Nửa tuần sau, Chu Du dẫn một vạn năm ngàn binh mã mạnh mẽ tấn công quân Vương Uy tại La Huyện. Đại quân Vương Uy sớm ở lúc bao vây Ba Khâu không có hiệu quả thì sĩ khí cực kỳ thấp, đặc biệt tại La Huyện đấu với Chu Du thì càng rơi tới đáy cốc. Lần này bị Chu Du bao vây, vốn La Huyện không có cứ điểm nào phòng thủ được, thêm vào mãnh tướng như phụ tử Hoàng Trung trợ trận, rất nhanh liên tục bại lui. Chu Du đâu dễ bỏ qua cơ hội đánh rắn giập đầu, truy cùng đuổi tận. Đợi Vương Uy chật vật rút về Trường Sa thì gã dẫn hai vạn đại quân nay chỉ còn lại chưa tới vài ngàn. Chu Du mượn quân uy liên tục càn quét tàn quân Lưu Biểu gần Ba Khâu. Phút chốc bốn phía Ba Khâu không còn quân địch. Tới lúc này Chu Du mới thắng lợi rút về Ba Khâu, bắt đầu chuyển mục tiêu hướng Nam quận.
Hiện tại Thái Mạo bắt đầu thấp thỏm lo âu. Ba Khâu bị cướp, cả Nam quận trống trơn hiện ra trước mắt quân Giang Đông. Không còn thủy quân chi viện, chiến cuộc rơi vào thế bị động chưa từng có. Lưu Biểu không ngồi yên được nữa, liên tục điều động nhân mã, bắt đầu sai lính truyền tin cho Lưu Bị, muốn ông trước tiên quay về Giang Lăng, chống lại cửa ải khó khăn này rồi mới tiếp tục đồ Tây Xuyên.
Nhưng Lưu Bị đợi lâu như vậy mới đợt đến một cơ hội, sao cam lòng rút về được chứ?
Quân Lưu Bị được đến Lưu Chương, Lý Đài rồi dẫn ba vạn binh sĩ, dọc theo Trường Sa Tam Hiệp mà lên, một đường không ngại mưa gió.
Buồn cười là Lưu Chương tưởng đâu được cứu viện mà không biết rằng đã dẫn sói vào nhà.
Ba quận, Giang Châu.
Quân Lưu Bị ở Giang Châu nghỉ ngơi vài ngày, bắt đầu lên Lâm Điếm giang, mục đích là Ba Tây.
Qua một ngày hành quân, quân Lưu Bị ở vùng Ba Lê đóng trại nghỉ ngơi.
Đỗ Tân cố gắng khuyên nhủ:
- Chúa công, người làm việc lớn không để ý chuyện vặt vãnh, tuyệt đối đừng làm kẻ phụ người.
Trong doanh chủ soái của Lưu Bị, một đám người đang không ngừng khuyên ông.
Lưu Bị thở ra hơi dài, có chút không biết làm sao. Trương Phi sốt ruột ở một bên xoa tay, mắt báo trừng lung tung. Quan Vũ thì luôn nheo mắt, tay vuốt tóc mai dài hai thước, sắc mặt âm trầm.
Dường như Giản Ung còn chưa chịu từ bỏ, cực lực thuyết phục Lưu Bị:
- Chúa công, cơ hội như vậy không thể để vuột mất. Nếu bây giờ quay về Giang Lăng, không nói bỏ cơ hội phát triển lớn mạnh, cho dù thật quay về thì có thể đánh bại quân Giang Đông cường đại không, đấy cũng là việc chưa biết. Bây giờ Lưu Chương đối với chúa công không có chút đề phòng, thêm vào chúng ta cố ý, lấy đất Ba Thục Hán Trung thật là dễ như trở bàn tay. Nếu mà bỏ qua thì cực kỳ đáng tiếc.
Lưu Bị ngẩng đầu mờ mịt nhìn Giản Ung, môi mấp máy cuối cùng không thốt ra lời, lại cúi đầu, trừ thở dài vẫn là thở dài, hiển nhiên ông đang đấu tranh tâm lý.
Mọi người thấy khuyên bảo vô hiệu, bất đắc dĩ đưa mắt hướng Gia Cát Lượng. Nói ra thì kinh nghiệm tòng quân của Gia Cát Lượng là ngắn nhất, nói sao cũng không tới phiên y lên tiếng. Nhưng từ khi Gia Cát Lượng đến, Lưu Bị đối xử với y thế nào, mọi người đều hiểu. Tuy rằng về quân hàm thì y xếp chót, nhưng mức độ được chú trọng là cao nhất trong tất cả.
Dường như cảm giác được ánh mắt bối rối cầu cứu của mọi người, Gia Cát Lượng toàn thân trang nhã chậm rãi bước ra khỏi hàng. Gia Cát Lượng cao thước tám, mặt mày như ngọc, môi như điểm son, đầu đội khăn chít, người mặc áo choàng. Kỳ lạ là trong tay còn cầm cây quạt (tất nhiên không phải bảo bối của Hoàng Nguyệt Anh.)
Lưu Bị thấy Gia Cát Lượng bước ra khỏi hàng, mắt sáng ngời, đứng lên hỏi:
- Quân sư, ngươi nói xem hiện tại nên làm sao mới đúng?
Gia Cát Lượng hơi hành lễ, biểu tình đúng mức, nói:
- Kỳ thật mọi người nói rất chính xác, chúa công đang kiêng kỵ cái gì?
Gia Cát Lượng vừa thốt lời, vẻ mặt Giản Ung, Y Tịch, Đỗ Tân đều thả lỏng.
Trương Phi thì càng lộ rõ vẻ mặt vui mừng, nói:
- Ha ha, Khổng Minh quân sư nói đúng lắm, đại ca đừng do dự gì nữa! Ngày mai chúng ta phát binh Ba Tây, rồi thẳng tới Hán Trung!
Lưu Bị vẫn là băn khoăn nói:
- Nếu như ta không để ý quân lệnh của Lưu Biểu thì tới lúc đó làm sao đối mặt với hắn, làm sao đối mặt với người trong thiên hạ?
Gia Cát Lượng không nhanh không chậm nói:
- Chúa công, nếu như ngươi đối mặt với Lưu Biểu thì làm sao ăn nói với liệt tổ liệt tông triều Hán?
Lưu Bị kinh ngạc kêu lên:
- A?
Sắc mặt ông biến khó xem, miệng lầm bầm cái gì đó.
Gia Cát Lượng nói ngay:
- Lưu Biểu thủ thành thất trách, không dám làm gì, trơ mắt nhìn Giang Đông Trương Lãng khuếch trương mà không làm gì cản trở được. Kinh Châu bát quận đổi chủ là việc sớm hay muộn. Dù chúa công có lòng muốn ra sức cũng sẽ không thể xoay chuyển được gì.
Lưu Bị nhớ tới biểu hiện của Trương Lãng, lòng càng nặng trĩu.
Gia Cát Lượng cười khẽ nói:
- Chúa công à, nếu ngươi muốn phục hưng triều Hán, thủ Ba Tây làm chỗ đứng, Hán Trung làm cửa, liên thủ với Giang Đông mới là con đường sáng suốt. Chỉ như thế thì chúa công mới có thực lực đứng trên thiên hạ, có hy vọng phục hưng triều Hán!
Những lời trước đó Gia Cát Lượng nói không bằng một câu cuối cùng nặng nề. Lưu Bị như bị sét đánh, giật mình khỏi giấc mộng, mắt bỗng sáng ngời, dẫn theo hùng tâm tráng chí.
Ông trầm giọng nói:
- Quân sư nói rất đúng, Bị luôn do dự thiếu quyết đoán, thường hay trễ thời cơ. Hôm nay dù thế nào cũng phải nghe lời các tướng quân. Truyền lệnh của ta, sáng mai đi đến Ba Tây, bắt lấy Hán Trung!
Đang lúc mọi người hô to Lưu Bị sáng suốt thì Gia Cát Lượng bỗng lên tiếng:
- Không được!
Mọi người mặt đầy khó hiểu nhìn Gia Cát Lượng, không biết trong lòng y có ý định gì.
Lưu Bị càng lộ vẻ mặt mờ mịt xen lẫn không vui.
Gia Cát Lượng nhàn nhã bình tĩnh, từ trên khuôn mặt trẻ tuổi anh tuấn không nhìn ra chút gì căng thẳng. Khí độ như vậy càng khiến người ta thấy y siêu việt bất quần. Y nhẹ phẩy quạt, mi mắt rũ xuống che đi tia sáng trí tuệ, hoàn toàn không để ý Lưu Bị mặt đầy khó hiểu.
Y từ từ nói:
- Lúc này tiến Ba Tây, nếu lấy Ba Xuyên, tiến Nam Giang rồi thủ Hán Trung thật là hành động không thông minh. Một là chúng ta kiến thức địa lý Thục Trung hạn hẹp. Thứ hai là chúng ta và Xuyên quân rõ ràng không phối hợp. Mấu chốt là thứ ba, nếu chúng ta tiến Hán Trung, dù thắng thì có ích lợi gì? Trong thời gian ngắn có lẽ Lưu Chương không nghi ngờ gì, nhưng xưa nay Thục Trung nhiều hào kiệt, chỉ cần họ có một chút đề phòng, muốn dùng vũ lực công kiên thì cực kỳ khó khăn.
Hiển nhiên Giản Ung không đồng ý, cho rằng Gia Cát Lượng chỉ phóng đại. Cho đến nay Giản Ung là trợ thủ cao nhất của Lưu Bị, gã nói gì là ông nghe nấy. Nhưng theo Gia Cát Lượng đến, mọi chuyện bắt đầu thay đổi. Lưu Bị kính nể Gia Cát Lượng vượt qua tất cả mọi người, điều này khiến trong lòng Giản Ung bất bình.
Gã vắt hết óc, cố ý làm khó hỏi:
- Không lùi về Kinh Châu trợ giúp Lưu Biểu, ở nơi này không tiến Hán Trung giúp Lưu Chương, vậy rốt cuộc làm sao mới đúng?
Từ khi Gia Cát Lượng đi theo Lưu Bị vài tháng, luôn không phát biểu ý kiến của mình trong hội nghị. Bình thường y yên lặng nhìn kết cấu nhân sự quân Lưu Bị, biên chế quân đội, hướng đi chiến lược, vân và vân vân. Y cũng biết mình đứng chưa vững, không tiện hiện mũi nhọn. Nhưng giờ là lúc quan trọng, đi sai một bước thì toàn quân bị diệt, rốt cuộc y vẫn là đứng ra. Gia Cát Lượng không trực tiếp đáp lời Giản Ung mà tiếp tục đề tài vừa rồi.
Y trầm giọng nói:
- Xuyên Thục liên lạc với bên ngoài chủ yếu thông qua hai hướng đông, bắc. Trường Giang Tam Hiệp là đường lui tới cùng phương đông. Sông Giang Lăng và Lưu Hà cốc đê địa là đường thông đến phương bắc. Hai hướng này con đường đi cực kỳ hiểm yếu. Đại khái mặt đông là đường thủy, đi đường sông, phía bắc là đường bộ, đường buôn bán. Hiện giờ chúng ta đi chính là đường sông. Nói tới đây, chúng ta không thể không trước tiên hiểu về con đường Tứ Xuyên và Hán Trung. Thành Đô và Hán Trung có ba đường: Kim Ngưu đạo, Mễ Thương đạo, Dương Bình đạo. Kim Ngưu đạo sớm nhất là Tần Huệ vương phạt thục mà mở ra. Kim Ngưu đạo là bắc khởi Thiểm Tây Miễn huyện, nam tới Kiếm Các đại kiếm quan khẩu, chính giữa là Viết Triêu thiên lĩnh cao nhất. Bởi vì Tứ Xuyên đời đời trọng tâm tại Thành Đô, cho nên Kim Ngưu đạo là ra vào nhiều nhất. Bởi vì Kim Ngưu đạo xuyên bắc phải đi qua các cửa, những người tấn công thục, phòng thủ thục đều chú trọng. Dương Bình đạo thì địa hình hẻo lánh hiểm ác, vì dễ bị bỏ qua nên càng ẩn khuất, do đó đột kích thường có thể bất ngờ chiến thắng. Mễ Thương đạo là do lấy tên Mễ Thương sơn. Từ hướng nam Trịnh Nam theo sơn lĩnh kinh hỉ thần bá, qua Ba Dục quan, vượt núi xong dọc theo Nam Giang Hà cốc đến Ba Trung, đó là Mễ Thương đạo. Do Hán Trung vào tam ba, đây là đường tắt. Từ Mễ Thương đạo nam hạ Ba Trung có thể xuôi Giang Châu, nam bắc đối diện. Từ Mễ Thương đạo tiến quân có thể uy hiếp con đường Xuyên Trung và đông nam. Nói tóm lại, Thành Đô hiểm không ở vùng ngoại thành mà do bốn cảnh, tưởng do ngoại mà nội, không thể không thừa nhận cho dù có gấp mười lần binh lực thì chúng ta vẫn khó khăn trùng trùng.
Nói đến đây, Gia Cát Lượng ngừng lại. Ánh mắt mọi người nhìn y biến đổi, từ bàn đầu phớt lờ đến hơi khen ngợi, thậm chí là kính nể. Có lẽ họ tự cho rằng mình hơi hiểu về Thục Trung nhưng không thấu suốt như Gia Cát Lượng.
Gia Cát Lượng nhìn thấy hết biểu tình của mọi người, dõng dạc nói tiếp:
- Nếu muốn lấy Hán Trung làm gốc, nếu muốn lấy được Thành Đô, tất nhiên phải đi Kim Ngưu đạo. Cái khác không nói, chỉ riêng lấy Dương Bình đạo, chiến Kiếm Các cũng đủ khiến chúng ta toàn quân bị diệt.
Nói tới đây thì trong đại trại yên tĩnh đến có thể nghe tiếng lá rụng. Mọi người nghiêm túc ngẫm nghĩ lời Gia Cát Lượng nói, ngay cả Giản Ung cũng không ngoại lệ. Dù trong lòng gã vẫn đầy ghen tỵ nhưng tốt xấu biết lấy đại cục làm trọng.
Dường như Gia Cát Lượng rất hài lòng tình huống này, mắt chợt lóe, bắn ra tia sáng khiến người khó hiểu.
Y trầm giọng nói:
- Dưới tình huống như vậy, các vị tướng quân cho rằng làm sao mới là cách đúng đắn?
Mọi người nhìn lẫn nhau, trong phút chốc không ai trả lời, hiển nhiên cảm thấy vấn đề rất hóc búa.
Doanh trại im lặng nửa ngày, Lưu Bị biểu tình buồn bực thở dài một hơi, giọng có chút già nua khàn khàn hỏi:
- Quân sư nói xem nên làm như thế nào? Trong thoáng chốc Bị không có ý kiến gì, xin nghe theo quân sư dặn bảo.
Gia Cát Lượng bật cười. Y biết giờ phút này Lưu Bị mới thật sự chú trọng y.
Y cất đi niềm vui sướng trong lòng, bâng quơ nói:
- Lượng có một kế có thể cho tướng quân tham khảo.
Bây giờ Lưu Bị giống như người bị bệnh cấp tính bạ đâu chữa đó, vừa nghe Gia Cát Lượng có cách thì mắt sáng ngời.
Ông vội vàng thúc giục:
- Quân sư có ý hay gì, mau nói ra đi!
Trên mặt Gia Cát Lượng treo nụ cười tự tin, khẽ cười nói:
- Trước lấy Thành Đô sau đoạt Hán Trung.
- Cái gì!!!
Trong doanh trại như nổ tung, mọi người vẻ mặt chấn kinh bật thốt.
Gia Cát Lượng làm như không thấy biểu tình của họ, hiển nhiên rất vừa lòng kết quả mình tạo ra.
Y làm bộ mặt nghiêm túc, nói:
- Không sai, trước lấy Thành Đô có thể khiến mình đứng vững không bại. Sau lấy Hán Trung có thể dòm ngó vùng Quan Trung. Các vị tướng quân kinh ngạc, là vì Lượng kêu chúa công làm vậy, trước phụ Lưu Biểu, sau gạt Lưu Chương, cho nên mới thấy không tự nhiên đúng không?
Mọi người nghe thế liên tục gật đầu.
Lưu Bị thì bộ dáng nghiêm túc chính trực, đại nghĩa hùng hồn nói:
- Đúng thế, quân sư nói rất đúng. Bị trước phụ Lưu Biểu đã là bất nghĩa, lại phản Lưu Chương thì chẳng phải là thêm tội sao? Như vậy thì người trong thiên hạ chắc chắn cho rằng Bị âm hiểm xảo ra, tiểu nhân đứng núi này trông núi nọ, thế nhân khinh thường. Thế thì sau này Bị còn có mặt mũi gì nhìn đời?
So với Lưu Bị kích động nói thì Quan Vũ từ lúc ban đầu chấn kinh hồi phục tinh thần, bắt đầu ngẫm nghĩ điều Gia Cát Lượng nói, hiển nhiên cho rằng có thể thực hiện.
Gia Cát Lượng thản nhiên nói:
- Lúc trước Hàn Tín có thể chịu nhục chui qua háng, hôm nay vì phục hưng triều Hán, chúa công lo sợ cái gì? Từ xưa người làm việc lớn không để ý chuyện nhỏ nhặt, nếu chúa công vì tiểu nghĩa mà mất đại nghĩa, bỏ mặc thiên hạ thì Lượng tình nguyện cày cấy quy ẩn sơn lâm.
Trong lòng Lưu Bị giãy dụa kịch liệt, mặt lúc xanh lúc trắng lúc đỏ. Bỗng mắt ông có sự kiên quyết chưa từng có, vốn bề ngoài hiền từ trùm lên sắc âm u.
Ông hừ lạnh một tiếng, giọng điệu vững vàng không lung lay nói:
- Vì hồi phục triều Hán, cho dù Bị có tan xương nát thịt cũng không chối từ, còn sợ gì người khác nói? Xin quân sư dạy cho ta!
Nói xong Lưu Bị bước lên trước, đi tới trước mặt Gia Cát Lượng, khom lưng vái một cái.
Gia Cát Lượng đâu dám nhận, vội nâng Lưu Bị lên, cảm giác ngực nóng bỏng.
Y kích động nói:
- Lượng nhận ơn tri ngộ của chúa công, nguyện cúc cung tận tụy, đến chết không thôi.
Khi Lưu Bị ngẩng đầu lên thì mọi người bỗng phát hiện ông thay đổi nhưng không thể nói rõ là đổi chỗ nào. Chỉ thấy người ông tăng khí chất. Là khí chất gì? Mọi người nghi hoặc nhìn Lưu Bị.
Lưu Bị nói:
- Cho tới nay, Bị hối hả ngược xuôi, lang thang đại giang nam bắc, chiến đấu hơn mười năm nhưng vẫn tầm thường không thành việc gì. Bị luôn không hiểu lý do trong đó, nếu không phải có Gia Cát quân sư chỉ điểm, có lẽ vẫn còn mê mang. Nhưng bây giờ Bị đã hiểu rồi, người thành bá nghiệp không thể quá chú ý việc nhỏ, không thể quá tâm từ nương tay, nếu không thì cuối cùng tất cả chỉ là giấc mộng.
Mọi người bỗng hiểu đó là một loại bá khí, một loại bá khí xả thân. Văn võ quan đều giật mình nhìn Gia Cát Lượng, không ngờ y nói ngắn ngủi mấy câu đã khiến Lưu Bị xảy ra biến đổi như vậy.
Gia Cát Lượng vui mừng nói:
- Chúa công rốt cuộc đã hiểu, tất nhiên thuộc hạ sẽ dốc hết khả năng trợ giúp đại nghiệp của ngài.
Trên mặt Lưu Bị lộ rõ vui mừng, nói:
- Tốt tốt. Chỉ cần có Khổng Minh tiên sinh giúp cho ta, lo gì không thành việc lớn?
Quan Vũ vốn híp mắt phượng bỗng mở ra, thản nhiên nói:
- Quân sư nói lấy Thành Đô, chỉ sợ không dễ dàng như vậy.
Mọi người vẻ mặt giật mình. Quan Vũ luôn kiêu ngạo, bây giờ giọng điệu vẫn là hời hợt như vậy nhưng lộ ra điều gì rất lạ. Mọi người suy tư, lập tức hiểu được, Quan Vũ đang biến tướng hỏi đại kế mà Gia Cát Lượng đã nói. Có suy nghĩ này, mọi người đối với Gia Cát Lượng càng có cảm giác lạ. Quan Vũ trừ Lưu Bị ra thì không phục ai cả, điều này ai mà chẳng biết. Lúc này tuy y vẫn không hạ mình nhưng mọi người cảm giác được tâm tình sốt ruột của Quan Vũ. Có lẽ quân Lưu Bị thật đã đến tính trạng nước tới chân.
Gia Cát Lượng nhạy bén, tất nhiên nhìn ra ẩn ý của Quan Vũ, nhưng không đâm thủng mà nói mấy câu ngắn ngủi:
- Muốn lấy Thành Đô thì trước tiên phải dừng chân ở Thành Đô.
Mọi người nghe mà đầu đầy sương mù, không hiểu ý của Gia Cát Lượng.
Gia Cát Lượng cười khẽ:
- Ha ha.
Y đi tới đi lui trong đại trại, đợi mọi người mất kiên nhẫn rồi mới chậm rì rì nói:
- Trước gặp mặt Lưu Chương, biểu minh quyết tâm kháng Trương Lỗ với gã. Sau đó di động đến tiền tuyến, khống chế Dương Bình đạo và Ấm quan. Nhất định phải khống chế cứ điểm yếu địa, thứ hai có thể đóng đồn an dân, thu mua lòng người. Chỉ chờ thời cơ chín muồi là phái kỳ binh đánh vào Thành Đô. Lấy tính cách yếu hèn vô năng của Lưu Chương, một khi binh tới dưới thành thì tất nhiên không đấu đã hàng.
Nói đến cuối cùng, Gia Cát Lượng sợ mọi người nghe không hiểu, bổ sung nói:
- Tất nhiên chúng ta vẫn phải ra vẻ làm cho Lưu Chương xem.
Lưu Bị mừng rỡ, rất đồng ý cách của Gia Cát Lượng.
Các quan văn võ thì trong phút chốc không tìm ra cách tốt hơn, chỉ có thể hành động theo những gì Gia Cát Lượng đã nói.
Lưu Bị thấy mọi người không có ý kiến, quát to:
- Giản Ung, ngươi lập tức viết một phong thư, nương đêm chạy tới Thành Đô, làm theo lời quân sư, chúng ta trước đi gặp Lưu Chương!
Tuy Giản Ung hơi không vui nhưng vẫn mau miệng vâng lệnh.
Lưu Bị thấy không có vấn đề gì nữa, hưng phấn nói:
- Sáng sớm ngày mai, đại quân đi vòng đến Thành Đô.
Từ đó Gia Cát Lượng ở trong quân Lưu Bị có địa vị trí giả hàng đầu cứ thế xác lập. Mà lúc này, dù có một số người còn chưa phục lắm, ví dụ như đám Quan Vũ, Giản Ung nhưng bởi vì Lưu Bị đã trân trọng Gia Cát Lượng đến mức không gì lung lay được. Chỉ cần có thể lấy ra thành tích tương ứng, sợ là Lưu Bị sớm muộn gì sẽ tới tình trạng Gia Cát Lượng nói gì nghe nấy.
Bá khí của Lưu Bị rốt cuộc bị Gia Cát Lượng hoàn toàn kích phát, mà đây mới chỉ là bước đầu tiên thôi.
Ba Khâu.
Trải qua một chuỗi tin mừng, lại đến thời gian khá là hòa bình.
Lưu Biểu không cam tâm Ba Khâu, căn cứ trọng yếu thủy quân cứ như vậy mất đi, gã bằng mọi cách điều binh khiển tướng. Nhưng bất đắc dĩ trong phút chốc rất khó tập hợp binh lực, còn xa lắm mới tới tình trạng lấy lại Ba Khâu. Gã chỉ đành sai Thái Mạo dẫn mấy vạn người quay về phòng thủ vùng Nam quận, đề phòng quân Trương Lãng từ Ba Khâu tấn công Công An.
Hành động của Lưu Biểu tuy hữu hiệu giảm áp lực cho Nam quận, nhưng lại mang đến chuyển biến quan trọng cho Hạ Khẩu.
Điền Phong và Trình Dục bàn bạc xong, quyết định bắt đầu lấy Ô Lâm làm chỗ đột phá, thường xuyên tạo áp lực cho bờ bắc Trường Giang, Hạ Khẩu và Xích Bích, vài lần mạnh mẽ công kích Ô Lâm. Tuy cuối cùng đám Điền Phong vẫn là thất bại trong gan tấc, nhưng Sa Tiện đã là gió mưa khắp thành, hỗn loạn không chịu nổi. Một khi Hán Dương thất thủ, vậy hãy chờ quân Giang Đông nhanh chóng lao lên. Mấy vạn người Thái Mạo mệt mỏi chạy ngược chạy xuôi, điều động lên xuống thật là khổ không thể tả.
Mắt thấy hai bên chậm rãi tiến vào giai đoạn giằng co, Trương Lãng vì muốn tìm chiến lược xoay chuyển tình thế, lại lần nữa đột phá quy tắc bình thường, hành binh chỗ hiểm.
Đầu thu cùng năm, Trương Lãng lệnh cho Chu Du lĩnh một vạn thủy quân tinh nhuệ Ba Khâu bí mật dọc sông Trường Giang mà lên, xông thẳng Giang Lăng.
Giang Lăng là một quận thành trong Nam quận, một khi thất thủ thì kết cục khỏi nói cũng biết. Tất nhiên Trương Lãng sẽ không ngu đến mức cho rằng một vạn thủy quân của Chu Du sẽ thật sự đánh hạ Giang Lăng, tan rã chính quyền Lưu Biểu tại Kinh Châu. Mục đích của Trương Lãng là mượn tay Chu Du đem binh lực Thái Mạo chặt chẽ đóng ở vùng Giang Lăng, khiến chúng không thể nhúc nhích. Hắn từ Ba Khâu lấy ra một đội binh mã làm kỳ binh, vượt qua bờ bắc Trường Sa ập hướng Sa Tiện, phối hợp quân Hạ Khẩu đánh hạ Hán Dương.
Giữa tháng, thủy quân Chu Du tại lưu vực Trường Sa bị thám báo thủy quân Lưu Biểu phát hiện, sau đó hai bên kịch chiến. Thủy quân Giang Đông một là có Chu Du chỉ huy, hai là phối hợp với chiến hạm loại đời mới nhất, đại phá thủy quân Tô Phi trên Trường Giang, xua về Giang Lăng.
Lưu Biểu không thể ngồi yên được nữa, mất Ba Khâu bây giờ lại bị quân Giang Đông đánh tới địa bàn, sao mà gã chịu đựng nổi? Chẳng những nóng nảy như lôi, còn suýt nữa muốn phế đi Thái Mạo.
Tới nước này Thái Mạo và ba vạn binh sĩ của gã không dám thả lỏng chút nào, ai cũng liều mạng muốn giữ Giang Lăng.
Cuối thu, Dự Chương, Toàn Nhu mang theo năm ngàn binh mã cuối cùng chi viện Ba Khâu. Trương Lãng nhân đó kéo màn phản công.
Kiến An năm thứ sáu, năm hai trăm lẻ hai công nguyên, cuối thu, đại tướng Giang Đông Tôn Sách lĩnh năm ngàn binh ra Ba Khâu, bước vào Trường Giang, bắc thượng Bồ Kỳ.
Vốn ý tưởng của Quách Gia là đội ngũ này nên hướng Tác Đường, đánh Công An, sau đó uy hiếp Nam quận, vừa lúc cùng thủy quân Chu Du hỗ trợ lẫn nhau.
Kỳ lạ là Trương Lãng phản đối ý tưởng của Quách Gia.
Hắn nói:
- Hiện nay tuy quân ta về mặt chiến lược toàn cục chiếm quyền chủ động, nhưng không có ưu thế tuyệt đối. Lưu Biểu ở Kinh Châu đã đóng hơn mười năm, không dám nói vững như đá nhưng cũng thâm căn cố đế. Lạc đà ốm chết cũng còn to hơn con ngựa. Chúng ta tuyệt đối không thể tham một hơi nuốt trọn Kinh Châu.
Quách Gia nghe thế im lặng thật lâu, dù lòng có cách nghĩ khác nhưng gã không phản bác. Bởi vì gã hiểu điểm yếu trong đó: con sâu trăm chân chết còn chưa cứng. Hiện giờ mặc kệ Lưu Biểu có thua cỡ nào, ít nhất gã chưa bị dao động căn bản. Một khi lấy lại sức thì tất nhiên sẽ là trận khổ chiến. Hiện nay Trương Lãng nhân lúc quyền chủ động còn trong tay, trước nắm bờ bắc Trường Giang, rồi mới đẩy chiến lửa vào trong Nam quận, từng bước một đánh tan thành lũy phòng tuyến vững chắc nhất của Lưu Biểu, khiến chúng mất tự tin, đây đúng là hành động cực kỳ sáng suốt.
Tôn Sách lĩnh năm ngàn binh tướng tiến nhanh đến Bồ Kỳ.
Bởi vì ba vạn binh mã của Thái Mạo đã bị Chu Du đóng chặt tại vùng Giang Lăng. Trừ tiền tuyến Ô Lâm, Hán Dương ra, gần như đem binh lực các huyện Nam quận rút trống rỗng. Tôn Sách đi qua đâu là ai thấy cũng đầu hàng, nếu hơi ngăn cản liền gặp đồ sát tàn nhẫn. Mới hơn một tuần mà năm ngàn binh mã đã hoàn hảo không tổn hao gì đi tới Bồ Kỳ.
Tiếp theo khí thế hợp giáp của quân Giang Đông đã hình thành, trước mắt Tôn Sách trống trải, đường chính đông tiến chưa đến trăm dặm thì liền tới Ô Lâm, tây đi năm, sáu ngày sau là vùng Hán Dương bổ cấp Miện Dương. Tiến lùi giống như lò xo, co duỗi tự nhiên.
Tại Hạ Khẩu.
Trình Dục kích động cầm lá thư trong tay, đầu ngón tay không ngừng run run, khuôn mặt bởi vì hưng phấn mà vặn vẹo. Trong lòng gã không ngừng hét: tới quá đúng lúc, thật là quá đúng lúc!
Điền Phong ngồi một bên có chút bực mình. Cho tới nay, tuy tính cách Trình Dục hào sảng nhiệt liệt nhưng chưa từng xúc động như vậy. Gã cảm thấy dường như sắp xảy ra việc lớn. Điền Phong không phải loại người đè nén cảm xúc của mình, đôi mắt nhìn chằm chằm lá thư run rẩy trong tay Trình Dục.
Gã hỏi:
- Trình đại nhân, rốt cuộc xảy ra chuyện gì?
Trình Dục bỗng cười dài, trong giọng nói tràn ngập vui vẻ, sang sảng. Gã một tay vỗ vai Điền Phong, bởi vì dùng sức quá mạnh nên lòng bàn tay tê tê. Nhưng điều này chẳng chút khiến gã giảm bớt hưng phấn. Trình Dục thu lại bàn tay hơi đỏ, hoàn toàn không đếm xỉa khuôn mặt khổ qua của Điền Phong.
Trình Dục vô cùng hưng phấn nói:
- Tin tốt, tin cực kỳ tốt! Tôn Sách đã vượt bờ bắc thẳng tiến Bồ Kỳ!
Điền Phong đứng bật dậy, quên mới rồi đau đớn, đôi tay vỗ một cái phát ra tiếng vang.
Gã trầm giọng nói:
- Vậy thì đúng là việc lớn thành rồi.
Trình Dục mặt mày hớn hở, vui sướng đến cực điểm. Hiên nhiên là vì Hạ Khẩu chiến đấu không có tiến triển khiến gã bị áp lực lâu rồi.
Trình Dục siết chặt nắm tay, mạnh vung vẩy, lớn tiếng nói:
- Trong thư Tôn Sách biểu đạt rõ ràng muốn thủy quân Xích Bích vào ngày chín tháng chạp phối hợp quân bọn họ hành động, một phen đoạt Ô Lâm, phản công Miện Dương!
Điền Phong ngồi không yên, tin này thật là rất phấn chấn lòng người.
Điền Phong làm người trầm ổn cũng kiềm không được vội nói:
- Việc này không thể chậm trễ. Trình đại nhân, theo ý kiến của thuộc hạ, không bằng bây giờ chúng ta triệu tập tướng sĩ phân công nhiệm vụ, chuẩn bị làm sao phối hợp Tôn Sách lấy Ô Lâm nhỏ bé này đi!
Trình Dục thế này mới bình tĩnh lại, hít sâu, ổn định tâm tình kích động.
Gã gật đầu cười nói:
- Tốt, cứ làm theo lời Phù Hạo. Lập tức triệu tập các tướng sĩ bàn bạc nên hành động ra sao. Nhưng quân ta tại đây giằng co với Lưu Biểu ít nhất nửa năm rồi, Ô Lâm bé xíu mà thật khó bắt lấy.
Hai con cáo già nhìn nhau, cùng phát ra tiếng cười gian.
Năm ngày sau, canh bốn, trong phủ Hạ Khẩu.
Tất cả tướng lĩnh cao cấp đều tập hợp lại, chỉnh tề sắp thành hai hàng chờ Trình Dục sai bảo.
Bởi vì Trình Dục có chức thái thú thống lĩnh Hạ Khẩu, tuy Điền Phong chức còn cao hơn gã, nhưng Trương Lãng chỉ để Điền Phong tới hỗ trợ Trình Dục, cho nên mặt ngoài thì vẫn là Trình Dục lãnh đạo. Điền Phong thì ngồi ở phía dưới chót, nghiêm chỉnh không có chút oán giận. Tất nhiên Trình Dục, Điền Phong là trí giả sớm nhất từ khi quân Trương Lãng dựng cờ đến này, hai người có tình cảm rất sâu đậm.
Bên dưới dường như đang xì xào tại sao lúc này thái thú gọi họ tới. Trình Dục ho nhẹ hai tiếng, lập tức toàn trường lặng ngắt như tờ. Ánh mắt các vị tướng tập trung vào người gã, không có tiếng động. Từ chuyện này có thể thấy ra Trình Dục ở lại Hạ Khẩu một năm nay có uy vọng rất cao.
Mắt Trình Dục quét qua toàn trường, thấy mọi người yên tĩnh chờ mình lên tiếng thì rất vừa lòng.
Gã mở to đôi mắt trí tuệ, nhẹ vuốt tóc mai dài, chậm rãi nói:
- Chắc mọi người rất lấy làm lạ là tại sao ta bỗng gọi các ngươi tới vào giờ nay. Các ngươi đừng vội, ta sẽ nói sự việc cho các ngươi nghe.
Nói đến đây, Trình Dục cố ý ngừng lại như chọc mọi người tò mò, rồi mới nói tiếp:
- Nhưng trước khi ta tuyên bố tin tức, các ngươi hãy thảo luận có cách gì tốt có thể một hơi công kích phòng tuyến của Lưu Biểu đi.
Các vị tướng hai mặt nhìn nhau, cuối cùng đưa mắt tập trung vào người Chu Thái. Chu Thái có danh tiếng cao nhất trong đám tướng sĩ này. Gã cảm giác ánh mắt của mọi người, không chút chần chờ bước ra khỏi hàng, nhưng trên mặt có hoang mang.
Chu Thái nói:
- Thái thú đại nhân, làm sao tấn công thì trước đây chúng ta cũng thường thảo luận rồi. Muốn đột phá Ô Lâm không phải không có cách, nhưng có hai mấu chốt là: thứ nhất, chúng ta phải bám thủy quân chi viện từ Hán Dương xuống. Thứ hai, chúng ta phải có một đội ngũ có thể từ dưới Ô Lâm giết ra, khống chế nguyên Ô Lâm ki. Bởi vì Ô Lâm có Ô Lâm thượng và Ô Lâm hạ, chính giữa là một hàng lang hẹp dài. Một mặt là Hồng hồ, một mặt là Trường Giang. Chỉ cần có thể cắt đứt Lâm ki, lục quân Hoàng Bồn sơn, cùng với thủy quân Ô Lâm. Một khi hết bộ binh cứu viện, chỉ bằng năm ngàn thủy quân Ô Lâm, cùng với hiện nay chiến hạm ngày càng ít, không có khả năng chặn được quân ta tấn công. Hiện giờ bước đầu tiên dễ làm, mấu chốt là bước thứ hai. Muốn có kỳ binh giết ra Ô Lâm ki, sợ là cũng chỉ có thể đợi tin tức bên chúa công. Nếu chúng ta muốn trả cái giá cực nhỏ lấy đến chỗ này là không thể nào.
Chu Thái nói xong bỗng thở dài, nói tiếp:
- Ngày hôm trước nhận được tin, chúa công đã phái Chu Du tướng quân lĩnh một vạn thủy quân ra Ba Khâu tiến lên, chuẩn bị tấn công hang ổ Nam quận là Giang Lăng. Lấy một vạn binh lực của Chu Du, chỉ sợ là…
Câu sau Chu Thái không nói ra nhưng ngụ ý đã quá rõ ràng, không hề đánh giá cao tiền cảnh của Chu Du.
Trình Dục không lên tiếng, chỉ nhẹ gật đầu, hình như gã vẫn không định nói ra tin tức Tôn Sách.
Chương trình ủng hộ thương hiệu Việt của Tàng Thư Viện:
Danh Sách Chương:
Bạn đang đọc truyện trên website MeTruyenVip.com
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK