Đây là không tôn trọng giáo viên.
Nếu Lục Vân biết suy nghĩ của anh ta thì nhất định sẽ cười nhạo một tiếng.
Tôn sư trọng đạo là tôn kính giáo viên có trách nhiệm, mà không phải là người thầy làm cho xong nhiệm vụ dạy học, tuỳ tiện đọc theo sách vở như cái máy.
Lục Vân đã biết được từ chỗ Triệu Mặc rằng những bác sĩ được sắp xếp lại đây giảng bài không phải là không công, mà là có trợ cấp tiền lương, bệnh viện trả một phần, trường học trả một phần.
Lấy tận hai đầu lương mà lại dùng thái độ như vậy giảng bài, còn muốn người ta tôn trọng? Thời buổi này tiền dễ kiếm như vậy sao?
Lục Vân cũng lười khách sáo với loại người này, hắn đi nhanh lên bục giảng rồi nói: “Không biết giảng bài thì đứng qua một bên mà nghe và học theo.”
Người đàn ông kia cũng không ngờ thằng nhãi này ngông nghênh như vậy, bảo hắn lên giảng bài thì thật sự dám lên giảng, còn bảo mình học theo hắn, thật là quá kiêu ngạo.
Lát nữa nhất định phải nói việc này cho Lý Vệ Bình, bảo ông ta xem lại xem tại sao đại học Giang Nam bọn họ lại bồi dưỡng ra một sinh viên ngang ngạnh như vậy, quả thực là sỉ nhục trường học.
Đáng lẽ phải đình chỉ loại sinh viên này!
Đương nhiên đây là chuyện nói sau.
Lúc này anh ta không nổi trận lôi đình mà lựa chọn đứng qua bên cạnh thờ ơ lạnh nhạt.
Anh ta cũng muốn xem sinh viên ngang ngạnh này giảng bài thế nào, nếu đứng trên bục giảng nghẹn không ra một câu thì người mất mặt xấu hổ chính là chính hắn.
Nhưng anh ta không chú ý tới lúc này sinh viên trong lớp đã hoàn toàn thay đổi trạng thái. Tất cả mọi người dồn ánh mắt nóng rực lên bục giảng, nhìn chăm chú vào Lục Vân.
Nhìn chằm chằm một giảng viên đẹp trai cũng rất bổ mắt.
Lục Vân thuần thục lên tiếng: “Nếu vừa rồi mọi người nghe giảng tới trì vị bệnh thì tôi sẽ giảng kỹ về khái niệm trì vị bệnh này một chút, nhưng trước khi giảng các bạn hãy nghe một câu chuyện trước.”
“Chắc mọi người đều biết thần y Biển Thước đúng không, điển tịch ghi lại Ngụy Văn Vương từng thỉnh giáo danh y Biển Thước rằng: Nhà các ngươi có ba huynh đệ đều tinh thông y thuật, ai là người có y thuật tốt nhất?
Biển Thước trả lời: Đại ca tốt nhất, nhị ca thứ hai, ta kém nhất.
Ngụy Văn Vương khó hiểu: Vậy vì sao thanh danh của ngươi vang dội nhất?
Biển Thước đáp: Đại ca thường chữa bệnh trước khi bệnh tình phát tác, khi đó người bệnh còn chưa phát hiện mình bị bệnh thì đã được chữa khỏi, vì thế người bệnh không biết sự cao minh của đại ca;
Nhị ca thường chữa bệnh khi bệnh tình vừa phát tác, người bệnh hơi không khoẻ thì nhị ca đã cho thuốc khỏi bệnh, bởi vậy quê nhà đều nghĩ nhị ca chỉ trị được bệnh vặt;
Mà ta thường chữa bệnh khi bệnh tình đã nghiêm trọng, người bệnh cực kỳ đau đớn, người nhà lòng nóng như lửa đốt, sau khi lành bệnh thì họ sẽ ca tụng gấp bội, cho nên ta vang danh thiên hạ.
Chuyện xưa này là kể về khái niệm trì vị bệnh (trị bệnh chưa hiện).
Đại ca và nhị ca của Biển Thước đều tinh thông trì vị bệnh, nhìn thấy triệu chứng nhẹ của người bệnh đã đoán trước kế tiếp bệnh tình sẽ phát triển thế nào.
Giải quyết triệu chứng nhẹ trước có thể kịp thời tránh khỏi bệnh nhẹ phát triển thành bệnh nặng hơn sau này, cũng chính là phòng bệnh hơn chữa bệnh mà Tây y thường nói đến.