám thương nhân có vẻ căng thẳng liền mỉm cười nói:
- Bốn vị đại phú không cần căng thẳng như vậy. Hôm nay tìm các ông đến là muốn mọi người thoải mái với nhau, bàn về chi tiết vụ bán đấu giá quan doanh xưởng. Ta nói qua mấy điểm trước. Một, lần này quan doanh tất cả các ngành nghề muối, sắt, tơ, trà, sứ... triều đình đều bỏ chính sách hạn chế sản xuất. Hai, công khai bán đất giá sau thời gian nửa tháng. Ba, thả lỏng sản xuất không có nghĩa là không quản lý, triều đình vẫn giám sát ngành công thương nghiệp, hơn nữa sẽ phải thu thuế. Bây giờ các ngươi có vấn đề gì thì cứ hỏi.
Vương Cử hỏi đầu tiên:
- Xin hỏi 3 vị Các lão, sắp bán đầu giá Xưởng dệt là bao gồm cả nhà cửa, máy dệt, kén tằm tồn kho và tất cả ruộng dâu đúng không?
Tôn Truyền Đình nói:
- Đương nhiên chỉ cần tư sản hàng dệ bằng máy thì đều liệt kê vào hàng bán đấu giá.
Thương nhân trà Thẩm Nhất Quán nói:
- Vừa rồi Hầu gia nói phải thả lỏng buôn bán, có phải là tiểu nhân có thể mua núi hoang gieo trồng cây trà không?
Vương Phác không khỏi cau mày, thầm nghĩ thương nhân vẫn chỉ là thương nhân.
Thẩm Nhất Quan quá giải hoạt, nếu hoàn toàn buông lỏng, y có thể tiêu một số lượng bạc lớn để mua nhiều núi hoang, sau đó trồng trà. Y sẽ không để quan phủ nắm giá trà trong tay, nếu đáp ứng cho y, trong thời gian ngắn chắc chắn triều đình sẽ phải chịu tổn thất. Còn về lâu dài, làm như vậy sẽ có tính tích cực, tăng sản lượng trà, đẩy mạnh mua bán trà, từ đó triều đình cũng được gia tăng về khoản thu thuế.
- Đương nhiên rồi.
Vương phác không đáp mà hơi do dự:
- Nếu ngươi không muốn cạnh tranh với quan phủ trong việc mua trà núi thì hoàn toàn có thể mua núi hoang để trồng trà riêng.
Thấm Nhất Quan vội hỏi:
- Khụ, chuyện đó tiểu nhân cũng chỉ tiện hỏi, trà núi của quan phủ đương nhiên là chúng tôi mua. Coi như thương nhân trà Chiết Giang cống hiến chút sức lực cho triều đình, ha ha.
Thương nhân Long Du Hoàng Quyền khá quan tâm đến thu nhập từ thuế liền nhỏ giọng hỏi:
- Hầu gia, ba vị Các lão, tiểu nhân muốn biết sau khi lơi lỏng ngành sản xuất, quan phủ sẽ giám sát thế nào? Trưng thu thuế như thế nào và thuế xuất là bao nhiêu?