Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Đường lên núi Côn Sơn gần tầm mắt mà ngái bước chân. Hết mấy dải rừng tre, lau rậm rạp đến những đồi thông trùng trùng điệp điệp. Màu xanh và màu xanh trải ra bát ngát.

Lên cao, càng lên cao, nhìn ra bốn bề thấy núi liền núi, sông liền sông, uốn khúc theo hình vành cung như những hào luỹ bọc lấy Côn Sơn. Xa xa, núi Vạn Kiếp và sông Lục Đầu sóng bạc dồn lên lớp lớp, còn ghi dấu chiến công oanh liẹt của Trần Hưng Đạo đánh thắng quân Nguyên. Gần hơn chút nữa, về phía nam là núi Phượng Hoàng.

Thời Trần, triều đình cho xây cung Tử Cực và điện Lưu Quang ở đấy để thỉnh thoảng các thượng hoàng hoặc nhà vua về ngự và ngoạn cảnh. Chân núi có giếng sâu, nước trong vắt soi thấu hình những viên đá quý long lanh như ngọc. Lê Đàm có lần theo thầy qua núi Kỳ Lân về hầu quan tư đồ Trần Nguyên Đán đã được đến thăm chùa ở lưng núi Phượng Hoàng. Xê xế phía sườn núi có ao Miết Trì. Nghe nói danh sĩ Chu Văn An sau khi dâng sớ chém đầu bảy kẻ gian thần, không được nhà vua chấp nhận, đã bỏ quan về đây nuôi cá và mở trường dạy học...

Mỗi bước đi đều gợi cho Lê Đàm bao niềm cảm xúc! Sau khi thầy bị hoạ, chàng và các bạn đồng môn mới dò tìm tông tích nhà thầy. Thì ra tông tích họ nội của thầy bắt đầu từ các vị tổ xa xưa là các bậc tưóng quốc như Đinh Điền, Nguyễn Bặc, đã có công phò tá Đinh Bộ Lĩnh trong cuộc dẹp loạn mười hai sư quân, thống nhất nước nhà. Đến đời ông nội thầy là Nguyễn Minh Du thường đi lại với quan tư đồ chương túc hầu Trần Nguyên Đán vốn dòng trực hệ hoàng tộc. Rồi sự đời run rủi, thẩy kiểm chính Nguyễn Ứng Long – con trai thứ ba của Nguyễn Minh Du – được chương túc hầu đón về dạy học cho con gái yêu của mình là tiểu thư Trần Thị Thái... Luật lệ nhà Trần không cho phép các công chúa, công nương kết duyên với người ngoài họ. Nhưng rồi sự việc đó vẫn xảy ra với Trần tiêủ thư và thầy kiểm chính Nguyễn Ứng Long... Bởi thế thầy mới trở thành cháy ngoại của tướng công Băng Hồ Trần Nguyên Đán. Tướng công yêu thầy rất mực. Vì thầy khôi ngô, đĩnh ngộ. Lại vì một lẽ nữa: năm thầy lên sáu thì mẹ mất. Lúc đó tướng công phần tiếc thương con gái, phần chán cảnh Hồ cướp ngôi nhà Trần, bèn cáo quan đi ẩn dật ở Côn Sơn và cho đón luôn đứa cháu ngoại mồ côi về ở bên mình... Có thể nói thế giới tuổi thơ của thầy là sự ấp ủ, nâng niu, là tình cảm, là học vấn, là trí thức ban đầu mà ông ngoại đã chắt chiu, bù trì, đã ban cho còn hơn cả tấm lòng người mẹ. Bốn mùa, khuya sớm, ngoài việc sách đèn, hai ông cháu, hai tâm hồn – một già, một trẻ - hoà chung vào cảnh vật thiên nhiên... , hoà vào nơi “khói đầu non, ráng ngoài đảo”, “hoa bờ suối, cỏ ven rừng”. Tuổi thơ ấy giúp thầy quan di dưỡng tính tình cho nên sau này đến khi “tuổi đã năm mươi, đầu đã bạc”, thầy vẫn giữ được nếp sống thanh đạm tiêu sái:

Đám cúc thông quen vầy bầu bạn,

Cửa quyền quí ngại lượm chân tay.

Bây giờ Lê Đàm mới hiểu rằng ảnh hưởng của Băng Hồ tiên sinh đối với thầy thật lớn lao. Từ cái nôi Côn Sơn, thầy đã sớm hấp thụ tình yêu thiên nhiên, đất nước. Cũng từ cái nôi Côn Sơn, người ông ngoại hiền từ cao quý, vị hầu tước danh tiếng ấy đã truyền cảm, hun đúc cho cái khí tiết cứng cỏi, thẳng ngay...

Khí tiết ấy chứa chất trong tên gọi – cái tên Trãi – mà có lần Lê Đàm đã được thầy vui chuyện kể ra.

Hồi ấy thầy mới lên sáu. Cậu bé nào chẳng có tính tò mò, hay thích hỏi người lớn điều nọ, điều kia. Mẹ mất sớm, bố đi dạy học xa, về sống với ông ngoại, cậu bé Trãi dù được nuông chiều, đôi lúc vẫn thấy chạnh lòng. Thường hay bị lũ bạn học tinh nghịch gọi tên mình trêu chọc, một hôm Trãi ấm ức hỏi ông ngoại:

- Ngày trước mẹ cháu bảo khi sinh cháu, cha cháu đã xin ông đặt tên cho cháu, đúng không hả ông?

- Đúng đấy... nhưng mà cháu có thích cái tên ông chọn cho không nào?

Trãi phụng phịu:

- Ông nhiều chữ. Ông biết thiếu gì tên hay, tên đẹp, sao ông lại đặt cho cháu tên là Trãi, cái tên vừa xấu, vừa khó gọi, cháu không thích đâu!

Cậu hỏi hồn nhiên và bất ngờ khiến Băng Hồ tiên sinh bật cười sảng khoái. Nhân dịp này, ông thấy cần phải kể cho cháu ngoại biết một sự tích khá thú vị. Sự tích từ đời nào, chép ở cuốn sách nào, tiên sinh còn nhớ rõ, Tuy nhiên ông chỉ thuật lại tóm tắt: “Ngày xửa, ngày xưa có một ông vua trẻ vửa mới lên ngôi kế nghiệp cha, muốn kén chọ người hiền tài và trừng phạt những kẻ gian nịnh. Nhà vua phán hỏi quần thần xem ai có cách gì hiến kế cho mình đạt được ý nguyện đó. Trăm quan không ai dám lên tiếng. Bỗng cách đó ít lâu, có người dâng lên đức vua một con hươu lạ, con hươu chỉ có một sừng nhọn hoắt mọc ở chính giữa trán. Nhà vua hỏi:

- Giống hươu kỳ dị kia tên là gì, ai săn bắt được nó và nó sinh sống như thế nào?

Người dâng hươu đáp:

- Tâu bệ hạ, giống hươu ấy chỉ có ở một khu rừng thuộc xứ Tây Trúc, năm trăm năm mới xuất hiện một lần. Không ai săn bắt được mà tự nó tìm đến với người. Thần gọi nó là giống hươu quân tử. Còn tên thật của nó là con “Trãi”. Giống Trãi chỉ ăn có một thứ măng trúc. Chỉ đứng thẳng chớ không bao giờ quỳ.

Nhà vua lấy làm lạ, lại hỏi:

- Vậy giống “Trãi” kia, ngươi đến tiến dâng trẫm, liệu có lợi ích gì?

- Tâu bệ hạ - người dâng hươu chỉ tay về phía con vật lạ đang bị buộc vào chiếc cột rồng bằng một sơi dây xích vàng - chiếc sừng độc đáo kia là một linh vật. Nó sẽ làm toại nguyện bệ hạ, tức là nó có thể phân biệt không nhầm người trung, kẻ gian. Trước người trung chính, chiếc sừng “trãi” giữ nguyên màu đỏ và mềm mại như nhung. Gặp kẻ gian nịnh, nó biến thành màu đen và lập tức trở nên rắn như mũi giáo sẵn sàng húc ngã đối thủ...

Nhà vua bèn nghiêm nét mặt, truyền lệnh cho dẫn con “trãi” vào trước bệ rồng giữa trăm quan. Khi chiếc xích vừa được tháo gỡ, bỗng nhiên gần hết số quan có mặt trong triều hôm ấy hốt hoảng bỏ chạy ra ngoài (?). Người dâng hươu bấy giờ mới nắm lấy chiếc sừng “trãi”, cười khanh khách, hướng về phía nhà vua nói lớn:

- Tâu bệ hạ, chiếc sừng này chưa kịp đổi màu mà gần hết trăm quan đã đổi chỗ. Như vậy đủ thấy tiến vật của hạ thần dâng bệ hạ linh nghiệm biết nhường nào!...

Sau này đến độ cáo quan về ẩn, mỗi lúc nhớ lại sự tích cũ, thầy vẫn còn cười thầm trong bụng và càng thấy sự thâm thuý của Băng Hồ Trần Nguyên Đán. Tuy nhiên, ngay hồi đó, cậu bé Trãi cũng đã nhận ra cái tên ông ngoại đặt cho, không hề có vẻ gì là xấu như cậu tưởng trước đây. Chẳng thế, sau khi nghe chuyện, cậu sà ngay vào lòng ông, bá cổ ông, nói như xin lỗi:

- Ông ơi, từ nay mãi mãi cháu thích được gọi như thế. Cháu không sợ lũ bạn trêu chọc nữa đâu!...

Lê Đàm leo tới đỉnh núi. Mặt trời hciều vừa lặn. Mảnh trăng thu hiện ra lấp ló đồi thông. Tiếng suối róc rách hoà với tiếng lá reo không làm chàng vi tai hứng chí.

Chàng lần đến một chỗ quen thuộc. Nếu không tìm thấy hai gốc cây mơ già và một phiến đá hình bàn cờ bằng phẳng, có lẽ chàng đã không nhận ra được đây là nơi những năm về trước, mình đã từng ôm ấp sách đèn. Tường cao cửa rộng biến đi đâu mất, chỉ để trơ lại một đám ngói gạch hoang tàn. Bụi mẫu đơn thiếu tay người chăm sóc, trông cũng xơ xác như mấy khóm tóc tiên. Rêu xanh phủ lấp lối đi. Lác đác đây đó những mảnh chum, vại hoặc vài cái nghiên mực vỡ. Đâu là nơi mái trường đông vui, xưa từng vang lên tiếng giảng bài sang sảng, giọng bình văn réo rắt, thầy ngồi xêếpbằng trong trên một chiếc chiều cạp vải điều, một tay tựa chồng gối xếp một tay giở trang sách cũ, mắt hiền từ bao quát nhìn những tấm lưng dài dãy ngang, dãy dọc. Lúc đó, một chú trò nhỏ nhất lớp, được thầy cho tập bài ở chiếu kề bên, thỉnh thoảng lại được thầy sai giã trầu hay mài mực. Chú trò nhỏ ấy học sáng, chữ đẹp nhưng phải tội ham chơi. Có một lần – lâu lắm rồi, từ những ngày mới nhập môn – vì mải vui bạn, xuống núi đua bơi ở đầm sen, chú không thuộc bài nên bị thầy phạt. Thầy không dùng roi vọt, cũng không hề quở mắng, chỉ hẹn hết buổi hôm đoóphải làm xong một bài văn tả thân thế của mình. Đúng hẹn, trò nộp bài, thầy xem qua rồi hỏi:

- Con tả có chân thực không?

- Thưa thầy, có sao con viết vậy, không dám dùng lời văn đưa đẩy.

Thầy bảo đọc to lên cho cả lớp cùng nghe. Chú bé mới đọc được một phần bài thì giọng run run rồi tự nhiên oà lên khóc...

Chú bé đó sinh ra trong một túp lều tranh bên hồ Dâm Đàm. Chú là con một cặp vợ chồng nghèo rớt mồng tơi, làm nghề đánh cá. Năm chú mới lên taám giăch ngoại bang đến quấy rối biên thuỳ. Vua xuống chiếu tuyển ngưòi đi đánh giặc. Những kẻ giàu sang đều ở lại kinh thành nhởn nhơ rong chơi, còn những trai tráng bạch đinh phải từ giã vợ con, đội nón dấu, cắp giáo lên đường. Lần đó, người dân chài chất phác, cha của chú bé, ra đi không bao giờ trở lại nữa. Chú bé mồ côi cha phải ngày đêm theo mẹ đi thả câu, chăng lưới. Làm vất vả mà không đủ ăn. Năm đó không may xóm chìa bị hoả hoạn, mấy chục túp lều ven hồ phút chốc biến thành tro bụi. Từ đó, mui thuyền rách là nhà, ngày nắng đêm sương, hai mẹ con lênh đênh trên mặt nước. Gặp lúc hạn hán mất mùa, nửa sảo cá tươi đem đổi gạo không đủ cho mẹ con được một bữa no bụng. Đã thế, bọn quan quân lại quấy nhiễu luôn. Một hôm lặn trời, chú bé thả câu gặp may kiếm được một con chép to lắm, bề ngang đo tới gang tay người lớn. Mẹ mừng thầm, và đứa con hí hửng ghé ngay thuyền, mang cá vào phố bán. Đi gần đến cổng một toà lâu đài ở phía nam thì gặp một người đàn ông sang trọng hỏi mua. Chú bé đòi bao nhiêu, gã gật đầu nhận lời bấy nhiêu. Nhưng không trả tiền, gã cú xách cá lùi lũi đi. Chú bé chạy theo, gã liền phùng má, tráo mắt, nạt:

- Thằng nhãi con! Muốn trở về với mẹ mày hay là muốn đeo gông? Mày ngu dại mới lần đầu chưa biết đó thôi con ạ, chứ ở khắp dãy phôốnày bao năm, ta hay gia nhân của ta mua bán thức ăn có kẻ nào dám đòi tiền công bao giờ!

Chú bé định gào to: “Mặc ông với người ta, còn ông mua cá của tôi thì ông cứ phải trả tiền”. Song không kịp, kẻ sang trọng kia đã bước thẳng vào cổng và khép chặt cánh cửa lim nặng nề lại. Chú bé giậm chân đập cửa thình thình, sưng cả tay... Vừa lúc đó, chú thấy có một cỗ xe kiệu sơn son thếp vàng, có lính hầu mặc áo đỏ, nẹp xanh, trưoơg cờ che lọng hai bên, đang tiến về phía chú. Không ngần ngừ, chú ra đứng giữa đường chắn lối đi. Bọn lính hét ầm lên:

- Thẳng bé con nào to gan thế, không biết kiệu của quan thừa chỉ đang hành tốc vào triều gấp hay sao mà dám gây cản trở?

Chú bé vẫn đứng trơ trơ không chịu dẹp sanh bên. Tên lính đi đầu rút hèo ra sắp vụt vào chú thì có tiếng can ngăn. Rồi đòn kiệu tức thì hạ xuống. Từ trong bước ra một ông già trán cao, mắt sáng, râu bạc, đội mũ cánh chuồn, mặc áo gấm đỏ. Ông nhìn chú bé từ đầu đến chân, đoạn vuốt râu mỉm cười:

- Được, ta có thể nán lại đây giây lát. Chẳng hay có điều gì muốn nói đó con?

Nghe tiếng ông già vang như chuông mà ấm áp, chú bé bình tĩnh chắp tay đưa ngang trán:

- Bẩm quan... oan ức lắm! Người ta ăn cướp mất cá của hai mẹ con con...

- Kẻ nào ăn cướp giữa ban ngày?

- Một ông lớn. Ở trong cái cổng kia – chú bé chỉ tay về phía sau.

- Thế thì biết làm thế nào, cả cá lẫn người cướp cá đều không có ở đây. Bây giờ con nói đi. Con cần gì?

- Bẩm quan... đối với người giàu sang, một bữa cá tươi chỉ thêm phần ngon miệng. Nhưng hai mẹ con chúng con mất con cá kia là phải nhịn ăn mất một ngày...

Quan thừa chỉ không nghe hết, lẳng lặng thở dài, móc trong túi ra một nén bạc trao cho chú bé:

- Ta tin ở điều con nói. Thôi, ta đền cho con, con hãy cầm lấy!

- Ô hay! Sao quan lại phải đền? Con không cầm bạc như vậy đâu – Chú bé nói gần như cãi lại. - Người có đủ tai, mắt, tay, chân, phải làm lấy mà ăn. Mẹ con thường bảo con hằng ngày, không được tham lam lấy không của người khác. Con có bán cá cho quan đâu mà con đi nhận tiền cơ chứ?

Thấy ông già chăm chú nghe mình, chú bé lại đánh bạo nói:

- Con nghĩ quan là người của triều đình, gặp điều oan ức thì con kêu xét. Nếu quan không xét được, xin cho con theo kiệu vào cung kêu với đức vua...

Ngay hôm ấy khôngcần phải để chú bé kếu đến tai vua, quan thừa chỉ đã dò hỏi ra manh mối. Thật là trớ trêu! Kẻ cướp giật giữa ban ngày lại là quan giám ti, người anh em con dì với bà Nguyễn Thị Anh, từng ỷ thế là hoàng thân hoàng thích, làm nhiều điều xấu xa. Sợ quan thừa chỉ làm ra lẽ, Thị Anh giãy nảy lên: “Ông Trãi đừng có bốc lửa bỏ bàn tay hòng nhục mạ ta. Người như anh của ta, cần một lúc hàng chục thuyền cá đầy ắp cũng có ngay, việc gì phải đi làm cái trò đó!”. Nguyễn Trãi xin vua cho gọi chú bé và người nấu bếp của giám ti vào để truy vấn sau đó đối chât, Thái Tông gạt đi...

Vì chuyện đó, quan thừa chỉ mấy đêm về mất ngủ, bạc tóc thêm, nhưng Ngài lại tự an ủi: “có chuyện rắc rối này, ta mới biết thêm được một em bé gan dạ, trung thực! những em bé như em bé thuyền chài biết đâu chẳng là cái phúc cho nòi giống mai sau?”.

Những lúc rảnh rỗi việc quan, thừa chỉ Nguyễn Trãi đi thưởng ngoạn Hồ Tây thường ghé thăm mẹ con người đánh cá. Quan thừa chỉ giúp gì, người mẹ cũng không nhận. Bà chỉ ao ước một điều làm thế nào cho con được theo học... Ba năm sau, vào lúc Nguyễn Trãi cáo quan về ẩn dật ở Côn Sơn và mở trường dạy học, ông không quên đón chú bé cùng đi. Bà mẹ cười sung sướng vì đã toại nguyện. Ruit ro thay, hai mẹ con chia tay chưa được bao lâu, một buổi chiều dông tố bất ngờ, cơn gió giật bẻ gãy bay chèo, lâtj úp chiếc thuyền con và dìm sâu người mẹ tội nghiệp xuống đáy hồ... Từ đấy, chú bé mồ côi cả cha lẫn mẹ, chỉ còn người thân duy nhất trên đời này là thầy học...

... Những dòng chữ trên trang giấy lần lượt hiện ra chuỗi ngày đau buồn, bất hạnh. Chú bé muốn lấy lại giọng bình thường để đọc tiếp nhưng cổ họng cứ nghẹn lại, nước mắt đầm đìa... Thầy không bắt bình văn nữa, mở tráp lấy vuông khăn lụa có thêu chữ vua ban, trao cho chú. Chờ trò lau khô nước mắt, thầy mới ôn tồn bảo:

- Thầy muốn cho con ôn bài học thân thế để nhớ chuyện cũ mà lo lập thân, chớ đâu phải muốn nhìn con nhỏ lệ! Khóc là uỷ mị. Kẻ trượng phu phải biết gạt nước mắt mà nuôi chí lớn.

Giờ đây đứng trên mảnh đất trường xưa, kỷ niệm dạt dào ký ức, Lê Đàm càng thấm thía những lời dạy bảo của thầy. “Thầy dạy ta như thế và thầy đã làm được như thế! Khi đấng thân phụ của thầy bị giặc Minh bắt giải về Kim Lăng, thầy đã từng theo đoàn xe tù lên ải Nam Quan với ý định sang bên kia biên giới hầu hạ cha già trong lúc bị cầm tù. Đấng thân phụ của thầy biết mình đi là không bao giờ trở về cố quốc nữa, nên nhân lúc vắng vẻ, nói với thầy: “Con là người có học, có tài, nên tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha. Như thế mới là đại hiếu. Lọ là cứ đi theo cha khóc lóc như đàn bà mới là chí hiếu hay sao?”.

Thầy gạt nước mắt từ biệt cha rồi quay trở lại đi tìm con đường “rửa nhục cho nước, trả thù cho cha”.

Thầy đã trở về, nằm gai nếm mật hàng chục năm rồi mới tìm đến tận Lỗi Giang ra mắt Bình Định vương Lê Lợi, dâng “Bình Ngô sách”. Vương hiểu ngay rằng, dù đã từng đỗ tới thái học sinh, chí của thầy khác hẳn với chí hạng người tầm thường, chỉ biết lấy vinh thân phì gia làm mục đích, do đó vương đã giữ thầy luôn luôn ở bên mình, ngày đêm bàn mưu tính kế đánh quân Minh. Quả vậy, thuở thầy tìm đến với vương là thuở nhân tài còn lác đác như lá mùa thu, tuấn kiệt còn lưa thưa như sao buổi sớm. nhưng chí của thầy là chí lớn của bậc đại nhân, đại nghĩa, lấy đại nghĩa mà thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cường bạo, cho nên thầy đã cùng vương quên ăn vì giận, thưòng nghiền ngẫm những sách lược thao, lấy xưa nghiệm nay, lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều... nhờ vậy cuối cùng nhân dân và đất nước của mười lăm đạo nước ta đều đem về cho ta cả.

Nghe lời thân phụ giáo huấn, thầy đã biết nuôi chí lớn, lập nên nghiệp lớn, còn ta – Lê Đàm này, một kẻ tiẻu sinh tài hèn sức mọn - nhớ lời răn của thầy, ta phải làm gì đây? Ôi! người thầy chí tôn chí kính! Xưa, tại nơi đây khi con khóc nỗi khổ đời con, thấy đã trao vuông khăn quý tỏ lời an ủi. Bây giờ thầy không còn nữa để trường cũ hoang tàn, để trò cũ đến đây lạc loài cô quạnh!... Không, con vẫn đang nhìn thấy thầy ngồi xếp bằng tròng trên chiếc chiếu cạp vải điều, một tay tựa chồng gối xếp, một tay giở trang sách cũ... con nhìn thấy rõ cả vầng trán cao, đôi mắc tinh anh, chòm râu bạc như cước ẩn giấu nụ cười thâm thuý. Và tiếng thầy âm vang lớp học:

... Mây toả đầy nhà, mai đốt bách
Tùng reo quanh gối, tối đun trà
Sửa mình chỉ biết lành hơn cả
Nên phận, đâu cần học lắm mà...

Rồi lời thầy dẫn giải: “...Đầy nhà hơi mây bốc, vì buổi mai đốt gỗ bách. Quanh gối tiếng tùng reo, lúc đêm pha nước chè. Sửa mình chỉ biết làm điều thiện là vui hơn cả. Lập thân chưa hẳn chỉ cần đọc sách nhiều là đủ...” Và, cái bóng cao lồng lộng của thầy đang toả sáng ra chung quanh. Con đọc thấy rồi... những khối sáng lung linh đang kết lại thành dòng chữ Đại Nhân Đại Nghĩa. Con nguyện suốt đời đi theo vầng hào quang đó. Xin thầy mãi mãi dìu dắt con. Người thầy chí tôn chí kính! Con nguyện giữ trọn được niềm vui trong việc làm điều thiện, trọn giữ được tâm hồn tinh khiết, tấm lòng ngay thẳng để nối gót thầy, thực hiện cái chí của thầy trong thuở bình sinh...”.

Cơn gió núi tràn tới. Mảnh trăng thu vừa chui ra khỏi đám mây đen, hiện rõ trên đỉnh đầu. Từ xa một điều ngâm vẳng tới:

Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Côn Sơn đá xám rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi thảm êm.
Côn Sơn bóng mát thần tiên
Thông reo dặm biếc ta lên ta nằm...

Lê Đàm ngóng tai rồi lẩm bẩm: “Thơ như thế có phải giọng ngâm như thế mới xứng. Đúng là âm sắc cả anh Cao ta, trầm hùng mà man mác, không thể lẫn lộn với bât cứ giọng một ai”. Chàng vội đi xuống phía sườn núi. Thấp thoáng dưới hàng thông đang bước tới một người dong dỏng cao, đầu đội mũ nỉ, chân đi dép cỏ, cổ đeo tràng hạt. Lê Đàm xúc động chạy đến nắm lấy tay nhà sư. Nhà sư buông tay, kêu lên, tỏ ý trách móc:

- Trời ơi, chú Lê! Mấy ngày rày môn sinh khắp nơi về bái lễ thầy. Ở phường Báo Thiên chỉ còn thiếu có chú. Tôi sốt ruột quá mới lững thững đi ra đây...

Lê Đàm cúi đầu, ân hận:

- Vì em ghé vào thăm cụ chủ quán và dân làng nên để anh phải trông đợi. Xin Cao huynh tha lỗi cho. Chà! Em đang ngắm cảnh trường cũ thì chợt bừng tỉnh vì giọng ngâm rất sảng khoái của anh.

Hai người dắt tay nhau đến ngồi trên tảng đá bên cạnh gốc thông già. Nhà sư nói:

- Ngồi đây cũng tiện. Có gì anh em ta đàm luận cùng nhau rồi sau đó hãy về chùa, chú nghĩ thế nào?

Lê Đàm lặng lẽ gật đầu.

Nhà tu hành đó không phải ai xa lạ, chính là sư Nhuệ ở chùa Tư Ân, người mà cụ chủ quán đầu làng mơi nhắc tới hồi chiều. Sư Nhuệ là học trò Nguyễn Trãi nhưng là hạng môn sinh lớp trước so với Lê Đàm. Nhuệ vón là người họ Cao, từ lâu đã theo cha lên đất kinh sư ăn học. Nhuệ học thông minh lắm, đã có lần thầy học xin vua cho vào tập bài ở trường Quốc Tử Giám chưa được bao lâu thì tai nạn ập đến. Đó là vào giữa lúc triều đình đang điều gấp thợ ở các nơi về làm chùa Báo Thiên. Công việc rất nặng nhọc. Cao sư Đãng, bố của Nhuệ, một người thợ sơn trực tính, không chịu được, bèn nói vụng: “Nhà vua không có đức, đại thần thi nhau ăn của đút lót, dân chúng khổ cực trăm bề, hại nhân như thế thì mong bào thiên nỗi gì?”. Không ngờ có kẻ mỏng môi đem tố giác chuyện đó, Cao sư Đãng bị tội chém. Từ đó, người ta thấy Cao Nhuệ không có mặt ở kinh sư nữa. Mãi mấy năm gần đây, các môn sinh của quan thừa chỉ chung sức nhau xây nên ngôi chùa Tư Ân để thờ thầy. chùa vừa làm xong, người ta đón một vị cao tăng tới trông côi. Dân bản hạt cũng không ai biết rõ tung tích vị tăng đó. Chỉ nghe đôi người nói với nhau, nhà sư Tư Ân là người học rộng, trước khi làm đệ tử của phật đã từng là môn đệ, môn sinh của cụ Trãi, thế thôi!

Cứ trông nét mặt mà đoán, Cao sư Nhuệ ít ra cũng phải gấp hai lần tuỏi Lê Đàm nhưng trong cách đối xử, họ Cao vẫn coi họ Lê như người bạn cùng lứa. Hồi mới biết nhau, Lê Đàm đã mấy bận khước từ:

- Xin Cao huynh hãy xem Lê Đàm này như một người trò nhỏ.

Cao Nhuệ từ tốn nói:

- Ta cùng học với nhau một thầy cho dù không cùng làm lễ nhập môn một ngày, vẫn là nghĩa bằng hữu chứ sao!

Lúc nghe tin sét đánh: Thầy bị thảm hoạ, mặc dù triều đình cố ý loan bố chậm ngày giờ xử án, các môn sinh của Nguyễn Trãi ở khắp nơi đã kịp báo cho nhau biết để tiền lưng gạo bị kéo về kinh sư đứng chật kín cả hai lối cửa Đông, Tây Tràng An. Thái hậu Nguyễn Thị Anh lập tức thác lời vua xuống lệnh cấm ngặt các khoá sinh không được vào gần khu pháp trường, và “thẳng tay trừng trị những kẻ cố tình gây huyên náo”... Cách doạ nạt của mụ không phải là không có hiệu lực. Lác đác đã có người sợ mang gông, bắt đầu nao núng bàn lùi. Rồi số đông giãn dần, giãn dần, chỉ còn lại khoảng một phần ba... Ngồi trên chòi xử án cao chót vót, bên cạnh thái hậu Nguyễn Thị Anh, tả hình Tạ Thanh bắt đầu buông những lời ngạo nghễ:

- Đức bà đã nhìn thấy chưa?... Dạ muôn tâu... cái đám cầm bút lông sưa nay trói gà không chặt ấy, dẹp bọ chúng có khó khăn gì!

Tên gian thần không ngờ giữa lúc bấy giờ, trong cái đám đông “trói gà không chặt” ấy, có một người cằm vuông, mắt sáng trèo lên đứng lên trên vai những người bạn của mình, nói lớn:

- Hỡi các bạn đồng môn! Loài kiến loài ong còn có tính hợp quần, tại sao chúng ta là những người hiểu đạo lí thánh hiền lại không biết hợp sức nhau lại... hỡi các bạn đồng môn?

Nhờ những lời khích lệ ấy của Lê Đàm, mọi người mới tụ hội trở lại đông như cũ. Rồi ròng rã một ngày, một đêm, sau khi thầy học bị hành hình, họ vẫn cùng gội sương đội nắng, chôn chân ở ngoài trời, gào to về phía điện Kính Thiên đòi triều đình phải trả cho họ thi hài Nguyễn Trãi. Không có cách nào khác, cuối cùng thái hậu phải sai ngay chính tên Tạ Thanh thắng cỗ xe tang mang theo một đội cấm vệ, chở chiếc áo quan bọc lụa trắng đến đỗ tận cổng thành trao cho đám môn dinh “bất trị” đó! Bấy giờ đường Tràng An mới có lối ra vào...

từ những ngày quyết liệt ấy, Cao Nhuệ đã xét đoán về Lê Đàm:

- Con người đồng môn còn nhỏ tuổi, mà sao khẩu khí cứng cỏi, điệu bộ phảng phất như phong thái của thầy? Cốt cách ấy đem so sánh với đám môn sinh, kể cả loại hiển đạt khoa danh phẩm tước, thử hỏi đã mấy ai sánh kịp?

Kế từ ngày Lê Đàm hộ tống Phạm phu nhân đi Bồn man rồi lập công trở về, nay Cao Nhuệ và chàng mới có dịp gặp lại nhau. “Chú Lê trưởng thành nhanh chóng thật! Đúng là “hậu sinh khả uý”. Cuộc thế chưa hết xoay vần, chắc anh bạn trẻ của ta còn làm được nhiều việc to tát hơn nữa”. Nhà sư khoan khoái kéo tay Đàm đứng dậy, chỉ về pháit dải nước bạc lấp lánh xa xa:

- Chú Lê trông kìa! Ngày xưa đứng ở nơi này thấy đền thờ Vạn Kiếp đối đỉnh với núi Phượng Hoàng thế mà nay ại thấy nó xế về rặng Giáp Sơn, phải chăng nơi đó sóng vỗ mạnh, đem đất lở, bồi sang bên này khiến khúc sông Bạch Đằng đang vươn dài hơn trước?

Ngừng một lát, nhà sư mỉm cười ý nhị, tiếp:

- Rõ ràng “sông có khúc, ngưòi có lúc”. Có thế thầy ta mới truyền lại được Anh Võ, nguyên phi Ngô Thị Ngọc Dao mới nương náu nổi đêếnngày nay cho Bình Nguyên vương Tư Thành được thừa ân tiên đế...

Hai người về tới chùa Tư Ân vừa đúng nửa đêm.

Sương mù, trăng khuất, tưởng như chỉ còn một mình ngôi sao Vượt thức canh cả bầu trời.

Nhà sư khoác tay Lê Đàm đi thẳng ra cửa động, thỉnh một hồi chuông gióng giả. Cây hoa đại rùng mình, những giọt sương rơi lộp độp. Cả núi rừng Côn Sơn vang vọng tiếng chuông ngân...

° ° °

Thấm thoắt Anh Võ lên bảy tuổi. Đứa con ngày một khôn lớn thì người mẹ ngày một tàn tạ. Khi đặt chân lên đất Bồn Man, bà Phạm mới lốm đốm vài sợi tóc mai trắng mà nay đã gần bạc cả mái đầu. Nước da bà đen sạm vì gió núi, nắng đồi. Đôi má hóp lại, và nụ cười đang xoá đi chút duyên thắm cuối cùng trên làn môi héo hắt.

Vắng Lê Đàm, bà không ngại lam lũ cực nhọc, chỉ buồn một nỗi bà con chung quanh có chạy đi chạy lại, bà cũng không thể hé răng bàn bạc cùng ai. Nỗi thương nhà, nhớ nước, những điều lo âu chứa chất thầm kín đêm đêm vò xé tâm can. Anh Võ mới lên bảy, nói sao cho thấu hiểu những điều uẩn khúc! Đôi khi cô tình, chú còn khơi lại nỗi đau xưa...

- Ngày xưa, cha con làm gì hả mẹ?

- Cha làm thầy đồ đi dạy học.

- Cha con vì sao chết đi, để một mình mẹ phải nuôi con?

- Thôi con ơi, đừng hỏi nữa... Mẹ đã chẳng nói với con bao nhiêu lần là cha ốm bệnh rồi chết đó sao.

Những lúc đó Anh Võ thường áp sát đầu vào bộ ngực gầy guộc, chú mải nghe hơi thở ấm áp mà khônghay biết những giọt nước mắt đang lăn trên gò má nhăn nheo của người mẹ đáng thương. Chú lại tò mò hỏi:

- Thế Anh Võ có giống cha không hả mẹ?

- Giống chứ! Con chẳng giống cha thì giống ai!

- Còn anh Đàm nữa, con quên mất nét mặt anh ấy rồi... Mẹ, anh Đàm có giống cha không?

- Ừ, anh Đàm cũng giống cha.

- Thế con và anh Đàm thì ai giống cha nhiều hơn?

- Anh Đàm giống nhiều hơn...

Tức thì Anh Võ hờn dỗi, giúi đầu vào nách mẹ, phụng phịu:

- Không, mẹ nói thế nào ấy... Tại sao anh Đàm lại được giống cha nhiều hơn con? Con không thích thế đâu. Anh Võ phải giống cha nhiều hơn kia...

Người mẹ không nén nổi xúc động. Nước mắt bà lại giàn giụa. Bà nhấm vị mặn chát trên vành môi, rồi gượng cười, lấy tay xoa nhẹ vào lưng Anh Võ mà vỗ về:

- Ừ... thì... con giống chai nhiều. Giống cái mắt này, cái mũi này, cái tai này, cái mồm này... (Chú bé lại đắc chí tươi hơn hớn). Nhưng mẹ nói anh Đàm giống cha nhiều là ở chỗ ngày xưa cha con hay chữ, bây giờ anh Đàm cũng hay chữ.

- Thế tại sao con lại không hay chữ như cha và anh Đàm?

- Ô hay... muốn hay chữ thì trước hết phải đi học chứ!

- Thế tại sao con lại không được đi học? Ngày mai mẹ cho con đi học ngay đi, để cho con hay chữ bằng anh Đàm, hơn anh Đàm nữa kia, mẹ nhá!

Ngày mai, rồi nhiều ngày tiếp theo nữa, bà Phạm chỉ biết hẹn lần ựen lữa với con. Ở rẻo đất quanh năm gió thét mưa gào tận nơi xa xôi hẻo lánh này, bói đâu ra được một ngôi trường? Nhưng bà Phạm không phải tuyệt vọng! Lê Đàm, Cao Nhuệ và các đồng môn từ lâu đã bàn tính đến việc đưa Anh Võ về nước theo học.

° ° °

Lam Kinh nổi tiếng là đất cố đô danh thắng, cũng là nơi văn vật hội tụ đủ hạng tao nhân mặc khách. Những vị hưu quan thanh liêm, những cung tần mỹ nữ trở về già, những bậc tài hoa nghệ sĩ nhiều năm lưu lạc giang hồ, cho đến những ông tú “kép”, những bác khoá sinh lận đận vì bước đường khoa cử đều thích trở về Lam Kinh sống những ngày cuối cùng trong không khí yên tĩnh của rừng già, sơn lăng cổ kính bên dòng sông Chu hiền hoà. Một ông già, chẳng rõ tên thật là gì, thường hay quen gọi “ông già họ Cao” cũng về đây dựng ba gian nhà nhỏ, mở trường dạy học.

Trường ông ban đầu không đủ chỗ trải chiếu cho môn sinh nằm tập viết nhưng về sau bớt đông dần, rồi đến một lúc vắng hẳn. Các bậc phụ huynh chép miệng nói nhỏ với nhau: “Ông già họ Cao hay chữ thật, nhưng chúng ta đành phải để cho con em mình đi tìm thầy khác thôi. Để chúng nó theo học ông thì có ngày bọn ta mang vạ!”

Chẳng là ông đồ này, ở giữa đất “tai mắt của nhà vua vẫn dám ngang nhiên giảng dạy những bài văn, bài thơ quốc cấm”. Một lần, sau khi bắt tất cả cùng học thuộc lòng một đoạn trong bài “Bình Ngô đại cáo”, ông bảo một trò lớn nhất đứng dậy, hỏi:

- Vì sao vua Lê Thái Tổ đã đánh thắng quân nhà Minh?

Môn sinh này trả lời văn hoa dài dòng:

- Thưa thầy, đức Thaí Tổ Cao hoàng đế Lê Lợi đánh thắng quân Minh, cũng như vua Ngô Quyền đánh đuổi quân Nam Hán, cũng như vua Lê Đại Hành chinh phạt dẹp yên quân nhà Tống, cũng như đức Trần Hưng Đạo ba lần đánh bại lũ rợ Nguyên... ấy, bởi vì các tiên đế và các tiền bối đều là những bậc anh minh lỗi lạc nhất một thời...

Thầy đố lại chỉ vào một trò khác:

- Anh hãy nói cho biết nếu một mình vua Thái Tổ nhà Lê anh minh lỗi lạc thì có thắng nổi được giặc Minh không?

- Thưa thầy, vua sáng phải có tôi hiền, - trò vừa được gọi tên ngồi thẳng dậy rắn rỏi đáp - nếu vua Lê Thái Tổ khôngcó những người bề tôi tài giỏi thì một mình đức vua không thể gây nên nghiệp lớn!

- Khá lắm! Đúng! - Thầy gật đầu khen rồi tiếp: - Anh hãy thử kể với các bạn những người bề tôi tài giỏi của vua Lê Lợi mà anh từng nghe tên tuổi?

- Thưa thầy, vâng... đó là... ví dụ như... (người môn sinh đang nói lưu loát, tự nhiên trở nên lúng túng)... như quan tư mã Lê Lai, quan nhập nội kiểm hiệu bình chương sự Lê Vấn, quan đại tư mã Lê Bôi, quan tư không Lê Lễ, các quan thiếu uý Lê Bí, Lê Chính, Lê Lỗi...

Thầy đồ đang vui vẻ, bỗng vứt đen đét chiêc roi mây xuống chiếu, giọng dằn dỗi:

- Thế còn quan thừa chỉ Nguyễn Trãi thì sao? Các anh khôngdám nhận người bề tôi tài giỏi, người công thần bậc nhất của vua Thái Tổ à? Hừ... các anh học thuộc lòng “Bình Ngô đại cáo” như thế đó...

Cả lớp im phăng phắc, không ai dám nói đi nói lại hay xì xào bình phẩm lấy nửa lời. nhưng tan buổi học hôm ấy, đến ngày hôm sau trường bỏ trống nhiều hàng chiều, và đến những ngày tiếp theo thì thấy thưa thớt dần, rồi không còn một trò nào tới theo học thầy đồ hay chữ nữa. Từ đây, ở Lam Kinh người ta tưởng ông già họ Cao đã bỏ hẳn nghề gõ đầu trẻ. Họ không biết rằng trường ông vẫn mở, đặc biệt là ba năm nay trường chỉ có một thầy, một trò. Coi bộ chú trò nhỏ độc nhất này được thầy đồ chăm sóc âu yếm lắm. Tuy nhiên ngoài giờ học, thầy cho phép chú chỉ được quanh quẩn trong mấy gian nhà và mảnh vườn chật hẹp nhà thầy chứ không được bước ra khỏi cổng. Thậm chí những ngày hội hè vui nhất, như ngày hôm nay nghe nói xa giá vua Nhân Tông và thái hậu sắp về bãi yết tiên đế ở Lam Kinh, thầy thức dậy sửa soạn từ sáng sớm, thế mà trước khi ra đi, thầy vẫn không quên giao hẹn:

- Anh Võ, chớ có bỏ đi đâu. Ở nhà tập viết, rồi chờ chốc nữa thầy về bình giảng. Phải vâng lời thầy, con nhé!

Mài mực xong, chép hết mấy trang văn sách, chú trò nhỏ Anh Võ tựa lưng vào tấm cửa bức bàn, suy nghĩ vẩn vơ...

° ° °

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website MeTruyenVip.com
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK