Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Sáng hôm sau, cơm nư ớc xong, Lê Đàm gọi cho Anh Võ vào gặp sư Nhuệ, đợi Anh Võ tới, Lê Đàm bèn ra ngoài để hai ngư ời nói chuyện với nhau…

Anh Võ bây giờ đã là một thiếu niên đất đế đô, trông ra dáng thư sinh dòng dõi.Hôm nay lên gặp khách quý, Võ mặc áo dàI lụa màu tím nhạt, đầu chít khăn nhiễu tang giang, lại cài thêm chiếc bút lông bên vành tai, bư ớc đi khoan thai, nho nhã. Thoạt trông thấy Anh Võ, sư nhuệ chột dạ nghĩ thầm: “Chà! Gư ơng trán và cái cằm,… Chú bé càng lớn càng giống thầy như tạc một khuân!”. Anh Võ chư a kip vái chào, nhà sư đã chỉ chiếc ghế bên cạnh, bảo ngồi xuống và phá tan mọi ngăn cách bằng một câu mở đầu rất tự nhiên:

- Sống ở đây với anh Đàm và Bình Nguyên Vư ơng, em thấy dễ chịu không?

- Dạ!

- Em vẫn đư ợc mọi ngư ời trong vư ơng phủ yêu mến đấy chứ?

- Vâng…

- Lần trư ớc ta lên viếng mộ bá phụ, việc tang bối rối không tiện gặp em. Như ng khi bá phụ ta còn sống ờ… những năm ấy em cũng đã bắt đầu khôn lớn rồi… chắc ngư ời đã có lần giảng giải cho em biết về tình nghĩa khăng khít giữa anh em chúng ta?

Anh Võ chớp chớp mắt cố moi móc nhớ lại những việc đã qua. Cho đến nay cũng chỉ mới biết sư Nhuệ là cháu ruột của ông họ Cao và là bạn thân thiết của anh Đàm. Khi còn sống, có bao giờ thầy học mình hé răng nói một đièu gì về ngư ời cháu này đâu? Sao Cao Nhuệ lại nói là có tình anh em khăng khít với mình?

Anh Võ đang phân vân, nghe lại nhà sư gịc:

- Đúng như thé, phải không em?

- Dạ…

Nhà sư cư ời lớn:

- Chú em của ta khá lắm. Ai hỏi gì cũng chỉ “dạ” với “vâng”. Như vậy là kiệm ngôn, chín chắn. Như ng ta muốn hỏi em một câu này… - Nhà sư bỗng đổi giọng nghiêm trang: - Anh Võ, có bao giờ em nghĩ về cha không?

“Trời tạo hóa sinh ra con ngư ời ta, có mẹ, phải có cha. Mình có phải gỗ, đá đâu mà nhà sư lại đặt ra câu hỏi như thế?”. Lòng tự ái trỗi đậy Anh Võ đỏ bừng hai vành tai, nín thở trả lời:

- Tôi là một đứa bé mồ coi cha. Xin ngư ời đừng chế giễu!

Cao Nhuệ đứng bật dậy chắp hai tay trư ớc ngực:

- Mô phật! Xin thề với Đức như Lai… nếu con có ý ché giễu những ngư ời côi cút, cô quả thì đừng bao giờ Phật Tổ cho con mở mắt nhìn thấy chúng sinh.

Anh Võ đứng dậy làm theo:

- Tôi không biết thề, như ng xin có lư ơng tâm chứng giám: từ lúc biết làm ngư ời trong thấy trời đất

là từ lúc tôi phải chụi đựng mối hoài nghi vô lý. Cuộc đời không ai chịu mách cho tôi biết cha tôi là ai. Nếu ngư ời đã chết rồi thì cũng phải chỉ cho tôi nấm mồ ngư ời an nghỉ, để hàng năm đến tiết thanh minh, ngư ời khỏi chịu cảnh khói lạnh, hư ơng tàn chứ! Tại sao? Tại sao? Cả mẹ tôi , cả anh Đàm… - Anh Võ ngư ớc nhìn lên vẻ mặt hối hận của nhà sư - và tất cả…, các ngư ời đều giấu kín tông tích cha tôi. Càng hiểu biết nhiều thì tôi càng thấy đời mình vô nghĩa. Mà tôi đau phải là kẻ bất hiếu, bất mục, vô thuỷ, vô chung,… các ngư ời tốn công của cho tôi ăn học làm gì nữa…

Anh Võ càng nói giọng càng tấm tức, ai oán.

Nhìn gư ơng mặt đau khổ của chang thiếu niên cư ơng trực, Cao Nhuệ như nhìn thấy hiện thân oan trái của ngư ời thầy tôn kính. Nhà sư lặng ngư ời đi, không làm chủ đư ợc mình nữa, lảo đảo bư ớc tới đặt tay lên đôi vai của Anh Võ đang run lên dư ới làn áo lụa mỏng:

- Thôi đư ợc, đáng lý ta phải cần đắn đo hơn nữa và em cũng phải biết nhẫn lại hơn nữa. Hay ít ra ta cũng phải bàn bạc với anh Đàm trư ớc. Như ng nói cho cùng, những điều dù bí ẩn đến đâu, dù đau khổ đến đâu, đến một lúc nào đó con ngư ời cũng phải biết, để chịu đựnh, để vư ợt qua, để rồi lại tiếp tục chịu đựng và vư ợt qua những thử thách lớn lao hơn. Kinh phật gọi đó là nỗi khổ khôn cùng của kiếp trần luân…, còn đạo lý của thầy ta thì nói: đó là cuộc đấu sức giữa cái tà và cái chính, và cuối cùng cái chính sẽ thắng cái tà. A di đà Phật! Đạo của nhà Phật và đạo của thầy, đều không có gì trái với đạo trời đất.

- Ôi! Nhà sư … - Lúc này Anh Võ đã trở lại bình tĩnh, như ng giọng của em có vẻ chua chát, lạnh lùng - Ngư ời nói những gì cao siêu quá, đầu óc kẻ tiểu sinh này không tài nào hiểu nổi! Ngư ời hãy trả lời thẳng vào nỗi khát khao mong mỏi của đứa bé tội nghiệp này đi! Cha tôi là ai? Cha tôi là ngư ời như thế nào?

Bây giờ Cao Nhuệ mới thốt lên:

- Cha em là thầy học của ta, thầy học của anh Lê Đàm. Ngư ời có nhiều đệ tử ở kinh sư và hầu khắp mư ời lă đạo trong cả nư ớc. Cha em là ngư ời đã giúp đức Thái Tổ Cao hoàng đế dấy nghiệp, là bậc đệ nhất khai quốc công thần của tiêu triều. Cha em là… là quan hành khiển thừa chí Nguyễn Trãi, là quan tri tam quán sứ gián nghị đại phu… Là ngư ời bị bọn xiếm nịnh trong triều khép tội giết vua nên bị tru di tam họ, chỉ còn để lại giọt máu duy nhất là…

Nghe tới đó, Anh Võ chỉ kịp kêu lên mấy tiếng: “Cha! Cha ơi!” rồi gục xuống mép bàn ăn thư lặng ngắt…

Lê Đàm bư ớc vào trông thấy cảnh ấy, hiểu ngay mọi chuyện. Chàng nhìn Cao Nhuệ có ý trách móc, hồi lâu, Anh Võ mới bật tiếng nức nở. Nhà sư ra hiệu cho Lê Đàm im lặng, rồi giả bộ bất bình lên tiếng:

- Nư ớc mắt! Ta đã nhìn thấy nức mắt chúng sinh chảy nhiều. Thật là vô ích, thất là vô nghĩa!. Nếu nư ớc mắt mà làm thay đổi đư ợc số phận rửa hết oan khiên, hà tất phải đợi đến lúc này ta mới nói cho em rõ những điều bất hạnh? Nếu nư ớc mắt mà làmcho máu ngừng chảy, đầu ngừng rơi, làm cho kẻ bạo tàn độc ác, tỉnh ngộ, thì ngư ời tráng sĩ không còn phải mài gư ơm rèn chí, kẻ trư ợng phu không phải nằm trên gai nếm mật, và ta Cao Nhuệ này, không còn phải khoác áo cà sa, giam hãm họcvấn của mình nhiền năm trừng trong am thanh động vắng! Ôi! Ta đã nhầm chăng, vì đã vội giẫi bày gan ruột của ta trư ớc một tâm hồn yếu đuối! Không ! Ta không thể nhầm đư ợc! Chẳng nhẽ chàng thanh niên đang ngồi trư ớc mặt ta mang cốt cách khí tiết dòng máu anh hùng của thầy học ta, lại là một con ngư ời làm cho ta thất vọng?

Những lời đanh thép đó như có sức kéo Anh Võ ra khỏi cơn ác mộng khủng khiếp. Võ nuốt nư ớc mắt, ngẩng lên nhìn hai môi sinh của cha mình - cũng là ngư ời anh thân thiết nhất - bằng cái nhìn rực lửa:

- Vởy thì các anh bảo em phải làm gì bây giờ? Phải làm gì để trả thù cho cha em, cho nỗi oan ba họ?

- Khoan đã! - Cao Nhuệ lại trở lại giọng từ tồn bình thư ờng - Trả thù? Trả thù kẻ nào? Ngững đầu têu chủ mư u giết cha em thì chúng đề đã bị quỷ thần trừng phạt. Tuy nhiên, phe cánh của chúng, những kẻ thâm độc bạo tàn như bọn chúng vẫn còn nhan nhản trong triều. Bọn này là kẻ thù không đội trời chung của dân lành. Chúng luôn bày đặt ra những âm mư u chư ớc đại gian đại ác để chống đối với đại nhân đại nghĩa là cái chí lớn cao vòi vọi của thầy ta. Nếu em biết nối chí, nối nghiệp cha, cố gắng dùi mài kinh sử, đem tài đức ra thực hiện các đạo lý cao cả của cha em, các anh nghĩ rằng, không những em trả đư ợc mối thù riêng, rửa đực mối oan riêng cho cha, cho ba họ, mà còn rửa đư ợc mối thù chung cho muôn cuộc đời đau khổ, báo đền cho trăn họ mai sau.

Trong cuộc đời tu hành, đây là lần đầu tiên Cao Nhuệ nói nhiều thế. Không phải nhà sư thuyết pháp về đạo Phật, mà nói về những con ngư ời tôn sư trọng đạo, những ngư ời bạn đồng môn son sắt của mình, nói cho Anh Võ hiểu thấu cái lý sâu xa, cái đạo lý đã thấm sâu trong lòng dân, mạch đất, cái đạo lý:

Lấy đại nghĩa mà thắng hung tàn
Lấy chí nhân mà thay cư ờng bạo.

Ngày Anh Võ nhận ra nỗi đau đớn nhất cũng là ngày em đư ợc tiếp xúc vói những tình cảm lớn lao về lẽ làm ngư ời, về tình yêu đất nư ớc. Em tư ởng mình vừa bị rơi xuống một vực thẳm, lại từ đáy vực mà nhìn lên bầu trời lung linh vời những dải mây ngũ sắc, và lạ thay những dải mây ấy như đang sa xuống thấp để có một sức mạnh kỳ diệu, cuốn em ra khỏi lòng vực cùng bay bổng lên khoảng thanh cao…

Chàng thiếu niên đau khổ ấy từ nay bư ớc vào một cuộc sống đầy ý nghĩa. Chàng không còn là một chú bé mồ côi cha náu mình trong vư ơng phủ, ngày đêm luôn băn khoăn vì chư a rõ gốc tích đời mình. Chặt đứt hoài nghi, tuyệt vọng, chàng quyết theo gót những bậc đàn anh, thực hiện cái chí lớn của ngư ời đã khuất. Ngay hôm ấy Anh Võ đòi Lê Đàm cho phép chàng đư ợc đi Côn Sơn cùng Cao Nhuệ.

Những ngày ở Côn Sơn là những ngày Anh Võ cảm thấy tâm hồn thanh thoát nhất. Không có gì ràng buộc. Chàng không phải dè dặt giữ ý khi ra vào, những khi ăn nói như cung cách trong phủ Bình Nguyên vư ơng. Cảnh sống tĩnh mịch ở đây với sư Nhuệ khác hẳn với cảnh sống náo nhiệt ở chốn kinh sư . Chùa Tư Ân và núi rừng Côn Sơn là thế giới riêng của nhà sư . Nhà sư trân trọng nói cho Anh Võ hiểu từng di tích một. Nư ớc suối, hoa rừng, mây trời, gió núi, cái kho thiên nhiên vô tận ấy từ xư a đã đư ợc chọn làm nơi di nhân ẩn dật của Nguyễn Trãi và các bậc tổ phụ, bây giờ và mãi mãi về sau này, lại trở thành nơi di dư ỡng của những tâm hồn phóng khoáng, Hằng ngày, trên đư ờng đi từ chùa đến nôi mộ phần của cha, đi dư ời những rặng thông già cổ kính, Anh Võ không dám bư ớc chân mạnh. Chàng sợn làm lay động giấc ngủ ngư ời quá cố. Chàng lắng nghe tiếng nư ớc chảy róc rách, tiếng lá reo rì rào và lắng nghe cả hồn mình:

Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

Lời thơ của cha lúc này là lời ru ngọt ngọt ngào gợi lại cho chàng những nỗi niềm quá khứ. Như ng càng đi sâu vào quá khứ, chàng càng thấy cay đắng, xót xa. Tiếng suối chảy đâu còn là tiếng đàn cầm êm ái! Chàng nghe nó như tiếng than van hờn oán, như một lời quở trách, như một sự thôi thúc trả thù… “Bọn chúng là kẻ thù không đội trời chung của dân lành. Chúng luôn bày ra những mư u chư ớc đại gian đại ác để chống đối với đại nhân đại nghĩa là cái chí lớn cao vòi vọi của cha ta…”.

Từ hôm đư ợc Cao Nhuệ cho biết sự thật về đời mình, Anh Võ suốt ngày đếm mơ tư ởng đến cha. Chàng cố hình dung ra một nét mặt hiền từ, có vầng trán rộng, có cái nhìn yêu thư ơng sâu thẳm, có chòm râu bạc như cư ớc, ẩn dấu một nụ cư ời độ lư ợng. Có lần chàng nắn nót vẽ trên trang giấy nét mặt mà chàng hằng tư ởng tư ợng. Lần đó - mới mấy ngày trư ớc tại chùa Tư Ân này thôi - Cao Nhuệ bắt gặp. Anh Võ lúng túng giữ tờ giấy toan giấu đi, chú bé hay đâu nhà sư đã mang đến cho chú nỗi mứng lớn bất ngờ. Thời mẹ con vua Nhân Tông và bọn hoạn quan Tạ Thanh, ông già họ Cao - vì giữ trọn lời hứa với cháu ruột là Cao Nhuệ - đã gắng hoàn công pho tư ợng Nguyễn Trãi. Sau khi biết bá phụ bị lâm nạn, Cao Nhuệ đã lần mò về Lam Kinh, tìm nơi giấu pho tư ợng rồi đư a về Côn Sơn giữ làm pháp bảo chùa Tư Ân…

Qua những nét phác thảo còn non nớt của Anh Võ, Cao Nhuệ nhận thấy cái tranh có vẻ gì phảng phất giống khuông mặt của thầy. Bất giác nhà sư bình luận:

- Mô phật! Lòng ái mộ giúp con ngư ờ hiểu đư ợc cái nhân, cái thiện. Như ng cũng phải có tài nghệ nữa, thì con ngư ời mới diễn tả đúng cái chân, cái thiện ấy.

Rồi nhà sư dẫn Anh Võ đến trai phòng của mình. Nhà sư mở then cài cửa sau, hai ngư ời bư ớc theo những bậc đá thấp dần và đi xuống một chiếca, xây hình bán nguyệt, bên trong tói như bư ng. Khi ngọn nến đư ợc thắp lên, Anh Võ thây hiện ra trư ớc mắt mình hai pho tư ợng uy nghi nồi cạnh nhau. Linh tính báo cho em biết ngay pho tư ợng bên trái là… cha mình. Quan thừa chỉ ngồi tựa lư ng vào một chiếc kỷ có ngai, đầu đội mũ cánh chuồn, nét mặt trầm tĩnh, hai lòng bàn tay để ngửa trên hai đầu gối; từ những chi tiết nhỏ nhất đến hình khối toàn bộ toát ra một phong thái ung dung tự tại, một sự cân đối tuyệt mỹ. Anh Võ phăng phắc bỗng những nét nhăn như bắt đầu nhíu lại trên vầng trán rộng, đôi mắt đang mơ màng nhìn vào cỗi hư vô vụt trở nên sống động lạ thư ờng. Đôi mắt như nhìn thấu coic sâu thẳm tâm hồn, đọc róc từng ý nghĩa và có phép mầu nhiệm làm sáng tỏ tất cả những đièu u ẩn chứa chất bấy lâu…

Phút xuc động qua đinh, Anh Võ trở về thực tại. Chàng tỏ vẻ băn khoăn, hỏi nhà sư :

- Anh Cao, em không thể không biết tên tuổi ngư ời đã dùng tài nghệ thầm lặng của mình làm cho thân phụ em trở nên bất tử… là ai?

- Đó là một bậc thầy tạc tư ợng, ngư ời bác ruột xấu số của ta. Em cũng đừng nên nhắc đến nữa.

- Trời! Em muốn thầy học của em, ông già họ Cao ấy cũng trở nên bất tử. Tiếc rằng ba năm đèn sách bên thầy, em không biết học thêm ngón tài nghệ riêng đó để ngày nay có thể khắc hoạ lại. Em biết lấy gì để báo đáp thầy?

- Báo đáp ư ? - Cao Nhuệ lấy lại giọng từ tốn - Ta và anh Đàm chẳng đã có lần nói với em: trả thù cho cha không bằng nối hí, nối nghiệp cha; báo đáp cho một ngư ời sao bằng báo đền trăm họ. Em có biết lúc này trăm họ đang chờ mong gì ở những ngư ời quyết định vận nư ớc hay không?

- ???

- Em có biết lúc này anh Lê Đàm và các bậc đại thần huân cựu đang phải chuản bị để ứng phó với tình thế gấp gáp như thế nào không?

- ???

- Và ngay kia, dư ới chân núi này thôi, em có biết những ngư ời dân lành đang rục rịch kéo vef kinh sư vào một ngày mà cả nư ớc sẽ một phen sống mái với bọn phản loạn Nghi Dân đó không?

Giồ đây trên đư ờng về Chùa Tư Ân, đi dư ới những rặng thông già cổ kính, nghe tiếng suối chảy rì rầm hoà với tiếng lá reo, Anh Võ lại tự mình lặp lại những câu hỏi của nhà sư … Chàng lẩm bẩm: “Lạ thật! Hôm chia tay anh Lê Đàm để về Côn Sơn với anh Cao Nhuệ, sao ta chư a thấy hé ra một điều gì? Trông phong cảnh núi sông vẫn êm ả thanh bình mà, cứ như anh Cao Nhuệ nói, có lẽ “đất bằng nổi sóng” đến rồi chăng?”.

Quả nhiên việc trọng đại đã tời. Nửa đêm hôm ấy, Cao Nhuệ đóng cửa động, bái biẹt cảnh chùa. Nhà sư cùng Anh Võ xuống núi. Nghĩa binh Côn Sơn đã tề tựu cả trư ớc nhà cụ chủ quán phía gốc đa đầu làng. Đêm nay đoàn ngư ời sẽ trẩy gấp về kinh.

° ° °

Cứ như mật lệnh mà Lê Đàm đã rỉ tai trư ớc với Cao Nhuệ thì vào giờ thìn ngày mồng sáu tháng sáu sẽ khởi sự. Ngày hôm ấy là ngày Nghi Dân thiết triều làm lễ đăng quang, xong ban yến hậu thư ởng cho bọn có công lớn đã phò hắn lên ngôi. Tên giám ti và bọn Đồn, Ban tấp tểnh sắp đư ợc mặc áo đại hồng dệt hoa kim tuyến tròn, đội mũ cao sơn, thắt đai thếp bạc vào sân rồng đứng nhất ngư ởng trư ớc trăm quan. Cũng ngày hôm ấy ở kinh đô mở hội khánh thành đài kiểm lư ơng. Các quan điện tiền, điện hậu sẽ thân hành bư ớclên đài đọc chúc hiểu dụ dân chúng các trấn,lộ , châu, huyện hãy cố gắng sức lao động tăng thuế , nộp thêm lư ơng cho nhà vua bù vào sự hao hụt của công nhoe. Đây lại là một dịp lũ vua quan tìm cách bóp nặn, vơ vét dân lành. Chính chỉ tin vào những điều quái gở, lo phải nhìn thấy sao Xuy Vư u mọc là điềm trời oán mà chúng không hề nghĩ đến nỗi dân oán, không hề lo cho số phận hàng triệu ngừi lam lũ đã phải bán vợ đợ con, nhịn ăn, nhịn mặc, è cổ ra gánh vác trăm thứ sư u dịch cho triều đình. Phải nhân cơ hội này vạch mặt bọn giả nhân giả nghĩa, giúp thiên hạ đoạt lấy bắt cơm manh áo…

Kế hoạch định trư ớc là trong khi bộ chỉ huy nội điện lật đổ bè đảng Nghi Dân ở trong triều thì sẽ có hiệu lệnh đặc biệt báo cho bên ngoài biết. Nghĩa binh sau khi chiếm đư ợc các kho thóc, kho lư ng và kho vũ khí, đại bộ phận sẽ kéo đến bao vây khu hoàng cung chặn đư ờng tiếp viện và đư ờng rút lui của quân Nghi Dân. Số ngừi còn lại đư ợc tuyển chọn kỹ càng, mặc đồng phục, đeo gư ơm trần, đứng túc trực ở cửa Đông, đợi lệnh sẽ đem kiệu theo các đại thần vào Gia-đế để rư ớc minh chủ về lên ngôi. Những ngư ời nghĩa binh Côn Sơn đư ợc chỉ định dẫn đầu các cuộc hộ vẹ trợ chiến khi cần thiết.

Như ng sắp đến ngày khởi sự thì Lê Đàm bị sa vào tay bọn gian quân. Tình thế hết sức bất lợi.

° ° °

Khác với thư ờng lệ, sáng nay Gia vư ơng Lê Tư Thành đã ngồi vào bên án thư đọc đư ợc hàng chục trang sách mà vẫn chư a thấy quan thần tuỳ sang hầu. Vư ơng nhìn qua song cửa. Những bông hoa mặt trời đỏ rực nở bừng tự bao giờ đang nghiêng cánh về hư ớng đông để rơi xuống thảm cỏ những giọt sư ơng mai long lanh như ngọc. Vư ơng lẳng lặng rời thư viện dọc theo hành lang đi ra phía vư ờn sau. Ôi! Con “hồng mao” của Lê Đàm không thấy ở trong tàu ngựa nữa! Quan thân tuỳ đi đâu từ đêm hôm trư ớc chư a về? Sách hay thì trong thư viện của vư ơng phủ thiếu gì! Hay là… Phải rồi, gần đây Lê Đàm thư ờng hay đi tới nhà các bậc huân cựu. Như ng chẳng lẽ nói chuyện thâu đêm suốt sáng, bỏ vắng cả công đư ờng, lại không hề xin phép ta một lời? Vư ơng băn khoăn quay gót trở vào… Vừa lúc đó gia nhân đều báo có tin “hoàng huynh” vời vào chầu.

Cứ mỗi lần phải đi gặp ngư ời anh cùng cha khác mẹ, Gia vư ơng Lê Te Thành lại cảm thấy khó khăn lo lắng. Nghi dân nói một đằng làm một nẻo. Đôi mắt của y lim dim một cách gian hùng, bộ mặt dẹt trắng bệch phẳng lặng như một tờ giấy, lúc giận, lúc vui, khó mà ai đoán biết. Mở miệng ra, một điều “vì tổ tông”, hay một điều “vì máu mủ”. Bỗng vì cái ngai vàng, đã giết em là Bang Cơ dễ như trở bàn tay. Chả biết do kẻ nào mách lẻ, Nghi Dân mang máng biết Te Thành thích sư u tầm thơ văn Nguyễn Trãi. Một lần - lúc Nghi Dân còn là Lạng Sơn vư ơng đến tập bài bên phủ Kinh Diên - gặp Thành đang lúi húi trư ớc giá sách cũ, y nói rất tự nhiên:

- Anh nghe ngư ời ta nói “Nguyễn Trãi viết thư , thảo hịch giỏi hơn hết một thời”. Anh cũng đã nhọc công bói tìm kho sách cũ mà không hề thấy sót lại bút tích của thừa chỉ - Rồi y làm bộ khẳng khái:

- Giết xong Trãi, ngư ời ta đốt tuốt luôn mọi thứ. Hừm! Văn tự là văn tự, có lư u lại cũng chỉ là giấy trắng mực đen, sợ gì Trãi đội mồ sống dậy làm loạn một lần nữa cơ chứ?

Lê Tư Thành nghĩ thầm: “Giấy trắng mục đen không làm sống lại ngư ời, như ng có thể làm cho con ngư ời hiểu đư ợc lẽ sống, chết. Đó là thứ hùng văn, nó còn mạnh hơn gư ơm, giáo…”. Tuy nhiên, biết không nên thực bụng với Nghi Dân, Gia vư ơng trả lời quấy quá:

- Em còn trẻ ngư ời non dạ, thấy sách cũ, sách mới, đều ham đọc, tiếc rằng chư a am tư ờng nghĩa lý là bao! Xin anh chỉ giáo cho thêm.

… Đến khi cư ớp đư ợc ngôi, quả thực có một hồi Nghi Dân chăm chú tìm đọc Nguyễn Trãi. Y hy vọng văn tài bậc lão thần kiệt xuất ấy có thể biện hộ cho những hành động đen tối của y. Như ng càng đọc, y càng thấy lư ơng tâm bị tố giác, càng thấy cuộc đời không cón chỗ nào cho y bám víu:

Làm việc theo lối trị, thế nào cũng nên

Làm việc theo lối loạn, thế nào cũng hỏng…

Từ đấy y hoàn toàn chán ghét Nguyễn Trãi. Y xuống chiếu một lần nữa, cấm ngặt ciệc lư u trữ, lư u hành mọi di cáo của “kẻ loạn thần”. Lời chiếu này ghi rõ: “Nguyễn Trãi can tội bất trung. Kẻ bất trung làm sao có đư ợc giọng văn chính khí. Văn của Trãi còn tanh hôi hơn máu của Trãi. Vì vậy, từ quan chí dân kẻ nào còn chứa chấp truyền bá van thơ Trãi là kẻ ấy rắp tâm làm loạn…”

Chỉ xét qua việc làm ấy, Tư Thành cũng đủ thấu hiểu lòng ngư ời. Hôm nay Nghi Dân lại cho vời vào cung giữa lú Lê Đàm vắng nhà vô cớ, vư ơng cảm thấy lành ít dữ nhiều. Sửa xong mũ áo, vư ơng ra đi. Lòng đầy tư lự. Tiếng là lầu nghiêm, điện cấm, như ng chỉ có mấy bư ớc chân là tới chỗ vư ơng ở.

Tư thành vào bệ kiến, thấy mẹ mình đã ngồi đợi sẵn ở đấy tự bao giờ. Vư ơng quay đầu về phía Nghi Dân chúc thọ “vạn tuế”, rồi mới đến lạy tạ vư ơng mẫu.

Từ ngày đư ợc ân xá trở về kinh sư , Ngọc Dao vẫn sống trong cảnh âm thầm của ngư ời quả phụ. Bà xin về ở chùa Huy Văn ngày đêm trông nom hư ơng khói cho vua Thái Tông và các tiên đế. Trải qua nhiều hoạn nạn tang tóc, cuộc đời nguyên phi của bà giấu kín những kỉ niệm tủi nhục, đau xót. Niềm an ủi duy nất là mụn con trai cọn sống sót. Như ng mỗi năm bà chỉ đư ợc gặp con hai lần: một lần vào ngày giỗ chồng tức là ngày cúng tế vua Thái Tông, và một lần vào ngày sinh Tư Thành. Gặp nhau, mẹ con nói với nhau điều gì, quan lễ nghi đều biên chép cả vào sổ lư u của hoàng tộc, để khi cần đệ trình lên hoàng thư ợng… Sự giám sát ngày càng ngặt nghèo thì tình cảm càng nung nấu. Ngọc Dao theo dõi từng thay đổi rất nhỏ của con. Bà mừng thầm vì Tư Thành vừa có tư chất, vừa có hiếu hạnh. Chỉ qua cử chỉ của con, bà đoán biết Tư Thành giàu nghị lực , biết nén lòng thư ơng mẹ trau dồi nghiệp lớn. Bà cũng đáp lại con trai bằng cử chỉ. Đến nỗi, đã thành thói quen, quan sát vẻ mặt, ánh mắt bà, Tư Thành ngầm hiểu mẹ đang nhắc nhở, căn dặn hay ngăn cấm điều gì.

Lức này đây, bà ngồi thản nhiên kỳ thực bà đang nhẩm tính cách đối đáp với Nghi Dân. Tên vua tàn bạo này vừa báo cho Ngọc Dao biết những điều bà không thể tư ởng tư ợng đư ợc: Lê Đàm là dư đảng của Nguyễn Trãi, mới bị bắt bỏ ngục đêm hôm qua vì có âm mư u giết Tư Thành và lập đổ nhà vua mới…

Nghe tới đó, Ngọc Dao bủn rủn cả chân tay… Chao ôi! Ghê thay lũ bất nhân! Mư ời mấy năm trời ta chư a có dịp nói với con trai ta một lời về công ơn cứu tử của vợ chồng quan thừ chỉ. Chư a có ai cùng ta gỡ cho ra mối oan vụ án Lệ Chi Viên thì nay Nghi Dân lại lấy dây oán cũ buộc thêm vào số phận mẹ con ta. Hắn hạ gục Lê Đàm hòng buộc tội con trai ta chứa chấp “dư đảng” của Nguyễn Trãi. ôi! Hỡi hồn thiêng quan thừa chỉ, xư a không có Ngư ời và bà Thị Lộ can ngăn lũ bạc ác, làm sao có đư ợc Gia vư ơng Lê Tư Thành ngày nay? ấy thế mà chúng dám bốc lửa bỏ tay ngư ời vu cáo cho Lê Đàm - kẻ môn sinh nghĩa khí đối với ngư ời thân tuỳ trung tín đối với con trai ta - rằng Đàm “đang có âm mư u giết Tư Thành …”. Ta nghe chuyện đó lạ tai giống như chuyện trời sập vậy. Bằng cớ vào đâu? Nghi Dân, mi tư ởng ta là một mụ đàn bà goá bụa, yếu đuối, mi định dùng ta để lung lạc, ép buộc con trai ta vào cạm bẫy đó chăng? Đừng hòng! Đừng hòng! Rồi mi thấy mẹ con Ngọc Dao này xử xự như thế nào?

Ngọc Dao điềm tĩnh và mỉa mai nói với Nghi Dân:

- Thật đội ơn vạn bội! May nhờ đức vua sớm hạ ngục kẻ manh tâm, chí không Gia vư ơng có lẽ bị thác oan rồi! Như ng tôi vẫn còn phân vân lắm.

Nghi Dân lạnh lùng hỏi:

- Nguyên phi phân vân điều gì?

- Tôi muốn biết đầu đuôi, chứng cớ…

- Trẫm đã nắm đầy đủ chứng cớ rồi.

Một ánh mắt giận dữ vụt loé lên Ngọc Dao cứng cỏi thách thức:

- Nếu chứng cớ đã rõ ràng, còn đợi gì bệ hạ không xử chém Lê Đàm, bên đầu kẻ phản chủ lừa vua cho diều tha quạ rỉa…

- ấy, ấy… - Nghi Dân lắc đầu cư ời khanh khách - việc nư ớc không thể làm khuất tất vậy đư ợc, còn phải đư a ra cho các quan đại thần vay vốnà toà hình viện nghị án nữa rồi đem hành hình mới công minh. Mà muốn làm như vậy, phải có ngư ời cùng một ý với trẫm, trư ớc hết hoàng đệ Tư Thành, ngư ời đã từng cấp lư ơng, ban lộc cho Lê Đàm trong hàng chục năm nay.

- Xin bệ hạ nhanh chóng cho biết đứa con trai hiếu hạnh của tôi cần phải làm gì để làm đẹp lòng bệ hạ?

- Chỉ cần… Gia vư ơng ký một chữ, nhận làm một nhân chứng.

- Nhân chứng như thế nào?

- Nhân chứng xác nhận đúng Lê Đàm là dư đảng của thừa chỉ Nguyễn Trãi …

- Trời ơi! Tôi đẻ con ra, tôi hiểu con tôi hơn ai hết… Không bao giờ Gia vư ơng lại chịu làm một việc hàm hồ đến như thế!

- Trẫm và Gia vư ơng cùng tập văn trong phủ Kinh Diên đã bao nhiêu năm tháng. Trẫm hiểu hoàng đệ phải biết chắc chắn điều trẫm đang cần biết hơn ai hết. Nguyên phi cứ chờ xem, lát nữa, lát nữa thôi mà!

Tư Thành bư ớc vào… Ngọc Dao ý tứ mào đầu câu truyện:

- Tư Thành con! Hoàng huynh đã cho gọi con sang, ắt có điều khuyên bảo. Đối với trong nhà là tình anh em, như ng đối với phép nư ớc là đạo vua tôi. Hoàng huynh hỏi điều gì, con phải tâu bày minh bạch, có thì nói có, không thì nói không, đừng vì yêu riêng, cũng đừng vì thù ghét mà bao che hay đặt điều cho kẻ khác. Côn đã biết tin thân tuỳ Lê Đàm bị triều đình bắt bỏ ngục chư a?

- ??

- Hoàng huynh bảo ngư ời đã nắm đầy đủ chứng cớ rồi đó! Mẹ trách sao dùng kẻ thân tín lại không biết phòng thân. Để xảy ra cơ sự này, há chẳng phải như cổ nhân đã nói tự mình “nuôi ong tay áo” đó sao?

Khi đã nghe đủ biết tình hình, Tư Thành điềm tĩnh nhìn mẹ rồi nhìn Nghi Dân, nói bằng giọng quả quyết:

- Thư a hoàng huynh! Nếu em dám không hổ thẹn tự nhận mình là ngư ời trung tín, em dám bảo lĩnh trư ớc thân mẫu và hoàng huynh rằng Lê Đàm vô tội. Thủa còn binh ngựa, nắm hàng ngàn binh sĩ tốt trong tay thống lĩnh ngoài cõi, Đàm vẫn một dạ tờ vua cứu nư ớc; lẽ nào luc thái bình, tự nguyện về đeo gư ơm dư ới trư ớng của em, vô cớ con ngư ời ấy lại sinh lòng phản trắc? Xin hoàng huynh xét lại xem những lời buộc tội cho Lê Đàm đã thực sự minh xác chư a?

Như nắm chắc phần thắng về mình, không buồn tranh cãi thêm một lời nào nữa, Nghi Dân lẳng lặng đặt lên tấm sập vàng trư ớc mặt mọi ngư ời một quyển sách xũ:

Lê Tư Thành thốt lên:

- “Quân trung từ mệnh tập” do thừa chỉ Nguyễn Trãi vâng soạn…

- Mà triều đình đã cấm ngặt lư u hành, - Nghi Dân đế thêm lời.

- Như ng thư hoàng huynh, hai anh em chúng ta đã cùng tình cờ tìm thấy quyển sách cũ đó ở bí thư các, vf chính hoàng huynh bảo em mang về mà đọc kia mà!

Tên bạo chúa không hề biết xấu hổ, hắn tìm lời buộc tội:

- Ta bảo hoàng đệ mang về đọc để ngẫm nghĩ sâu thêm lời văn độc địa của kẻ đã giết hại phụ vư ơng! Nào ta có xui hoàng đệ đư a cho Lê Đàm xem để hắn tán thư ởng từng câu, từng chữ, mư ợn cớ khen văn “loạn thần” rồi âm mư u làm loạn đâu! Quan ngự sử đài đâu?

- Dạ… ạ ạ! Muôn tâu bệ hạ… - tên giám ti mới đư ợc thăng chức ngự sử đài, đứng nấp kín ở đâu bây giờ mới thấy ló bộ mặt béo ị.

- Dạ… ạ ạ!

… Kẻ đư ợc gọi làm chứng mặt xanh như chàm đổ, hết lấm lét nhìn Tư Thành lại ngư ợng ngiụ nhìn trộm nguyên phi Ngọc Dao. Hắn không phải là kẻ nào xa lạ mà chính là tên lính canh cổng ở phủ Bình Nguyên vư ơng. Nhìn thấy hắn, Tư Thành giận sôi máu. Thì ra, Nghi Dân và bọn gian nịnh từ lâu vẫn rắp tâm theo dõi hành vi của ta và Lê Đàm. Bọn chúng bày kế cho tên lính canh giả về nghêu ngao ngâm bài thơ “Vô đề” của Nguyễn Trãi đểdò lãi thái độ Tư Thành này và biết đâu. Không, không còn nghi ngờ gì nữa cả, chắc chắn cũng chính tên lính này đã làm nội gián, thám báo hết mọi chuyện giữa ta và thân tuỳ, giữa ta và Cao Nhuệ những đêm cùng nhau tâm tình bên án sách…

Vốn bản tính cao thư ợng, không quen đối phó với những mư u manh gian xảo ấy, lại gặp phải sự mai phuc bất ngờ, Gia vư ơng Lê Tư Thành khí uất lộ ra sắc mặt. Vư ơng định xỉ vả một hồi cho bõ tức, như ng bắt gặp cái nhìn của mẹ - cái nhìn như nhắc nhở “Tư Thành con! Con là ngư ời có học vấn, mẹ không muốn con xử sự như kẻ thất phu. Dù gặp lẽ bất bình, con phải suy luận sáng suốt, đối đáp cho thông minh…” - Vư ơng liền trấn tĩnh lại. Phải! Vì chư a đủ bằng cớ, bon Nghi Dân chư a dám kết tội quan thân tuỳ của ta. Hôm nay chúng định dùng cách ép uổng, doạ nạt…, mư ợn tay Gia vư ơng này trừ lhử Lê Đàm trư ớc, sau đó mới truy bức đến mẹ con ta. Chúng thâm hiểm lắm! Còn gì là tình anh em, tình vua tôi nữa. Như ng, ta không thèm đối chất với tên lính canh hèn mọn, không thèm nhiều lời với Nghi Dân. Vư ơng tỏ ra lơ đãng và băn khoăn đi đến trư ớc cỗ sập vàng, cầm lấy quyển sách “Quân trung từ mệnh tập”. Vư ơng nói với sách như nói với ngư ời thân:

- Sách ơi! Ta chẳng trách ai viết lên ngư ơi, chẳng trách ai trông giữ ngư ơi, cũng chẳng trách ai vồ vập hay lẩn tránh ngư ơi. Ta chỉ trách ta ngây thơ, nhẹ dạ! Hoàng huynh ta đã có lần bảo rằng “văn tự là văn tự, có lư u lại cũng chỉ là giấy trắng mực đen, sợ gì Trãi đội mồ sống dậy làm loạn thần một lần nữa”, cho nên ta mới mang ngư ơi từ bí thư các về vư ơng phủ. Quan thân tuỳ của ta thấy ngư ơi nằm lăn lóc trên án thư , vui miệng cùng ta bình luận về ngư ơi. Việc đó cũng coi tự nhiên như ngâm bài thơ xa lạ… Ta có ngờ đâu sách ơi, chính ngư ơi lại là nguyên cớ gieo tai hoạ cho Lê Đàm, gây phiền luỵ cho mẫu thân ta, làm cho tình huynh đẹ ta nổi cơn sóng gió…

Nghe những lời bóng bẩy đó nguyên phi Ngọc Dao rất mát gan mát ruột. Tên lính canh thì im thin thít ngự sử đài chạy tọt vào sau ngai. Còn Nghi Dân, bộ mặt vốn trách bệnh bây giờ nom ỉu xìu như tờ giấy bị nhúng ư ớt. Như ng hắn vẫn còn cố trâng tráo bào chữa:

- Hoàng đệ nhớ sai rồi… Chư a bao giờ, chư a bao giờ… trẫm… phán truyền như vậy cả. Chẳng thế trẫm đã xuống chiếu cấm lư u trữ, truyền bá thơ văn của Nguyễn Trãi! (Từ đây Nghi Dân đổi giọng) Cả nư ớc đều y lệnh trẫm, duy có Lê Đàm và ngư ơi Gia vư ơng Lê Tư Thành! Rồi liệu mẹ con ngư ơi có đư ợc thoát tội mà bênh vực cho Lê Đàm hay không? Ta sẽ đư a việc này ra toà hình viện. Có nhân chứng hay không nhân chứng cũng phải xử theo ý ta. ý của ta là ý của hoàng đế Nghi Dân! Không có tiên lệ nào, không có đại thần nào, không có hoàng thân hoàng thích nào mà vư ợt lên trên ý ta đư ợc, mẹ con ngư ơi phải nhớ lấy điều đó…

Một kẻ đắc thế bạo ngư ợc, lăng loạn đến như thế có lấy tình nghĩa khuyên can năn nỉ hắn, cũng bằng vô ích! Hai mẹ con Gia vư ơng nhìn nhau như ngầm báo hiệu cho nhau biết: phải vững vàng, tỉnh táo hơn nữa. Nghi Dân nói một đằng, làm một nẻo. Đừng nao núng trư ớc những lời doạ nạt của hắn.

° ° °

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website MeTruyenVip.com
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK