• Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Không tìm kiếm được một sự bảo đảm vững chắc cho hậu phương ở thủy quân, Quang Toản đành tạm gác chuyện mạo hiểm xuất binh đánh Gia Định. Sức ép từ việc tăng giá gạo khiến Quang Toản phải tiếp tục đau đầu tìm giải pháp ở những cách khác. Mà chuyện đầu tiên là thành lập thương đoàn mậu dịch, dưới sự gợi ý của Quang Toản ngày 11/11/ 1796 Phạm Viễn cho thành lập thương đoàn mậu dịch đầu tiên với tên gọi Thương Đoàn Thuận An, có năm chiếc thương thuyền lớn, vài chiếc thương thuyền nhỏ, Phạm Viễn đang đặt không ít thương thuyền loại 300 tấn ở Quảng Nam, cứ cách bốn tháng sẽ có một loạt thương thuyền mới ra nhập đội ngũ thương đoàn Thuận An, tương lai không ngừng lớn mạnh. Tạm thời phân ba chiếc thương thuyền lớn đi Châu Âu và thế giới Ả Rập, một chiếc đi hướng Đông Á (Triều Tiên, nhà Thanh, Nhật), chiếc còn lại đi hướng Châu Mỹ. Mục tiêu của thương đoàn Thuận An trước mắt không chỉ kiếm lời mà nhằm thu thập hàng hóa nguyên vật liệu cần thiết cho Đại Việt vào lúc này, thu mua lương thực, tơ nguyên liệu, đặc sản quý hiếm của vùng Đông Á, Mua trang thiết bị, hóa chất, thép tốt, giống vật cung cấp sức kéo của Châu Âu, các loại kháng sản quý hiếm, giống cây trồng công nghiệp của Châu Mỹ. Đặc biệt là cao su và caffe. Cảm thấy năm chiếc thương thuyền lớn vẫn chưa đủ dùng, Quang Toản dự định mua thêm nhưng trong túi quả thật chẳng còn tiền dư.

Mỗi năm mất mười triệu lượng để duy trì hoạt động di dân khai hoang, mất hai triệu lượng để bỏ vào bộ hộ trả lương cho quan lại chức sắc, mất thêm một triệu lượng để nuôi đội quân mười vạn người, chưa tính chi phí để xây dựng các công trình thành trì, cảng biển đường sá. Tính sơ ra mỗi năm hắn phải chi ra hơn hai mươi triệu lượng bạc để duy trì cho cả nước hoạt động nhộn nhịp như hiện nay.

Các hạng mục đầu tư như, xi măng, luyện thép, dệt lụa, thương mại trên biển, vẫn đang rất nhỏ lẻ, chỉ đủ khả năng nuôi lớn chính mình mà chưa hề sinh lời, Quang Toản đành phải phụ thuộc chủ yếu vào khai khoáng, gương thủy tinh hai cái, do nâng cao sản lượng gương thủy tinh quá mức, theo nhìn nhận, chỉ sau năm năm nữa thị trường sẽ có xu hướng bão hòa, giá cả sẽ không còn được giữ nguyên như hiện tại, còn công nghiệp khai khoáng có vẻ như đang ngày càng thể hiện được chỗ đứng của mình, sản lượng tăng cao theo từng ngày, Quang Toản đưa một lượng lớn tiền đồng vào nhà Thanh khiến hắn thu về được khá nhiều vàng bạc, trung bình một triệu lượng mỗi tháng nên biết bạc cùng vàng lúc này chính là tiền tệ chung cho cả thế giới.

Nguyễn Tông Phú đề nghị hắn cho đúc tiền bằng bạc để tiện trong việc giao thương buôn bán mậu dịch với nước ngoài, Quang Toản cũng nghĩ như vậy nhưng cảm thấy thời cơ còn chưa tới, hắn cần một cơ cấu ngân hàng trung ương đủ lớn mạnh, tiền trang dưới sự quản lý của Nguyễn Tông Phú mới chỉ dừng ở mức độ đổi tiền, và nhận tiền gửi, nó chưa phát triển thành một ngân hàng đúng nghĩa. Quang Toản lại không quá rành rọt về vấn đề này, nên đặc cách cho Nguyễn Tông Phú và ba mươi quan chức bộ hộ trẻ tuổi khác lên đường sang Châu Âu học tập cách làm ngân hàng ở bên đó, cách nhanh nhất để hoàn thiện mình là nhìn vào những người xung quanh, đây là câu nói Quang Toản vẫn luôn quan niệm.

Quang Toản ầu rầu vì chuyện giá cả lương thực trong nước tăng, một phần cũng muốn tránh mặt đám người ở Viện Sùng Chính, hắn chán nản đi đến Vùng Cấm 2 thị sát,chủ yếu vẫn là nói chuyện với Thomas, đương nhiên, chủ đề vẫn xoay quanh chuyện nghiên cứu, mỗi lần như vậy Thomas nhận được không ít giải pháp hay đến từ Quang Toản mà trước đó đối với lão lại là chuyện phiền não bằng trời, nên mỗi lần Quang Toản đến lão bỏ ngang chuyện nghiên cứu của mình dành thời gian hai người bàn bạc.

Sau thành công của loại thuốc súng mới ở phòng thí nghiệm, Quang Toản lệnh cho lão tìm cách đưa nó từ phòng thí nghiệm ra sản xuất thực tế, bởi vì cứ không phải điều chế thành công ở phòng thí nghiệm là hiển nhiên sản xuất ào ào được đấy, từ phòng thí nghiệm để đến được với xưởng sản xuất cần một quá trình nghiên cứu sắp xếp giai đoạn, lên hệ thống sơ đồ vô cùng khoa học rồi mới tính tiếp chuyện khác. Quang Toản lại chẳng biết mấy việc này, vì thế giới trước hắn chỉ học ở mức độ phòng thí nghiệm, còn việc đưa vào sản xuất như thế nào, trước khi hắn ra đời người ta đã có nhà máy sản xuất hàng loạt xuất hiện ở hầu hết các quốc gia rồi, chẳng cần đến một tay gà mờ học vẹt như hắn đi tìm hiểu quy trình sản xuất công nghiệp. Với lại thầy giáo cũng chỉ hỏi đến đó. (Hehe)

Khi Quang Toản nhắc đến chuyện giá lương thực tăng cao và phản ứng của người dân trong nước, Thomas nghĩ một chút rồi đưa ra một đề nghị khiến Quang Toản như được khai sáng tầm mắt chính trị.

lão nói không quá rành mạch:

“Ở Châu Âu sản lượng lương thực thấp, nên giá lương thực trong nước lên xuống là chuyện bình thường, những lúc giá lương thực tăng quá cao, người dân tỏ ra phàn nàn, Hoàng Đế sẽ nói giá lương thực tăng cao là do nước láng giềng giở trò xấu, chính vì vậy phải xuất quân chinh phạt, nhờ đó mà dư luận chuyển hướng sang hướng khác.”

Quang Toản nghe đến đây liền thấy đầu mình được khai sáng hơn rất nhiều, vỗ bàn đứng dậy, quả đúng là thế, cách tốt nhất bây giờ mà Quang Toản có thể làm là hướng dư luận đến một chủ đề khác, và chính hắn phải có một chiến thắng về mặt quân sự, nhằm củng cố địa vị của mình, thu phục lòng người. Chiến tranh phục vụ cho mục đích chính trị, có lẽ trước đây hắn không quá hiểu rõ khái niệm này nhưng lúc này đây đang cần đến nó.

Quang Toản lúc này đây cần một chiến thắng vang dội, để xây dựng mình thành biểu tượng của anh hùng, một biểu tượng cho sự chiến thắng trong lòng dân chúng, đối với quan lại và thuộc hạ, chiến thắng đưa hắn trở thành lãnh tụ, chứng minh khả năng lãnh đạo của Quang Toản trong lòng họ, còn đối với kẻ địch tạo nên sự kiêng dè cho những ai muốn nhòm ngó. Chính tất cả những điều trên làm nên một tượng đài Quang Trung trong lòng người dân Đại Việt, và nay Quang Toản cũng muốn mình được đứng chung với tượng đài đó. Quang Toản suy ngẫm, cảm thấy đây chính là ‘Gió Đông’ mà lâu nay vẫn đang chờ đợi, một bước ngoặt làm thay đổi Đại Việt, để làm nên nó hắn cần một chiến thắng.

Nhưng kiếm ai để khai đao vào lúc này, Phía bắc có giặc thắt bím nhà Thanh, Phía Tây có Xiêm là kẻ thù cũ, trong nước bắc có nổi loạn của người Nùng, Nam có Chúa Nguyễn là mối đe dọa trực tiếp cho triều đại. Bất cứ ai trong bốn mục tiêu này đều khó nuốt, cuộc nổi loạn của người Nùng có vẻ dễ hơn cả khi muốn tìm một chiến thắng nơi đây, nhưng chiến thắng đó, Quang Toản cũng không nghĩ nó đủ sức oanh động để tạo gió. Nhà Thanh không nên nghĩ đến vào lúc này, Xiêm lại khá xa, viễn chinh khi này là điều tối kỵ. Chỉ còn mục tiêu là chúa Nguyễn ở Gia Định, Quang Toản xét về nhiều mặt, cảm thấy đây là mục tiêu hợp lý nhất, dốc đủ tài lực vật lực hắn không tin Nguyễn Ánh có thể chống cự được bước tiến của Tây Sơn.

Nghĩ là làm, Quang Toản cho Đào Công Giản thay thế vị trí chỉ huy của Nguyễn Văn Lộc đang luyện thủy quân ở Thị Nại, hạ chỉ để Nguyễn Văn Lộc rút từ binh thủ thành Quy Nhơn ngàn pháo thủ, lại chuyển cho ông ba trăm xe pháo ngày, bí mật lập cứ điểm ở ngoại thành Quy Nhơn gấp rút luyện tập chuẩn bị xuất trận.

Lại hối thúc hai chiếc tàu chiến mới mua, gấp rút hội quân với thủy quân của tướng Đặng Xuân Bảo, bắt lão cho binh sĩ luyện tập, không tiếc tiền của, ngày đêm xạ kích, còn cho lão vạn quả lựu đạn. Thủy Quân là cái mà Quang Toản lo nhất.

Hối thúc Nguyễn Văn Bưu đem 500 kỵ binh về thành Phú Xuân hợp chung với tân quân Lạc Việt tạo thành tiểu đoàn thứ năm. Rút thêm 1000 quân từ thành Phú Yên về bổ sung vào đội binh bảo vệ hậu cần của tướng Bùi Thị Xuân, lệnh cho tướng Xuân tập kết quân lương vũ khí đi trước vào cứ điểm Ninh Hòa.

Việc này không thể không kinh động đến các đình thần, lại hay tin Quang Toản muốn ngự giá thân chinh đợt này, một số quan quân tỏ ý khuyên hắn không nên tự thân ra trận, song dù thế nào cũng không lay động được hắn, triều thần rút kinh nghiệm từ lần trước nên không tiếp tục kiên trì, sợ Quang Toản lại tạo ra những quyết định kiên thiên động địa làm đảo lộn hết tất cả.

Đang trong lúc bộ máy chiến tranh chuyển động, chỉ chờ ngày hắn ngự giá thân chinh liền nhận được tin tình báo đến từ Trần Đình Tâm, Quang Toản xem xong liền ngã ngửa một hồi lâu, bắt y đi xác nhận lại thêm lần nữa sau đó thấy kết quả so với ban đầu càng thêm rõ ràng, chẳng chút sai lệch.

Quân lực của Chúa Nguyễn Ánh vào lúc này:

Bộ binh:

24 đội kỵ binh 6.000 người

16 đại đội tượng quân (200 voi) 8.000 người

30 đại đội pháo binh 15.000 người

25 liên đội (mỗi đơn vị 1.200 người)

võ trang súng tay (súng kíp) 30.000 người

Khinh binh võ trang gươm giáo và súng mồi (súng hỏa mai) 42.000 người

Lính bảo vệ thành Gia Định 12.000 người

__________________________________________________ ____

Cộng: 113.000 người

Thuỷ binh:

Lính làm thuốc đạn của xưởng đóng tàu 8.000 người

Thuỷ binh trên các tàu trong cửa biển 8.000 người

Thuỷ binh trên các tàu đóng kiểu Âu 1.200 người

Thuỷ binh trên các ghe bầu 1.600 người

Thuỷ binh trên các thuyền chiến có chèo 8.000 người

__________________________________________________ _____

Cộng: 26.800 người

Tổng số quân lực là 139.800 người

Chưa kể trong đó quân địa phương, nếu tính cả, quân số có thể lên đến hai lăm đến ba mươi vạn, nhiều gấp ba lần so với trước đó Quang Toản ước tính 12 vạn cả thảy.

(Đây không phải con số tác giả ghi khống mà lấy từ tài liệu tham khảo của John Barrow người đi theo sứ bộ Macartney, lấy tài liệu của L. Barizy để ghi quân số Gia Định, theo nhà sử học tác giả Tạ Chí Đại Trường, mặc dù chính tác giả cũng bất ngờ trước những con số này, nhưng để tô đậm khó khăn cho nvc liền quyết định chấp nhận nó.)

15000 pháo binh, 30000 quân dùng súng kíp, 200 tượng binh, kỵ binh 6000, chỉ cần lực lượng này dùng hợp lý, không giao nhầm vào tướng chỉ huy quá ngu, nó đủ đánh vào tận Phú Xuân thống nhất lãnh thổ rồi. Trong khi đó dưới tay Nguyễn Phúc Ánh có không ít tướng tài, trung thành với ông ta. Phải kể đến nhất là, tiền quân Nguyễn Văn Thành, Tả quân Lê Văn Duyệt, Hữu quân Nguyễn Huỳnh Đức, Hậu quân Võ Tánh, Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Văn Nhơn, Trương Tấn Bửu. Riêng bảy người này xét về tài cầm quân, sự trung thành lẫn thông minh tài trí chẳng ai thua kém với thất hổ tướng Tây Sơn cả.

Nếu xét về thủy quân, Nguyễn Ánh nắm trong tay lực lượng thủy quân áp đảo, nhiều tàu chiến lớn, và đông đúc lại có tướng Nguyễn Văn Trương là một chỉ huy thủy quân giỏi, người xóa sổ thủy quân Tây Sơn ở cửa biển Thị Nại năm 1781, khiến cho từ đó thủy quân Tây Sơn chẳng thể ngóc đầu lên được.

Hắn không hiểu tại sao khi Nguyễn Ánh đã nắm trong tay quân lực mạnh như vậy, phía sau lại cả một vựa lúa to đùng, không sợ thiếu lương thực, không thiếu tướng giỏi nhưng vẫn án binh bất động cả năm nay, kể đến khi phá thế bao vây của Võ Văn Dũng cũng không dồn lực đem quân truy kích. Nếu như Nguyễn Ánh làm như vậy, Quang Toản quả thật phải luống cuống tay chân rất nhiều.

Quang Toản so sánh lực lượng đôi bên cảm thấy với số quân trong tay, việc giành lấy một chiến thắng trước Nguyên Ánh là rất khó khăn, xem ra Võ Văn Dũng thua trận rồi quả không oan, vẫn luôn nói, ‘biết địch biết ta trăm trận trăm thắng’ nay lão kiêu ngạo, hùng hục cầm binh ra chiến trường mà chẳng hay biết gì về lực lượng chân chính của đối thủ, chính hắn, và cả đình thần Phú Xuân trước đây đều đánh giá thấp sức mạnh của đối thủ, chỉ nhìn thấy được sự yếu kém về thủy quân mà không nhìn thấy được toàn diện., dường như mặt nào cũng yếu.

Có thể quân Tây Sơn anh dũng thiện chiến hơn, kinh nghiệm đánh trận của tướng lĩnh nhiều hơn, nhưng bù lại Nguyễn Ánh có đầy đủ binh lực, tài lực để tiêu hao trong các cuộc chiến, lại có được trang bị vũ khí hiện đại hơn, bộ binh của Gia Định đông đảo gấp ba lần, tượng binh chẳng còn thua kém, về kỵ binh lại hơn quá nhiều, tướng lĩnh không thiếu người tài, chỉ là chưa có cơ hội dương danh như tướng của Phú Xuân mà thôi.

Về mặt vũ khí, Quang Toản vừa mua được hai tàu chiến tuyến hạng trung của Tây Âu, ba trăm chiếc xa pháo nhẹ nhàng di chuyển trên chiến trường, mười ngàn quân vừa trang bị súng kíp loại tốt nhất hiện nay, trong đó tân quân chiếm hai ngàn, được huấn luyện chiến thuật tấn công hoàn toàn mới chưa từng có. Đem so sánh với lực lượng của Gia Định, họ cũng có tàu chiến hạng trung của Bồ Đào Nha, do thủy thủ, và sĩ quan người Bồ chỉ huy, trong khi tàu chiến của Phú Xuân chỉ mới mua về huấn luyện chưa được một tháng, Nguyễn Ánh có 30 đại đội pháo binh, với vài ngàn chiếc, ngoài pháo đặt cố định trên tường thành, có cả xe pháo mua từ người Bồ, người Pháp, chất lượng nòng pháo tốt hơn hẳn pháo mới của Phú Xuân, địa hình Đại Việt nhiều đồi núi, pháo nào di chuyển cũng khó khăn và bất lợi như nhau. Riêng về bộ binh Gia Định có 30000 quân trang bị súng kíp,súng hỏa mai từ lâu, ở Phú Xuân có 10000 người dùng vũ khí này đang trong quá trình huấn luyện.

Hai vạn quân đang đóng ở Ninh Hòa, hai ngàn thủy quân của tướng Đặng Xuân Bảo, một ngàn pháo thủ của Nguyễn Văn Lộc, hai ngàn năm trăm tân quân Lạc Việt, ba ngàn quân rút từ Quy Nhơn, tổng lại chỉ được 28500 người, đây là tất cả binh lực mà Quang Toản có thể dùng để đánh vào Gia Định lúc này, nhằm hy vọng tạo nên chiến thắng mong đợi mà hắn cho là ‘Gió Đông’. Trong khi đó đối thủ nắm trong tay 250000 quân, về vũ khí, chiến lược, hay thời cơ, con người chỉ có hơn chứ chẳng kém Quang Toản bất cứ mặt nào. Dường như thiên thời địa lợi nhân hòa đều quay lưng lại với hắn, phân tích rõ tình huống xong Quang Toản muốn khóc cũng không ra nước mắt. Đành một lần nữa lệnh cho các nơi tiếp tục huấn luyện, chờ tin mới, ba quân chờ tin mới từ hắn, hắn chờ tin mới từ Trần Đình Tâm. Ý nghĩ xuất quân đánh Gia Định lần thứ hai bị dập tắt, lần đầu do ta quá yếu còn lần này do địch quá mạnh.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website MeTruyenVip.com
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK