Có lẽ Thiệu Húc Khanh đã chờ Trần Tư Mỹ đã lâu nên vẻ không kiên nhẫn thể hiện rõ ràng trên khuôn mặt. Trần Tư Mỹ không vội bước tới, chỉ đứng từ xa dùng ánh mắt dửng dưng nhìn anh ta, chân còn dợm bước đi. Thiệu Húc Khanh không còn cách nào khác phải mở cửa xe đến chặn trước mặt cô:
- Dạo này tìm gặp được cô cũng khó khăn phết nhỉ? Gọi điện không nghe máy, đến chỗ làm thì bảo vệ không cho vào cũng không nhắn dùm. Cô đủ lông đủ cánh rồi nên chẳng xem ai ra gì đúng không?
Trần Tư Mỹ cảm thấy muốn bật cười, lại bắt đầu giở giọng kẻ cả quen thuộc với cô đấy à? Cũng không xem bây giờ là ngày tháng năm nào rồi, xem xem người đứng trước mặt anh em bọn họ có còn là con bé gầy gò nhút nhát ngày xưa không?
Cô không quan tâm đến vẻ hùng hổ của anh ta, thản nhiên bảo:
- Có chuyện gì thì nói nhanh lên. Dừng xe chắn đường trước sở cảnh sát, dù cho anh có là cháu trai của tư lệnh khu bốn thì cũng không tránh khỏi bị gọi đi uống trà đâu.
- Mẹ cô bị bệnh, người còn đang ở trong bệnh viện. Cô định đợi bà ấy chết mới trở về gặp đúng không?
Ánh mắt Trần Tư Mỹ gợn sóng, nhưng lại bình lặng trở lại rất nhanh.
- Chẳng phải bà ấy có chồng và các người chăm sóc rồi sao? Tuy tôi là bác sĩ, nhưng không phải loại hành nghề chữa bệnh, tìm tôi cũng vô ích thôi. Vả lại bây giờ đối với bà ấy, tôi xem như không bằng cả người dưng nước lã, có gặp chỉ thêm phiền phức. Giúp tôi chuyển lời đến mẹ kế của anh: Tôi chúc bà ấy sớm bình phục!
Thiệu Húc Khanh nhíu mày, anh ta không ngờ đến tận bây giờ thái độ của Trần Tư Mỹ vẫn quyết liệt như vậy, còn hơn cả lúc cô ấy quyết định chấm dứt mọi liên quan với gia đình họ.
- Cô vẫn còn canh cánh bên lòng chuyện năm xưa sao? Dì Hà làm thế chỉ vì thương thân thể Minh Hạnh đang lúc yếu ớt, nếu để con bé chịu điều tiếng còn đang đi học đã phá thai thì nó sẽ không chịu nổi...
- Vậy đẩy sang bên tôi thì không sao phải không? Đứa con gái côi cút như tôi xứng đáng mang danh ăn chơi sa đọa, mới nứt mắt ra đã ngủ với trai có thai còn đi phá để phải nhập viện cấp cứu ư? Bà ấy thương em gái anh, vậy có từng nghĩ đến đứa con gái do chính bà ấy sinh ra là tôi không?
Cô nhìn Thiệu Húc Khanh, gằn từng tiếng một:
- Hai anh em các người chịu ơn bà ấy, cảm kích bà ấy thì đi mà báo đáp. Ơn sinh thành dưỡng dục mười mấy năm tôi đã trả cho bà ấy lúc bà ấy buộc tôi nuốt nước mắt không được truy cứu chuyện bẩn thỉu mà em gái anh làm với tôi rồi. Làm nhục chưa đạt được thì không cần phải chịu trách nhiệm sao? Thiệu Húc Khanh, anh cũng có mặt mũi đứng trước mặt tôi giả vờ chính nhân quân tử mà chỉ trích tôi sao? Bởi vậy, đừng có xuất hiện trước mặt tôi diễn trò mẹ hiền con hiếu thảo buồn cười này nữa!
Thiệu Húc Khanh há miệng muốn giải thích, nhưng đứng trước đôi mắt to tròn sáng rực kia, anh ta cảm thấy mình bị mất tổ chức ngôn ngữ rồi. Những trò xấu xa mà em gái anh ta bày ra cứ tăng dần cấp độ ác nghiệt, đã khiến Trần Tư Mỹ từ một cô gái nhút nhát cam chịu dồn nén rồi bùng nổ.
Năm Trần Tư Mỹ mười bảy tuổi, Thiệu Minh Hạnh khi ấy hai mươi đang trầm luân trong mối tình với một tên con trai lông bông. Vì muốn ép hắn ta cưới, Thiệu Minh Hạnh không tiếc để cho có thai trong khi đang học hành dang dở. Tiếc là người ta nhanh chóng quất ngựa truy phong, còn mai mỉa cô ta dễ dãi, rằng đứa bé lai lịch không rõ ràng. Thiệu Minh Hạnh uất nghẹn tự mình đi phá thai, bị biến chứng phải nhập viện cấp cứu, gây ra náo động không nhỏ trong vòng quen biết của nhà họ Thiệu.
Không lâu sau lại truyền đến tin tức rằng có sự nhầm lẫn, người phá thai đến mức phải nhập viện không phải là con gái nhà họ Thiệu mà là cô con gái riêng của vợ sau, năm nay mới mười bảy tuổi đang học cấp ba. Dư luận xung quanh được dịp xì xào chỉ trỏ, sự việc lan đến trường học khiến Trần Tư Mỹ phải về nhà làm rõ mọi chuyện.
Lúc ấy, Thiệu Minh Hạnh đã qua giai đoạn hồi phục bắt đầu rơi vào con đường ăn chơi trả thù đời. Cô ta hẹn Trần Tư Mỹ ra nói chuyện, lại điên cuồng đến nỗi bỏ thuốc kích thích rồi định cho đám bạn của cô ta làm chuyện đồi bại. Nếu như không có Tần Tranh xông vào cứu giúp, cuộc đời của Trần Tư Mỹ bây giờ không biết đã đi về đâu.
Trần Tư Mỹ không còn chấp nhận việc bị đè đầu cưỡi cổ mãi thế này nữa, uất ức này cô nuốt không trôi. Vì thế, lần đầu tiên cô nói rõ mọi bất công mà mình phải chịu, mong muốn mẹ đòi cho mình một sự công bằng, nhưng chẳng thà không làm...
Mãi mãi cô không quên được ánh mắt lãng tránh của mẹ mình khi cô hỏi đến chuyện này. Sau cùng bà ấy chỉ nói một câu làm Trần Tư Mỹ đau hận cả một thời gian dài:
- Con phải biết nghĩ cho hoàn cảnh éo le của mẹ, mẹ kế không dễ làm, cuối đời mẹ còn phải dựa vào nhà họ mà sống. Chẳng phải rốt cuộc con cũng không bị làm sao rồi đó thôi?Con bỏ qua cho nó lần này, xem như... xem như trả lại công ơn nuôi dưỡng của nhà họ đối với con, được không?
Trần Tư Mỹ không thể tin mà nhìn bà ấy, mẹ của cô rốt cuộc chỉ nghĩ đến bản thân của bà ấy mà thôi. Cô con gái ruột thịt phải xếp sau nhu cầu được nhà chồng mới công nhận của bà ấy. Từ năm cấp một, để tránh sự soi mói của mọi người xung quanh, bà ấy đã cho Trần Tư Mỹ học trường nội trú ở xa, miệng nói là để tránh cho cô bị anh em Thiệu Minh Hạnh làm khó dễ, nhưng sự thật thì người có mắt cũng nhìn ra được là vì sao.
Trần Tư Mỹ còn lừa mình dối người ra sức giải thích và thuyết phục bản thân mình tin tưởng vào lời dối trá ấy suốt một thời gian dài đằng đẵng. Để rồi hàng năm vào dịp nghỉ hè hay lễ Tết, cô trở lại nhà họ Thiệu nhìn mẹ ruột mình cưng chiều bao biện cho Thiệu Minh Hạnh, xót xa sống như một cái bóng suốt mấy tháng hè, nhịn hết tủi thân chỉ để mình còn mẹ. Giờ xem như chẳng cần thiết nữa rồi.
Trần Tư Mỹ nuốt nước mắt nhìn mẹ mình, nói với giọng bình tĩnh khó tin:
- Được, mẹ cũng hãy xem như con trả lại ân tình sinh thành dưỡng dục của mẹ bao nhiêu năm nay. Cứ vậy đi, bà Thiệu!
Bây giờ nhìn Thiệu Húc Khanh đem ân tình ra đè ép, Trần Tư Mỹ chỉ cảm thấy vô cùng châm chọc. Còn chưa kịp trả lời, một giọng nói khác đã vang lên trước:
- Cô ấy họ Trần, không phải họ Thiệu. Huống chi từ hai mươi năm trước, bà ấy đã là bà Thiệu nhà các người rồi. Anh không thấy thái độ trách cứ này của mình lúc này buồn cười lắm sao?
Chẳng biết Trình Nam đã đến từ lúc nào, một tay đút túi quần bước đến bên cạnh Trần Tư Mỹ.
- Liên quan gì đến anh?
- Chuyện của bạn gái tôi thì đương nhiên liên quan đến tôi rồi. Anh là cái thá gì chứ, người dưng nước lã?
- Dạo này tìm gặp được cô cũng khó khăn phết nhỉ? Gọi điện không nghe máy, đến chỗ làm thì bảo vệ không cho vào cũng không nhắn dùm. Cô đủ lông đủ cánh rồi nên chẳng xem ai ra gì đúng không?
Trần Tư Mỹ cảm thấy muốn bật cười, lại bắt đầu giở giọng kẻ cả quen thuộc với cô đấy à? Cũng không xem bây giờ là ngày tháng năm nào rồi, xem xem người đứng trước mặt anh em bọn họ có còn là con bé gầy gò nhút nhát ngày xưa không?
Cô không quan tâm đến vẻ hùng hổ của anh ta, thản nhiên bảo:
- Có chuyện gì thì nói nhanh lên. Dừng xe chắn đường trước sở cảnh sát, dù cho anh có là cháu trai của tư lệnh khu bốn thì cũng không tránh khỏi bị gọi đi uống trà đâu.
- Mẹ cô bị bệnh, người còn đang ở trong bệnh viện. Cô định đợi bà ấy chết mới trở về gặp đúng không?
Ánh mắt Trần Tư Mỹ gợn sóng, nhưng lại bình lặng trở lại rất nhanh.
- Chẳng phải bà ấy có chồng và các người chăm sóc rồi sao? Tuy tôi là bác sĩ, nhưng không phải loại hành nghề chữa bệnh, tìm tôi cũng vô ích thôi. Vả lại bây giờ đối với bà ấy, tôi xem như không bằng cả người dưng nước lã, có gặp chỉ thêm phiền phức. Giúp tôi chuyển lời đến mẹ kế của anh: Tôi chúc bà ấy sớm bình phục!
Thiệu Húc Khanh nhíu mày, anh ta không ngờ đến tận bây giờ thái độ của Trần Tư Mỹ vẫn quyết liệt như vậy, còn hơn cả lúc cô ấy quyết định chấm dứt mọi liên quan với gia đình họ.
- Cô vẫn còn canh cánh bên lòng chuyện năm xưa sao? Dì Hà làm thế chỉ vì thương thân thể Minh Hạnh đang lúc yếu ớt, nếu để con bé chịu điều tiếng còn đang đi học đã phá thai thì nó sẽ không chịu nổi...
- Vậy đẩy sang bên tôi thì không sao phải không? Đứa con gái côi cút như tôi xứng đáng mang danh ăn chơi sa đọa, mới nứt mắt ra đã ngủ với trai có thai còn đi phá để phải nhập viện cấp cứu ư? Bà ấy thương em gái anh, vậy có từng nghĩ đến đứa con gái do chính bà ấy sinh ra là tôi không?
Cô nhìn Thiệu Húc Khanh, gằn từng tiếng một:
- Hai anh em các người chịu ơn bà ấy, cảm kích bà ấy thì đi mà báo đáp. Ơn sinh thành dưỡng dục mười mấy năm tôi đã trả cho bà ấy lúc bà ấy buộc tôi nuốt nước mắt không được truy cứu chuyện bẩn thỉu mà em gái anh làm với tôi rồi. Làm nhục chưa đạt được thì không cần phải chịu trách nhiệm sao? Thiệu Húc Khanh, anh cũng có mặt mũi đứng trước mặt tôi giả vờ chính nhân quân tử mà chỉ trích tôi sao? Bởi vậy, đừng có xuất hiện trước mặt tôi diễn trò mẹ hiền con hiếu thảo buồn cười này nữa!
Thiệu Húc Khanh há miệng muốn giải thích, nhưng đứng trước đôi mắt to tròn sáng rực kia, anh ta cảm thấy mình bị mất tổ chức ngôn ngữ rồi. Những trò xấu xa mà em gái anh ta bày ra cứ tăng dần cấp độ ác nghiệt, đã khiến Trần Tư Mỹ từ một cô gái nhút nhát cam chịu dồn nén rồi bùng nổ.
Năm Trần Tư Mỹ mười bảy tuổi, Thiệu Minh Hạnh khi ấy hai mươi đang trầm luân trong mối tình với một tên con trai lông bông. Vì muốn ép hắn ta cưới, Thiệu Minh Hạnh không tiếc để cho có thai trong khi đang học hành dang dở. Tiếc là người ta nhanh chóng quất ngựa truy phong, còn mai mỉa cô ta dễ dãi, rằng đứa bé lai lịch không rõ ràng. Thiệu Minh Hạnh uất nghẹn tự mình đi phá thai, bị biến chứng phải nhập viện cấp cứu, gây ra náo động không nhỏ trong vòng quen biết của nhà họ Thiệu.
Không lâu sau lại truyền đến tin tức rằng có sự nhầm lẫn, người phá thai đến mức phải nhập viện không phải là con gái nhà họ Thiệu mà là cô con gái riêng của vợ sau, năm nay mới mười bảy tuổi đang học cấp ba. Dư luận xung quanh được dịp xì xào chỉ trỏ, sự việc lan đến trường học khiến Trần Tư Mỹ phải về nhà làm rõ mọi chuyện.
Lúc ấy, Thiệu Minh Hạnh đã qua giai đoạn hồi phục bắt đầu rơi vào con đường ăn chơi trả thù đời. Cô ta hẹn Trần Tư Mỹ ra nói chuyện, lại điên cuồng đến nỗi bỏ thuốc kích thích rồi định cho đám bạn của cô ta làm chuyện đồi bại. Nếu như không có Tần Tranh xông vào cứu giúp, cuộc đời của Trần Tư Mỹ bây giờ không biết đã đi về đâu.
Trần Tư Mỹ không còn chấp nhận việc bị đè đầu cưỡi cổ mãi thế này nữa, uất ức này cô nuốt không trôi. Vì thế, lần đầu tiên cô nói rõ mọi bất công mà mình phải chịu, mong muốn mẹ đòi cho mình một sự công bằng, nhưng chẳng thà không làm...
Mãi mãi cô không quên được ánh mắt lãng tránh của mẹ mình khi cô hỏi đến chuyện này. Sau cùng bà ấy chỉ nói một câu làm Trần Tư Mỹ đau hận cả một thời gian dài:
- Con phải biết nghĩ cho hoàn cảnh éo le của mẹ, mẹ kế không dễ làm, cuối đời mẹ còn phải dựa vào nhà họ mà sống. Chẳng phải rốt cuộc con cũng không bị làm sao rồi đó thôi?Con bỏ qua cho nó lần này, xem như... xem như trả lại công ơn nuôi dưỡng của nhà họ đối với con, được không?
Trần Tư Mỹ không thể tin mà nhìn bà ấy, mẹ của cô rốt cuộc chỉ nghĩ đến bản thân của bà ấy mà thôi. Cô con gái ruột thịt phải xếp sau nhu cầu được nhà chồng mới công nhận của bà ấy. Từ năm cấp một, để tránh sự soi mói của mọi người xung quanh, bà ấy đã cho Trần Tư Mỹ học trường nội trú ở xa, miệng nói là để tránh cho cô bị anh em Thiệu Minh Hạnh làm khó dễ, nhưng sự thật thì người có mắt cũng nhìn ra được là vì sao.
Trần Tư Mỹ còn lừa mình dối người ra sức giải thích và thuyết phục bản thân mình tin tưởng vào lời dối trá ấy suốt một thời gian dài đằng đẵng. Để rồi hàng năm vào dịp nghỉ hè hay lễ Tết, cô trở lại nhà họ Thiệu nhìn mẹ ruột mình cưng chiều bao biện cho Thiệu Minh Hạnh, xót xa sống như một cái bóng suốt mấy tháng hè, nhịn hết tủi thân chỉ để mình còn mẹ. Giờ xem như chẳng cần thiết nữa rồi.
Trần Tư Mỹ nuốt nước mắt nhìn mẹ mình, nói với giọng bình tĩnh khó tin:
- Được, mẹ cũng hãy xem như con trả lại ân tình sinh thành dưỡng dục của mẹ bao nhiêu năm nay. Cứ vậy đi, bà Thiệu!
Bây giờ nhìn Thiệu Húc Khanh đem ân tình ra đè ép, Trần Tư Mỹ chỉ cảm thấy vô cùng châm chọc. Còn chưa kịp trả lời, một giọng nói khác đã vang lên trước:
- Cô ấy họ Trần, không phải họ Thiệu. Huống chi từ hai mươi năm trước, bà ấy đã là bà Thiệu nhà các người rồi. Anh không thấy thái độ trách cứ này của mình lúc này buồn cười lắm sao?
Chẳng biết Trình Nam đã đến từ lúc nào, một tay đút túi quần bước đến bên cạnh Trần Tư Mỹ.
- Liên quan gì đến anh?
- Chuyện của bạn gái tôi thì đương nhiên liên quan đến tôi rồi. Anh là cái thá gì chứ, người dưng nước lã?