Mục lục
[Dịch] Đại Đường Đạo Soái
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Thế gia bị diệt là một tất yếu của lịch sử.

Tồn tại của bọn họ đã tạo thành một loại lũng đoạn, khiến cho hàn môn sĩ tử khó có thể có thi triển sở trường.

Chuyện này đối với tại một vương triều mà nói thực sự không phải là một chuyện tốt, cũng bởi vì như thế, Tùy Văn Đế Dương Kiên anh minh thần võ mới đặt ra chế độ khoa cử, trước hết là để ngăn chặn sự lũng đoạn của môn phiệt thế gia vọng tộc. Chỉ vì lực lượng của thế gia vọng tộc quá cường đại nên chế độ khoa cử cũng không cải biến bao nhiêu hiện trạng.

Đến Đường triều, tình huống mới có chỗ chuyển tốt. Vào thời Trinh Quán, viễn kiến của Lý Thế Dân không thua Dương Kiên, càng xem môn phiệt thế gia là tai họa sát nách, hận không thể trừ cho thống khoái. Hắn càng làm nhiều chuyện áp chế thế gia vọng tộc môn phiệt, trọng thị khoa cử, nâng đỡ thế gia Quan Lũng nhưng bởi vì môn phiệt thế gia vọng tộc thâm căn cố đế, nên hiệu quả cũng chưa rõ.

Đỗ Hà xuất hiện là nguyên nhân cải biến hết thảy. Chỗ dựa lớn nhất của hắn là tri thức ngàn năm, từ đó cải tiến thuật in ấn, thuật tạo giấy thuật, thông qua các loại thủ đoạn đẩy nhanh tiến bộ xã hội để địa vị khiến địa vị môn phiệt thế gia vọng tộc dao động, cuối cùng lại phát sinh vụ án thí vua khiến môn phiệt thế gia nhận lấy một kích trí mạng.

Thừa dịp hắn bệnh, lấy mạng hắn, Lý Thế Dân vẫn hiểu đạo lý đơn giản này.

Qua một thời gian sau, Lý Thế Dân căn cứ theo tài hoa bản thân những quan viên xuất thân từ thế gia hoặc tài giảm hoặc điều đi để bọn họ không thể giúp nhau dựa vào. Nếu như bọn hắn có thể trở thành hiền thần trong hoàn cảnh độc lập thì coi như đáng giá trọng dụng. Trái lại tài năng có hạn thì để cơ hội cho người khác.

Chỉ trong một năm ngắn ngủi, nhờ các loại chính sách hợp lý mà ngày càng nhiều hàn môn sĩ tử thi triển được sở trường, trở thành quan tốt địa phương. Bởi vì dân chúng có cơ hội học tập nhiều hơn nên cũng xuất hiện những bậc đại nho không thua gì thế gia. Uy tín thế gia vọng tộc ngày càng kịch giảm, dần dần văn sĩ cũng không còn mù quáng sùng bái.

Tai họa sát nách của Đường triều cũng đã được trị tận gốc.

Về phần địch thủ bên ngoài, Đường triều đã không có địch thủ, qua một thời gian dài chinh thảo tứ phương, Đông Đột Quyết, Thổ Cốc hồn, Tiết Duyên Đà, Cao Xương, Cao Ly, Thổ Phiên, Nam Chiếu đã không thể uy hiếp tới Đại Đường.

Trong một thời gian dài, Đường triều tận sức phát triển nội bộ, con đường tơ lụa trên biển đã thay thế con đường trên bộ, trở thành huyết mạch kinh tế mới của Đại Đường.

Để củng cố con đường tơ lụa trên biển, Đỗ Hà đề nghị tổ kiến thủy sư, xây dựng hạm đội. Đại Đường vương triều có bộ chiến kỵ chiến thiên hạ vô song nhưng thủy chiến lại không sánh kịp.

Lý Thế Dân có viễn kiến liền đồng ý đề nghị này, chiêu mộ ngư dân, mộ tập công tượng, vừa ra sức huấn luyện vừa tận sức nghiên cứu phát triển chiến hạm.

Dù không có địch thủ cường đại nhưng kinh tế quân lực của Đại Đường không vì thế mà kéo xuống, ngược lại còn tăng lên.

Vào năm Trinh Quán thứ hai mươi, Đại Đường vương triều an ổn được năm năm rốt cuộc đã gặp phải một sự khiêu khích ngu muội.

Đảo quốc xa xôi ở phương Đông đỏ mắt vì sự phát triển không ngừng của kinh tế Đại Đường vương triều, rốt cuộc kềm nén không được lòng tham, bí mật cải trang thành hải tặc, triển khai cướp bóc tàn sát trên con đường tơ lụa trên biển.

Đồng thời Thiên hoàng Uy quốc (Nhật Bản) còn tự tác thông minh, phái Sứ giả đi sứ Đại Đường, tỏ vẻ nếu có thể thành ý phát triển bang giao lưỡng quốc thì Uy quốc nguyện ý phối hợp Đại Đường toàn lực vây diệt hải tặc.

Bởi vì Đỗ Hà một mực cản trở nên Đường triều đến nay vẫn không thành lập bang giao với Uy quốc, mặc dù Uy quốc mỗi năm đều phái ra Sứ giả lấy lòng nhưng không có hiệu quả.

Thái độ của sứ giả Uy quốc chọc giận Lý Thế Dân vốn coi trọng mặt mũi. Hắn còn không biết hải tặc là Uy quốc giở trò quỷ. Bất quá hải tặc xuất hiện, không nghi ngờ là chính diện khiêu khích uy nghiêm Đại Đường đế quốc. Uy nghiêm của quốc gia mình tự nhiên do chính mình tìm về, một đảo quốc nho nhỏ muốn làm gì?

Lý Thế Dân trực tiếp đuổi sứ giá Uy quốc ra ngoài, phái người điều tra việc này, lập tức vận dụng thủy sư Đại Đường đã thành hình, tiến hành tuần canh con đường tơ lụa trên biển.

Đỗ Hà bây giờ đã là đại thần quân chính, việc nhỏ không đến phiên hắn xuất mã nhưng vẫn ngầm phái Đạp nguyệt Lưu Hương dò xét. Trực giác của hắn cho biết hải tặc lần này không kém hải tặc mà Minh triều gặp phải, chắc chắn là kiệt tác của Uy quốc.

Chỉ cần có đủ bằng chứng sẽ có thể đem đầu thương chỉ hướng Uy quốc.

Nghỉ ngơi 5 năm, Đỗ Hà đã có lòng muốn hoạt động gân cốt, Uy quốc không nghi ngờ là nhân tuyển thích hợp nhất.

Căn bản không cần chứng cứ giả, dưới sự minh tra ám xét của Đạp Nguyệt Lưu Hương, chứng thực hết thảy là Uy quốc gây nên. Bọn họ để lại một đầu mối cho quan viên Đường triều phụ trách điều tra việc này để hắn có thể đẩy nhanh tốc độ tìm ra chân tướng.

Lý Thế Dân biết được hết thảy đúng là Uy quốc tự đạo tự diễn liền giận dữ hạ lệnh thảo phạt Uy quốc.

Đỗ Hà một mực tự mình tiến cử, hắn có thể không tham gia chiến sự lớn hơn nhưng thảo phạt Uy quốc lại không thể không tham gia, cho dù không cần làm thống soái cũng tốt.

Lý Thế Dân cũng biết Đỗ Hà có thành kiến lớn với Uy quốc nên chuẩn y thỉnh cầu, cho hắn chỉ huy chiến dịch chinh thảo Uy quốc.

Trước lúc giao chiến, Đỗ Hà còn bừng bừng chiến ý, nhưng sau khi đến đảo quốc thì cảm thấy không thú vị.

Lúc này đảo quốc đã thoát ly khỏi quỹ đạo phát triển của thời đại, so với Đại Đường không khác người dã man. Đối mặt với tinh binh cường tướng của Đường triều, sĩ tốt đảo quốc căn bản không chịu nổi một kích.

Cái bọn hắn gọi là kiên thành, Đỗ Hà dùng một chân cũng có thể nhảy lên. Đại quân của bọn hắn, trong mắt Đỗ Hà chỉ như dân binh.

Hai quân đối chiến như gió thu quét lá vàng, cuốn bay sạch sẽ.

Đường quân tiến vào Cửu Châu, qua hai ngày đã chiếm toàn bộ. Đỗ Hà lập tức chia ra hai đường, một đường đánh thẳng vào trung tâm, một đường đánh bốn nước còn lại.

Hai cánh quân đều giành thắng lợi liên tiếp, để kháng cự thế công, Nhật Bổn tụ tập toàn quốc được năm vạn cường binh tề tụ Đằng Nguyên kinh, đô thành lớn nhất của Nhật Bổn.

Đỗ Hà mới đầu còn cảm thấy có chút ý tứ, nào biết đâu rằng Tiết Nhân Quý đánh bốn nước đã trực tiếp đi đường thủy, qua Giới Đinh, dùng một vạn khinh kỵ kỳ tập Đằng Nguyên kinh, đem đại quân Uy quốc thật vất vả tụ tập đánh cho tan tác, trực tiếp hạ Đằng Nguyên kinh làm cho Thiên Hoàng Uy quốc chật vật chạy trốn về hướng đông.

Đỗ Hà buồn bực muốn chết. Hắn quên đi một điểm mấu chốt là đại quân của hắn đi đường bộ còn đại quân của Tiết Nhân Quý là đường thủy, tốc độ vượt xa hắn.

Sau khi hội sư với Tiết Nhân Quý, Đỗ Hà chia ra ba đường, một đường tiến về phía bắc, một đường công kích trực tiếp giáp tín vũ tàng, Đỗ Hà tự mình dẫn đại quân vượt biển truy kích Thư Minh Thiên Hoàng.

Đại quân Đường triều từ Cửu Châu một mực đánh tới Lục Áo, Hà Di ở phía bắc, xuyên qua đảo quốc không hề gặp chướng ngại.

Thư Minh Thiên Hoàng bị Đỗ Hà bắt được tại Quan Đông.

Chưa đầy hai tháng, Đường quân đã hoàn thành thảo phạt Uy quốc, kiến lập Phù Tang đô hộ phủ, đem đảo quốc nhập vào cảnh nội.

Đảo quốc mặc dù nhỏ hẹp nhiều thiên tai nhưng lại thừa thải hoàng kim, bạch ngân cùng với các loại quáng thạch. Tất cả các mỏ được dân địa phương khai thác không ngừng đưa vào quốc nội.

Đúng lúc này, đại quân của Othman Đại Đế vang danh trong lịch sử tiến đánh Đại Đường. Lúc này gót ngựa của đại quân Othman đã giẫm khắp Á Âu, đối mặt với nguy cơ diệt vong, Lý Thế Dân tự mình dẫn quân ra trận.

Bởi vì cái gọi là đắc đạo người giúp đỡ nhiều, mất đạo thì không ai nhìn đến, những dân tộc trên thảo nguyên hiện giờ đều nghiêng về Đại Đường.

Đại Đường có khoai lang, còn có hai mùa lúa nước, cùng với vật tư dự trữ nhiều năm nên 50 vạn đại quân tiêu hao xác thực dọa người nhưng cũng không làm Đại Đường đế quốc suy sụp.

Trái lại, dê bò của đại quân Othman vì ăn hết cỏ tại mục trường chung quanh nên không thể không đem thả xa.

Đúng lúc này, những mục dân sớm đã hướng về Đại Đường đã thông tri chính xác hành tung của đại quân Othman cho Đường quân, khiến cho Đường quân tập kích bất ngờ liên tục đắc thủ, trọng tỏa Ả rập quân.

Othman ý thức được thất sách, cải biến chiến thuật, tích cực khiêu chiến, trái lại Đường quân dưới sự thống lĩnh của Lý Thế Dân không nóng không vội, học chiêu Lã Vọng buông cần.

Đỗ Hà vào lúc này hiến ra kế quyết định thắng bại. Quân sự Tây Phương và Đông Phương có bản chất bất đồng. Tây Phương chú trọng chinh phục còn Đông Phương chú trọng ân uy kết hợp.

Chinh phục dựa vào là vũ lực, bọn họ căn bản không quan tâm lòng người, chỉ để ý cường quyền cùng thực lực. Giống như Alexander, hắn là kẻ chinh phục nổi danh nhất Tây Phương nhưng một khi hắn vừa chết thì đế quốc của hắn đã chia năm xẻ bảy, căn bản không tồn tại kế thừa. Đông Phương lại xem trọng thu phục nhân tâm.

Đỗ Hà căn cứ vào đặc điểm này của Tây Phương để đưa ra một kế phản gián, cho người tiến về Ô Tư, Ai Cập, khuyên bảo họ khởi binh chiếm lại những lãnh thổ vốn thuộc về mình.

Tiếp đó hắn lại phái Đạp Nguyệt Lưu Hương để bọn họ cứu về Ô Tư Vương bị Othman cầm tù.

Ô Tư Vương với tư cách quân vương của một quốc gia có lịch sử bốn ngàn năm nên có lực hiệu triệu rất lớn.

Othman nhất thời lâm vào đến bước đường cùng. Hắn không thể lui nhưng một khi lui cho dù có trăm vạn đại quân cũng sẽ bị Đường quân ăn tươi, chỉ có thể kiên trì tử chiến đến cùng, chỉ cần có thể chiến thắng Đường triều sẽ rút quân về thu thập đám phản nghịch dễ dàng.

Thế nhưng đối mặt với Đường quân mạnh mẽ thì sao hắn có thể đơn giản thủ thắng, cuối cùng càng kéo càng xấu.

Đường quân thi triển cả âm mưu dương mưu, khiến cho đại quân Othman bị áp chế khắp nơi, cuối cùng bị Lý Thế Dân bắt được sơ hở, lấy được thắng lợi có tính quyết định.

Othman bại lui, bị Đường quân toàn lực truy kích, 65 vạn toàn quân tán loạn, bản thân cũng bị Đường quân bắt.

Qua thời gian một năm rưỡi, chiến dịch đến tận đây chấm dứt.

Tuy Othman thất bại nhưng trong hơn một năm quyết đấu đã khiến Lý Thế Dân thưởng thức năng lực, cho đãi ngộ cấp khách quý ở Đường triều, khi chết còn được mai táng ở Cửu Tinh sơn.

Cũng bởi vì một trận chiến này, Đường quân mở ra đi con đường đi Tây Phương.

- Còn nhớ Alexander Đại Đế? Nhớ trước đây thật lâu, ngươi từng nói qua với trẫm có một nhân vật như thế ở Tây Phương, lãnh thổ của hắn chinh phục còn gấp Đại Đường mấy lần. Ngươi xem lãnh thổ mà chúng chinh phục có rộng lớn hơn Alexander Đại Đế?

Đỗ Hà giật mình, không thể tưởng được Lý Thế Dân vãn còn nhớ rõ việc này, hổ thẹn mà nói:

- Thỉnh nhạc phụ đại nhân thứ tội, năm đó tiểu tế nói bừa. Tây Phương xác thực có vị Alexander Đại Đế, hắn cũng xác thực là người chinh phục vĩ đại của Tây Phương nhưng lãnh địa chinh phục của hắn không thể đánh đồng với Đại Đường.

Lý Thế Dân không thể tưởng được mục tiêu theo đuổi cả đời của mình lại là Đỗ Hà bịa chuyện, nhịn không được cười to:

- Ngươi đó, lại dám khi quân, ha ha nói như vậy, hiện tại trẫm không người có thể so sánh ?

Đỗ Hà nói:

- Trước sau chưa từng có.

Trong lịch sử Lý Thế Dân rất ngưu, nhưng Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế, Tùy Văn Đế, Minh Thành Tổ cũng không kém. Nhưng với thành tựu hiện tại của Đại Đường, hắn dám nói một câu như vậy.

Đây là khen Lý Thế Dân hay khen kẻ xuyên việt như hắn, có trời mới biết.

Hôm sau, Lý Thế Dân truyền ngôi cho Lý Trì, một tháng sau chết bệnh, trước khi lâm chung chỉ rõ Lý Tích, Đỗ Hà làm trọng thần ủy thác.

Đại Đường đi về con đường mới.

Đỗ Hà cũng bước về cuộc đời mới.

Với tư cách một kẻ xuyên việt, hắn đã không chỗ nào để cầu.

Vương hầu khanh tướng tập trung vào cả đời hắn, có một phu nhân xinh đẹp nhất, một phu nhân tri kỷ nhất, còn có một phu nhân thông minh nhất.

Dưới sự khổ luyện không ngừng, căn bệnh của Đỗ Hà nguyên bản đã sớm trị xong.

Ngoại trừ Tiểu Bảo Nhân, Tiểu Bách Hợp thì Lý Tuyết Nhạn, Vũ Mị Nương đều đã có con của mình. Tiểu Bảo Nhân chính thức đặt tên là Đỗ Vân Hiên, mười tám tuổi đậu Trạng Nguyên, tên xứng với người.

Tiểu Bách Hợp đặt tên là Đỗ Vân Thường, đây là tên Lý Thế Dân đặt nên không ai đổi được.

Đối với đứa con gái này, Đỗ Hà rất đau đầu, nàng học thành võ công của Đỗ Hà, lại xảo ngộ gặp Công Tôn Dạ Nguyệt, tập được kiếm pháp thượng thừa, thật sự đã trở thành một nữ hiệp khách. Có một ngày, nàng nói nàng muốn gả cho người, đưa một thiếu niên tuấn tú tới gặp Đỗ Hà. Đỗ Hà trợn mắt há hốc mồm, biết hắn tên là Địch Nhân Kiệt. Đỗ Hà không biết về cuộc sống sau này của hai người nhưng biết con gái mình là Phòng phu nhân trong Phòng phu nhân liền mặc niệm cho Địch Nhân Kiệt, Phòng phu nhân không có võ công đã thật lợi hại, Đỗ Vân Thường được chân truyền của Đỗ Hà, Công Tôn Dạ Nguyệt, vậy thì...

Được Đỗ Hà yêu thích nhất là con trai thứ hai của Trường Nhạc - Đỗ Vân kiệt. Đỗ Vân kiệt tựa hồ kế thừa được tài năng quân sự của Đỗ Hà, từ nhỏ đã cực kỳ hứng thú với binh pháp. Để rèn luyện hắn, Đỗ Hà trực tiếp đưa ném cho Đại Tướng quân Tiết Nhân Quý.

Còn lại Đỗ Vân Hà, Đỗ Vân Phi, Đỗ Vân Khê đều có sở trường từng người.

Con cháu có phúc của con cháu, Đỗ Hà là cha nghiêm nhưng không can thiệp vào sở thích con cái, để họ lựa chọn con đường của mình.

Sự nghiệp phát triển không ngừng, gia đình hạnh phúc mỹ mãn, con cháu đầy đàn.

Nếu như nói Lý Thế Dân là thiên cổ nhất đế, như vậy thì trong lòng Đỗ Hà, hắn là người hạnh phúc nhất thiên hạ.

(Hết)

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website MeTruyenVip.com
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK
Chương trước
Chương trước
Chương sau
Chương sau
Về đầu trang
Về đầu trang