• Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Hắn đương nhiên rất ủng hộ việc phát triển cây khoai lang rồi. Nếu như loại cây này được phổ biến rộng rãi, không bao lâu nạn đói sẽ được giải quyết đấy. Đúng là một diệu kế, hắn thật rất chờ mong. Chẳng hiểu vì sao sau này vẫn có nạn đói xảy ra, vậy mà trong lịch sử cây khoai lang lại không được phát triển nhân rộng.

- Thần xin thay mặt bá tánh trăm họ tạ ơn hoàng thượng, hoàng thượng anh minh, hoàng thượng anh minh.

- Ái khanh không cần câu nệ như vậy, đây là chuyện nên làm mà.

- Hoàng Thượng! Vậy còn! Vậy còn việc nộp thuế thì sao?

A, đúng vậy nha, thì ra là vậy. Việc vua quan không chú trọng đến cây khoai lang chính là do vậy. Đây chính là lý do làm cho cây khoai lang không được trồng rộng rãi. Người dân trồng khoai lang thì nộp thuế bằng gì? Không lẽ nộp thuế bằng khoai lang sao? Còn nếu nộp bằng thóc lại không mấy ổn nha. Bán khoai lang đi mua thóc để nộp thuế? Chuyện này không thuận tiện tí nào trong điều kiện hiện nay. Còn triều đình nhất định không nhận khoai lang vì rất khó bảo quản lâu ngày. Hắn nghĩ có lẽ chính việc này đã hạn chế cây khoai lang được nhân rộng ở thời đại phong kiến.

- Việc này trẫm đã có cách. Nếu cho khoai lang được trồng xen kẽ với cây dâu thì sao. Lúc đó chỉ thu thuế cây dâu còn cây khoai lang không phải nộp thuế.

Hắn lại nghĩ ra thêm một cách để cây dâu có thể phát triển nhanh chóng hơn rồi. Đúng là một công nhiều việc mà đến hắn cũng không ngờ trong lúc vô tình lại có bước đột phá hay như vậy. Việc trồng xen kẽ cây dâu và cây khoai lang hoàn toàn có thể được.

- Hoàng Thượng thượng anh minh. Đây đúng là cách trọn vẹn cả đôi đường, thật hay, thật hay!..

- Mong rằng ái khanh sẽ không phụ lòng trẫm. Nhưng có một điều khanh có từng nghĩ đến, liệu khi trẫm ban ra chuyện này thì lượng đất đang bỏ hoang kia phần lớn sẽ vào tay ai?

Đối với vua quan phong kiến thì ruộng đất vào tay ai đâu có gì khác nhau. Vào tay địa chủ hay người dân thì họ đều thu thuế như nhau cả thôi. Nếu vào tay địa chủ họ càng mừng, đơn giản vì như vậy họ càng dễ thu thuế mà không bị khất nợ. Bởi vậy chẳng mấy ai coi trọng việc này cả. Hắn đến từ một đất nước XHCN nên bị ảnh hưởng rất sâu sắc đến vấn đề ruộng đất. Tuy tin tưởng vào khả năng công chính liêm trực của Ngô Thì Nhậm nhưng điều này không đủ để hắn an tâm đến vấn đề ruộng đất. việc chiếm đoạt bành trướng ruộng đất của địa chủ có quá nhiều cách, nhiều thủ đoạn mà cuối cùng nông dân vẫn là tay trắng. Đây không phải là mục tiêu của hắn. Càng lại không phải cái mà hắn muốn thấy.

- Thần quyết không để Hoàng Thượng thất vọng, còn chuyện ruộng đất bỏ hoang đương nhiên sẽ phát cho dân chúng rồi.

- Ý trẫm muốn tất cả con dân của trẫm đều có ruộng đất chứ không phải phần lớn ruộng đất sẽ nằm trong tay các địa chủ. Để rồi ngoài việc nộp thuế cho triều đình còn phải nộp tô cho đám địa chủ kia. Đó chẳng phải con dân của trẫm nộp thuế hai lần sao?

Nói đến đây mà Lão còn không hiểu thì thật không xứng với cái tên danh sĩ Ngô Thì Nhậm rồi. Lão ta đương nhiên nghe ra, việc này trước giờ không hề nghĩ đến, nhưng khi được hỏi lão cũng nhận ra ở trong này có vấn đề khuất tất. Đúng là nếu so ra thì lượng thuế mà triều đình nhận được không hề giảm nhưng người dân phải đóng nhiều thuế hơn đấy. Việc đất bỏ hoang không ai thèm nhận sẽ không còn là đất hoang nữa khi việc trồng khoai lang xen kẽ với cây dâu được đưa ra ngoài.

- Thần nghĩ chỉ cho những hộ chưa có ruộng đất hoặc có ít ruộng đất nhận đất bỏ hoang có lẽ sẽ được.

Thật không hổ là Ngô Thì Nhậm nha, nhìn nhận vấn đề rất mau lẹ.

- Ái khanh nói hay lắm, trông chờ ở khanh rồi. Ta cũng có thêm một phương án cho khanh đây.

Hắn lấy ra tấm địa đồ sau đó chỉ vào khu vực tây nguyên và tây trường sơn nói cho lão nghe ý định di dân mà hắn đã vạch sẵn từ trước.

- Khanh thấy việc này như thế nào?

- Hoàng thượng thánh minh, nếu được như vậy chẳng khác nào có công lao mở mang bờ cõi sang phía tây. Đây đúng là công đức vô lượng cần phải làm. Chỉ là việc di dân trong năm năm e rằng rất khó hoàn thành trong thời gian ngắn như vậy. Dân chúng chẳng mấy người muốn rời xa quê hương cố thổ.

Đúng vậy đấy, đây chính là một trong những kế hoạch đầy tham vọng của hắn. Trong vòng năm năm có thể bình ổn được vùng tây nguyên, cho nhân dân lên sinh sống ở đây, cộng thêm lực lượng người dân tộc bản xứ tại chỗ nữa, hắn tin rằng có thể làm được. Khó khăn nhất là ở chỗ làm sao người dân chịu di cư lên đây sống đó mới chính là vấn đề. Hiện tại nơi đông dân cư nhất chính là ở vùng đồng bằng sông Hồng. Tuy rằng mảnh đất này biết bao màu mỡ nhưng việc làm giàu trên đây lại không hè dễ dàng vì nó phải gánh lượng dân cư quá đông đúc. Họ lại chẳng muốn rời xa mảnh đất quê hương.

- Việc này phải trông chờ vào ái khanh rồi.

Lão nghe Quang Toản nói vậy liền tự mình cười khổ, hoàng đế đây là quá coi trọng lão rồi. chưa nghĩ ra biện pháp nào hữu hiệu cả đấy.

- Thần nghĩ nếu ban thêm lệnh cho quan lại từng huyện phủ tự tổ chức dân đi khai hoang, sau đó đem đất hoang này phân lại cho chính người dân thì sẽ hay hơn.

- Đúng vậy!. Chuyện này cũng là một phương án hay trong năm năm tới. Ta nghĩ cũng nên trả tiền lương cho các dân phu thì công việc sẽ trôi chảy hơn. Tuy rằng tạm thời sẽ rất tiêu hao nhiều kinh phí nhưng không thể để họ làm không công được.

Hắn có dự định sẽ bỏ chuyện bắt dân phu đi lao động, để giải phóng lao động trong dân, nhưng xem ra trong khoảng thời gian mấy năm đến không thể bỏ chuyện này rồi. Song bù lại việc phát triển kinh tế của người dân sẽ tăng nhanh hơn nhiều. Thời kì phi thường sẽ phải làm theo cách phi thường như vậy thôi. Cái gì cũng có cái giá của nó.

Ngay sáng hôm sau tại trước điện cần kiệm liêm chính một loạt các thánh chỉ được ban bố ra ngoài. Nội dung của nó làm cho người ta đi từ bất ngờ này qua bất ngờ khác. Sau đó các bản thánh chỉ còn được in sao ra dán khắp các cổng thành. Các khoái mã nhanh chóng lên đường đi đến từng nới để tuyên, bất chấp chỉ còn bốn năm ngày nữa là đến tết. Trong đám khoái mã đi ra, một trong số đó không phải đi truyền thánh chỉ mà đưa thư của Quang Toản gưởi cho tướng Trần Quang Diệu.

Trong những ngày cuối cùng này hầu hết mọi người đều tất bật cho chuyện tết nhất ngươi rảnh rỗi nhất có lẽ là Quang Toản rồi. Đó là theo nhìn nhận của sáu nàng Băng Tuyết Xuân Hạ Thu Đông.

Cuối cùng ngày tết nguyên đán rồi cũng đến. Trong mấy ngày này các tục hội liên tục diễn ra trên khắp cả nước. Năm nay tại kinh thành Phú xuân hắn đặc biệt cho tổ chức cuộc thi đoán câu đố trên đèn lồng, người đến tham gia rất đông vui, các câu đố liên tiếp được đoán đúng, mỗi câu đố được đáp đứng tương ứng đèn lồng đó được sáng lên. Làm một dãy phố bên sông Hương đèn lồng được treo đỏ rực. Hắn đương nhiên sẽ không bỏ qua dịp vui hiếm có này rồi. Cùng lão phúc và đám hộ vệ cải trang đi ra ngoài chơi suốt đêm mới về. May mà việc này khá kín tiếng nếu không mẹ hắn thế nào cũng làm um lên cho coi.

Ngoài Hoàng cung vui như vậy đương nhiên trong hoàng cung cũng không kém phần đông vui. Đêm nay hắn cho tổ chức một bữa tiệc lớn, ngoài các quan đại thần tham dự còn có gia quyến của họ. Không ít đại thần tinh mắt có cái nhìn xa trông rộng còn đặc biệt mang theo ái tử của mình tham gia tiệc hội. Đầu tiên là có cơ hội quen biết nhau sau nữa biết đâu còn được lọt vào mắt xanh của hoàng thượng, tuổi nhỏ với nhau rất dễ kết bạn mà. Hoàng Thượng dù sao cũng chỉ là một thiếu niên, nếu có được mối quan hệ này thì đúng là tương lai tiền đồ mở rộng ngay trước mặt vậy. Đương nhiên ngoài con trai ra con gái họ càng muốn cho đi theo nhưng mục tiêu chính là chỗ thái hậu. Nếu như thái hậu vừa lòng ưng ý đứng ra mai mối thì vị trí hoàng hậu kia coi như có phần rồi. Theo họ Quang Toản nhỏ tuổi như vậy sao biết nhìn… đây có lẽ là điều sai lầm nhất. Hắc hắc

Đó là suy nghĩ của một số ít mà thôi. Quang Toản tối nay muốn mở tiệc không gì ngoài chuyện muốn có sự kết nối hơn giữa Vua tôi. Người đến hôm nay khá đông không dưới ngàn người. Khiến không khí trong hoàng cung náo nhiệt hẳn lên. Tới đây đa số đều là các cựu thần nên không khí khá tự nhiên chẳng có chút gò bó.

Chờ đến khi gần đến lúc khai tiệc hắn mới đi ra.

- Hoàng Thượng vạn tuế vạn tuế vạn vạn tuế.

Tuy tự nhiên như thế nào thì làm lễ kiểu này là không thể nào bỏ qua được

- Tất cả cứ tiện nhiên thôi, hôm nay không say thì không ai được về đâu đấy!

Hắn nói chuyện rất tự nhiên, liên tiếp bắt chuyện với từng người vui vẻ.

- Hôm nay tiệc vui như vậy không thể thiếu được nhạc rồi. May sao chỗ trẫm vừa có mấy danh ca mới mọi người hãy cùng thưởng thức.

Nói xong một dáng người thướt tha bước ra cất lên giọng hát:

- … khi thơ ấu con nào đâu có biết…. Mẹ vẫn thứ tha cho con bao nhiêu lần lầm lỗi…

Cả nghìn người trong bữa tiệc im lặng lắng nghe bài hát sâu lắng này. Người vui nhất đêm nay có lẽ là mẹ hắn rồi. Lê ngọc Hân cũng lẩm bẩm “ tóc rối một đời, vì năm tháng chở che đời con….”

- Hay! Thật hay!

Không biết ai phá vỡ bầu không khí im lặng làm tất cả mọi người thoát ra khỏi cơn mê. Sau đó cũng cất tiếng khen hay hay. Có người còn thắc mắc dò hỏi xem khúc ca này từ đâu mà ra, cuối cùng mới biết là từ hắn. Đám đại thần thật không ngờ Quang Toản lại có tài viết ca khúc như vậy thật đúng là không tưởng được, rất nhiều người đứng ra khen ngợi khiến hắn thật quá thẹn rồi. Cũng bắt đầu từ đó các ca khúc mà hắn dạy cho đám cung nữ chính thức được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Còn bây giờ bữa tiệc vẫn tiếp tục diễn ra. đương nhiên chương trình văn nghệ đặc biệt rất được đón chào nhiệt tình. Sáu nàng Băng Tuyết Xuân Hạ Thu Đông trong một đêm trở thành minh tinh.

Ông cha ta có câu “ tháng giêng là tháng ăn chơi” không phải chỉ để nói không mà thật là như vậy. Lúc này người dân đại việt đón tế cả tháng đúng hơn là chỉ có ở đám quan lại. Còn người dân cũng chỉ hết mùng thôi là lại bắt tay vào công việc thường ngày. Quang Toản đúng là ngao ngán với đám quan viên này. Quyết định có cơ hội nên đánh tiếng một chút.

Hôm nay hắn nhận được người từ hai vị mục sư Sâm, Sơn gưởi đến, đây là những người biết chữ Quốc ngữ do họ dạy, chính hắn yêu cầu người, chỉ một tháng thôi nay đã đưa qua. Công nhận hiệu suất làm việc của họ thật nhanh. Chẳng bù cho đám nhà mình, bây giờ vẫn còn ngồi ê a với nhau chưa chịu đi làm.

Quang Toản lần này nhận được hai mươi người và một bức thư viết trong vòng một tháng nữa sẽ có một đoàn thương buôn người Anh gé vào, lần này sẽ đến khá đông. Hắn cũng đang trông như vậy, càng đông càng tốt.

Mấy ngày sau tết khá rảnh rỗi hắn tập trung hai mươi người này, bắt đầu dạy lại cho họ kiểu chữ quốc ngữ hoàn chỉnh ở kiếp trước. Đã có căn bản từ đầu, lại được chính Hoàng Thượng đứng ra dạy. Đi ra ngoài có thể nói ta chính là môn sinh thiên tử oai phong biết nhường nào. Bởi vậy việc học diễn ra khá suôn sẻ. Đám quần thần cũng chẳng ai biết mà đi ra phản đối, mấy lão vẫn đang vui vẻ đón tết ở nhà.

Tại cổng hoàng cung một người trung niên theo bước một thái giám trẻ hướng đến phía trong. Nếu nhìn kĩ liền có thể nhận ra đây chính là lão chủ tiệm vải tên là Phan Viễn. Hôm nay lão thật quá hồi hộp quá kinh hãi rồi. Tự dưng một đám quan binh đến nhà tuyên chỉ dụ cho lão nhập cung diện kiến Hoàng Thượng “ lần trước vị Hoàng công tử kia nói lão có thể diện kiến Hoàng Thượng, lão chỉ cười cho qua. Đương nhiên chẳng mảy may tin chuyện này, nghe xong liền để ngoài tai. Hôm nay có người đến tận nhà tuyên chỉ lão mới nhớ lại. Lão thấy chỉ là chuyện nộp cống phẩm có cần phải làm lớn như vậy không. Chẳng biết phúc hay họa”.

Quang Toản đây là đang muốn đưa Lão Viễn vào cung là để hỏi xem lão có chịu làm quản gia cho hắn không. Nói ra thật ngộ, hoàng đế cũng cần quản gia đây là chuyện đầu tiên có, nhưng hắn thật sự cần một quản gia đúng nghĩa là quản lý tiền bạc cho hắn. Ban đầu Quang Toản định bổ nhiệm cho lão một chức quan nhưng sau khi nghĩ kĩ hắn vẫn là muốn tạm thời để bên cạnh cho mình xài, theo quan sát hắn nhận ra Lão Viễn không phải là mẫu người thích hợp lăn lộn trong chốn quan trường, chỉ nhìn vào việc cửa hàng vải của lão bị các thương nhân khác ra sức chèn ép liền biết. Nhưng không sao! Hắn khá coi trọng cách quản lý công việc của lão là chính.

Khi lão viễn gặp được Quang Toản thì thật bất ngờ quá rồi. Nghĩ thoáng qua cái tên Hoàng Lập lão đúng thấy mình đáng lý phải đoán ra được rồi cái tên này không phải ai cũng dám đặt cho con mình đấy. Với lại Trong dân gian ai mà không biết Hoàng Đế chỉ mới mười mấy tuổi. Một người mười hai mười ba tuổi lại lấy cho mình cái tên Hoàng Lập….

- Ông chủ Viễn sao thấy trẫm lại thất lễ như vậy!

Hắn vừa cười vừa nói, xem bộ dạng đứng trơ ra của lão liền biết lão đang bị sốc rồi, luôn tiện chọc lão mấy câu.

- Thảo dân Phan Viễn khấu kiến Hoàng Thượng Vạn tuế vạn tuế vạn tuế, lần đầu gặp Hoàng Thượng nên thảo dân thất lễ xin Hoàng Thượng tha tội.

Lão Viễn đúng là nói lắp bắp rồi, câu nọ xọ câu kia hơi lộn xộn.

- Ông chủ viễn không cần kích động như vậy, đứng lên đi thôi. Lần này gọi ông chủ viễn đến đây là có chuyện muốn nhờ vả đấy.

- Hoàng Thượng xưng hô như vậy đúng là làm chết thảo dân rồi. Xin Hoàng Thượng cứ ra lệnh, thảo dân vì Hoàng Thượng mà ra sức trâu ngựa.

Đúng là xưng hô Ông chủ Viễn, Ông chủ Viễn như vậy thật hù lão sợ chẳng dám đứng dậy.

- Vậy trẫm gọi là lão Viễn đi. Mau đứng dậy nào

- Tạ ân điển của Hoàng Thượng

Lần này lão mới thật dám đứng dậy.

- Trẫm đang rất cần một quản gia làm việc ở ngoài cung, giúp trẫm quản lý tiền bạc không biết ý Lão thế nào. Việc này có thể giúp được trẫm chăng?

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website MeTruyenVip.com
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK