Mục lục
Việt Hùng Diễn Nghĩa - Tiểu Lão Nhân
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Mối ăn trụ, mọt đục xà

Cao ốc vừa nghiêng trăm nhà vỡ tổ

Tường hiện nứt, mái có lổ

Mưa gió đã lên, không chỗ nưỡng thân

Lạnh trong tâm, buốt trong thần

Cao trí vì đâu mưu phân thiên hạ?

Đói trong bụng, cồn trong dạ

Thấp cổ vì đâu muốn phá thanh thiên?

“Hahahahaha!

Thành công! Thành công!

Ta lại xuyên qua, lại xuyên qua!

Hahahahahahahahahahahahahahaha … to be continued”

“Oa oa oa oa”

“Công tử! Ôi công tử! Xin đừng khóc nữa mà công tử!

Ngài khóc nữa thì nô tỳ sẽ bị trách phạt mất thôi công tử ơi!

Nô tỳ phải làm sao đây?!”

Một thiếu nữ chỉ chừng 13-14, trang phục vải lụa luộm thuộm phong cách cổ trang, đang vừa ẵm dỗ em bé khóc oa oa kia, vừa không ngừng lo lắng cho số phận mình.

Nước mắt nàng lăn tăn chảy trên khuôn mặt sẫm đi vì âu lo, tựa như những giọt mưa xuân đang rả rích ngoài trời đen ám.

“Ầm”

Một tiếng sấm giựt đùng khiến thiếu nữ giật mình nhìn ra cửa.

Một đôi nam nữ trẻ tuổi xuất hiện nơi cửa phòng.

Nam chừng 30 tuổi, khuôn mặt phong trần lạnh lùng, góc cạnh kiên nghị, làn da rám đen thô ráp, vóc dáng cao lớn vạm vỡ, mặc dù áo quần thô sơ bình thường nhưng tư thế thì đường đường oai vệ tựa như thần tướng nơi sa trường.

Nữ thì khuôn mặt tròn thanh tú, diễm lệ, đôi mắt sáng trong thánh khiết trí tuệ, thoạt nhìn trẻ trung như gái đôi tám, mang tới cảm giác không thực tế, vì trên làn da sáng bóng như ngọc kia còn vương vấn nét xanh xao từng trãi.

Tuy người nữ chỉ đứng tới ngang ngực người nam nhưng cung cách hòa ái già dặn cùng lối ăn mặt có phần giản dị chững chạc lại khiến cặp đôi hợp nhau đến lạ thường.

Không đợi thiếu nữ đang ẳm em bé kịp hoàn hồn, người nữ mới bước vào liền cười tiến lên ẵm lấy đứa bé ôn nhu nói:

“Tiểu Nhã, còn chưa quen việc mới sao?

Để bé con khóc thế này”

“Thưa tiểu thư …

Nô tỳ …

Nô tỳ …”

“Không sao, không sao.

Rồi sẽ quen, rồi sẽ quen.

Bé con khóc từ lúc nào vậy?”

Thấy tiểu thư hòa ái, dễ gần, nha hoàn tiểu Nhã cũng bình tĩnh lại:

“Thưa tiểu thư, thưa cô gia,

Từ lúc bắt đầu mưa đến giờ thìcông tử cứ khóc mãi, nô tỳ dỗ cách nào cũng không hết”

(P/s: cô gia = xưng hô người ở rễ. Không tìm được từ thuần Việt tương xứng. Đọc giả nào biết thì chỉ với. Sau này vẫn cần dùng nữa. Đối với đọc giả nào không thích thì ráng chịu chút. Từ này không xuất hiện nhiều)

“Lâu như vậy rồi?”

Lúc này người đàn ông cũng gỡ xuống khuôn mặt vạn năm băng đá, hai mắt lộ ra vẻ chất phác, lo lắng tiến lại nhìn:

“Sẽ không bị động kinh đi”

“Phu quân!”

“Hà hà!

Dung nhi làm gì nóng!

Đùa chút, đùa chút!”

“Hừ!


Lần sau còn đùa gỡ như vậy thì đừng trách máu mũi vì sao lại mặn!”

Người nữ trừng trừng người nam rồi cuối đầu nhìn em bé trong lòng cười hỏi:

“Chắc là con của mẹ đói rồi phải không?”

Nhìn thấy tình cảnh trước mắt qua lăng kính trẻ con, vị xuyên việt giả nọ trợn tròn mắt nói năng lộn xộn (P/s: auto translate into khóc oa oa lộn xà lộn xạo):

“Uầy uầy, mới xuyên qua liền có phúc lợi.

Ta quả nhiên là khí vận chi Vương,

Không. Là Quân Vương, là Đại Quân Vương, là Cự Đại Quân Vương.

Mẹ ơi, sinh con nên như Vương Cự Quân!

Ahahahahahaha … to be continued”

Đương nhiên là tên kia chỉ tưởng bở thôi:

“Tiểu Nhã, đi gọi má Nguyễn đi.

Ta có chút mệt”

“Vâng, thưa tiểu thư”

Nhìn sắc mặt vợ xanh xao, sức lực suy yếu, người đàn ông biểu môi:

“Thôi đi, đói cái quỷ gì.

Mới cho ăn cách đây chưa tới 1 canh giờ.

Ngay trước khi mưa chứ đâu.

Ta nói.

Hắn là thiếu đánh …”

“Phu quân!”

“Ý ta là thiếu thốn tình cha”

Nói rồi gỡ xuống dây chuyền trên cổ mình, tiếp đến tròng lên người đứa bé.

Người vợ hiểu ý thuận theo, hổ trợ đem mặt dây chuyền giấu dưới lớp vải quấn thì thấy đứa bé có chút biến hóa vi diệu, tuy vẫn khóc nhưng không còn la làng la xóm giống như lúc nãy nữa.

Nhìn thấy cảnh này, nữ tử cũng có chút an lòng, chỉ là đột nhiên nghĩ đến điều gì, khuôn mặt nàng bổng chốc trở nên trầm trọng hơn lúc trước, ngước nhìn nam tử xoắn xuýt lo nghĩ hỏi:

“Phu quân!

Ngay bây giờ sao?”

“Uhm!

Chẵng phải vừa mới nói sao.

Cũng đã tới lúc, đã quyết định thì liền làm.

Ta ở đây càng lâu, tương lai của nàng và con càng nguy hiểm”

“Chờ thúc phụ về bàn tính lại rồi hẵn đi.

Tính theo thời gian, thúc phụ cũng sắp tới Tương Dương rồi”

“Chỉ sợ đợi Hoàng Công trở về thì tai họa liền theo sau.

Đến lúc đó thân thế của ta, Hoàng công cũng không che nổi.

Lần trước đã xuýt nữa liên lụy nàng và Thừa Ngạn.

Giữ ta lại ở đây, không chỉ nàng và con, mà cả Hoàng thị đều sẽ bị liên lụy.

Ta nên sớm rời đi.”

“Lần trước chính là chàng cứu ta và huynh trưởng”

“Nhưng nguyên nhân là từ thân thế của ta.

Xin lỗi nàng!

Lẽ ra ngay từ đầu ta không nên cùng Hoàng công đến đây.

Là lỗi của ta”

“Không!

Dung nhi không hối hận.

Họ Hạng thì sao chứ!

Đều là chuyện mấy trăm năm trước!

Lưu thị bọn hắn đều đã làm chủ thiên hạ bao lâu rồi!

Vì sao không dứt không bỏ!”

“Haizz.

Không phải họ Hạng”

“Chàng nói sao?”

“Ta một mực lừa dối nàng.

Thật xin lỗi.

Ta họ Lạc.

Hạng thị tính ra chỉ là một chi trong dân tộc của ta mà thôi.

…”

Đem một đoạn ngàn năm chuyện cũ liên quan tới Lĩnh Nam-Bách Việt-Kinh Tương-Ngô Sở-Thục Xuyên tóm tắt cho vợ mình,

Người nam thấy nàng mở mắt nhìn mình trân trối khi thì ngỡ ngàng, khi thì nhíu mày, rồi lại cúi đầu dường như đang tập trung suy tính gì đó, tâm trạng xoắn xuýt bứt rứt, lo được lo mất.

Thế là người nam không đành lòng nhìn thêm, quay lưng ra cửa bước đi:

“Xin lỗi! Dung nhi!

Nếu có thể.

Nói với Hoàng công.

Ta hy vọng đứa bé có thể mang họ Hoàng.

Như vậy sẽ an toàn cho nó và tốt cho cả Hoàng thị nữa.

Thằng nhóc này tương lai sẽ là người làm việc lớn.

Tin ta, ánh mắt của bản Vương vẫn còn dùng được.

Về phần tên, ta hy vọng đứa bé được đặt tên là Hùng.

Hứ!

Nếu không an toàn thì thôi, gọi hắn Tý, Tèo gì cũng được.

Đã gần một tuổi rồi mà tên cúng cơm cũng còn chưa có, sợ nuôi không nổi hắn, sẽ chết yểu!

Chữ thì tùy tiện đi, sao cũng được, biết đâu sống không tới thành niên, khỏi đi xin chữ rách việc!

Haha…”

Phát ra tiếng cười gượng ghịu cố gắng xua tan bầu không khí bàng hoàng thương tiếc khó tả, người nam trầm giọng nói nhỏ trong màn mưa:

“Con a!

Không cần biết ngươi sẽ mang tên gì, làm chuyện gì, yêu thích thứ gì!

Ngươi mãi là con trai yêu dấu của ta!

Là con trai của Bách Việt cộng đồng Vương!

Con trai của Hùng Vương!

Ta hy vọng ngươi không quên tổ tiên của mình!

Hy vọng ngươi có một ngày được con dân Bách Việt tôn làm Hùng!

Giải phóng dân tộc, bảo vệ đồng bào như tổ tiên Sùng Lãm ngày trước”

(P/s: Có giả thuyết rằng Hùng kỳ thực không phải họ mà là chức danh. Người nào rãnh thì đi google đi. Không rãnh thì tiếp tục đọc truyện. N chương nữa sẽ giải thích cặn kẻ. Đây là một thiết lập quan trọng của truyện)

Rồi bổng nam tử đạp đất nhảy qua tường viện, chỉ để lại âm thanh xuyên thẳng qua màn mưa, văng vẳng trong tai Hoàng Dung:

“Dung nhi!

Nếu con chúng ta đủ trưởng thành, hoặc là trên đời này không còn chốn dung thân cho hắn, thì để hắn mang phù điêu chim lạc đi Lĩnh Nam, Khuất Lão động tìm Nam Việt Vu Vương, đó là chú ruột của hắn.

Địa điểm có chút bí ẩn nhưng ta tin rằng nếu như hắn kế thừa trí tuệ của nàng thì tất nhiên có thể tìm được”

Trong đình viện, nữ tử ôm chặt con trai đang khóc oe oe, nàng nhìn theo bóng hình người trong lòng khuất sau tường viện, châu sa theo đó tuôn ra, lăn dài trên má ngọc, đôi mắt nàng đỏ hoe.

Nàng hận mình không đủ tinh tế, không sớm phát hiện thân thế thật sự của hắn để bây giờ chẵng kịp phản ứng.

Nàng cũng hận mình không đủ mưu trí, không thể nghĩ ra vẹn toàn kế sách để trợ giúp cho hắn và gia tộc mình.

Lửa hận nhen nhóm ý chí phản kháng trong lòng người phụ nữ trẻ.

Ôn nhu như ngọc Hoàng Dung tiểu thư nghiến răng từng chữ:

“Huyền

Kính

Ty”

Có lẽ vì quá mãi tập trung nghe kỹ từng lời từng chữ của chồng trước khi chia tay,

Cũng có lẽ vì lửa hận trong lòng nhất thời che đi tai mắt,

Nữ tử không phát giác được đứa trẻ trong lòng đã ngừng khóc theo những ánh chớp bất thường phát ra từ phù điêu chim lạc dưới lớp khăn quấn.

Thậm chí càng đáng lo là nó đã chuyển sang tình trạng thất thần như người mất hồn, hai mắt trợn trắng, toàn thân cứng ngắc.

Một vài phút trước:

“Uầy!

Xuýt nữa tưởng ta xuyên qua Kim đại hiệp Xạ Điêu khúc!

Ài, xiết bao mỹ nhân, anh hùng, võ lâm bí tịch a!

Nhưng không sao!

Ahahahaha!

Thừa Ngạn, Hoàng công, Hoàng thị, Lưu thị, Hạng thị?

Chẵng lẽ là Hoàng Thừa Ngạn?

Tam Quốc Kinh Châu ba đại trưởng giả, cha vợ của Gia Cát Lượng?

Nếu vậy, Khổng Minh đã là vật trong túi cô rồi! (P/s: vua và hoàng đế thường tự xưng cô/ trẫm/ quả nhân. Đọc giả nào tinh ý thì đều đã biết thân phận hai kiếp trước của hàng này.)

Còn có xuất thân của tiện nghi lão cha lại khúc chiết như thế!

Tính toán kỹ lưỡng, dùng so với Kinh Tương Hoàng thị còn tốt, Sở Việt là cô long hưng chi địa rồi!

Cô, Vương Quân Cự, lần này nhất định thống lĩnh Thần Châu đi hướng huy hoàng!

Nói đến lần trước đều do tên Lưu Tú kia khí vận nghịch thiên quá tà môn!

Tam quốc sao!

Lưu Bị, Tào Tháo, Tôn Quyền đánh mấy chục năm cuối cùng làm áo cưới cho Tư Mã, sao sánh được tên hack cheat kia!

Haha!

Ta lần này chú định thành công, kiếp này vô địch thủ!

Uhm?

Kỳ quái, phù điêu con chim vừa sáng lên sao?

Nhìn nhầm sao?

Ể?

Tại sao không thể nhìn thấy được bên ngoài?

Hả!

Tại sao nó sống lại?

Rõ ràng ta đã ăn hết nó rồi mà!

Rách việc, chết đi con!

Aaaaa!

Không!

Không!

Tại sao linh hồn của một đứa bé mới sinh lại mạnh như vậy!

Ngươi không phải…!

Ngươi là ai?

Tại sao!

Tại sao!

Ta không cam tâm!

Ta Vương Quân Cự muốn …”

Người xuyên việt Vương Quân Cự muốn gì thì không biết,

Vì theo sự suy giảm cường độ rồi im bặt của tiếng khóc,

Chiếc huy hiệu đồng hình con chim lạc không ngừng lấp lóe ánh sáng ôn nhuận rồi cũng tắt hẳn, trở lại làm một phù điêu bình thường.

Bởi có một lớp khăn lót che lại, thứ ánh sáng ôn nhuận ấy không đủ để thu hút sự chú ý từ Hoàng Dung, người đang mãi thương tiếc nhìn đăm đăm vào màn mưa sâu hun hút.

Nhưng thứ ánh sáng ôn nhuận ấy lại báo hiệu những thay đổi nghiêng trời lệch đất cho thế giới này trong tương lai, những gợn sóng khiến hỗn độn rung động, chư giới hân hoan.

Tất nhiên, đó là chuyện của những kỷ nguyên tiếp theo.

(P/s: Ý tác là tác phẩm sau nếu có. Đọc giả không cần chờ mong thêm yếu tố tiên hiệp huyền huyễn trong truyện này. Tác phẩm này viết lịch sử, một đoàn rất dài lịch sử người thường. Yếu tố tiên huyễn chỉ là hints cho tác phẩm sau mà tác mới làm dàn ý thôi)

Đợi đến khi Hoàng Dung định thần lại thì đứa bé trên tay đã trở lại trạng thái bình thường, không khóc, không nháo, mặc dù mắt vẫn mở thao láo ngó nghiêng xung quanh:

“Đây là?

Ngụy giới luân hồi kiếp?

Uhm?

Ngụy giới là gì?

Luân hồi?

Ta là ai?

Đây là đâu?

Vì sao đưa ta tới?

Buồn ngủ quá!

zzzZZZZ”

Lúc này, từ đằng xa vang lên tiếng thánh thót của nha hoàn tiểu Nhã.

“Tiểu thư, má Nguyễn đến rồi!”

Theo sau là giọng hiền ái sởi lỡi của một bác gái trung niên.

“Tiểu thư!

Công tử đói rồi sao?

Thật là háu ăn mà. Thương quá cơ!

Để ta, để ta!”

Hoàng Dung cũng theo đó hoàn hồn, nhìn lại đứa bé trong lòng rồi ngước nhìn tiểu Nhã và má Nguyễn:

“Uhm, làm phiền má Nguyễn rồi.

Hùng nhi vừa mới ngủ rồi”

Hai người hầu một già một trẻ nhìn nhau không hiểu:

“Ngươi không phải nói công tử đói sao???”

“Khoan”

“Hùng nhi???”

“Tiểu thư đặt tên cho công tử rồi???”

Hoàng Dung có lẽ không muốn đi sâu vào chuyện bàn tán của hai bà tám, nàng ôm con trai đến chỗ vòng nôi lại cảm thấy đồ vật vô tri thiếu thốn hơi ấm con người:

“Má Nguyễn, giúp ta ôm Hùng nhi.

Tiểu Nhã, phụ ta nấu ấm trà nóng.

Mưa

Rất lạnh”

“Vâng tiểu thư”

Tiểu Nhã quay lại định đóng cửa thì một âm giọng nữ lạnh buốt vang lên, nghe không ra cảm xúc:

“Không cần đóng cửa, lò dùng hỏa thạch, không sợ gió”

(P/s: hỏa thạch = than đá hình thức ban đầu. Rất hiếm vào thời này nhưng giàu thì vẫn có. Dầu mỏ đều có)

Ba năm sau,

Kiến Ninh năm thứ 4, năm 171 sau công nguyên.

Từ khi Giải Độc Đình Hầu Lưu Hoành được hoạn quan Tào Tiết rước vào kinh thành Lạc Dương đến nay, chỉ mới ngót nghét đà ba bốn năm vậy mà triều đình liền trãi qua mấy phen chuyện lớn động trời.

Ở bên ngoài,

Hoàng đế tân nhiệm trước là trừ khử quyền thần ngoại thích Đậu Vũ, Trần Phồn, đem toàn bộ mấy ngàn người của hai nhà Đậu, Trần đày đi quận Nhật Nam nơi đất Việt xa xôi.

Sau là cưỡng bách thái hậu Đậu thị lui khỏi chính đài, đem mẹ ruột Đổng thị đưa lên làm mẫu nghi thiên hạ mới, Đổng gia nước lên thuyền lên, quyền thế ngập trời.

Tại bên trong,

Huyền Kính Ty trãi qua một phen máu tanh thay đổi, lần nữa tập hợp dưới trướng của tân đế với khá nhiều gương mặt mới, tiêu biểu như một vị đạo sĩ bí ẩn đem thay thế vị trí ty trưởng.

Võ lâm có lời đồn rằng, vào thời điểm Lưu Hoành lên ngôi, ty trưởng tiền nhiệm là Vương Việt đang thi hành nhiệm vụ cơ mật của cố hoàng Lưu Chí, không rõ tung tích, chỉ biết là đi phương nam.

Đến khi hắn trở về thì chuyện đã rồi, lại thêm Lưu Hoành ban thưởng rất nhiều nên đành chấp nhận lui về phía sau, trở thành một giáo đầu dạy võ bình thường.

Cũng có nghe đồn rằng, Hạ Lan Kiếm Thánh không phục tân nhiệm, lấy cớ không chịu đứng dưới kẻ vô danh nên thách đấu vị đạo sĩ bí ẩn kia,

kKết quả hiểm thua nửa chiêu suýt mất mạng, chỉ lấy được một chữ ‘Tả’.

Trong toàn bộ quá trình thay da đổi mặt này,

Không thể không nói đến năng lực chính trị có phần kiệt xuất của đương kim hoàng đế Lưu Hoành.

Dù chỉ mới mười mấy tuổi, lại có thể so cổ tay với một đám lão thủ lăn lộn nơi chính trường mấy chục năm, hơn nữa toàn thắng.

Tuy vậy, người có tầm nhìn trong thiên hạ lại đều than tiếc vận Hán nguy cơ sớm tối rồi!

Bởi ‘con dao’ mà Lưu Hoành sử dụng để trừ ngoại thích, áp thế gia, đoạt quyền bính không ai khác chính là ‘hoạn quan’ và ‘đạo giáo’.

Năm đó Vương Mãng dựng thế Nho Đảng mà soán Hán lập ra Tân triều khiến cho con em họ Lưu tan tác khắp nơi.

Lưu Tú lúc ban sơ phải mượn lực lượng của thế gia để diệt Tân.

Nho học thế gia đặt cược hai mặt toàn thắng, phất lên như gió, lấn át hoàng quyền.

Thế là sau khi lên ngôi,

Lưu Tú liền trở mặt, nâng đỡ hai thế lực lớn tới đối lập với Nho Đảng thế gia là ‘Ngoại thích’ và ‘Hoạn quan’,

Đồng thời ủng hộ thần học huyền thuyết khiến cho đã suy tàn ‘đạo giáo’ lần nữa có cơ hội phục sinh, cản trở nho giáo.

Cũng từ đó mà chôn tai họa ngầm hủy diệt Hán triều.

Các hoàng đế sau đời Minh-Chương thừa hưởng sự phồn thịnh cha ông để lại, không chuyên chính sự huệ dân, chỉ khoái ăn chơi đàn đúm, đến khi thân thể suy nhược thì tìm tiên bái thần.

Đôi khi, cầu đạo Lão không thành lại quay sang cầu đạo Thích.

Nhờ đó mà Phật giáo tuy chỉ mới truyền vào Trung Nguyên từ thời Minh Đế lại phát triển không ngừng, lấy chỉ trăm năm thời gian để trở nên lớn mạnh không mấy kém cạnh đạo Hoàng Lão.

Thậm chí, tại trong dân gian thì Lão và Thích càng là hợp lực với nhau đẩy lui Nho giáo.

Chỉ là buồn cười thay,

Xa tãi những nơi biên hoang như Lương Châu, Tây Thục, Sở Việt,

Tăng nhân tu sĩ đều vì khổ hạnh, tự canh tác làm lụng nuôi mình, học lấy y lý, thủ công để hành thiện giúp người, giúp đời.

Mà nơi Trung Nguyên, đặc biệt là đất Tư Lệ kinh kỳ và chốn phồn hoa Hoài Dự,

Rất nhiều đình đài, chùa miếu uy nghi lộng lẫy mọc lên, nuôi lấy một bang cả ngày chỉ biết đàm kinh giải nghĩa, dùng kém cỏi tiếng Phạn, tiếng Hồ để dịch bừa kinh văn, hòng bán buôn cho kẻ quyền quý.

Chốn linh thiêng dựng lên chẵng phải để dương thiện hiển lành, mà lại trở thành nơi lui tới của những kẻ ác bá tham quan sợ chết, và những mệnh phụ phu nhân rãnh rỗi.

Kẻ có quyền thế trách nhiệm rơi vào hưởng lạc, lười biếng, cầu thần, bói ma.

Thành ra, tại trong kinh thành thì đám ‘si mỵ võng lượng’ hoạn quan, ngoại thích lộng hành, tranh qua đấu lại, khiến cho triều đình cung cấm rùm beng không ngừng.

Chính sự vì thế nhiễu nhương, thiên tai không ai quản, nhân họa thiếu người lo.

Các đời trí sĩ hào kiệt suốt hơn nửa trăm năm nay đều chẵng mấy có kết cục tốt đẹp,

Có kẻ không phục cường quyền muốn bình loạn thần, kết quả bị vu hại tan nhà nát cửa,

Có kẻ chăm lo quốc sự, khổ gián không ngừng, kết quả cương trực mà gãy, dã tràng xe cát,

Có kẻ nãn lòng thoái chí, từ quan về vườn, trở thành ẩn sĩ, không màng thế sự,

Có kẻ luồn cuối các bên, tự bôi nhọ mình thành quân tay sai cho ngoại thích, quyền hoạn, vốn chỉ mong sao giữ lại chức vụ, hòng mưu đàng dân quốc, để rồi khi thời điểm đến thì bị đem ra làm dê thế mạng, vứt bỏ như chiếc giày rách.

Về phần các trí giả cao minh của những thế gia truyền đời kia thì tuy mặt ngoài còn ra vẻ nho đảng rường cột,

Nhưng sau lưng đã bắt đầu manh nha rục rịch,

Đánh lấy chiêu bài ‘vệ dân vệ quốc’ nghĩa lớn để mà tích xúc lực lượng tại địa phương, chờ đợi thiên hạ đại loạn thì tùy thời có thể cát cứ xưng bá, tranh long vận.

Lực quản lý của Lạc Dương đối với địa phương do đó mà ngày một suy yếu, đặc biệt là nơi biên thùy.

Hà Sóc Hung Nô, Đông Bắc Ô Hoàn, Lương Châu Khương Để nhiều lần vượt biên cướp bóc,

Không thiếu cường hào người hán nối giáo cho người Hồ, tàn hại đồng tộc để lớn mạnh bản thân.

Xuyên Trung dân Thục, Lĩnh Nam Bách Việt, lập ổ bảo, dựng sơn trại, trở thành khu tự trị, không màng chính lệnh, không phục Hán thống.

Có rất nhiều quan lại người Hán ở các vùng Mân Quý, Kinh Nam, Lĩnh Nam, cùng với dân bản xứ xưng huynh gọi đệ, thậm chí thông hôn kết nghĩa, cũng có một bộ phận là trực tiếp bị chặt, thay người.

(P/s: Đây là bối cảnh lịch sử của truyện. Tác nói ít xin hiểu nhiều)

Tại Trung Nguyên cũng chẵng hơn gì, thậm chí càng tệ hại.

Tại khắp các địa phương đều có cảnh bần nông chịu khổ cường hào, thế gia bức bách cướp đoạt, trở thành nô lệ, lưu dân, thế là tin theo tân giáo như cọng rơm cứu mạng.

Các thể loại phù thủy tà đạo bị kẻ có ý đồ riêng tạo ra, biến tướng từ Lão Thích, mượn danh Lão Thích thu lấy dân tâm, dùng điều huyền hoặc thần ma để dẫn dụ lòng người, nhờ đó mà nổi lên mạnh mẽ lấn át cả chính quyền.

Trong đó, ghê gớm nhất là Thái Bình đạo, liền ‘Thanh thiên đã chết, Hoàng thiên nổi lên’ loại này phạm húy câu nói cũng dám buông ra.

Trong vùng Kinh Tương, nhà họ Hoàng liên hợp với các thông gia lâu năm như Thái, Khoái, Trương, Bàng, Đặng, Văn, Mã, để chèn ép, cấm tiệt Thái Bình đạo truyền bá.

Dù sao, ai mà biết được sẽ có hay không một ngày nào đó Hoàng Uyển đắc tội trong triều, Hoàng thị bị vu khống thành kẻ đứng sau ‘Hoàng thiên nổi lên’ đâu!

Không chỉ một cơ số các gia đình đói nghèo bị lừa gia nhập các giáo phái phù thủy, rời bỏ canh tác sản xuất, đi làm cướp đường lưu phỉ hoặc kẻ trộm cắp lừa đảo.

Mà còn có rất nhiều nhà giàu mới nổi, cũng bởi vì không chức vô tước, không được đến cổ hủ nho học thế gia xem trọng mà ủng lương tiền nuôi ma đạo sĩ, tà sư ny, cầu đạo hắc ám.

Võ lâm đồn rằng từng có mấy vị hiệp sĩ Quan Tây, hộ tống một sĩ tử Lương Châu đi Tề Lỗ bái Khổng Thánh từ.

Đi ngang qua đất Trần thì gặp được trong vùng phú hộ nghe theo tà đạo, thường lấy danh nghĩa cưới thiếp để luyện ma công tráng thể trường thọ.

Tàn bạo cướp đoạt nguyên âm trinh tiết của thiếu nữ xong rồi che giấu bằng cách cho cá trong hồ nhà ăn.

Ba bốn ngày lại cưới một thiếp, chỉ vài năm liền tai họa hàng trăm gia đình nghèo.

Cá cảnh cũng bởi ăn thịt người nhiều mà sinh ra hình thù yêu dị, răng to mắt đỏ, rất là hung dữ.

Mấy trăm gia đình bần nông, từng nhà từng nhà nhìn thấy con gái đi hướng tử địa mà ngặt vì phú hộ hối lộ nha lại tham lam, đem người phản kháng vu tội trộm cướp đánh cho gần chết rồi bắt hết.

Những người còn lại đều là già yếu trẻ nhỏ, thấp cổ bé họng không làm gì được.

Quan Tây dân phong bưu hãn, bọn hiệp sĩ thấy chuyện bất bình chẵng tha.

Ai ngờ, trong nhà ác bá nuôi mấy chục võ ni đạo cô để tóc dài, dáng người ma mỵ, không chỉ có võ giỏi, càng có mỵ công, đem sĩ tử Lương Châu hống mê mẫn quên trời đất.

Kết quả là mấy vị hiệp sĩ trọng thương bỏ chạy.

Những chuyện như vậy kỳ thật không hiếm, từ trước thời Hoàn Đế Lưu Chí đã có.

Lưu Chí lên ngôi cũng không có biện phải cải biến.

Đến nay Lưu Hoành lên ngôi thì không những không giảm mà càng tràn lan không kiêng nể gì.

Thậm chí tại những nơi có thiên nhiên trù phú, dân phong thuần hậu như Kinh, Ích, Dương, Giao, bốn châu phương nam cũng đã bắt đầu manh nha dấu hiệu xuất hiện của Thái Bình đạo.

Thì huống hồ là chốn Trung Nguyên đất chật người đông, thế gia sát nhập, thôn tính thổ địa ở đẳng cấp xưa nay hiếm có ‘không phải đậu vừa rang’.


Thế mới nói, nhìn cử chỉ và hành động của tân đế, tuy nhất thời uy phong lộ rõ, song chung quy cũng là lặp lại bước đường xưa, đi lại vào vết xe đổ của tiền bối mà thôi.


Bình mới mà rượu cũ, mùi vị chỉ càng tệ!


“Haizz”


Một ông lão tóc đà lất phất hoa râm, hai mắt thâm quầng, trán gấp nhăn nheo, ôm trong tay một đứa bé trai chừng ba, bốn tuổi, thở ngắn thở dài, tựa như một chí sĩ bỏ ra nhiều năm phấn đấu quên mình, cuối cùng vẫn là bất lực nhìn cơn sóng lớn của thời đại cuốn lên, thế không cản nổi.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website MeTruyenVip.com
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK