• Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Choang, leng keng… âm thanh va chạm giữa các bảo khí tràn ngập cả Diễn võ trường.

Trên võ đài, với những bộ võ phục màu xanh lá đặc trưng của trung cấp học đồ Đại học viện đang dùng bảo khí để đối chiến với nhau.

Các bảo khí được quán chú các loại lực lượng thuộc tính bất đồng và phát ra đủ loại ánh sáng bất đồng đang va chạm với nhau. Có bảo khí phát ra ánh sáng hồng sác, có người lại sử dụng bảo khí phát ra ánh sáng hoàng sắc, rồi lục sắc, lam sắc,… lại có bảo khí phát ra ánh sáng chói mắt như mặt trời giữa trưa, lại có bảo khí phát ra một màn sáng u u tối tăm.

Vương Hạo cùng Hồng Nhân được Nguyễn Vũ Giả lão sư đưa đến đây, ngoài hai người bọn Vương hạo ra thì cả lớp sơ cấp học đồ đều được Nguyễn lão sư đưa đến đây để quan sát và học hỏi kinh nghiệm chiến đấu từ những vị trung cấp học đồ này. Nguyễn Lão sư chính là người dạy về vũ kỹ cho lớp sơ cấp học đồ, và bản thân của Nguyễn lão sư chính là một võ giả cấp 8, một cao cấp trung kỳ võ giả.

Đối với võ giả sơ cấp, việc điều động thiên địa linh khí để chiến đấu là vô cùng quan trọng, họ sẽ từ từ làm quen vói việc cảm ứng các loại lực lượng bất đồng thuộc tính trong thiên địa và từ đó rèn luyện và dần đẩy nhanh tốc độ cảm ứng loại lực lượng này. Tùy vào mức độ thành thục trong việc điều động thiên địa linh khí mà các võ giả có thể gặp thuận lợi trong việc chiến đấu. Chính vì vậy cho nên Nguyễn lão sư mới dẫn đám học đồ đến đây để quan sát chiến đấu của cấp độ võ giả cấp 2 và từ đó có thể có được những thu hoạch từ sự quan sát này.

Hôm nay là ngày học đối luyện của các học đồ trung cấp. Tại Đại học viện thì học đồ được chia là 3 cấp độ là Học đồ sơ cấp, trung cấp và cao cấp. Trong đó, những học đồ mới vào học và chưa thông qua kỳ thi sát hạch tổ chức mỗi năm thì được gọi là học đồ sơ cấp. Học đồ sau khi trải qua kỳ thi khảo hạch này, nếu vượt qua được kỳ thi thì sẽ được xếp vào lớp học đồ trung cấp. Sau khi vượt qua được kỳ khảo hạch này, các học đồ trung cấp sau sáu tháng sẽ phải tham dự một cuộc thi khảo hạch, nếu đạt yêu cầu và vượt qua được cuộc thi này thì sẽ được gọi là Học đồ cao cấp, còn nếu không vượt qua được thì vẫn là học đồ trung cấp.

Ngoài số lượng tinh điểm được nhận hàng tháng tăng lên ra thì những học đồ trung, cao cấp sẽ được tham gia vào các hoạt động, và làm các nhiệm vụ được trường đề ra để nhận những phần thưởng quý giá. Những phần thưởng này đôi khi là một món bảo khí được đặc chế riêng cho những học đồ đã hoàn thành nhiệm vụ, đôi khi lại là những đan dược trợ giúp những học đồ này tẩy kinh phạt tủy và hỗ trợ cho họ dễ dàng đột phá cấp độ võ giả.

Tuy cuộc khảo hạch là bắt buộc và có thời gian cố định. Tuy nhiên, điều kiện để tham gia vào cuộc khảo hạch cũng liên quan đến tu vi rèn luyện của các học đồ tham dự. Cụ thể tiêu chuẩn để tham dự khảo hạch từ sơ cấp học đồ lên trung cấp học đồ chính là những học đồ tham dự khảo hạch phải có tu vi thấp nhất là võ giả cấp 1, tức là tinh lực phải đạt được mức tối thiểu là 500 điểm.

Nếu những học đồ sau một năm mà không đạt được mức độ này thì sau đó sáu tháng sẽ phải tham dự cuộc khảo hạch thứ hai. Cuộc khảo hạch sau sáu tháng chính là cuộc khảo hạch nâng cấp độ học đồ từ trung cấp lên cao cấp, và đây cũng là cơ hội cuối cùng dành cho các học đồ sơ cấp không thông qua khảo hạch trước đó. Nếu lần khảo hạch này mà các sơ cấp học đồ vẫn không thể vượt qua được khảo hạch thì sẽ được đại học viện sẽ phải buộc thôi học với các học đồ này. Đối với trung cấp học đồ, để tham gia cuộc khảo hạch nâng cấp thành cao cấp học đồ thì điều kiện chính là tối thiểu phải là võ giả cấp 2, tức là mức tinh lực phải đạt được 1.000 điểm.

Điều kiện như vậy cho nên những cao cấp học đồ trong trường lúc nào cũng được những học đồ khác tôn sùng và được các lão sư hết lòng bồi luyện. Vì chính những đứa trẻ chưa đầy 14 tuổi mà đã đạt được võ giả cấp 2 thì nhất định trong tương lai sẽ trở thành những người có thực lực cực mạnh và thanh danh nhất định sẽ vô cùng hiển hách. Việc đầu tư cho hiện tại và có lời như thế, các lão sư của Đại học viện nhất định sẽ không thể bỏ qua được.

Bọn học đồ sơ cấp bọn chúng hiện đa phần là chưa đạt đến võ giả cấp 1 nên khi được Nguyễn lão sư đưa đến đây để quan sát những anh chị trung cấp học đồ đang đối luyện trên đài thì trên mặt ai cũng tỏ ra phấn khích dị thường.

Chúng không ngừng trầm trồ, rồi thì lại ồ ồ lên khi thấy những món bảo khí phát sáng va chạm vào nhau trên đài. Những bảo khí này đủ hình dạng nhưng chung quy chỉ có bốn dạng bảo khí thông dụng nhất chính là Kiếm, đao, thương, côn. Cũng có người sử dụng bảo khí dạng cây quạt, dạng luân, dạng hoàng,… nhưng đa số vẫn là bốn dạng thông dụng nhất chính là kiếm, đao, thương, côn. Có khác nhau thì cũng chỉ là khác về hình dạng bên ngoài có cái dài cái ngắn, có cái to, cái nhỏ mà thôi.

Nhìn những anh chị trung cấp học đồ đang đối luyện trên đài mà Vương Hạo trong lòng cười khổ không thôi. Mấy hôm trước, trong buổi học về bảo khí và hắn ngoài dự kiến có thể tụ tập được hỏa lực lượng từ thiên địa linh khí để kích hoạt hỏa linh văn trên Hỗn độn châu, làm cho hỗn độn châu của hắn nảy sinh biến hóa. Vương Hạo chưa kịp vui mừng vì bản thân có thể cảm ứng và sử dụng được lực lượng hỏa thuộc tính thì hắn lại đau đầu khi đến buổi học vũ kỹ này.

Theo như giảng giải của Nguyễn lão sư, những bảo khí thông dụng nhất dành cho cấp bậc sơ cấp võ giả chính là những vũ khí dạng thanh, hoàng như là Kiếm, đao, kích, thương, công, quạt, viên hoàng,… vì những bảo khí dạng này dễ sử dụng, tính thực chiến cao và không cần quá nhiều linh khí để khu sử khi chiến đấu.

Chỉ cần lúc đầu tiên, cảm ứng lượng lượng thuộc tính tương ứng, tụ tập vào đưa vào bảo khí để kích hoạt linh văn rồi sau đó cứ giữ tinh thần và tiếp tục cảm ứng, tụ tập thiên địa linh khí quán chú vào bảo khí thì có thể sử dụng được những đặc tính của bảo khí đó để tiến hành chiến đấu.

Những bảo khí dạng thanh khi sử dụng không cần rời tay nên người khu sử không hao phí quá nhiều tinh thần và khí lực khi sử dụng khống bảo thuật. Trong khi những dạng bảo khí khác, vì có hình dạng đặc biệt và có tính cơ động rất cao nên người sử dụng muốn sử dụng hiệu quả thì phải hao tốn tinh thần và khí lực cực lớn khi sử dụng khống bảo thuật để mà khu sử bảo khí tiến hành công kích đối thủ. Thông thường thì những dạng bảo khí này có tầm tấn công xa và diện rộng. Dạng bảo khí này chỉ thích hợp dành cho những người có tinh thần lực và khí lực lớn, vì như vậy người sử dụng mới có thể khai thác được những đặc tính đặc biệt của bảo khí dạng này trong chiến đấu.

Nghe Nguyễn lão sư giảng giải về việc sử dụng bảo khí kết hợp cùng với vũ kỹ để chiến đấu, nghe đến đặc tính sử dụng bảo khí thì ra là như vậy khiến cho Vương Hạo dở khóc dở cười. Hắn đã tốn một số tiền lớn để mua được món bảo khí này nhưng giờ ngoài để đó ngắm thì hắn không biết phải làm sao để có thể dùng nó để mà chiến đấu. Vì điều này mà Hồng Nhân ngồi kế bên hắn đã cười không ngậm được miệng.

Nói cũng vừa khéo, Hồng Nhân lại chọn được cây Lôi hỏa kiếm, vì vậy nên Hồng Nhân cứ lên mặt mà cười Vương Hạo một hồi thật lâu rồi bóng gió bảo là Vương Hạo chọn món bảo khí hỏa thuộc tính khác mà sử dụng đi,... Nhưng Hồng Nhân đâu biết rằng Hỗn độn châu của Vương Hạo sau này chính là một trong những món bảo khí tiếng tăm nhất Xích Quỷ đại lục. Đó lại là chuyện của rất lâu sau này, khi Vương Hạo trở thành truyền kỳ của mảnh đất này.

Gác lại hết tất cả những suy nghĩ về việc có hay không dùng được Hỗn độn châu để chiến đấu, lúc này trong diễn võ đài ở diễn võ trường, Vương Hạo đang đứng chăm chú quan sát hai người đang sử dụng bảo khí tiến hành đấu luyện với nhau. Hai người này, một người thì cao gầy nhưng cơ thể lại cho người nhìn cảm giác chắc chắn chứ không phải bộ dạng ốm yếu, cơ bắp vẫn có nhưng không to lớn như người còn lại. Người còn lại là một người cũng cao tương tự như người kia nhưng hình thể thì cơ bắp và to lớn hơn người kia nhiều.

Hai người đều mặc bộ võ phục màu xanh lá đặc trưng của trung cấp học đồ Đại học viện. Đánh giá bộ võ phục này thì ngoài màu sắc ra thì nó giống y như bộ võ phục mà Vương Hạo đang măc trên người, sơ cấp học đồ thì màu võ phục chính là màu cam. Bộ võ phục này rất đơn giản và tiện lợi trong cử động, với một cái áo khoác ngắn tay, vạt áo thì vừa qua khỏi eo mặc kèm với đó là một cái quần dài hơi rộng. Đai lưng màu đen làm bộ võ phục trông vô cùng hài hòa.

Lúc này hai thiếu niên đang khu sử bảo khí tiến hành công kích nhau, Vương Hạo nhìn thấy người thiếu niên cao gầy sử dụng một thanh nhuyễn kiếm đang phát ra ánh sáng màu xanh lá, thanh kiếm này dài mỏng lại phát ra ánh sáng màu xanh lá giống như một con rắn lục đang nhe răng tấn công đối thủ của mình trước mặt. Người thanh niên còn lại sử dụng một thanh đao to và dài, trên thanh đao đang phát ra ánh sáng màu đỏ nhạt đang chống đỡ những công kích của người thanh niên cao gầy kia.

Hai bên đang chiến đấu đến giai đoạn cuối cùng, người thanh niên cao gầy không ngừng dùng kiếm công kích người thanh niên còn lại, sự cơ động của thanh nhuyễn kiếm làm cho người thanh niên cao to hơi rơi xuống hạ phong. Tuy vậy, người thanh niên cao to vẫn không hề nao núng, vẫn vững vàng chống đỡ từng đợt công kích của người thanh niên cao gầy.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website MeTruyenVip.com
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
lacmaitrang
13 Tháng tư, 2018 16:10
Mình là một nhà văn hoá nè. Nhưng học thuyết đó nó không đúng chỉ có vài phần thôi bạn. Đầu tiên hiện tại thì chung ta chia trung quốc làm 3 phân vùng văn hoá chính: một số dân tộc phương Bắc bờ Bắc sông Hoàng Hà. Trung Nguyên dân tộc hoa và hạ giờ gọi là hoa hạ. Và 9/10 các tộc bách việt còn lại bên bờ nam sông Dương Tư. Hiện nay chỉ mới có lịch âm dương là co nghiên cứu chứng minh của các tộc người Bách Việt. Bách Việt nói chung. Còn việt Nam chỉ gồm 2 Tộc người âu và lạc Việt và những tộc người khác xuất phát từ gốc ngươi indonedian.
sandking913
10 Tháng tư, 2018 22:35
Lời đầu tiên mình xin cám ơn bạn đã theo dõi truyện Tiếu Ngạo Hoàng Vũ của mình. Đúng như bạn đã góp ý, ngôn ngữ trong truyện đôi khi xen lẫn giữa Việt và Hán Việt, nhưng đây chính là chủ đích của mình. Bởi vì bản thân mình đã nghiên cứu các tư liệu lịch sử và các nghiên cứu độc lập của các nhà nghiên cứu về văn hóa lịch sử về thuyết "Văn hóa Trung Hoa bắt nguồn từ Văn hóa Việt". Do đó, mình đã đúc kết được rằng tiếng Việt có trước, tiếng Hán có sau, và tiếng Hán Việt chẳng qua là một cột mốc lịch sử mà từ tiếng Hán tìm về được cội nguồn của mình là Tiếng Việt. Đôi lời cùng bạn.
lacmaitrang
10 Tháng tư, 2018 09:19
Bối cảnh Việt Nam nhân vật chính và bối cảnh hiện đại nhưng cách dùng ngôn ngữ hán hoá và tên Họ Trung Quốc quá. Phát triển được.
BÌNH LUẬN FACEBOOK