Sáng sớm ngày hôm sau, mặt trời vẫn còn chưa mọc, những đứa trẻ trong hang đều đã thức dậy, trong đó có vài đứa chắc là do đêm qua ngủ không ngon nên mắt đều thâm quầng cả.
Mạc Nhĩ bị âm thanh ồn ào đánh thức và cảm thấy rất tò mò, trước đây làm gì có chuyện như vậy. Hôm qua luyện dao chém được mấy con dạ yến trên cánh tay cũng có thêm vài vết thương nông có, sâu có, cũng được đắp thuốc hết rồi.
Tò mò thì tò mò, Mạc Nhĩ vẫn đứng lên vác dao rồi chờ xem tiếp theo sẽ là chuyện gì. Cậu phát hiện những đứa trẻ trong hang đều tụ lại thành nhóm năm đứa, tay cầm dây cỏ và một vật gì đó màu đen, tập trung thảo luận gì đó ngoài hang động cứ nhìn chăm chăm trong ngóng vào Thiệu Huyền.
“Mặt trời lên rồi, thời tiết hôm nay rất đẹp, chúng ta đi bắt cá thôi.” Một đứa trẻ nhìn ánh mặt trời ló dạng nói.
“Nhưng mà hôm qua thời tiết cũng như thế mà có câu được cá đâu! Hôm nay sẽ không giống như hôm qua nữa chứ?” Một đứa trẻ khác giội cho một gáo nước lạnh.
Đa phần mấy đứa trẻ trong hang đều không thích nghe những lời xúi quẩy, trừng mắt nhìn đứa trẻ vừa mới nói câu “giống như hôm qua”.
Cho dù hôm nay có bắt được cá hay không thì cũng phải ăn trước đã, nếu không sẽ không có sức làm việc. Kể từ ngày có nguồn thức ăn mới, mỗi buổi sáng Thiệu Huyền đều ăn thứ này, lúc đầu có đứa không nỡ ăn, kết quả lúc bắt cá thì đói lã không có sức nên hiệu quả không bằng những đứa khác. Ngày hôm sau cũng bắt đầu lấy chén đá ăn như Thiệu Huyền, cũng hết cách, không ăn thì không có sức, không có sức thì không làm việc được, không làm việc được thì số lượng thức ăn săn được sẽ ít hơn đứa khác, sẽ càng đói hơn, chuyện sẽ càng ngày càng tệ hơn mà thôi.
Ăn uống no nê, tinh thần sản khoái.
Nhìn thấy trạng thái của Mạc Nhĩ cũng có vẻ không sao nên Thiệu Huyền gọi Mạc Nhĩ cùng đi đánh cá. Mấy con dạ yến Mạc Nhĩ chém được hôm qua đã cống hiến cho nhóm làm đồ ăn sáng thế nên thái độ của mấy đứa trong nhóm dành cho Mạc Nhĩ cũng dễ chịu hơn rất nhiều.
Người trong hang đi hết, không có ai trông coi, những đồ dùng trong hang Thiệu Huyền không sợ sẽ bị trộm, dây cỏ và những quả cầu đen kia đều mang theo hết rồi, còn về cá thì người trong bộ lạc sẽ không trộm thức ăn của bọn trẻ trong hang nếu không sẽ bị cả bộ lạc trừng trị thảm khốc. Thế cho nên có đem cá ra ngoài phơi cũng không sợ bị ai lấy cả. Trừ những thứ này ra thì những thứ khác cũng chẳng thu hút người trong bộ lạc gì cho cam thế nên cả Caeser cũng bị Thiệu Huyền mang theo.
Nước sông hôm nay cũng rất êm ả nhưng không êm ả một cách quỷ dị như hôm qua, nhìn những gợn sóng trên mặt nước Thiệu Huyền cũng có cảm giác yên lòng. Bèn lấy dây cỏ cột sâu đá lại rồi vứt xuống nước xem thử.
Hai mươi mấy đứa trẻ đứng sau lưng Thiệu Huyền, nhìn chằm chằm con sâu đá không chớp mắt, không thấy sâu đá đâu nữa thì nhìn chằm chằm khối màu đen nổi trên mặt nước.
“Sao rồi A Huyền?”
“Chắc không sao đúng không?”
“Cá đã quay về chưa?”
Bọn trẻ nhịn không được khẽ hỏi.
Thiệu Huyền nhìn xuống mặt nước, hôm nay cậu không thấy loài sinh vật có xúc tu sống dưới nước đó, khối cầu màu đen cũng trôi dập dềnh như thường ngày, con sâu đá bên dưới vẫn đang vùng vẫy.
“Chắc là không…” Thiệu Huyền chưa nói xong đã bị tình hình dưới nước cắt ngang.
Khối đen đang nổi trên nước bỗng chìm xuống đáy, sợi dây cỏ xuất hiện lực kéo quen thuộc. Thiệu Huyền cùng bọn thằng lắp bắp vui mừng kéo mạnh sợi dây trong tay về phía sau nhanh chóng.
“Có cá!”
“Là cá!”
“Cá trở về rồi!”
Nhìn thấy tình trạng hiện tại mấy đứa trẻ vui mừng nhảy cẫng lên, khi gương mặt giãy giụa quen thuộc bị kéo lên từ dưới nước, hơn hai mươi đứa trẻ cũng đã yên tâm tuyệt đối rồi.
Mới có một ngày mà đã nhớ thế này rồi, sợi dây cỏ trong tay đã không thể chờ đợi thêm được nữa, sau khi Thiệu Huyền ra hiệu, mấy đứa trẻ chia ra mỗi đội năm nhóm bắt đầu chia nhau màn bắt cá quen thuộc.
“Mạc Nhĩ cậu bắt cá cùng mọi người nhé, Đồ nhớ giải thích cho cậu ấy những điều cần lưu ý nha, tôi dắt Caeser đi đào sâu đất, mấy con vừa đào còn lâu mới đủ câu. Nhớ là không được xuống nước, không được đánh nhau. Thời gian đánh nhau đó chi bằng kéo thêm vài con cá, tranh thủ thời gian đi mùa đông sắp đến rồi. Nếu thấy có gì không đúng thì chạy sang báo cho chiến sĩ bên kia.” Những câu nói phía sau là Thiệu Huyền đang nói với những người khác đang đứng bên bờ sông.
Thật ra không cần Thiệu Huyền nhắc, trải qua sự việc ngày hôm qua mấy đứa trẻ này cũng biết trân trọng cơ hội trước mắt, không ai chắc rằng ngày mai cá sẽ không rời đi cả, thế nên bắt được càng nhiều càng tốt, thời gian đâu mà đi đánh nhau chứ?
Trong lúc mấy đứa trẻ đang bận kéo cá thì những người dân sống dưới chân núi cũng kéo đến bắt cá cùng.
Những tình huống thế này cũng không còn gì lạ lẫm, các chiến sĩ canh gác cũng không còn thấy ai đến hồ thì chạy đến cảnh cáo nữa, bây giờ chỉ ngồi ở phía xa xa canh chừng, chốc chốc lại dặn dò đừng đến gần nước quá, phát hiện tình hình không ổn thì sẽ thông báo…
Không thể phủ nhận rằng việc bắt cá đã giải quyết không ít vấn đề của nhiều người, có mấy người của những hộ dân dưới chân núi bị thương trong lúc đi săn, không thể tham gia lần đi săn cuối cùng để chuẩn bị cho mùa đông nữa. Không ra ngoài săn bắt thì sẽ thiếu thức ăn, mùa đông đến sẽ rất khó khăn, người trong nhà cũng lo lắng rất nhiều, bây giờ thì yên tâm rồi. Ai mà ngờ mấy con cá dưới nước lại dễ bắt đến vậy chứ, cho dù có là người già yếu bệnh tật trong bộ lạc cũng có thể đến giúp một tay.
Trải qua những chuyện đó, Thiệu Huyền được rất nhiều người dân dưới chân núi biết đến. Trước kia họ chỉ biết có một thằng nhóc mỗi ngày dắt theo một con sói đi dạo, bây giờ vì chuyện bắt cá muốn trao đổi đồ dùng với Thiệu Huyền để lấy khối đen đó nên ai cũng nhớ tên Thiệu Huyền cả. Nghe nói Thiệu Huyền muốn đổi da thú, cũ mới gì cũng được thì liền gom hết da thú không dùng đến trong nhà tranh nhau đổi cho Thiệu Huyền.
Lúc Thiệu Huyền đến bãi đá vụn thì cũng đã có bảy, tám ngưởi đã ở đó, nhìn thấy Thiệu Huyền liền chào cậu một tiếng, nghe Thiệu Huyền nói hôm nay có thể câu cá thì ai nấy đều nhìn chằm chằm mặt đất thân thuộc chỉ hận không thể nhanh chóng đào bọn sâu đá lên rồi chạy đến bờ sông câu cá.
Mấy hôm nay sâu đá bắt được ở bãi đá vụn đều rất nhỏ, chỉ cần động đậy một chút là bị người ta lôi lên ngay, con nào nhanh nhẹn liền đứt ra làm đôi thoát thân, không nhanh nhẹn thì bị người ta lôi lên cả nguyên con. Trước đây chúng có bò ì ạch trên mặt đất thì cũng không ai thèm đoái hoài đến chúng, nhưng mà bây giờ thì đừng nói là lú đầu ra, chỉ cần động đậy một chút cũng sẽ bị người ta chạy đến đào lên xem xem có sâu đá hay không, nhìn thấy sẽ đào lên ngay.
Nhưng mà so với Caeser thì những người này vẫn còn kém xa. Người dân đào đất ở bãi đá vụn này cũng đã quen cảnh Caeser chỉ cần ngửi vài cái là lại lôi lên một con sâu đá.
Mũi con sói này nhạy thật đấy!
Cũng có người định bụng lấy dây cỏ bện thành một cái lưới lớn để lôi được nhiều cá hơn, nhưng hiện thực đã chứng minh cách này không ổn, thả lưới xuống quả thật có thể bắt được rất nhiều cá nhưng chưa kịp kéo cá lên bờ thì lưới đã bị mấy con cá đó quẫy nát hoặc cắn nát, đợi đến khi kéo được từ dưới lên thì bên trong lưới không còn con cá nào cả. Bất đắc dĩ mọi người đành phải làm theo cách bắt cá phức tạp này, kéo lên từng con một vậy.
Chiều đến, sau khi những đứa trẻ trong hang được Thiệu Huyền gọi về hang ăn thức ăn do bộ lạc gởi đến cũng không muốn ngồi trong hang bện dây nữa, số dây bện được hôm qua vẫn còn rất nhiều, mà trời còn lâu lắm mới tối, bọn trẻ muốn ra sông bắt cá thêm chút nữa.
Thiệu Huyền không phản đối nhưng cũng không đi chung với bọn trẻ, số sâu đá bắt được lúc sáng vẫn còn rất nhiều, đem chia cho năm nhóm cũng đủ dùng rồi.
Nhìn sắc đêm hôm qua xem ra mùa đông cũng sắp đến rồi, bọn trẻ phải tranh thủ bắt cá nhiều hơn nữa, khi mùa đông đến gần nhiệt độ ngoài trời sẽ giảm xuống, những vùng nước gần bờ sẽ đông thành băng. Những người chưa thức tỉnh được lực tô-tem căn bản sẽ không bước ra ngoài, họ không chống chọi được với gió tuyết, cũng không có lớp lông thú dày làm quần áo sẽ rất dễ bị chết cóng.
Thiệu Huyền không đi bắt cá cùng bọn trẻ mà đem hai con cá ra khỏi hang. Thiệu Huyền kéo một con, Caeser kéo một con. Anh mang theo một cái túi da thú trong đó có đựng mấy viên đá chất lượng mà anh nhặt được ở khu luyện tập hôm nọ, vì người đến bãi đá vụn đào sâu đá càng lúc càng nhiều Thiệu Huyền đành phải chuyển những viên đá đó sang chỗ khác. Hơn nữa tình hình trong hang cũng khác trước rất nhiều, mấy viên đá có để bên cạnh thì bọn trẻ cũng không dám cướp lung tung.
Lúc nào nhặt được phôi đá tốt có thể rèn được binh khí Thiệu Huyền cũng đem đến đổi với Thầy Luyện Đá đổi thức ăn, mà người nó chọn để làm ăn cũng rất cố định, Triệu Huyền phải điều tra, khảo sát cả khu vực dân cư dưới chân núi mới chọn ra được.
Thầy Luyện Đá này tên Khắc, nghe nói trước đây là người phụ trách đặt bẫy trong đội săn, trong một lần đi săn ông mất đi một cái chân nên rút khỏi đội trở thành Thầy Luyện Đá, phụ giúp mọi người sữa chữa vũ khí để duy trì cuộc sống.
Thiệu Huyền lôi cá đến trước căn nhà gỗ, những hộ gia đình xung quanh đây đều không có cửa, chỉ dùng da thú hoặc rèm được đan bằng cỏ để che chắn mà thôi, nhà của Khắc cũng vậy. Thiệu Huyền nghe thấy tiếng rèn đá bên trong bèn cất tiếng gọi “Chú Khắc”.
Người bên trong cũng không nói gì chỉ thấy tấm da thú trước cửa khẽ đồng đậy, ý bảo rằng chủ nhân của nơi này đã đồng ý cho vào. Nếu như không được cho phép, Thiệu Huyền không thể nào vén nổi tấm rèm. Nhiều đồ dùng chỗ Khắc nhìn bề ngoài chẳng khác gì những gia đìng lân cận nhưng thật ra phức tạp hơn nhiều, rèm của những gia đình khác có thể vén lên dễ dàng nhưng nhà của Khắc thì khác, nếu cứ ngoan cố xông vào thì người chịu thiệt chỉ có thể là bản thân mà thôi.
Cho dù có mất đi một chân nhưng có thế nào đi chăng nữa thì năm xưa Khắc cũng là người đặt bẫy cho đội săn, những kỹ thuật cần biết ông vẫn nắm rõ.