Mục lục
Việt Hùng Diễn Nghĩa - Tiểu Lão Nhân
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Cảm ơn Thư Trạch, Nguyễn Thiên, vYJMw02016, Quân Thượng và Huutuan đề cử!

Cảm ơn Nguyễn Thiên tặng quà!

“The commonwealth of Venice in their armory has this inscription:

[Happy is that city which in time of peace thinks of war]

…”

- Robert Burton in The Anatomy of Melancholy.

“Khối thịnh vương chung Venice đề lên doanh trại của họ những lời sau:

[Phúc lành cho thành phố này bởi trong hòa bình vẫn nghĩ đến lúc chiến tranh]

…”

- Trích từ cuốn bách khoa toàn thư ‘The Anatomy of Melancholy’ của học giả người Anh, Robert Burton.

- ---------

Mặc dù được đặc cách cho nghỉ nguyên hôm nay nhưng Alexandre lại rất khó chìm vào giấc ngủ.

Không phải vì thời điểm hiện giờ là buổi sáng.

Cơ thể con người vốn không phải máy móc, bất kể sáng tối, hể mệt là phải nghỉ ngơi, phải ngủ, nhất là đối với người lớn tuổi.

Vả lại ngoài trừ Bard, người đã sớm và vẫn đang nằm ngáy o o ngon lành, thì cả Alexandre và Asiana đều được Lê Phi Yến sắp xếp vào nghỉ ngơi tại khu vực đặc biệt, nơi mà bình thường chỉ dành cho cảnh viên ngầm của Nhân Dân Tự Vệ Quan hoặc đặc viên của hội đồng.

Vậy nên đâu chỉ những tinh linh nắng gió nghịch ngợm của tự nhiên khó lòng trêu đùa đến Alexandre, ngay cả tiếng nhộn nhịp chào ngày mới của các thành viên khác trong trại cũng chẵng đến được đây.

Alexandre khó ngủ là vì xế chiều hôm nay hắn có một cuộc hẹn với vị lãnh tụ trẻ tuổi nọ.

Thời gian quá gấp gáp mà ông lại có quá nhiều điều muốn nói, muốn hỏi, muốn đề đạt, nhiều hơn rất nhiều những gì ông bộc lộ vào tối qua.

Alexandre xoa xoa hai bên thái dương và mí mắt rồi nhìn quanh.


Trong phòng có bàn làm việc, ở trên đã chuẫn bị sẵn văn phòng phẩm, có đủ giấy bút và lọ mực có nắp đặc biệt, nghe bảo là sản phẩm mới từ cơ sở nghiên cứu nào đó ở gần đây.

Lê Phi Yến không giải thích rõ, chỉ bảo là lọ mực này luôn sẵn sàng để sử dụng, nhưng nhớ là không dùng thì phải đóng nắp nếu không sẽ mực trong lọ sẽ bị khô vì ‘bay hơi’, một thuật ngữ khá lạ dành cho mực.

Bút cũng có mấy loại khác nhau.

Thân bút đều mảnh, nhẹ, chắc nhưng không giòn, đôi chỗ có ngấn tròn như thể một chiếc nhẫn đính luồn vào

Chỉ với việc nhấc lên sờ thử là Alexandre cũng có thể khá chắc chắn rằng chúng hẵn là làm từ cùng một loại vật liệu nhưng ông không biết là đó là gì chỉ đoán rằng hẵn là loài thực vật đặc hữu nào đó của vùng đất này.

Bề ngoài của bút trang trí hoa hòe hoa sói đủ kiểu, màu sắc và họa tiết bắt mắt gợi cảm, có cây thổi lên hương thanh mát của đồng cỏ rừng cây, có cây đen tuyền điểm sao sáng như trời đêm huyền ảo, có cây lại mộc mạc giản dị với màu gỗ chen đất, …

Đầu bút thì càng đặc sắc, không chỉ kích thước to nhỏ và màu sắc khác nhau mà chất liệu cũng phân biệt rạch ròi:

Những cây dùng sợi lông mao nằm riêng tựa như một bộ đồ nghề quét sơn của những thợ thủ công Athen chuyên nghiệp;

Một bộ khác thì khá quen thuộc với Alexandre bởi có tâm là một chiếc lông vũ, chỉ khác ở chỗ có thân bút bao bọc thì tay người viết sẽ khó bị lấm mực hơn;

Đặc biệt là có một vài cây đầu cứng vót nhọn nhìn như đá phấn mà theo lời nhắc của Lê Phi Yến thì chúng gọi là bút chì, một sản phẩm khác của trung tâm nghiên cứu nọ và quan trọng là chẵng cần dùng mực.

Một trung tâm nghiên cứu quái lạ, vừa cải tiến mực lại còn sáng chế ra một loại bút không dùng mực.

(P/s: Cảnh sát lịch sử chớ bắt lỗi, có thể lên youtube tìm ‘cách làm bút chì tại nhà’, hoặc ‘homemade pencil’ thì sẽ biết bút chì cũng không đòi hỏi siêu cấp kỹ thuật.

Khai thác than chì bắt đầu vào cuối thế kỷ 16, cây bút chì đầu tiên được tạo ra năm 1662, cả 2 mốc này đều xảy ra trước cách mạng công nghiệp 1750.

Nếu còn chưa được nữa thì đó là lỗi của Ô Vũ, không phải của tác, tác không liên quan)

Giấy cũng đặc biệt không kém.

Ông từng nghe thầy kể rằng ở phương đông người ta không dùng cọ papirus làm giấy mà sử dụng một loại phương pháp hoàn toàn khác, không phải rất ưu tú, chỉ xem như tạm được, so với papirus thì có chỗ hơn có chỗ kém.

Thế nhưng ông không thể ngờ rằng thứ giấy phương đông mình đang sử dụng lúc này lại vượt xa khỏi những mô tả của thầy ông.

Nó chiến thắng papirus trên tất cả các phương diện.

Từ cảm nhận bên ngoài thì chúng trắng bóng hơn, mịn màng hơn, mỏng nhẹ mà lại dai chắc, và khi viết thì ăn mực hơn rất nhiều so với giấy papirus, để cho ông, người đang mệt mỏi đến run tay hoa mắt vì thức khuya và tuổi tác, cũng không thể phủ nhận rằng chữ viết của mình hôm nay đẹp hơn bình thường.

Càng quan trọng là các tờ giấy được đóng lại thành tập vuông vức ngay ngắn, kích thước mỗi tờ đều tương tự nhau nên rất khó để nhận ra sự khác biệt, bì ngoài cùng làm bằng ván cứng mỏng bọc da, Alexandre không nghĩ ra một thứ nguyên liệu nào có thể vừa mỏng lại vừa cứng cáp như vậy nhưng ông đoán chắc rằng chỉ cần lớp bìa này không bị gỡ ra thì cuốn tập này sẽ có thể được bảo quản rất lâu, trừ trường hợp gặp phải mối mọt.

Thế nhưng hỡi ơi, ai lại đem một vật quý giá như thế này quăng bừa không coi sóc để gặp phải côn trùng và tự nhiên phá hủy cơ chứ.

Alexandre thậm chí tự hỏi rằng phải chăng thầy của mình ngày trước đã quá tự cao và hời hợt khi đưa ra nhận xét có phần quá không khách quan về giấy phương đông như vậy, có lẽ ngày đó các thương nhân đã không mua giấy đóng tập mà chỉ mua giấy bán lẽ, những thứ dễ dàng bị biến chất nghiêm trọng sau khi vượt qua chặng đường đầy thử thách của tự nhiên giữa hai miền đông tây của thế giới.

“Đúng thế,

Thầy ta là một học giả khôn ngoan và đáng kính.

Không thể nói ông ấy hoàn toàn sai.

Ít nhất là ở kía cạnh dễ bảo quản và chống chịu thời tiết tự nhiên thì giấy này nếu không đóng thành tập hẵn là vẫn thua cho papirus”

Alexandre còn chưa biết được rằng thứ giấy mà ngày xưa thầy ông mua được với giá cắt cổ từ thương nhân Arsacid chỉ là giấy Thái Luân do hoạn quan ăn xén tuồn ra ngoài mà thôi, kém hơn nhiều thứ hàng lỗi kỹ thuật trong những xưởng sản xuất của Lưu Hoành ở Tư Lệ chứ đừng nói là so với giấy Giang Nam chính hiệu trước mặt ông.

Lắc đầu xua đi những ý nghĩ tản mạn, Alexandre gắng gượng tinh thần, chống đỡ qua cơn buồn ngủ để viết xuống vài dòng, hoạch định một số ý chính cần thiết cho cuộc hẹn vào buổi chiều.

Nhưng rồi hệ quả của việc thức trắng đêm dần dần đánh gục thân thể có tuổi của ông.

Sau vài lần đung đưa cố lấy lại tỉnh táo, Alexandre bị mất thăng bằng, xuýt nữa thì ngã ngửa ra sau.

Chiếc ghế dựa cao bốn chân mặc dù tạo cảm giác thoải mái khi làm việc nhưng ông mới ngồi được vài lần, vẫn cảm thấy không quen.

Cũng may mà Asiana vẫn luôn bật sáng ý thức chiến đấu, nàng đã được rèn rũa từ thuở mới tập đi, và giờ đây, sau hơn 20 năm luyện tập thì nàng có thể chụp lấy một hòn đá bắn lén ngay cả khi đang nhắm mắt nghỉ ngơi chứ đừng nói đến cái tổ hợp loạng chòa loạng choạng của một ông lão hơn 40 và một chiếc ghế 4 chân kỳ lạ.

Một tay vịn lấy vai Alexandre, chân khều nhẹ nhàng đưa chiếc ghế về lại vị trí cân băng, Asiana ngái ngủ nói:

“Cha Alexandre,

Ngủ đi thôi.

Chiều nay có cuộc hẹn quan trọng, đừng nên mang theo tinh thần uể oải và thân thể mệt mỏi đi gặp người khác.

Như vậy thật bất lịch sự!”

Alexandre định từ chối nhưng rồi chợt nhớ tới hình ảnh chú chuột hồn nhiên gặm bánh nướng tối qua, thế là ông mỉm cười gật đầu.

Đột nhiên ông cảm thấy biết ơn, biết ơn vì ông đã bước lên cuộc hành trình này với họ, biết ơn vì hôm nay hết phòng nên Lê Phi Yến buộc phải xếp ông với Asiana vào chung chỗ, biết ơn vì một chú chuột ăn vụng đồ ăn, biết ơn vì loại bút không cần mực và loại giấy đặc biệt mà nhờ đó ông chẵng phải tốn thêm thời gian chuẫn bị.

Với một tín đồ thành kính như Alexandre, tất cả những điều đó đều ẩn hiện bàn tay vô hình của Thiên Chúa đang chỉ dẫn.

Lời kinh cầu về lòng biết ơn đã đưa ông vào giấc ngủ yên.

- ---------

Alexandre là người thức dậy sau cùng.

Ông tỉnh giấc khi có tiếng hát nghêu ngao của Bard và kế theo là tiếng la oai oái của cậu chàng vì bị Asiana bóp cổ răn đe.

Hẵn là vậy, những hình ảnh tương tự vẫn thường xuất hiện trong chuyến hành trình từ Roma đến đây, trừ khi bị mất trí nếu không thì Alexandre không thể nào quên được.

Điểm khác biệt duy nhất là ngoài trừ tiếng cười hùa của Nguyễn Bảy thì còn có một giọng nữ đang can ngăn hai cô cậu kia, hẵn là vị nữ trưởng trại đáng mến.

Lê Phi Yến không chỉ đối xử với mọi người hiền hòa mà còn chu đáo chuẫn bị sẵn một bữa ăn thịnh soạn mang theo chút phong cách bắt chước từ Roma, theo những lời tán gẫu lúc dùng bữa thì đó là nhờ nàng sớm dựng cổ Nguyễn Bảy rồi lôi hắn xuống phòng bếp làm hướng dẫn viên.

Hiển nhiên là bữa ăn ấy không thể nào đem lại mùi vị quê hương cho tổ 3 người vì lý do khách quan là sự khuyết thiếu về nguyên liệu cũng như công thức, thế nhưng họ đều đồng ý với nhau rằng đây là bữa ăn ngon lành và thoải mái nhất mà nhóm họ có được trong suốt mấy năm qua.

Sau bữa ăn chan chứa lòng hiếu khách, Lê Phi Yến tiễn đưa họ đến tận chỗ xe ngựa đợi sẵn và rồi một chuyến đi ngắn ngủi nhưng đầy màu sắc bắt đầu.

Con đường từ trại Hoa Cải đến thành Trường Sa không ngắn nhưng được cái là vắng người nên tốc độ di chuyển của xe ngựa cũng khá thong dong nếu không nói là hơi nhanh.

Khu vực quanh đây vốn đã là vùng được coi sóc nghiêm ngặt, thậm chí có phần biệt lập, ra vào đều có giám sát, người không phận sự đều sẽ gặp phải cảnh viên chặn đường điều tra.

Lại thêm hiện thời là Tết Trung Thu, mọi người dành thời gian cho gia đình người thân là chủ yếu, có đi ra ngoài thì cũng là vãng cảnh ven sông nước hữu tình hoặc trong phố phường nhộn nhịp, ai mà rãnh hơi xâm nhập thám hiểm nơi hoang vắng làm gì để bị tình nghi?

Cũng bởi vậy mà cảnh sắc có phần hoang vu, hiu hắt, thậm chí có phần lành lạnh, người đánh xe dường như đã quen thuộc với đoạn đường này, nhiều lần nhắc nhở hành khách của mình rằng cho dù có sự cố gì cũng phải ở yên trong xe, đội tuần tra rất nhanh sẽ đến giúp đỡ, nếu như bỏ xe đi lung tung gặp người còn đỡ, loạng quạng gặp trăn rắn cọp beo hoặc độc trùng thì khả năng cao là ngày mai không thấy mặt trời.

Đối với những nhắc nhở của người đánh xe, chỉ có Asiana và Alexandre là nghiêm túc ghi nhớ, người trước đơn giản là không muốn phá hủy quy tắc, cũng không muốn làm buồn lòng người phiên dịch, không ai khác chính là người sau.

Alexandre vừa phiên dịch vừa cảm thấy khí lạnh chạy dọc sống lưng, ông nhớ lại cách đây 2 tháng khi họ được đưa đến trại Hoa Cải thì đoàn của họ có chừng trăm người, bao gồm không ít binh lính hộ vệ trang bị đầy đủ khiên giáp, lại đi vào ban ngày ban mặt.

Ngược lại với Alexandre, quang cảnh hoang sơ tươi đẹp của núi rừng dưới ánh chiều tà hiện lên trong mắt Bard như một bản nhạc du dương và những vần thơ gợi cảm.

Về phần Nguyễn Bảy thì hắn đơn thuần coi thường, mặc dù không sinh ra ở chốn này nhưng thời gian ở Trường Sa của hắn cũng khá dài, tính đâu ra đấy cũng gần 10 năm.

“Nơi này mà còn cọp beo trăn rắn gì nữa.

Ngày xưa công tử trả giá cao làm phước, cánh thợ săn Sơn Việt sớm đã làm thịt hết ráo thú dữ rồi còn đâu”

Nghĩ vậy nhưng Nguyễn Bảy cũng không nói ra, hắn cho rằng những lời đồn thổi của người đánh xe không phải ngẫu nhiên, hẵn là để hù dọa người thường và gián điệp phe địch.

Xe ngựa nhìn thấy thành Trường Sa là lúc sắc trời đã nhá nhem chập tối, từ phía xa bên ngoài thành đèn đóm dâng lên lóa mắt kéo dài đến tận hào nước dưới chân tường thành, trên đầu tường thành cũng giăng đèn san sát, sáng rực cả một khoảng trời.

Tại vị trí đỉnh đồi cao xa hướng mắt xuống trông, tựa như hàng đàn tinh tú đang xoay vần chung quanh trăng sáng.

Người đánh xe lên tiếng nhắc nhở mọi người về một số quy tắc giao thông trong thành rồi ghì ngựa giảm xuống tốc độ.

Bánh xe lửng thửng trườn tới gần chốn đông vui, ở đó có những hàng quán bán đủ thứ từ đồ ăn thức uống đến sản phẩm thủ công mỹ nghệ, ở đó có già trẻ gái trai tay trong tay nô nức dạo quanh, ở đó còn có những lều sạp tổ chức vui chơi đang chuẫn bị mở cửa đón khách, ở đó bầu không khí vừa tưng bừng đông vui mà cũng ngay ngắn trật tự.

Nó tạo cho Alexandre một cảm giác khó tả bởi vì ngoại trừ lễ diễu hành trong đấu trường Colosseum, mồ chôn của các anh chị em tín hữu, thì ông chưa từng gặp qua một cảnh tượng giàu sức sống như hiện giờ.

Với chàng du ca Bard, người từng trãi nghiệm không khí hoa lệ ở các thành phố Roma vào mùa lễ hội, thì đó là sự kết hợp hoàn mỹ giữa buổi lễ đăng quang hào nhoáng của bạo quân tự kỷ Commodus và ngày lễ tôn vình chí cao thần phụ, Saturnalia, thời điểm mà nô lệ có thể được chủ nô đối xử bình đẳng như một công dân tự do.

Asiana không có loại cảm nhận quái đản đối nghịch nhau như 2 ông kia bởi nàng đã sớm quăng đi lớp vỏ ngoài vạn năm nghiêm túc để hết thò cổ ra khỏi cửa sổ trái lại chui đầu ra ngoài cửa sổ phải, hớn hở ngó nghiêng khắp chốn mọi phường.

Nếu không phải người đánh xe sớm nhắc nhở trước và đến giờ vẫn còn liên tục lải nhải thì có lẽ cô nàng đang hồi xuân này đã sớm nhảy xuống xe để xin một vé về thời bé con, ngày mà người Amazon vẫn còn được Rome cho phép đến Olympus tham dự thần vận hội.

Cảnh tượng nô nức đông vui là thế nhưng khi đến sát lại thì những hành khách trên xe ngựa phát hiện một điều lạ kỳ là người ta chỉ ra vào thành qua cửa nhỏ và đường thuyền từ bến cảng, còn con đường bộ chính dẫn vào thành lại cực kỳ trống trãi, tuyệt nhiên không có ai chen ngang vào.

Điều này khiến cho chiếc xe ngựa của họ trở nên có phần đặc lập độc hành chẵng giống ai khi nó tiến thẳng vào con đường trống trãi ấy, Asiana cũng nhanh chóng rụt cổ vào lại trong xe khi phát hiện xung quanh có vài đứa bé chỉ về này bàn tán.

Binh lính ở trạm gác dường như đã được thông báo trước, cử ra một đội binh lính 6 người hộ tống xe ngựa vào thành.

Qua lớp rèm he hé, Asiana thấy dọc theo hai bên đường dựng lên hai hàng trụ đèn thẳng đều nối từ trạm gác đến tận cổng thành, ngay cả trên cầu treo bắc qua hào bảo vệ cũng giăng đèn sáng loáng, mỗi trụ đèn đều có binh lính đứng gác giữ gìn trị an, thi thoảng họ tụ thành tốp 5 tốp 3 bên một bàn ghế chất đầy đồ đạc linh tinh.

Asiana bất chợt nhìn thấy một đôi nam nữ trung niên dắt theo một bé gái đang khóc lại chỗ bàn binh lính tụ tập, họ nói chuyện gì đó rồi rời đi để lại bé gái.

Lúc này tiếng Alexandre vang lên, ông vừa mới hỏi thăm gì đó từ người lái xe:

“Đây là quy định mới ban ra hồi năm ngoái để đề phòng giặc cướp nhân dịp lễ hội tiến đến phá rối.

Dường như năm ngoái phía bắc có chiến loạn rất lớn, đôi lúc có kẻ xấu trà trộn đến nơi này.

Họ chừa trống con đường này chủ yếu là để thuận tiện điều động quân lính và sơ tán bình dân ra vào thành”

Gặp không khí trong xe giống như chùng xuống, tiếng nói của người lái xe lại vang lên:

“Mọi người cứ an tâm, Liêu Hóa sớm đã bị đánh chạy, có người nói bị Trương Tướng Quân bắt giết, có kẻ bảo chạy đến Thanh Châu, nói chung là Kinh Tương bây giờ an bình lắm”

Toàn tên riêng, Alexandre cũng chịu, Nguyễn Bảy phiên dịch hộ:

“Ổng nói bọn cướp đã sớm thua chạy rất xa, thủ lĩnh của chúng nghe nói đã chết hoặc trốn đến Thanh Châu.

Thanh Châu ở đông bắc, cách nơi đây gần ngàn mille”

(P/s: Roman mille = dặm La Mã = 1 479 m International mile = dặm SI = 1609.344 m.

May mà giáo dục phổ thông dùng hệ SI cơ bản.

Chỉ riêng wiki đã liệt kê ra khoảng 20 đơn vị mile khác nhau, học sinh mấy nước đó đi thi olympic toán lý chắc hơi khổ)

Bởi vì đường trống, cổ xe ngựa không mất nhiều thời gian để vào đến trong thành, cũng là nơi mà hiện ra trước mắt họ mới thật sự là một bức tranh hoa lệ, bài ca hoành tráng, hoặc giả, là không có lời nào mô tả hết được sự bất ngờ đến có phần choáng ngợp của những vị khách đường xa.

Bắt đầu với thân phận sơn tặc, sau đó trà trộn vào đoàn người di dân, rồi chuyển sang thành phần bất ổn cần đi cải tạo, tổ 3 người chưa từng được chứng kiến những đường nét tuyệt mỹ xa lạ trong thành thị phương đông.

Thậm chí không chỉ họ mà ngay cả Nguyễn Bảy cũng phải giật mình bởi Trường Sa không thể nói là khoác lên quần áo mới mà phải nói là thay xương đổi thịt.

Nó trở nên sầm uất, trù phú, hoa lệ và đặc biệt là quyến rũ hơn bất kỳ một tòa thành nào dọc khắp hành trình đông tây rồi lại tây đông của hắn.

Nguyễn Bảy không biết rõ quy mô dân số và diện tích của Trường Sa hiện tại thế nào nhưng hắn tin chắc rằng chỉ cần đủ người vào ở thì nó tuyệt đối sẽ vượt qua Lạc Dương, Rome hay Dhanyakataka trong trí nhớ hắn.

Cổ xe ngựa lăn bánh qua những kiến trúc mới lạ trộn lẫn Việt, Hán, Thái, Miêu, và nhiều nhiều nữa đến nổi người bản địa như Nguyễn Bảy đều nói không rõ.

Đường phố thì sạch sẽ tươm tất cứ như thể đâu đâu cũng là cửa nhà quan, dòng người ngược xuôi trên đường tuy xô bồ nhộn nhịp nhưng rất ít gặp phải cảnh xô đẩy lấn lướt nhau.

Khắp phố phường giăng đèn kết hoa với đủ các phong cách sắc thái khác nhau, có hình thù đơn giản trừu tượng vừa nghiêm trang vừa vị cổ kính, có uốn lượn thanh thoát tao nhã tạo màu sắc tự nhiên, cũng có những đèn hoa mô phỏng theo động vật nhỏ và các nhân vật kỳ lạ tăng thêm phần sinh khí cho lễ hội.

Đi kèm với những sắc hình bắt mắt là tiếng cười nói hân hoan phủ khắp thị thành, trong nhà ra ngoài ngõ, hẻm nhỏ vào đường lớn, trên những thuyền lâu và trên những lầu cao.

Có thể nghe ra tiếng trẻ con nô đùa, xen lẫn giọng trách yêu ồm ồm mà trầm ấm của các cụ già, đám thanh niên nam nữ cũng cởi mở reo ca tựa như chim oanh chim yến gọi bầy.

Lụa là gấm vóc tuy không phải chủ lưu nhưng tuyệt nhiên chẵng nhìn thấy cảnh nhếch nhác lem luốc, ngoại trừ một vài quầy chưng màu nước vẽ tượng, nơi một vài kẻ tinh nghịch vừa mới quết hoa văn lên mặt bạn mình.

Ngay cả những hàng quán đồ ăn nổi lửa khử dầu thơm phức ven đê sông cũng xa xỉ tặng kèm cho khách giấy bao và giấy ăn để họ không bị dầu mỡ lấm lem vào người.

Điều này gây chấn động nhất với Alexandre, người biết giấy quý đến mức nào, đặc biệt là sau khi mới cảm nhận giấy Giang Nam vào buổi sáng nay.

Hành khách trên xe, bao gồm cả Nguyễn Bảy, đều không tin nơi này chẵng có ai nghèo khó, nhưng quả thật là dù họ có căng mắt ra nhìn cũng chẵng thể khẳng định chắc chắn đâu là kẻ bần cùng trong đám đông nhộn nhịp.

Phú quý có lẽ chẵng thể bao trùm tòa thành này nhưng sức sống thì có.

Nó như một thứ nước hoa êm dịu mà cũng nổi trội, lan tỏa theo gió mát, ánh sáng và tiếng nói cười đi khắp cả Trường Sa, trang bị tòa thành và con người nơi đây bộ khí giới hùng mạnh của văn minh.

Ma nghèo quỷ đói hẵn là vì thế mà đã bị đuổi chạy xa.

Dường như những khoảnh khắc đẹp thì đều trôi qua nhanh.

Khi mắt còn chưa nhìn đã, tai chưa nghe đã, mũi chưa ngửi đã, các giác quan đều chưa thỏa mãn, thì xe ngựa đã dừng lại ở điểm đến cuối cùng,

Trụ sở của Đại Nam Đồng Minh Hội.


【Hạo Kiếp Kết Thúc, Diệt Kiếp Tái Hiện!】


【Minh Tộc Xâm Lấn, Tiên Ma Đại Loạn!】


【Đại Năng Trọng Sinh, Quỷ Tài Xuất Thế!】


【Tiên Lộ Hiện, Yêu Nghiệt Tranh Phong!】

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website MeTruyenVip.com
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK