Anh Võ thấy mình đang nhất nghểu ngồi trên bành voi đi về phía kinh sư. Thỉnh thoảng chú ngoái đầu lại phía sau, nheo mắt nhìn rặng núi Trường Sơn mờ nhạt, hỏi người quản tượng:
- Chúng ta đi khỏi biên giới được bao nhiêu dặm rồi, thưa bác?
- Hỏi làm gì? Tốt nhất là cháu cứ nhắm mắt ngủ đi một giấc cho đỡ sốt ruột.
Anh Võ không tài nào chợp mắt được. Chú lại giục:
- Bác quản tượng ơi, bác giáng búa thúc cho voi bước nhanh hơn nữa đi để cháu chóng được gặp anh Đàm. Gặp anh ấy thì bác cháu mình và cả chú voi nữa, muốn gì cũng có.
Con voi như hiểu ý, chúi đầu xuống, lăng vòi về phía trước, nhấc tấm thân nặng nề rảo bước... Chẳng mấy chốc đã đến kinh sư. Đi qua rất nhiều phố phường, voi dừng lại trước cổng một toà nhà cao ngất. Người quản tượng bào Anh Võ:
- Đây là phủ Bình Nguyên vưoơg, cháu muốn gặp quan thân tuỳ Lê Đàm thì vào trong đó!
Anh Võ sướng quá, từ trên mình voi nhảy tọt xuống đất, rướn cổ gọi to:
- Anh Đàm ơi... Anh Đàm! Em Võ về tìm anh đây, mau ra đón em vớ... í...í...
Chú hồi hộp chờ đợi... Lát nữa thôi, trông thấy mình, anh Đàm sẽ bế thốc lên, hôn đầu, hôn trán. Mình sẽ kể cho anh nghe tin tức về mẹ, về bà con sống trên đất Bồn Man, về những người bạn cũ của anh bên đó như thế nào, và phải nói cho anh biết cả tấm lòng tốt của bác quản tượng và chú voi rất hiền lành kia nữa... Nhưng kẻ ra cổng gặp Anh Võ lại là một người hoàn toàn khác hẳn. Trông hắn thật dễ ghét. Mặt lầm lầm, môi thâm xịt. Không biết hắn là lính hay là quan mà tay cứ luôn luôn xoay tít cái roi vằn vèo giống hệt đuôi con rắn. Hắn ngạo nghễ nhìn chú bé, gật gật cái đầu bảo cứ chờ ở đấy. Lát sau hắn trở ra chẳng nói chẳng rằng, vẩy vẩy chiếc roi làm hiệu cho Anh Võ đi theo.
Càng đi sâu vào trong, Anh Võ càng ngơ ngác, ngại ngùng. À, té ra vương phủ là nơi như thế này đây... Toà ngang dãy dọc nguy nga, bóng lộn; tầng cao, tầng thấp gấm vóc ê hề. Nhưng ở đâu cũng rặt thấy những tấm thân loè loẹt xiêm áo, những bộ mặt béo bự, những cái nhìn bằng nửa con mắt. “Anh Đàm của ta ngồi ở chỗ nào? Anh có giống bọn người dễ ghét kia không?” Anh Võ còn đang phân vân thì phía tây hành lang bên trái có tiếng nói vọng ra:
- Ai cần gặp ta, quân bay cho vào.
Anh Võ ngập ngừng bước tới... Chưa kịp nói năng gì, người kia tự xưng là quan thân tuỳ Lê Đàm và hất hàm hỏi luôn:
- Nào... thằng bé con kia, mày từ đâu đến! Họ hàng thân thích biết ta như thế nào mà dám đường đột vào đây, hử?
Hai vành tai Anh Võ đỏ tía, cánh mũi chú phập phồng và ở cuống họng như có vật gì chẹn lại. Chú không còn đủ bình tĩnh trả lời. “Mẹ ơi, mẹ cứ khen anh Đàm tốt lắm, anh nhớ mẹ, thương em lắm... nữa đi! mẹ có biết không, người ta bận áo đội mũ ông quan vào thì còn thiết gì tình nghĩa anh em nữa”. Sự bực tức làm cho Anh Võ trở nên ngang bướng. Chú nói thẳng một hơi:
- Thưa ông, tôi với ông là anh em đã hàng chục năm chưa gặp nhau. Bây giờ nghe những lời hách dịch của ông, tôi không muốn nhìn thấy mặt ông nữa! Chào ông, tôi đi đây...
Rồi chẳng cần biết sự việc tiếp theo sẽ như thế nào, chú quay lưng co cẳng chạy miết một mạch ra khỏi toà nhà; đi tìm người quản tượng.
Lát sau, Anh Võ lại ngất nghểu ngồi trên bành voi trở về theo lối cũ. Không khí trong lành bát ngát của trời mây cây cỏ thoắt xua tan đi hình ảnh nặng nề nơi toà thành vương phủ. Chú cảm thấy lòng vô cùng khoan khoái. Con voi đưa chú qua các vùng đồng ruộng làng mạc. Đây kia những nóc nhà gianh nhè nhẹ bốc khói... vài tiếng gà xao xác nghe thương nhớ mênh mang. Trước mắt chú hiện ra những cánh cò trắng, những luỹ tre xanh. Và lơ lửng trên bầu trời cao một con diều no gió, tiếng sáo êm ru... chú buột miệng thì thầm: “Ôi, đất nước của ra, đất nước Đại Việt muôn vàn yêu dấu!”. Anh Võ ước ai có được đoô cánh như chim bay vút lên tầng cao để nhìn thấy khắp cả dải đất hùng vĩ thiêng liêng của quên cha đất tổ, dải đất mà những ngày sống bên mẹ, mỗi khi nhắc đến, chú từng thấy mẹ rưng rưng mi mắt...
Ồ... lạ chưa! Giống như trong truyện cổ tích, từ trên cao một con cò trắng đang sà xuống. Chập chờn... chập chờn... Đôi cánh cò lượn quanh mình Anh Võ mới thần tình làm sao! Chú voi tung vòi mấy lần không quơ nổi. Anh Võ thấy đôi cánh ngập ngừng rồi trải rộng ra ngay trước bành voi. Và một giọng nói kì diệu lọt vào tai chú: “Đừng sợ gì cả! Bạn cú ngồi lên đây! Chúng ta sẽ đi thăm khắp mọi miền đất nước!”
Thật là cầu được ước thấy, Anh Võ sướng mê người đi. Chú cưỡi lên thân chim. Người nhẹ hẫng. Khoảnh khắc, từ trên tầng mây xanh nhìn xuống, chú thấy con voi chỉ bằng hạt đỗ.
Qua mỗi miền, cò trằng đều kể cho Anh Võ biết tên sông, tên núi, tên làng. Cứ thế cò bay mĩa, bay mãi... đến một vùng không còn trông thấy bóng dáng nhà cửa xóm mạc đâu nữa, Anh Võ bỗng reo lên: “A... đường biên giới Bồn Man - Đại Việt kia rồi. Bên kia thung lũng là nhà mẹ ta ở. Không biết giờ này mẹ đang làm gì? Bạn cò trắng ơi, bạn có thể đưa ta về bên ấy chốc lát được không?”
Đôi cánh cò lại lướt gió vun vút về phía trời tây, đảo một chập rồi lượn hẹp và thấp dần... “Chao ôi! – Anh Võ nhoai người xuống phía dước cố nhìn cho rõ. – Đúng là mái nhà của mẹ ta, mái nhà lợp bằng cỏ gianh nép bên cây bồ kếp mọi khi ta vẫn trèo lên ngắt quả, phơi khô để mẹ ngâm nước gội đầu. Bạn cò trắng, bạn hãy đỗ xuống ngọn cây kia cho ta ghé vào thăm mẹ, chỉ một lát, một lát thôi mà... tội nghiệp, chắc mẹ không khỏi sửng sốt. Mẹ ơi, con về thăm mẹ đây. Mẹ lại cho con áp đầu vào lòng mẹ lắng nghe hơi thở ấm áp và hít mùi mồ hôi quen thuộc”. Anh Võ nhoai thêm người xuống phía dưới, càng nhoai càng phải níu chặt lấy thân cò làm cho đôi cánh triềng đi. Chú bé bị buột cả tay, chới với... Chú kêu thét lên thành tiêngs, bừng mắt dậy, mồ hôi ướt đẫm lưng áo...
Anh Võ phải ngồi tựa lưng vào vách cửa một lúc lâu nữa mới tỉnh hẳn. Tỉnh rồi, chú càng thấy nhớ mẹ da diết. Tính đến nay, mẹ con xa nhau vừa tròn ba năm. Hôm chia tay, mắt mẹ sưng mọng lên mà mẹ vẫn gượng cười an ủi: “Chim có tổ, người có tông. Lúc còn trứng nước, con ở bên mẹ, nay đủ lông đủ cánh, con phải đi theo tiếng gọi đàn. Phương đông là quên hương tổ phụ của con đó. Mẹ ở bên này tiếng rắng cách núi ngăn sông nhưng cóc bác quản đây, - mẹ vừa nói vừa hướng về phía người quản tượng – hàng năm đi đi về về vẫn thường gặp gỡ anh Đàm bên đó, con đừng lo lắng bặt tin xa”...
Hằng năm các tù trưởng Bồn Man vẫn giữ tục lệ cử người đem lễ vật sang giao hiếu với Đại Việt, kết tình thân giữa hai nước. Chính trong hoàn cảnh đó, Lê Đàm đã làm quen với người quản tượng và nhờ bác ta thu xếp lo liệu việc đưa Anh Võ về nước. Lê Đàm được biết ở Lam Kinh, Cao Nhuệ có người bác ruột là bậc học rộng, Lê bàn với Cao quyết định gửi gắm Anh Võ cho ông già ấy dạy dỗ.
Lần đầu tiên rời cánh tay ôm ấp của mẹ, cố nhiên, Anh Võ phải chịu đựng những nỗi buồn nhớ không tránh khỏi. Tuy nhiên, tự lúc nào không biết, thời gian đã mang đến cho chú những nguồn vui mới. Thiếu tình mẫu tử, chú đã được bù đắp bằng một thứ tình cảm khác của người thầy dạy dỗ, có thể không gần gũi trìu mến bằng, nhưng lại sâu xa, thấm đượm hơn.
Ngày nào em bé cỏn con
Bây giờ em đã lớn khôn thế này
Ơn cha, nghĩa mẹ, công thầy...
Nhiều lúc nhớ mẹ, Anh Võ lại bồi hồi nhớ lại nhữnglời ru dịu năm xưa. Khuya sớm bên thầy, nhờ thầy giảng dạy, chú đã dần dà hiểu được nguồn gốc ý nghĩa tổ tông, mối tình đất nước. Trong lúc chú chưa thoả lòng đi đó đi đây, thầy lại như có phép lạ chỉ ngồi một nơi mà có thể cho chú thấy hết cả bầu trời quê hương, cũng như cánh cò trong mộng đã chở chú đi thăm đủ mọi miền. Đầu óc chú ngày một giàu thêm nhờ những bài giảng về quốc sử. Bài nào cũng chứa chan hồn nước: phú “Bạch Đằng Giang”, thò “Nam quốc sơn hà”, hịch “Tướng sĩ văn”, và thích nhất là bài “Bình Ngô đại cáo” là quan thừa chỉ Nguyễn Trãi bị khép vào tội giết vua, triều đình cấm lưu trữ tất cả những di cảo của ông.
Thật là khó hiểu: người viết nên áng hùng văn ca ngợi chiến thắng của đất nước và nêu cao công đức nhà vua lại là người bị khép tội phản nước, giết vua? Sống giữa nơi cố đo văn vật dầu không mấy khi được đi ra khỏi cửa, Anh Võ vẫn lọt vào tai những chuyện bên ngoài đồn dại về nghi án vườn Lệ Chi! Cả cái tin bà Phạm nào đó tự tử ở làng Đoài, Anh Võ có lần nghe loáng thoáng. Chú giật mình nghĩ thầm: sự đời éo le thật, ngẫu nhiên con người xấu số kia lại rtùng họ, trùng tên với mẹ mình sao? Cũng có lúc do hâm mộ văn tài, chú thấy băn khoăn muốn tầm khảo cuộc đời vị lão thần oan khuất. Nhưng biết tìm đọc ở đâu? Làm gì có sử sách nào còn dám viết về “nghịch thần” Nguyễn Trãi. Mà hỏi thầy, câu trả lời của thầy lại làm cho chú thêm khó hiểu:
- Sau này gặp anh Lê Đàm con sẽ có dịp hỏi anh ấy. Còn bây giờ con chỉ nên biết gắng sức dùi mài kinh sử!
Biết sau này là đến bao giờ kia chứ? Cứ mỗi lần chú xin phép thầy cho lên kinh sư thăm anh Đàm, thầy lại can ngăn:
- Đường đất xa xôi, con đi một mình không thể được.
Hôm nay nghe tin vua Lê Nhân Tông sắp về ngự Lam Kinh bái yết Vĩnh Lăng và Hựu Lăng, tất phải có anh Đàm cùng theo hộ giá, dịp này thầy không để cho anh em gặp nhau thì còn có dịp nào thuận lợi hơn nữa? Ôn lại giấc chiêm bao vừa rồi, Anh Võ tự thấy xấu hổ: Có bao giờ mình có ý nghĩ không hay về anh Đàm đâu, tại sao lại có cuộc chạm mặt kỳ lạ đó? Chắc chỉ là chuyện mộng mị vớ vẩn mà thôi.
Nhưng ròi chú lại cảm thấy ruột gan nóng cồn cào. Thầy đi khỏi nhà từ sáng sớm, có thật thầy đến hành tại đón tiếp vua không? Lần này ta thử trộm phép thầy lẻn tới đó, may ra gặp anh Đàm...
Bo...o...ng...bình...boo...ng...b...o...o...n...g...
Bì...nh...boo...ng...boong...
Tiếng kim thanh và tiếng trống mừng rộ lên. Xe vua đã tới rồi chăng?
° ° °
Anh Võ tới hơi muộn. Chú khôn ngoan vượt lên trước đám rước, đến nấp sau gốc cây nghiến trên một mô đất riêng ré. Ở đây, chú có thể quan sát tỉ mỉ mà không phải chen lấn với ai.
Đập vào mắt Anh Võ trước tiên là hai chiếc lọng vàng khác hẳn những lọng thường ngày chú vẫn thấy ở các ngôi đình thờ thành hoàng. Cái tán nó không hiểu lợp bằng thứ vóc gì mà ánh nắng chiếu vào, làm loé lên màu mỡ gà sáng rực như ráng mặt trời chiều lúc sắp lặn.
Trông thấy người ngồi dưoớihai chiếc tán lọng đó, chú đoán ngay là thái hậu Nguyễn Thị Anh và Nhân Tông hoàng đế. Nhà vua ngự ở bên trái, thái hậu ngự bên phải, cách nhau một cỗ hương án. Hai quan cận thần mặc áo thụng đỏ đứng hầu vua, còn tả hình Tạ Thanh thì lấp ló sau lưng thái hậu. Đằng sau hai chiếc lọng vàng, còn có hàng chục chiếc lọng khác nữa, màu sắc khác nhau, sắp đặt theo ngôi thứ của các thân vương. Gần năm trăm quân đi hộ giá, với những mũ, áo, ngựa, xe, kiệu, tàn, cò quạt, binh khí...chồng chất, chói chang cả một vùng trời. Anh Võ đã nhận ra được chõ ngồi của Bình Nguyên Vương Lê Tư Thành ( có cắm biển đề chữ hẳn hoi). Chú vẫn nghi ngại không biết người đeo gươm mặc áo văn quan - đáng lẽ phải là võ quan mới có vũ khí tuỳ thân chú - đứng cạnh vương có đích xác là anh Lê Đàm không?
Đợi cho các quan chức sở tại vào sụp lạy trước hương án bái mạng xong, bấy giờ các trò vui mới lần lượt ra mắt. Từ sau khi vua Thái Tông băng hà, vừa đúng một chục năm, đến nay dân Lam Kinh mới có cuộc đón mừg long trọng thế này. Cho nên có vô số tiết trò: nào là múa sư tử, múa kỳ lân, nào là rước thuyền ròng, kéo co, đánh vật, chọi gà... Nhưng xem ra tất cả những thứ ấy đều tẻ nhạt đối với nhà vua. Hội hè ở kinh sư thiếu gì những cái đẹp, cái vui gấp mười, gấp trăm lần như thế! Duy có một trò lạ mắt, lạ tai, đó là điệu múa hát cổ truyền của làng Di Mỗ. Bên con trai chít khăn đầu rìu, mình trần, thắt lưng màu đỏ, hông cài dao quắm. Bên con gái mặc áo buộc tà, thắt lưng màu hoa lý, trên vai trái vắt một dải lụa đào. Thoạt đầu hai bên nam nữ cùng nắm tay nhau quay vòng tròn mà hát. Sau đó dàn thành hai tốp quay mặt lại với nhau, cứ mỗi lần mười lăm người con trai ra múa thì mười lăm người con gái đứng vỗ tay, và ngược lại. Điệu bộ bên nam khoẻ khoắn, điệu bộ bên nữ uyển chuyển. Giọng hát trầm cũng như cao, đều ấm áp thiết tha gợi lên khung cảnh êm đềm nơi đồng nội và niềm hạnh phúc bình dị của người dân lành chăm chỉ.
Xem diễn trò này, Nhân Tông hoàng đế rạng hẳn nét mặt lên. Có lúc nhà vua khoái trá quá, quên mất cả mình đang mặc áo long bào ngồi ngự lãm, hồn nhiên đúng như một chú bé, lấy ngón tay gõ gõ vào cán lọng, môi mấp máy hát theo... Lời ca vừa dứt, nhà vua quay về phía thái hậu:
- Tâu mẫu hậu, con muốn xem lại tiết trò kia vài lần nữa tại khu hí viện của hoàng cung. Chẳng hay mẫu hậu có bằng lòng không?
Thái hậu Nguyễn Thị Anh chưa kịp đáp, tả hình Tạ Thanh đã thò đầu ra rỉ tai:
- Muôn tâu đức bà, thủa hàn vi thần đã từng trà trộn với đám ngu dân ở vùng ven sông Mã, sông Chu, thần biết rõ cái tập tục kia tên gọi là bài ca “Rí ren” nghĩa là muôn tâu... một trò nhảm nhí do bọn nông phu chân lấm tay bùn, đói rách ngồi nghĩ ra để lúc buồn tình hát lượn với nhau cho khuây khoả đấy thôi. Nếu cứ để cho bọn chúng tiếp tục trổ tài, e rằng hoàng thượng còn nhỏ tuổi, tâm trí cao minh sớm tiêm nhiễm phải những điều khôngtinh khiết!
Thái hậu lập tức truyền lệnh đình chỉ cuộc vui, dù trong lòng biết làm như vậy, đức-vua-con phật ý. Đứng sau gốc nghiến, quan sát Nhân Tông, Anh Võ nhận thấy từ đấy trở đi nhà vua mất hẳn vẻ linh hoạt. Đến nỗi khi quan lễ nghi đến rước hoàng thượng đi bái yết Sơn lăng, Nhân Tông cứ ngồi ngây người ra, không buồn nhấc tay, nhấc chân nữa. Hai vị cận thần phải dỗ dành mãi mới nâng được nhà vua đặt lên cỗ xe. Anh Võ “xuỵt” một tiếng thật mạnh, gớm, gan lỳ khiếp! Dà... nhưng mà dỗi với mẹ như vậy, ai mà không dỗi được?
Lần này nếu vượt lên trước đám đông sợ dễ bị lộ (thầy trông thấy thì khốn), Anh Võ hoà lẫn vào dòng người huyên náo chạy theo sau xe giá. Đến một chỗ cách khu lăng chừng nửa dặm, dòng người phải đứng ùn cả lại. Có lệnh cấm thường dân không ai được bén mảng tới nơi an nghỉ của các tiên đế. Mãi tới giờ mùi mới thấy vua và thái hậu trở ra. Nhân Tông đi chung với thái hậu một lọng, nét mặt hoàng đế trông không còn vẻ gì cáu kỉnh nữa. ông vua con trở lại vẻ hồn nhiên như con nít rồi. Anh Võ nghe cả tiếng đức vua đang líu ríu:
- Có phải bây giờ mẫu hậu định dẫn con lên chơi trên cái gò ở trước mặt, cái gò có cây đại thụ chục vòng tay người ôm không xuể kia không? Mẫu hậu hãy truyền lệnh cho quan lỗ bộ kể cho mẹ con ta nghe xem cái cây đa cổ thụ ấy đã mọc từ đời nào mà gốc của nó lại to hơn cả gốc cây đa ở cửa Thái Miếu thế? Bọn cung nữ đã có lần định nói đến tai con nhiều chuyện thần bí về cây đa ấy, hôm nay con muốn biết tận nơi. Đi, mau lên mẫu hậu.
Quan lỗ bộ chuyên lo việc nghiên cứu các dấu tích phong thổ của tiên triều đã lược thảo sẵn một bản biên thuật sự tích cây đa Lam Kinh. Lúc này chỉ có việc đọc bản đó lên cho thái hậu và hoàng đế ngự thính.
Tả hình Tạ Thanh nấp sau lưng quốc mẫu, đôi mắt hắn lim dim mơ màng như đang lơ đãng thả hồn theo những ý nghĩ xa xôi. Nhưng thực ra tâm trí hắn không bỏ sót một chữ nào. Hắn muốn ngay cả trong việc này hắn cũng phải tở ra xứng đáng là tai, là mắt của thái hậu. Nhác thấy điệu bộ tên nịnh thần, quan lỗ bộ đã cụt hứng. ông rủa thầm hắn trong bụng: “Tai mắt mày là tai măt loài cú vọ! Mày chỉ thích bới lông tìm vết. Mày nghe thanh hoá đục, nhìn trắng hoá đen... Mày đã giây vào đâu là người ta nơm nớp ở đâys sắp xảy ra điều dữ.” Điều dữ quả đã đến! Cây đa là vật vo tri vô giác cũng không thoát khỏi cái nọc đầu lưỡi độc địa của Tạ Thanh.
- Muôn tâu thái hậu, - Tạ Thanh không buồn để cho quan lỗ bộ đọc dứt lời, cứ mặc nhiên đam ngang vào sự việc – theo ý ngu thần thì triều đình nên bắt dân địa phương đẵn ngay cây đại thụ kia xuống làm củi mới phải, vì ẩn náu trong lá cành thân rễ của nó từ lâu đã ẩn náu cái mầm phản nghịch!
Cái mầm phản nghịch mà Tạ Thanh buông ra ở đây là một dòng chữ đã có từ lâu: “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần”.
Thái hậu từng nghe nói lúc sự nghiệp còn gian nan, muốn thu phục lòng người, theo mưu kế của Nguyễn Trãi, Bình Định vương Lê Lợi đã sai quân lấy mật, mỡ viết vào lá và vỏ cây dòng chữ trên. Sâu, kiến tìm thức ăn, đục lá và vỏ cây tạo thành những nét chữ lỗ chỗ, khiến người qua đường tình cờ trông thấy có thể nghĩ đến cái điềm trời báo trước cho thiên hạ biết vận số của đất nước...
Khi đoàn người vác rìu đến tề tựu dưới gốc đa, người ta thấy một ông gì từ trong đám đông lách ra tiến bước đến trước mặt thái hậu. Không hề run sợ, ông đứng thẳng mình ung dung chờ bà mẹ đức vua ngước nhìn lên rồi mới cất giọng:
- Tôi thay mặt cho tất cả mọi người ở đây có lời khẩn cầu thái hậu và đức vua, xin thái hậu và đức vua đừng ra lệnh triệt hạ cái cây cổ thụ vô tội kia!
- Vì cớ gì?...Thái hậu cười gằn lừ lừ nhìn ông già một cách bực tức/ - Hỡi con người gàn dở kia, ngươi có biết chữ không? (ông già khẽ gật đầu). Ừ tốt đấy, ngươi hãy nhìn lên thân cây kia và đọc to cho bọn dân chúng nghe xem ngươi đã thấy những gì trên đó.
- Muôn tâu thái hậu, dân cả nước ai chả biết sự tích cây đa Lam Kinh với dòng chữ thay cho mệnh trời ấy! Xin cứ hỏi một đứa bé còn để chỏm nó cũng có thể đọc vanh vách, lọ là triều đình phải thách đố đến cái lão già đồ gàn này!
Thái hậu đang nhếch mép người bỗng sạm mặt lại, mi mắt trái giật thon thót. Tuy nhiên bà vẫn kìm được mình.
- Hừ... m... Thế là nhà ngươi đã hiểu rồi đấy! Nhưng bọn các ngươi thích lý sự, hãy nghe đây : "Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần", đó là mệnh trời ứng vào lúc Cao hoàng đế mới dấy nghiệp. Ngày nay, Nguyễn Trãi đã làm ma không đầu, cái thân cây mang tên kẻ nghịch thần ấy cứ để ngang nhiên đứng trên gò cao thì còn gì là phép vua, mệnh nước? Ngươi đã bạc tóc, bạc râu lại thông hiểu nghĩa lý thánh hiền, đáng lẽ phải biết khuyên bảo lũ con cháu triệt hạ cây đại thụ kia trước khi ta và hoàng đế qua đây mới phải chứ... Ngươi trả lời đi!
- Muôn tâu thái hậu... Càng già càng thông hiểu nghĩa lý, càng phải biết răn con cháu làm điều minh chính, chứ có đâu lại bắt họ làm ngược lẽ phải. Tôi trộm nghĩ, nếu đích thực ông Trãi là người có công lao với tiên triều, với dân nước, thì dù có chặt hết cả cây rừng cũng không xoá nổi tên tuổi ông! Phương chi lời "Bình Ngô đại cáo" còn truyền đó, tấm bia Vĩnh Lăng còn đặt gần đây, những lời văn hùng tráng do ông Trãi vâng soạn, triều đình đã cho khắc vào biển đồng, bia đá dựng thờ ở nơi tôn lăng, thái miếu. Hôm nay đến bái yết Vĩnh Lăng, hẳn đức bà vẫn còn thấy tên tuổi thừa chỉ Nguyễn Trãi rành rành ghi ở hàng chữ cuối đấy? Triều đình chưa truyền lệnh đập vỡ tấm bia ấy, hà tất lại ra lệnh bắt dân Lam Kinh chúng tôi triệt hạ cây đa chỉ còn để lại dấu vết một hàng chữ ở lớp vỏ bên ngoài?
Nghe những lời đối đáp cứng cỏi, dân chúng ai cũng lấy làm mát gan mát ruột. Họ không biết lúc đó tính mạng ông già đang treo trên đầu sợi tóc. Bà mẹ đức vua chớp chớp đôi mắt khác lạ, thét lên lạc cả giọng:
- Tả hữu đâu? Lôi thằng già ngỗ ngược này đem chém cổ ngay tức khãc cho ta.
Từ lâu, đứng lẩn trong đám đông, chú bé Anh Võ vẫn hồi hộp theo dõi từng cử chỉ, lời nói của thầy.
Phải, ông gìa kia chính là người đã nhận trách nhiệm với Cao Nhuệ và Lê Đàm nuôi nấng, dạy dỗ Anh Võ. Xưa, ông đã từng nổi tiếng một thời về tạc tượng và tô tượng. Những đền đài danh thắng ở kinh kỳ hiện nay nhiều nơi còn ghi lại dấu vết bàn tay tinh tế của ông. Sau khi người em trai là thợ sơn Cao Sư Đăng bị chết oan trong dịp xây chùa Báo Thiên, ông chán ghét thế sự, rũ áo rời thành Thăng Long đi phiêu bạt. Phường bạn cố tìm cách lưu con người tài hoa ấy lại, nhưng không ai làm ông xiêu lòng. Ông đi lang thang đây đó, đem tiền của dành dụm cả một đời thợ giỏi ra làm những việc từ thiện. Ngày ghé về Côn Sơn thăm Cao Nhuệ, được cháu ruột nói cho biết tình cảnh của mẹ con Phạm phu nhân, ông loé lên những niềm hi vọng mới... Ta hằng băn khoăn về nỗi oan thác của quan thừa chỉ. Thì ra ở hiền lại gặp lành, dòng họ ấy còn có người nối dõi. Nhờ đám môn sinh giàu lòng nghĩa khí, Anh Võ được sống sót đến ngày nay nhưng vẫn phải lưu lạc ở nơi biên viễn. Mà ở đấy thì đám môn sinh lại lo rằng chú bé sẽ bị thất học, Họ đang bí kế, muốn nhờ ta góp sức, ta sức nói với đứa cháu của ta như thế nào đây..." Bỗng ông già mừng rỡ vỗ vào vai Cao Nhuệ:
- Này, bác chợt nghĩ ra, sau vụ làng Đoài ở Sơn Nam, cho đến lúc này, các anh đã hoàn toàn bịt mắt được bọn gian thần rồi, còn e ngại gì mà không đón Anh Võ trở về?
- Thưa bá phụ... - Cao Nhuệ trong bộ nâu sồng đã quen với phong độ kẻ tu hành, chắp hai bàn tay đưa lên ngang mũi - các thân hữu của cháu cũng đã nghĩ tới điều đó, nhưng vẫn phải đề phòng bất trắc. Đón Anh Võ về thì dễ, song còn việc rèn cặp cho em nên người... Vả lại, thưa bá phụ..., "bức vách có tai", không thể để Anh Võ sống chung với cháu hoặc Lê Đàm được!
Ông già cưởi hể hả:
- Thế thì có gì là khó... Bác sẽ đảm trách hộ các anh việc đó.
Rồi, từ giã Cao Nhuệ, ông không đi lang thang nữa, lại trở về Lam Kinh chờ đón dạy người học trò nhỏ duy nhất...
Giờ đây đứng trước cái chết, ông già trông vẫn bình thản. Đố ai biết trong lòng ông đang xao động những gì "...Ròng rã ba năm trời, ngày dạy Anh Võ, đêm loay hoay nhào, nặn, tô, vẽ...mãi đến ngày hôm qua ta vừa hoàn công pho tượng quan thừa chỉ. Thế là ta đã giữ được lời hứa với Cao Nhuệ. Người đời sau đến văn cảnh chùa Tư Ân, nếu ai còn chưa có may mắn chiêm ngưỡng dung mạo quan thừa chỉ lúc sinh thời, thì những ngón tay tài nghệ của dòng họ Cao này ít ra cũng giúp họ mường tượng được khí cốt bậc đại nhân, đại nghĩa. Ta có nhắm mắt cũng được, chỉ còn ân hận một điều: chưa kịp nói gì với Anh Võ... Lần này, định gặp Lê Đàm sẽ bàn riêng cách cho thằng bé cùng trẩy kinh một thể; ta hết chữ rồi, vả cũng đến lúc cần cho con chim đủ lông cánh tung bay. Vì lẽ đó, sáng nay mới không tiện để nó đi theo. Ngờ đâu lại gặp cơ sự này...". Trên vầng trán cao, mồ hôi lấm tấm bắt đầu đọng thành giọt, ròng ròng chảy xuống những sợi râu bạc. Ông già định giơ ống tay áo lên quệt nhưng rồi lại đứng im, ngẩng đầu cao hơn, đưa mắt nhìn khắp lượt như muốn gửi lời chào vĩnh biệt mịo người.
Nhìn vẻ mặt này, Anh Võ tưởng như có trăm ngàn mũi kim đang chích vào tim gan mình. Chưa bao giờ chú phải chứng kiến một cảnh đau lòng như vậy. Chú không thể bỏ mặc thầy. Cần phải lăn xả vào giữa vòng gươm giáo, thét vào mặt con mụ đàn bà độc ác kia những lời nguyền rủa thậm tệ nhất, rồi sau đó đến ôm lấy chân thầy, có cùng chết với thầy cũng hả dạ. Trống ngực đập liên hồi, cái giận làm máu chuyển động bừng bừng trong cơ thể. Anh Võ nhằm thẳng chiếc lọng vàng bước tới. Bỗng một bàn tay giữ chặt lấy vai chú:
- Anh Võ chớ hấp tấp, để mặc anh xử trí!
Ngoái đầu lại, hai ánh mắt gặp nhau, linh tính báo cho Anh Võ biết người đang đặt bàn tay rắn chắc trên vai mình là ai rồi. Chú trố mắt: "...Ơ... anh Đàm!". Nhưng chợt hiểu ý, chú sững người lại, đứng im, Thời khắc lúc này thật vô cùng quan trọng. Hai anh em chỉ kịp nói với nhau mấy lời thật vắn tắt. Sau đó Lê Đàm thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra, tiến đến trước chỗ ngồi của bà mẹ đức vua, điềm tĩnh quỳ xuống.
- Tâu thái hậu, cả vùng này ai cũng biết lão thầy đồ Lam Kinh là một kẻ đọc sách nhiều nên sinh ra cuồng chữ, si thư, tâm thần bất định.
Bấy giờ những người đứng vòng trong vòng ngoài cùng đồng thanh nói:
- Chúng tôi cùng một ý như quan thân tuỳ đấy!
Lê Đàm nói tiếp:
- Giết lão chẳng khó gì, nhưng - Lê Đàm hạ giọng - xin thái hậu cũng nên cân nhắc kỹ một chút...
Những điều quan thân tuỳ vừa tâu, quả có làm cho bà mẹ đức vua chột dạ. Bà suy nghĩ: trong hai điều, ta chỉ nên chọn một, chỉ chặt gốc cây kia mà hãy khoan chặt đầu thằng già...
Thái hậu đưa mắt nhìn Tạ Thanh. Tên này trông thấy tướng mạo oai vệ của Lê Đàm - nhất là hắn đã từng biết đến võ công hiển hách của chàng dịp bắt sống tướng giặc ở Châu Hoá - tự nhiên đằng sau gáy hắn ơn ớn nổi da gà... Hắn không dám hấp tấp buông lời gièm pha mà ranh mãnh làm bộ đồng tình với Lê Đàm:
- Muôn tâu thái hậu, cao kiến của quan thân tuỳ cũng hợp với ngu ý hạ thần. Cổ nhân nói, giết một con ong thôi, không khéo, còn có thể bị cả bầy đốt cho sưng mày sưng mặt, huống hồ định hạ một tên đầu đen máu đỏ! (Hắn tự khoái trí cho rằng câu nói học mót của hắn là vô cùng thâm thuý!). Song thần trộm nghĩ, tha bổng lão già kia tức là thả cáo về rừng. Vậy nên chọn một cách khác. Mà cách này thì không ai biết giỏi bằng người đã từng am hiểu gốc gác, tâm bệnh kẻ phạm tội. Xin thái hậu cho quan thân tuỳ quản xét...
Bà mẹ đức vua không cần căn vặn gì hơn, uể oải nhắc lại câu nói của tên gian thần:
- Được, ta giao toàn quyền việc đó cho quan thân tuỳ quản xét.
Rồi mụ lẳng lặng đi về phía gốc đa, nơi đó mười hai người thợ rừng vừa được gọi đến, trong tay đang lăm lăm dụng cụ, sẵn sàng đợi lệnh.
Khi thân cây cổ thụ bị những nhát rìu đầu tiên chặt vào làm ứa ra sắc nhựa nâu sẫm đặc quánh, ông già cảm thấy chính lòng mình đang rỉ máu... Nghe lệnh tha tội chém mà ông vẫn nhơn nhơn. Sống, chết cũng một lần. Mặc! Phải nói, nói nữa, cho lương dân thấy được việc làm hiểm độc xấu xa của con mụ lộng quyền kia.
Ngẩng đầu nhìn lên ngọn đa, ở đấy bầy quạ đen và đàn chim sáo sậu đang lượn quanh nháo nhác, hình như chúng muốn nguyền rủa những kẻ sắp cướp mất tổ ấm của chúng, ông già ngang nhiên ôm ngực ngâm thơ như những lúc ông cao hứng thực sự. Dân Lam Kinh nhìn nhau ứa nước mắt lắng nghe thầy đồ cuồng chữ tấu diễn bài thơ quốc âm của quan thừa chỉ mà họ đã quá quen thuộc:
Đủng đỉnh chiều hôm dắt tay,
Trông thế giới phút chim bay.
Non cao, non thấp, mây thuộc,
Cây cứng, cây mềm, gió hay.
Nước cũ trăm năm còn vậy,
Trăng bao nhiêu kiếp nhẫn này.
Ngoài chưng mọi vật đều thông hết,
Bui một lòng người cực hiểm thay!
Thái hậu từ gốc đa quay gót trở lại. Sợ cơn thịnh nộ mới lại có thể nổ ra, Lê Đàm nhanh nhẹn mở dải thắt lưng lụa trói tay ông già lại, vừa giong đi vội, vừa giả bộ quát tháo:
- Đi mau lên, lão già cuồng chữ! Về vương phủ, ta sẽ nhốt lão vào một chỗ và mỗi ngày chỉ cho lão ăn nửa bữa thôi, xem có còn đủ sức ngâm nga nữa không.
Trước cảnh ấy, Anh Võ luống cuống không biết mình nên làm gì. Phép nước bất chấp tình thân, anh Đàm đã dặn để mặc anh xử trí cơ mà! Đầu óc chú càng bối rối vì cái tin anh Đàm mới nói nhỏ ban nãy: sắp sẵn những thứ cần dùng để trẩy kinh sư với anh. Đi kinh sư! Điều đó Anh Võ hằng trông đợi từ bao lâu nay, Nhưng niềm vui đến cùng một lúc với tai biến... Chú bồi hồi nhớ lại cảm giác mơ hồ trong giấc chiêm bao... Ta sống ở kinh sư để rồi hàng ngày phải trông thấy những bộ mặt đáng ghét kia ư? Không! Ta có anh Đàm và còn có... bổn phận đối với người thầy kính mến nữa chứ! Nghĩ vậy, chú phấn chấn bước vội về nhà.
° ° °
Người ta giải ông già về kinh sư. Ở đây, ông không phải giam hãm trong nhà ngục tối tăm, cũng không bị gông cùm hành hạ gì cả. Trái lại, ông là một hạng phạm nhân đặc biệt, được đối đãi như thượng khách. Phủ Bình Nguyên Vương dành cho ông ở hẳn một gian trong nhà khách. Sáng sáng có Anh Võ đóng vai tiểu đồng pha nước hầu trà. Ngày hai bữa, không cao lương mĩ vị, cũng đàng hoàng cơm bưng nước rót tận nơi. Anh Võ thuộc khẩu vị của thầy, chú đã mách nhà bếp làm những món ăn thanh đạm mà ngon miệng. Ngoài ra, có đủ những đàn, sách, rượu, cờ... rất nhiều thứ cho ông tiêu sầu giải muộn, ông không phải ngồi đếm từng chiếc lá rụng, tính ngày tháng trôi đi....
Tả hình Tạ Thanh mang máng đánh hơi biết những tin tức không thú vị đó. Hắn lại mon men đến ton hót với thái hậu:
- Tâu đức bà... Tên thân tuỳ của Bình Nguyên vương đối đãi với thằng già cuồng chữ còn hơn cả ngu thần cung phụng bố già ở tư thất...
Thái hậu ngoảnh mặt đi nơi khác, cười khẩy:
- Khanh đã xúi ta giao phó hắn cho Lê Đàm, bây giờ sự thể thế nào, chẳng lẽ khanh không có cách xử trí hay sao, cớ gì còn để ta phải bận tâm?
- Dạ, muôn tâu... Trước đây ngu thần hiến kế như vậy là có dụng ý muốn chờ cơ hội kết tội cả lão đồ già lẫn tên Lê Đàm quỷ quyệt một thể...
- Thôi đi, hãy để cho ta yên tĩnh!
Lần đầu tiên tả hình Tạ Thanh bị thái hậu xua đuổi, chắc hôm ấy bà mẹ đức vua đang có điều gì bực bội nên không muốn nghe tên gian thần lải nhải nhiều lời.
Ở bên vương phủ, ngay từ đầu, Lê Đàm cũng đã lưu ý nhắc nhở Anh Võ:
- Em phải ghi nhớ điều này: không có lệnh của anh, nhất thiết em không được hỏi han ông già họ Cao điều gì nhé.
Đã nửa tuần trăng, từ lúc theo gót anh Đàm về đây, chú bé chỉ được săn sóc, hầu hạ thầy lẳng lặng như cái bóng. Những lúc anh Đàm đến gặp riêng thầy, chú còn phải làm người đứng canh đề phòng có kẻ thóc mách rình mò.
Nhiều lần ông già tỏ vẻ lo lắng, bảo Lê Đàm:
- Anh phải thận trọng, chớ vì bác ( ông đã coi Lê Đàm như Cao Nhuệ ên lúc vắng người thường xưng hô một cách thân mật) mà sa vào cạm bẫy của thái hậu và bọn gian thần! Anh cứ đòi thái hậu, buộc mụ ấy phải trao thẳng bác cho toà hình viện xét xử.
Lê Đàm không nỡ làm theo cách của ông già. "Ta đã kéo được người ngay ra khỏi miệng hùm, lẽ nào lại để cho con người ấy dấn thân vào hang sói?" Trong khi chưa tìm ra mưu kế giải thoát, chàng vẫn lưu ông già ở sảnh, vẫn ngày ngày cho Anh Võ quanh quẩn hầu hạ và sai người cung đốn mọi thứ cần thiết. Chàng không ngờ sự tận tuỵ của chàng lại dẫn đến một kết quả thảm khốc. Một đêm, Anh Võ và mọi người ngủ say rồi, ông già còn ngồi tư lự trước tư án khá lâu. Chỉ có ngọn bạch lạp mới được chứng kiến những ý nghĩ bi phẫn cuối cùng của ông...
Trưa ngày hôm sau, viên hình quan đi minh xác vụ bât trắc ở khu vườn cấm của hoàng cung bên cạnh phủ Bình Nguyên vương về trình lại với tả hình Tạ Thanh rằng, hắn đã làm đầy đủ mọi việc khám xét, nhưng không phát lộ được điều gì khả nghi.
- Bẩm thượng quan... dạ... đây đúng là một vụ tự tử, đương sự dùng dải lụa bạch tự treo cổ lên cành cay mộc lan, hiện còn để lại một phong thư lời lẽ kỳ lạ.
Như con thú dữ phàm ăn vừa vồ hụt mồi, Tạ Thanh giựt ngay lấy mảnh giấy lắp bắp đọc:
"Hỡi những người trung thực! Khi đặt bàn tay lên ngực, ta còn thấy không còn thoi thóp, đừng sợ hãi, hãy vuốt mắt cho ta!
Hỡi những kẻ manh tâm độc ác! Khi nhìn thấy ta ngủ thiếp trên cành cây, đầu ngoảnh về hướng sao Bắc Đẩu, đưng vội nghĩ đến việc hãm hại thêm những người vô tội!
Ta vĩnh biệt dương thế mà vẫn mang theo tia sáng mặt trời. Mãi mãi ta còn nhìn thấy ánh mắt yêu thương của những tâm hồn ngay thẳng.
Mãi mãi ta còn nhìn thấy lòng dạ sói lang của bọn lộng quyền đê tiện!..."
Vo viên mảnh giấy quẳng vào mặt viên hình quan, tên gian thần lặng hẳn người đi một lúc. "Đúng là thằng già cuồng chữ ngu xuẩn!".
Bỗng hắn bật dậy và như một con đười ươi, hắn cứ đứng ngửa cổ ra phía sau, cười rất man dợ. Viên hình quan thừa dịp cúi nhặt vội viên giấy ròi, chuồn thẳng. Còn lại một mình tên gian thần đứng ôm đầu nói lảm nhảm...
° ° °
Sau cái chết của ông già họ Cao, Tạ Thanh tuy vẫn đứng đầu hàng nội quan nhưng ít được thái hậu Nguyễn Thị Anh gọi vào hầu như trước. Bị thất sủng, hắn lại vùi đầu vào các cuộc đỏ đen. Suốt ngày đêm, hắn chui rúc dưới Vạn Lộ, lê la hết chiếu bạc khác. Đến đâu, hắn cũng vơ tiền như rác, hầu bao của tả hình đeo trước bụng căng phồng như con cóc mệ, bọn đổ bác trông thấy thèm nhỏ dãi. Chúng càng thua càng ham gỡ. Càng gỡ lại càng thua đau. Trong bọn chúng chưa có tên nào địch nổi ngón cờ bạc bịp của Tạ Thanh, trừ quan giám ti, người anh em con dì với thái hậu.
Hôm nay hai tên tham quan, hai con bạc khét tiếng sát phạt lẫn nhau.
Thoạt đầu chúng còn làm ra bộ lịch sự.
Tả hình:
- Ngài cao tuổi xin mời ngài "bắt cái" trước!
Giám ti:
- Dạ không dám... Ngài chức cao hơn, xin rước ngài...
Rồi chỉ một thoáng, chúng để lộ ra các thủ đoạn gian lần. Mạt cưa mướp đắng gặp nhau, chẳng đứa nào chịu lép đứa nào. Bị thua ba ván liền, tên giám ti bắt đầu cay cú. Vừa thấy Tạ Thanh lét mắt về phía mình, hắn phát khùng:
- Sao ngài lại nhòm trộm bài của tôi?
Bất đồ hắn bị tả hình chửi mát:
- Ngài yên trí. Tôi đang nhìn tên kẻ trộm giấu bài trong ống tay áo chứ tôi đâu dám nhìn trộm nước bài của ngài.
- À, ông này giỏi, ông bảo ai là kẻ trộm?
- Tôi bảo anh đấy. Chính anh là thằng cướp cá, là phường ăn quỵt, phường kẻ trộm...
- Nói láo! Chính mày mới là phường cờ gian bạc lận.
- Cứ giỏi mày cứ rũ ống tay áo cho mọi người xem nào? Thách đấy!...
- Mày liệu hồn, đợi đấy... rồi tao sẽ giũ luôn cả bộ xương mày một thể...
Một đằng ỷ thế là anh em với thái hậu, một đằng ỷ thế là chức quan hầu cận thân tín nhất của mẹ vua. Hai cái thế ấy đều rắn như đá cuộc, nên càng xô xát càng toé lửa. đến lúc không còn moi móc đâu ra được những lời tục tĩu hơn để xỉ mạ nhau, bọn chúng bèn vứt bỏ cả ngôn ngữ loài người, nhảy xổ vào nhau bằng sức hung dữ của loài dã thú. Những quả đấm tới tấp giáng vào mặt, vào ngực giám ti. Chỉ cần chậm trễ một chút nữa có lẽ tên hoàng thích này phải chết gí hoàn toàn. Nhưng đột nhiên, giám ti ngồi thụp xuống, dùng toàn lực húc đầu vào bụng đối thủ. Tả hình bị mất thăng bằng, ngã ngửa ra. Cả tấm thân nặng nề của hắn đổ xuống và cứ thế hắn ngất lịm đi. Người ta tưởng hắn chết giả vờ để đòi ăn vạ. Không! Hắn chỉ còn có thể ú ớ kêu lên vài tiếng rồi vĩnh viễn không bao giờ ngồi dậy được nữa. Bởi vì, lá gan của hắn - vốn đã sưng to lâu ngày vị bệnh nghiện rượu - vừa bị giập vỡ trong ổ bụng, là nguyên nhân kết thúc cuộc đời xấu xa của hắn một cách nhanh chóng.
Chưa cần đợi Tạ Thanh tắt thở thực sự, bọn đổ bác đã xúm vào lột hầu bao, tranh nhau con "cóc mệ", mặc cho tên giám ti đứng đó, sững sờ...
° ° °
Danh Sách Chương:
Bạn đang đọc truyện trên website MeTruyenVip.com
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK