Mục lục
[Dịch] Phong Lưu Tam Quốc
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Sa Mãnh bỗng hét to:

- Chịu chết đi!

Gã như chim ưng vồ thỏ, thân hình to lớn bao phủ tầm mắt Tưởng Khâm.

Mắt Tưởng Khâm bỗng lóe tia mừng như điên. Vốn gã thụt lùi bỗng nhiên bắn ngược như tên rời dây cung, phối kiếm trong tay hóa thành ảnh đao, tia chớp đâm vào Sa Mãnh.

Sa Mãnh không ngờ Tưởng Khâm trải qua trận kịch chiến mà còn thể lực như vậy, né không kịp bị phối kiếm rạch một đường rộng ba tấc, máu đỏ thắm từ từ ứa ra. Mắt gã lộ vẻ giận dữ, răng nghiến khanh khách.

Sa Mãnh hét lớn:

- Đồ đáng ghét, nạp mạng đi!

Tưởng Khâm không lùi ngược lại tiến lên, bước chân uyển chuyển, thân hình như rắn né đi. Trong chớp mắt gã đã đổi vị trí với Sa Mãnh.

Thiết quyền của Sa Mãnh như thương, từ mé bên xé gió lao đến.

Ai biết Tưởng Khâm không tránh né còn nhấc chân lên, nhanh đến mức không thấy bóng dáng.

*Bốp!*

- A!!!

Tiếng kêu thảm thiết phát ra từ miệng hai người.

Tưởng Khâm *Bình bịch* liên tục lùi mười bước, khó khăn lắm mới đứng vững. Khuôn mặt gã từ hồng hào nhanh chóng biến tái nhợt, tay ôm ngực thở như trâu.

Sa Mãnh trợn trừng con mắt, đỏ đến ứa máu. Gò má gã hoàn toàn vặn vẹo, hình như không dám tin, chậm chạp cúi đầu, nhìn ngực có một thanh trường thương đâm xuyên qua. Máu không ngừng tuôn ra ngoài. Gã bỗng thê lương hét thảm, chết ngay lập tức.

Tưởng Khâm thế mới hoàn toàn thở ra, người bỗng mất hết sức lực, ngồi phịch xuống sàn thuyền không bò dậy nổi.

Tưởng Thân nhanh chóng chạy tới thấy vậy mặt biến sắc, trường đao chém mấy binh sĩ Lưu Biểu định đánh lén Tưởng Khâm.

Tưởng Thân nâng Tưởng Khâm dậy, sốt ruột hỏi:

- Tướng quân làm sao vậy?

Tưởng Khâm cực kỳ suy yếu nói:

- Ta bị tên kia đánh một đấm, xương sườn đứt bốn cây.

Tưởng Thân vô cùng giận dữ trừng Sa Mãnh, hận không thể xé xác gã thành trăm mãnh.

Gã dùng thanh âm vô cùng kiên quyết nói:

- Tướng quân, chuyện sau đó hãy giao cho bọn thuộc hạ. Ta trước tiên kêu binh sĩ đưa tướng quân trở về dưỡng thương.

Tưởng Khâm giãy dụa muốn đứng dậy, mặt xanh mét, dứt khoát nói:

- Không được!

Tưởng Thân khốn khổ van nài:

- Tướng quân, ngươi hãy về trước đi.

Tưởng Khâm cau mày, há mồm định mắng thì ngực phập phồng, không ngừng ho khan, cuối cùng hộc búng máu.

Gã nói:

- Không được, Tưởng Thân, nghe theo lệnh ta, lập tức thổi kèn xung phong, hôm nay dù thế nào cũng phải đánh hạ Ô Lâm!

Tưởng Thân thấy khuyên nhủ vô dụng, chỉ có thể hai mắt đẫm lệ gào to với vệ binh bên cạnh:

- Tướng quân có lệnh, thổi kèn xung phong!

Tưởng Khâm ý bảo binh sĩ đỡ gã. Hai binh sĩ một trái một phải nâng gã.

Tưởng Khâm thở dồn dập, nói:

- Tưởng Thân, lát nữa mặc kệ xảy ra chuyện gì, ngươi nhất định phải hứa với ta, đừng đưa ta về Xích Bích. Ta phải nhìn đại quân chúng ta công phá Ô Lâm, bao vây diệt trừ Hán Dương.

Tưởng Thân suýt chút không thể kiềm chế nước mắt. Tưởng Khâm là con người sắt đá, không bao giờ ngờ sẽ có lúc gã phát ra giọng cầu xin.

Tưởng Thân mạnh gật đầu, thanh âm nức nở nói:

- Thuộc hạ tuân lệnh!

Tưởng Khâm bỗng tránh khỏi hai binh sĩ dìu, vung tay khàn giọng hô:

- Sa Mãnh đã chết, xông lên!

Nói xong câu này, Tưởng Khâm đau đến ngất xỉu.

“Ù ù ù!”

Phối hợp Tưởng Khâm cao giọng quát, quân Giang Đông thổi lên kèn toàn quân xung phong.

Tất cả binh sĩ thấy chủ tướng có tinh thần ra sức tử chiến, bị lây nhiễm, cảm xúc vô cùng kích động rít gao. Mỗi người hận không thể giết đám quân địch để giải hận, chen chúc nhau nhào về phía kẻ địch, liều mạng chém giết.

Loại cảm xúc này rất nhanh tràn ngập cả chiến trường trên biển. Quân Giang Đông nhanh chóng chiếm ưu thế tuyệt đối trong cuộc chiến.

Trái lại Lưu quân, thấy chủ tướng bỏ mình thì sĩ khí tụt dốc, tuy còn đang chiến đấu nhưng không dũng mãnh như ban đầu.

Phía xa Thái Công bỗng cảm giác tim đập chân run, sau đó thấy chủ chiến hạm của Sa Mãnh ngừng di chuyển, như ruồi không đầu va đụng lung tung, trái tim lạnh hơn phân nửa. Khi gã thấy trận hào chủ hạm Sa Mãnh chậm rãi hạ xuống thì gã biết Sa Mãnh xong rồi. Trợ thủ đắc lực trước nay chưa từng thất bại của gã tiêu đời rồi.

Trái tim Thái Công rơi xuống vực sâu, ngây ngốc nhìn đằng trước đội tàu dần xuất hiện dấu hiệu tán loạn.

Gã vô cùng chán nản nói:

- Ra lệnh thu binh, lui về giữ cảng Ô Lâm.

Cảm xúc giận dữ của Tưởng Thân không bị xóa đi, vong hồn chết trong tay gã nói ít cũng chừng vài chục. Gã thấy Lưu quân tán loạn, muốn mượn hệ thống phòng ngự của thủy trại ngăn cản mình thì hừ lạnh.

Tưởng Thân quát lớn:

- Hào binh, lại gióng trống trận, toàn quân nhanh chóng đi tới, thẳng hướng thủy trại Ô Lâm!

Trống trận dồn dập, như gió táp mưa sa vang trên mặt sống. Tiếng giết vang vọng truyền xa mười dặm.

Quân Giang Đông trong tiếng trống và kèn kịch liệt, dù là thuyền lớn hay nhỏ bắt đầu nhanh chóng lao hướng căn cứ thủy trại Ô Lâm.

Thái Công cũng bị trống trận kích động, cảm xúc bình ổn không ít.

Gã nhe răng cười bảo:

- Tưởng Khâm, ngươi thật là không biết sống chết. Lập tức truyền lệnh của bổn tướng quân, khiến tất cả binh sĩ trong trại chuẩn bị cung tiễn, hỏa tiễn. Đợi đám Sa Mãnh rút về thì hung hăng bắn cho ta!

Cùng lúc đó, Tưởng Thân bình tĩnh ra lệnh:

- Đội dập lửa, thuẫn binh chuẩn bị!

Thủy quân của Lưu quân nhanh chóng rút hướng thủy trại Ô Lâm. Quân Giang Đông thì bắt đầu truy đuổi không tha.

Lúc này trên mặt sông bỗng bay tới vô số mũi tên, mang theo từng đợt ngọn lửa bắn hướng quân hạm.

Quân Giang Đông tấm thuẫn sắp thành hàng loạt ở đầu thuyền, chặn lại đa số mũi tên. Còn một số rơi vào trong trừ đốt chút đốm lửa thì không tạo thành thương tổn lớn. Lửa vừa bốc lên rất nhanh đã bị binh sĩ giải quyết.

Quân Giang Đông rất nhanh bắt đầu tấn công Ô Lâm.

Theo thời gian trôi qua từng phút giây, tình hình chiến đấu ngày càng kịch liệt. Chiến hỏa đã đốt tới căn cứ thủy trại Ô Lâm, mỗi một nơi đều là tranh giành từng tấc đất. Quân Giang Đông mượn thế đắc thắng trận mở màn, mưa rền gió dữ mạnh mẽ xông lên, giết quân Lưu Biểu thần hồn nát thần tính, càn quét sạch. Nhưng Ô Lâm rốt cuộc có hệ thống phòng ngự thủy trại, thêm vào tổ chức khéo léo, trong phút chốc rất có đánh hạ.

Thái Công ở trên đài hậu phương, tuy tình hình tạm yên ổn nhưng gã đứng ngồi không yên, thỉnh thoảng hỏi thuộc hạ rằng viện quân đã đến chưa.

Khi thuộc hạ đáp lời còn chưa tới thì trên mặt Thái Công đầy thất vọng.

Đang lúc gã vô cùng nóng nảy thì có binh sĩ chạy lên đài báo tin.

- Tướng quân, Hoàng Bồng sơn có tin tức!

Thái Công tướng quân phấn chấn, vội kêu lính truyền tin đến.

Lính truyền tin vẻ mặt đầy sốt ruột nhưng Thái Công không thấy ra, gặp người đó lập tức mặt đầy tức giận mắng:

- Làm ăn kiểu gì vậy, tại sao quân Hoàng Bồng sơn còn chưa đến? Các ngươi là đồ vô dụng, bây giờ quân đội tới đâu rồi? Mất bao lâu mới tới được?

Ai biết lính truyền tin mặt như đưa đám nói:

- Tướng quân, việc lớn không tốt, khi thuộc hạ vừa tới thì Tôn Sách dẫn theo một đội quân Giang Đông bá chiếm Ô Lâm ki, bây giờ đã cắt đứt con đường duy nhất giữa Bồng Sơn và Ô Lâm. Tướng quân của ta nôn nóng vốn muốn để Thái tướng quân đưa qua một ít người hỗ trợ, nào biết tình hình bên này còn căng thẳng hơn.

Thái Công không dám tin mình nghe được là sự thật, vẻ mặt ngơ ngác hỏi:

- Làm sao có thể? Làm sao có thể?

Phó tướng của Thái Công cũng không thể tin được, dấy lên xôn xao.

Lúc này có người vui mừng hét to:

- Tướng quân xem kìa, hạ du có rất nhiều đội tàu lên, chắc là Hán Dương biết tin sai người chi viện!

Thái Công vội nhìn phía xa, tâm tình không vui quét sạch.

- Ha ha ha, đến thật đúng lúc!

Thái Công chưa kịp vui mừng bao lâu thì một binh trinh sát lật đật lại đây, hổn hển nói:

- Tướng quân, việc lớn không hay rồi! Hạ du xuất hiện rất nhiều thủy quân, treo cờ hiệu quân địch Đổng Tập, ước chừng một vạn người, rất nhanh tham gia chiến trường, bao vây Ô Lâm!

Thái Công thất thanh kêu to:

- Cái gì!?

Gã chỉ cảm thấy đầu ù vang, trời đất như quay cuồng, suýt té ngã.

Thuộc hạ Thái Công, mấy tên phó tướng mặt như tro tàn, vốn tưởng là cứu binh đến ai dè là sát tinh, cái này tiêu thật rồi.

Một phó tướng dìu Thái Công, hỏi không đúng dịp rằng:

- Tướng quân, giờ phải làm sao đây?

Thái Công đầu óc trống rỗng, hiển nhiên còn chưa hồi phục tinh thần khỏi đả kích.

Gã lầm bầm:

- Ta cũng không biết làm sao mới tốt, các ngươi có cách gì hay không?

Bên dưới mấy phó tướng hai mặt nhìn nhau, đều thấy sự sợ hãi trong mắt đối phương, nổi lên ý chạy trốn.

Thái Công thấy phó tướng ai cũng lặng im không nói, bỗng nhiên nóng nảy như giẫm phải lôi, túm lấy vạt áo một tên, không ngừng lắc lư.

Gã lớn tiếng rống:

- Không phải bình thường các ngươi rất có cách sao? Tại sao tới lúc này các ngươi không lên tiếng?

Phó tướng xui xẻo bị Thái Công lắc lư không thở nổi, gò má đỏ như gan heo.

Bỗng nhiên một phó tướng bên cạnh giải vây nói:

- Tướng quân, quân Giang Đông có thể từ Hạ Khẩu chi viện xuống, chúng ta cũng có thể khiến Hoàng Tổ tướng quân cứu viện.

Bây giờ Thái Công lòng rối bời, nghe thấy lời này như bắt được cọng cỏ cứu mạng cuối cùng, đi lòng vòng.

Gã nói:

- Đúng đúng đúng, ngươi lập tức sai người nhanh chóng đưa tin cho Hoàng Tổ tướng quân, kêu hắn phái viện quân, nhanh lên!

Thái Công vừa dứt lời thì có một tướng lĩnh toàn thân đẫm máu bị hai binh sĩ nâng đi cà nhắc đến.

Thái Công liếc nhìn, vốn mặt đã tái nhợt biến thành xám tro. Cảm xúc gã mất khống chế, phát điên lao lên ôm tướng lĩnh đó.

Gã giận dữ rống:

- Thắng nhi, tại sao ngươi biến thành như vậy? Tình hình thủy trại ra sao rồi?

Thái Thắng là con trai của Thái Công, thân thể cực kỳ yếu ớt, một tay che ngực trái, máu từng giọt một thấm ra khỏi giáp.

Gã cười thảm nói:

- Phụ thân đại nhân, hài nhi bất tài, quân Giang Đông đã phá tan cửa thủy trại, bắt đầu lên bờ chiến đấu.

- Cái gì!?

Thái Công không thể chịu nổi kích thích, ngây ra như phỗng.

Thái Thắng lấy hết sức lực cuối cùng, suy yếu thều thào:

- Hài nhi chỉ huy binh sĩ khổ chiến tử thủ, vốn muốn trông nhờ vào hệ thống phòng ngự thủy trại, nhốt quân địch ngoài cửa. Nào biết quân Giang Đông cực kỳ kiêu dũng, mỗi tên đều không sợ chết, ngã một tên là tên khác liền xông lên. Quân đoàn giống như thủy triều liên miên bất tận. Tuy các huynh đệ đẫm máu anh dũng chiến đấu nhưng không thể chặn nổi bọn chúng luân phiên trùng kích, cuối cùng cửa trại thất thủ.

Nói một hơi dài đụng chạm vết thương, Thái Thắng đau đớn hôn mê bất tỉnh.

Thái Công bình tĩnh ôm Thái Thắng vào lòng, không nói tiếng nào, bởi vì gã không biết nên nói gì. Ánh mắt âm trầm, nghiến răng ken két, ám thị trong lòng gã giãy dụa kịch liệt.

Tưởng Khâm đã tỉnh lại khỏi hôn mê, phản ứng đầu tiên là kêu lên:

- Thị binh!

- Tướng quân đã tỉnh rồi!

Hai binh sĩ ở bên cạnh trông chừng, thấy Tưởng Khâm tỉnh thì ánh mắt tràn đầy kính nể. Tưởng Khâm phát hiện mình bị đặt ở một chiếc giường sạch sẽ, ánh sáng rất tối, trong thoáng chốc không biết đang ở đâu. Vết thương nơi ngực đã được xử lý đơn giản, bao lớp vải dày.

Tưởng Khâm không rảnh để ý những thứ này, căng thẳng hỏi thị binh:

- Bây giờ ta đang ở đâu?

Thị binh đáp:

- Tướng quân ở trên Mông Xung hạm.

Tưởng Khâm nhẹ nhõm thở phào, định ngồi dậy thì ngực truyền đến đau nhức nhói tim, khiến gã không thể không ngã phịch ra.

Tưởng Khâm nhíu mày, khàn giọng nói:

- Dìu ta dậy.

Thị binh không dám làm trái lời Tưởng Khâm, cẩn thận nâng gã.

Tưởng Khâm có binh sĩ nâng chậm rãi đi ra khoang thuyền.

Khi Tưởng Khâm nhìn thấy trời xanh mây trắng thì tâm tình thoải mái rất nhiều.

Tưởng Khâm cười nói:

- Tình huống bây giờ ra sao?

Biểu tình kính nể tràn ngập trên mặt thị binh.

Gã vô cùng cung kính nói:

- Tưởng Thân tướng quân đã mang theo binh sĩ công chiến thủy trại Ô Lâm, cho đến nay đã chiếm lấy cửa thủy trại Ô Lâm, còn phá hủy cứ điểm phòng ngự bên ngoài. Bây giờ đang bắt đầu bao vây tổng chỉ huy sở của đối phương. Đúng rồi, còn có Đổng Tập tướng quân nửa canh giờ trước từ hạ du lên, đã tham gia chiến đấu.

Tưởng Khâm cầm kính viễn vọng, nhìn chiến trường hừng hực khí thế: một đống quân Giang Đông, cờ hiệu rõ ràng rải rác khắp nơi trong thủy trại Ô Lâm, đang chiến đấu liều mạng với quân Lưu Biểu giáp da đen. Phán đoán sơ thì hiển nhiên tướng binh phe mình đã đánh một lúc, chiếm ưu thế nhất định. Bốn phía thủy trại bay không ít thuyền không người lái bềnh bồng trên sông nước. Nhiều kiến trúc thủy trại cuồn cuộn khói đặc, ngọn lửa bập bùng, đa số bị phá hư. Nếu không có gì ngoài ý muốn thì quân Lưu Biểu bị phe bên mình kiềm chế, đã không khả năng lật ngược tình thế. Tưởng Khâm nhìn tới đây thì lòng ngứa ngáy cực kỳ, hận mình không thể lần nữa vác thương ra trận. Làm một tướng quân, không thể đích thân mang binh ra trận giết địch thì thật là vô cùng tiếc nuối.

Theo quân Đổng Tập tiếp viện, quân Giang Đông khí thế hùng dũng, mỗi binh sĩ đều không cam lòng lạc hậu, anh dũng đi đầu. Mỗi một binh sĩ anh dũng khắp người dính đầy máu kẻ địch, vốn giáp màu da cam sáng choang giờ thì không nhìn ra hình dạng cũ nữa. Đánh nhau kịch liệt đổ mồ hôi cùng với mùi máu trên không trung hỗn hợp thành thứ mùi kỳ lạ.

Mắt thấy thủ quân Ô Lâm liên tục bại lui, quân Giang Đông càng đấu càng anh dũng, binh sĩ không ngừng giẫm lên xác kẻ địch, đạp qua đất nhiễm máu đỏ và tay chân cụt. Giọng đã nghẹn nhưng vẫn cố sức kêu gao. Lưỡi dao biến cùn, toàn thân chính là vũ khí phá địch. Cho dù có chịu nhiều vết thương, bò đứng dậy cũng quyết không ngã xuống, có thể chiến đấu quyết không nghỉ ngơi. Đám binh sĩ mất đi sức chiến đấu không thể tiếp tục thì cũng không lùi xuống, ở hậu phương không xa liều mạng vung cờ hò reo, ủng hộ sĩ khí.

Chiến thắng sắp tới rồi, chiến thắng ở ngay trước mắt. Mỗi một binh sĩ Giang Đông đều vững tin vào tín niệm này. Tại Hạ Khẩu giằng co hai năm, huyết chiến vô số trận, trả giá vô số mạng sống huynh đệ, chiến thắng rốt cuộc hiện ra trước mắt. Mà bản thân, là một binh sĩ vô cùng bình thường, lại sắp trở thành người tạo ra lịch sử. Sách sử viết giây phút vinh quang nhất trong đời mình. Chỉ cần đánh hạ Ô Lâm, tình thế Kinh Sở sẽ thay đổi lớn. Chỉ cần đánh hạ Ô Lâm, cửa Nam quận hoàn toàn mở rộng. Chỉ cần đánh hạ Ô Lâm, bá nghiệp vĩ đại xâm nhập phía nam của chúa công sẽ bước ra một bước vững chắc nhất.

- Giết!!!

Binh sĩ điên cuồng vì sự chiến thắng cuối cùng liều mạng rống to, xông pha chiến đấu.

“Ù ù ù!”

Kèn xung phong không ngừng vang tận mây xanh, bao phủ cả thủy trại Ô Lâm.

“Thùng thùng thùng!”

Trống huyết chiến ở hậu phương thúc giục bước chân binh sĩ liều mạng tiến tới.

Trên cảng thủy trại đã xếp đầy xác của vô số binh sĩ, nằm ngã nghiêng đầy đất. Máu đỏ thắm từ thi thể thỉnh thoảng chảy ra, chảy tới mặt đất, nhiễm đỏ đất vàng. Vốn là nước biếc nay bị nhiễm thành đỏ máu.

*Ào ào ào!*

Một đám binh sĩ Giang Đông thành công phá hủy hàng rào canh phòng của quân địch, họ hưng phấn hú hét. Một ngũ trường thương binh khác lập tức từ mé sau vọt lên, mắt tràn đầy tia sáng ưng phấn. Đi vào, đã đi vào, hệ thống phòng ngự chủ trại quân địch đã hoàn toàn bị phá hủy. Chỉ cần thêm chút sức là có thể bắt sống Thái Công.

Quân Lưu Biểu bắt đầu toàn tuyến tan vỡ. Có binh sĩ chạy tán loạn, binh sĩ còn đang phản kháng thì rất nhanh rơi vào trùng trùng vòng vây. Thỉnh thoảng truyền ra tiếng hét thảm chẳng những không khiến binh sĩ Giang Đông e sợ, ngược lại càng kích thích xúc động khát máu. Từ khi nào thì binh sĩ Giang Đông yếu mềm biến điên cuồng như vậy? Khiến quân Lưu Biểu mỗi một cái xác đều vô cùng thê thảm, tách rời mấy mảnh.

Thái Công còn đang chỉ huy binh sĩ khổ sở phòng thủ, trong lòng gã giữ lại một hy vọng cuối cùng. Hy vọng quân Hoàng Bồng sơn có thể sớm chút phá tan phong tỏa cứu viện. Cũng hy vọng Hoàng Tổ ở Hán Dương biết tin Ô Lâm báo nguy, phái đại quân xuống.

Mấy phó tướng dưới tay Thái Công có bỏ mạng, có thương tàn, bây giờ chỉ còn lại lẻ tẻ hai, ba người. Trong đó hai người mắt đảo tròn, hiển nhiên nảy ý sợ hãi chuẩn bị bỏ trốn.

Lúc này một binh sĩ chạy tới nói thầm vào tai phó tướng.

Phó tướng đó gật đầu rồi lại lắc đầu, thở dài một tiếng, xua người kia đi.

Gã tiến lên nói:

- Tướng quân, rút đi.

Thái Công lạnh lùng liếc gã, ánh mắt sắc bén đâm vào ngực gã. Phó tướng rùng mình, bị hù con mắt trợn tròn.

Thái Công quay đầu đi, nhìn quân Giang Đông ngày càng tới gần chủ trại của mình, trong mắt có vài mê mang, lại có chút không cam lòng.

Thái Công không quay đầu lại, nói:

- Có phải là Hoàng Tổ không phái viện quân mà ngược lại tấn công Hạ Khẩu?

Sau lưng vang lên giọng nói run sợ:

- Không phải, Hán Dương từ sáng hôm nay đã bị quân Giang Đông quấy rầy, lúc trưa Chu Thái dẫn một vạn thủy quân do Trình Dục tự thân đôn đốc, bắt đầu tấn công Hán Dương.

Thái Công chau mày, nói:

- Nếu chỉ là vậy thì Hoàng Tổ cần một vạn binh sĩ thủ vị trí là được. Quân Giang Đông có mạnh thì rất khó công phá, tới lúc đó có thể phái thêm binh lực chi viện Ô Lâm ta, sẽ không biến thành tình hình như bây giờ. Ô Lâm và Hán Dương, môi hở răng lạnh, đạo lý này hắn nên biết. Ô Lâm ta thất thủ, Hán Dương của hắn cũng đừng mơ giữ được!

Phó tưởng giải thích nói:

- Kỳ thực Hoàng Tổ có phái một vạn thủy quân chi viện chúng ta, chỉ không ngờ quân Giang Đông đã tính đến nước này, trước khiến Chu Nhiên dẫn năm ngàn thủy quân ở ki đầu chắn viện quân.

Thái Công thở dài một hơi, người biến già đi mười tuổi, lẩm bẩm:

- Hôm nay thua tâm phục khẩu phục. Thuộc hạ Trương Lãng vô số kỳ nhân dị sĩ, mưu tính đến nước này, ta đã không còn lời nào để nói, chỉ có thể khâm phục họ thật cao minh. Chẳng qua bây giờ bổn tướng quân vẫn chưa hiểu kỳ binh Ô Lâm ki là từ đâu nhảy ra. Còn có người đơn độc khiêu chiến giết được đệ nhất mãnh tướng của ta. Ai, xem ra thế bại của chúng ta đã định. Ngươi chuẩn bị đi, dẫn theo mấy thuộc hạ thân tín, đem Thái Thắng chuyển ra ngoài.

Phó tướng bụng mừng như điên nhưng không dám lộ ra nét mặt, chần chờ hỏi:

- Vậy tướng quân đâu?

Thái Công thản nhiên nói:

- Ta không đi.

Phó tướng khuyên:

- Tướng quân, giữ lại núi xanh thì lo gì không củi đốt?

Thái Công trừng gã, tức giận nói:

- Ngươi có đi không? Không đi ta khiến người khác lo chuyện này, đừng nói nhảm!

Phó tướng giật nảy mình, vội nói:

- Thuộc hạ làm ngay!

Thái Công thở dài nhìn gã rời đi, mắt tràn đầy khinh thường.

Thái Công lẩm bẩm:

- Nghĩ đến Thái Công ta tung hoành sa trường mấy năm, tuy không phải mỗi trận đều chiến thắng nhưng chưa thua vài lần. Chiến dịch từng thua dù là cái nào đều khiến ta không phục. Chỉ có trận chiến hôm nay là ta thua không còn lời nào để nói. Thôi, số trời đã định. Chúa công, đây là tội thất trận, nhưng quân địch quá ranh ma, Thái Công không có mặt mũi đối diện chúa công. Hôm nay ta chỉ biết hết sức chết trận báo đáp ân tri ngộ.

Thái Công nói xong bỗng hét lớn một tiếng, giọng như chuông vang:

- Người đâu, lấy thương tới!

Sau lưng gã một phó tướng kinh sợ kêu lên:

- Tướng quân, ngài…?

Thái Công lạnh lùng liếc gã, thản nhiên nói:

- Người còn thành còn, thành mất người mất.

Thái Công vung tay, hét to:

- Hôm nay Ô Lâm bị phá, chúng ta còn mặt mũi nào gặp chúa công chứ? Không bằng theo bổn tướng quân tiến lên chiến đấu, nếu thắng thì các ngươi thành dũng sĩ, dù chết trận cũng có tiếng trung tâm! Tới đây đi. Là đàn ông nhiệt huyết hãy cầm binh khí, theo bổn tướng quân bước ra khỏi hàng, tử chiến!

Thái Công sải bước dài đi tới, cầm thiết thương đen sẫm lóe sáng, như tráng sĩ đứt đầu, không ngoái lại cất bước đi.

Tất cả binh sĩ nổi lên lòng ngưỡng mộ anh hùng, bi tráng hy sinh.

Đa số binh sĩ im lặng theo sau lưng Thái Công, không ai ra tiếng. Bởi vì chúng biết bước ra một bước này chính là con đường không lối về, cơ hội sống sót là con số không. Số ít binh sĩ trong lòng do dự thì tụt hậu, rốt cuộc họ nghĩ thế nào thì không biết được.

Kiến An năm thứ sáu, năm hai trăm lẻ hai công nguyên, hai mươi mốt tháng chạp, thủy quân Giang Đông đại phá Ô Lâm, chém năm ngàn, bắt giữ gần vạn. Chủ tướng Thái Công tử chiến không hàng, cuối cùng bị giết. Trận chiến này quân Giang Đông tổn thất mạng ba ngàn binh sĩ, gần vạn người bị thương. Tưởng Khâm bị trọng thương nằm tĩnh dưỡng tại Xích Bích. Trận chiến tuy đánh thắng nhưng chỉ có thể hình dung thắng thảm. Tuy nhiên, so với ý nghĩa to lớn đánh hạ Ô Lâm thì hy sinh này tuyệt đối đáng giá.

Kiến An năm thứ bảy, năm hai trăm lẻ ba công nguyên, đầu xuân. Quân Giang Đông chia làm hai đường. Một đường do Tôn Sách dẫn một vạn binh sĩ từ Ô Lâm lên. Một đường do Chu Thái mang một vạn binh sĩ qua sông công kích Hán Dương. Chỉ khổ chiến nửa ngày thì Hán Dương đã đổi chủ, Hoàng Tổ chạy trốn.

Quân Giang Đông toàn thắng, chiếm được hai chiến lược cứ điểm quan trọng là Ô Lâm và Hán Dương, giúp quân Trương Lãng chính thức mở ra cửa lớn xâm nhập phía nam. Nguyên Nam quận bày ra trước mắt quân Giang Đông, tin tưởng ngày lành của Lưu Biểu chẳng còn bao lâu.

Quân Giang Đông mượn thế bẻ gãy nghiền nát, đại quân thẳng tiến. Bởi vì đường thủy Ba Khâu bị quân Giang Đông bá chiếm, quân Lưu Biểu chỉ có nước lui giữ Miện Dương. Bởi vì thật nhiều bại binh tuôn vào, thủ tướng Miện Dương bó tay. Không thể từ chối ngoài thành, chỉ đành mở cửa thu người, dù biết rõ bên trong trà trộn không ít thám tử nhưng thật tình hết cách rồi.

Trình Dục chính là lợi dụng điều này, khiến thám tử trà trộn vào Miện Dương thành không ngừng bịa đặt, châm lửa thổi gió, khiến cả thành gà bay chó sủa. Đa số người biết quân Giang Đông sắp tới dưới thành, vội vàng muốn chạy trốn. Nhưng Miện Dương đóng chặt cửa thành, không cho ai rời đi. Cứ thế, dân chúng càng giận dữ và bất mãn, mấy lần xảy ra xung đột với thủ binh Lưu Biểu. Tuy thủ tướng Miện Dương cố sức muốn ổn định dân tâm nhưng cuối cùng thất bại trong gang tấc, dân chúng cả ngày bàng hoàng.

Trình Dục mất không tới một tuần, dùng kế đã lấy được Miện Dương, bắt đầu uy hiếp Nam quận.

Quân Lưu Biểu tan tác, trốn đến Hoa Dung đạo, một phần thì tiến tới Cánh Lăng huyện.

Tình hình Kinh Châu ngược lại, chẳng những Lưu Biểu không yên, chính Trung Nguyên cũng chấn động.

Tào Tháo biết Trương Lãng bức hướng Nam quận, phản ứng thứ nhất là muốn cử binh Hà Bắc nam hạ Giang Đông. Cái tên Trương Lãng có ý nghĩa như thế nào? Hắn là rồng trong đáy ao, là hổ trong rừng. Vốn đã chiếm Giang Đông lục quận tám mươi mốt châu, nếu để hắn đạp trên Kinh Châu bát quận, ổn định phát triển thì đó là giao long xuất hải, mãnh hổ xuống núi. Tới khi đó dấy lên sóng gió gì với Trung Nguyên thì khó mà nói. Tào Tháo muốn ngay lúc này đè ép khí thế của Trương Lãng, nhưng chợt nhớ tới tình hình hiện tại của mình, bất giác thở dài, suy sụp xuống. Dù y mới đại thắng Viên Thiệu, lại hợp nhất mười vạn tinh binh Hà Bắc, còn vượt qua Hoàng Hà tái bắc, tiến quân Lê Dương, chuẩn bị tấn công Ký Châu. Nhưng tục ngữ nói đúng, lạc đà gầy còn lớn hơn ngựa. Viên gia tốt xấu là tứ thế tam công, tại Hà Bắc thâm căn cố đế, môn sinh cố lại vô số, trong phút chốc không dễ thanh lý. Nếu lúc này y nam hạ, không nói tới có phần thắng không, chỉ là để Viên Thiệu có cơ hội thở dốc, không ra vài năm sẽ lại cường đại lên, tới lúc đó nghiêm trọng uy hiếp phương bắc nhất thóng. Nghĩ đến đây, Tào Tháo bất đắc dĩ thở dài. Xem ra dù y có chuẩn bị rồi nhưng vẫn chắn không nổi bước chân vùng lên của Trương Lãng.

Nghe tin Nam quận gặp nguy, vui sướng nhất là Trương Lỗ, lo lắng nhất vẫn là Lưu Chương. Trương Lỗ cho rằng Lưu Biểu gặp nguy thì tất nhiên sẽ viết thư rút Lưu Bị về, tới lúc đó gã sẽ giảm áp lực. Dù Thục Trung giàu có nhưng Lưu Chương không hiểu lợi dụng, gã nên nhân cơ hội tạo áp lực thêm nữa cho Lưu Chương.

Lưu Chương thì cũng lo Lưu Bị sẽ bị Lưu Biểu điều động về, mọi mặt du thuyết, hy vọng Lưu Bị có thể từ chối quân lệnh của Lưu Biểu, trợ giúp mình đánh Trương Lỗ. Cùng lúc đó gã có chút ích kỷ, hy vọng Trương Lãng có thể một hơi diệt Lưu Biểu, vậy thì Lưu Bị sẽ ngoan ngoãn làm việc cho gã, thế thì đất Hán Trung một mình gã độc chiếm. Điều này có chỗ lợi rất lớn cho việc Lưu Chương ổn định Xuyên Trung.

Mã Đằng thì không muốn rảnh rỗi, đã binh đến Thiên Thủy, hoàn toàn khống chế vùng Thiểm Tây, đem địa bàn vốn thuộc về Trương Tế thu vào trong túi. Còn muốn tiến Tán quan, độ Trần Thương, tấn công Quan Trung, hay muốn bắt tay từ Thượng Phương cốc, vượt qua kỳ sơn sau đó tiến quân vào Xuyên Trung, điều này khó mà đoán biết. Nhưng lấy dã tâm của Mã Đằng, Hoàn Toại thì tuyệt đối sẽ không yên lòng phát triển tại Thiểm Tây.

Toàn Trung Nguyên trừ mấy đại quân phiệt có động tĩnh ra, mấy tiểu chư hầu, tiểu quân phiệt cát cứ đều đứng xa nhìn tình hình phát triển, hy vọng mình có thể vớt vát món hời.

Có thể nói như vầy, đại chiến Kinh Sở của Trương Lãng và Lưu Biểu không biết tác động ý nghĩ của bao nhiêu người, khiến cả Trung Nguyên như hổ rình mồi, hy vọng sẽ xuất hiện kết quả lưỡng bại câu thương. Tốt nhất là Lưu Biểu và Trương Lãng té xuống vực sâu, không còn thanh thế. Nhưng khiến những kẻ âm mưu thất vọng là, quân Giang Đông chẳng những liên tục chiến thắng tại Kinh Châu, ở Giao Châu lục tục báo về tin thắng lợi: Triệu Vân liên tục thắng, mười vạn quân Giang Đông quét ngang quân đội Sĩ Hoàng. Trong đó tiểu tướng Lăng Thống biểu hiện cực kỳ bắt mắt. Lấy tám trăm kỵ binh ban đêm tập kích trại, lại về xung phong, phóng hỏa đốt doanh, chẳng những đem quân địch khiến cho gà chó không yên, đêm ngủ không ngon. Gã mang theo tám trăm người không hao tổn một sợi tóc, an toàn rút lui.

Ngày kế Lăng Thống bắt ấn tiên phong, lĩnh năm ngàn binh sĩ kịch chiến với quân địch. Sau đó giả bộ thua quay về, đem con trai Sĩ Hoàng nóng nảy dẫn ra khỏi hang, vây khốn trong một sơn cốc nhỏ, còn thả tin tức ra khiến Sĩ Hoàng biết được. Sĩ Hoàng chỉ có một đứa con trai, lập tức lao ra khỏi thành, đem mấy vạn binh lực Nguyệt Ô thành điều ra hết, chuẩn bị cứu về con mình. Không dè rơi vào tròng của Triệu Vân, đánh hạ Nguyệt Ô thành, bắt sống đám Sĩ Hoàng, trong phút chốc đại chấn quân uy, sĩ khí quân đội Sĩ Biến rớt đáy cốc.

Lăng Thống ở trong loạn quân giết địch như ma, chẳng những bắt sống con của Sĩ Hoàng, còn chém giết vài hổ tướng Giao Châu, thoáng chốc uy chấn Nam Cương, danh tiếng như mặt trời ban trưa. Binh sĩ Giao Châu, dù là ai nghe đến Lăng Thống lĩnh quân đều bị hù ba hồn bay mất hai vía, hoảng hốt ứng chiến, đại bại quay về. Chính nhờ trận thắng Ô Nguyệt, Lăng Thống bắt đầu trong đám quân Giang Đông trẻ tuổi thanh danh lên cao, đuổi theo Hoàng Tự, trở thành vị thứ hai trong tứ tiểu thiên long dưới trướng Trương Lãng.

Triệu Vân thừa thắng truy kích, mãi đến Nam Hải quận. Tin tưởng không mất bao lâu thì Sĩ Biến cũng sẽ giơ tay đầu hàng, bình định Nam Cương.

Lúc này Trương Lãng đã dẫn theo đám Điển Vi, Trương Ninh có Hắc Ưng Vệ, khô lâu binh đi cùng rút về Hạ Khẩu. Căn cứ thủy quân Ba Khâu quan trọng của Ba Khâu thì giao cho phụ tử Hoàng Trung canh gác.

Chương trình ủng hộ thương hiệu Việt của Tàng Thư Viện:

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website MeTruyenVip.com
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK