Anh nhà: Em có đó không, Bống ơi.
Đang chìm đắm với những suy nghĩ miên man của chính mình, tin nhắn hiện sáng màn hình khiến Hà Diệp xao nhãng.
Em bé: Em đây. Sao vậy anh?
Anh nhà: Không có gì. Chỉ là nhớ em.
Đang làm gì vậy?
Em bé: Không làm gì cả ạ.
Anh nhà: Mai anh về.
Em bé: Sao vừa đi đã lại về rồi?
Anh nhà: Nhớ em nên về.
Hà Diệp suy nghĩ một hồi bèn quyết định chọn call video gọi cho Nhất Minh. Tín hiệu vừa kết nối liền có người bắt máy ngay tức thì. Nhất Minh đang ở nhà, tóc còn ướt do vừa gội xong. Anh hỏi cô:
- Nhớ anh vậy à.
Hà Diệp: Đúng vậy.
Nhất Minh: Sao đó. Mai anh về.
Hà Diệp: Anh có sắp đi du học sao?
Nhất Minh khẽ nhíu mày, ánh mắt chăm chú nhìn vào màn hình hỏi Hà Diệp:
- Ai nhắn cho em đó?
Hà Diệp: Vậy là đúng rồi. Sao anh không bảo em?
Nhất Minh: Anh chưa suy nghĩ xong. Vẫn chưa chắc chắn.
Hà Diệp: Phân vân vì em à?
Nhất Minh: Không phải. Anh thấy chương trình này nhường cho người khác cũng được. Anh ở trong nước cũng rất tốt.
Hà Diệp: Anh đi đi. Em không sao. Vì em mà anh không đi nữa thì em sẽ giận anh đó.
Nhất Minh: Anh không muốn để em một mình.
Hà Diệp: Xa nhau cũng tốt mà. Em bây giờ đang ôn thi. Không có thời gian xao nhãng. Vậy anh cũng tập trung cho năm cuối, làm tốt một chút, như thế tốt cho cả hai. Nhất Minh, bà ngoại nói: "Không thể vì người mình ưu tú mà lo sợ không có người đồng hành được. Vì người thực sự dành cho con sẽ vì con mà nỗ lực."
Nhất Minh: Anh vẫn muốn ôn luyện thêm cho em mà.
Hà Diệp: Nhất Minh, em đã thi IELTS rồi, lại có giải quốc gia. Giờ xét học bạ cũng không có vấn đề gì. Em cũng tự ôn được. Anh không cần lo cho em nhiều như thế. Lo cho sự nghiệp của mình đi.
Nhất Minh thoáng trầm lặng. Thứ cảm giác bị đẩy ra xa khiến anh khó chịu. Cô không làm nũng, không ồn ào, trong khi anh cũng đã chuẩn bị một tinh thần không đi du học nữa để có thể cùng cô. Nhưng dường như giữa hai người đã xuất hiện một vết nứt. Mỗi câu từ lại làm vết nứt đó xé toạc to hơn. Cô không la, không khóc. Im lặng thu mình trong cái kén nhỏ. Có thể ló đầu ra khi anh gọi, nhưng lại rụt cổ khi có ai đó cố tiến sâu hơn. Một bức tường kiên cố được dựng lên. Chính anh cũng không biết có cách nào để đập vỡ nó hay không. Cô ở đó, một mình với những bủa vây.
Hà Diệp thấy Nhất Minh trầm mặc, lại dịu dàng nói:
- Nhất Minh, thật sự em không sao mà. Giờ công nghệ phát triển như vậy. Nhớ thì có thể nhắn tin, gọi điện, gọi video. Đâu xa xôi gì đâu. Cũng như chúng mình bây giờ mà.
Nhất Minh ngẩng đầu, nhìn vào đôi mắt to tròn của Hà Diệp. Cô cười tươi rói:
- Đi đi về làm Việt kiều yêu nước.
Nhất Minh bỗng nở nụ cười, gian xảo trêu đùa cô:
- Quách Hà Diệp, không phải em có gian tình, nên mới muốn tống chính thất đi đấy chứ.
Hà Diệp bỗng phì cười, mắt lấp lánh, tay giơ like nói với anh:
- Thông minh quá. Đúng là muốn đổi gió một thời gian.
Nhất Minh: Anh đi rồi em đừng nhớ quá.
Hà Diệp: Khi nào sẽ về?
Nhất Minh: Chắc em thi xong anh sẽ về. Khoảng đầu tháng 7.
Hà Diệp: Vậy khi nào sẽ đi?
Nhất Minh: Xong xuôi thủ tục thì 2 tuần nữa.
Hà Diệp nhìn anh, tóc mái anh rủ xuống chấm chân mày, đường nét khuôn mặt rõ ràng. Giờ này anh đang mỉm cười ấm áp với cô.
Nhất Minh dành một tuần bên Hà Diệp, sáng đưa cô đi học, tối tới chỗ học thêm đón về. Tin hai người họ hẹn hò đã khiến nhiều người bất ngờ, không chỉ học sinh mà còn giáo viên trong trường. Các bạn nữ thì thầm tiếc, thường nói với nhau rằng nếu anh không dạy lớp cô thì chắc chắn sẽ không sớm thành hoa có chủ như vậy. Tới khi biết hai người vốn là hàng xóm gần nhà nhau thì không khỏi suýt xoa. Có người nhiều chuyện còn nói anh nuôi vợ từ bé.
Những tin vặt này chỉ là vài câu tám chuyện của lũ bạn khi giải đề mệt mỏi, tranh thủ những giờ giải lao chạy loanh quanh. Khi vào lớp mọi âm thanh xì xầm đều được thay thế bằng tiếng giấy bút va chạm.
Tiếng ve sầu réo rắt trên những ngọn cây. Mùa hè rực lửa của tuổi 18 đổ bộ về khắp nơi, tràn vào lớp học không chỉ không khí oi ả, mà còn là tinh thần lên cót căng thẳng cho mùa thi sắp tới. Những nụ hoa căng sữa chờ đủ ngày tháng sẽ bung nhựa trào ra khỏi lớp đài xanh, những con diều đợi gió lớn để nương nhờ mà bay trên bầu trời rộng lớn. Thứ đám trẻ 18 nghe thấy được đâu chỉ là tiếng ca hát của lũ ve, tiếng lộp độp của cơn mưa rào mùa hạ. Mà hơn hẳn, đó còn là tiếng của những giấc mộng sắp thành, 12 năm tưới tắm để ngày sau đượm quả.
* * *
Đang chìm đắm với những suy nghĩ miên man của chính mình, tin nhắn hiện sáng màn hình khiến Hà Diệp xao nhãng.
Em bé: Em đây. Sao vậy anh?
Anh nhà: Không có gì. Chỉ là nhớ em.
Đang làm gì vậy?
Em bé: Không làm gì cả ạ.
Anh nhà: Mai anh về.
Em bé: Sao vừa đi đã lại về rồi?
Anh nhà: Nhớ em nên về.
Hà Diệp suy nghĩ một hồi bèn quyết định chọn call video gọi cho Nhất Minh. Tín hiệu vừa kết nối liền có người bắt máy ngay tức thì. Nhất Minh đang ở nhà, tóc còn ướt do vừa gội xong. Anh hỏi cô:
- Nhớ anh vậy à.
Hà Diệp: Đúng vậy.
Nhất Minh: Sao đó. Mai anh về.
Hà Diệp: Anh có sắp đi du học sao?
Nhất Minh khẽ nhíu mày, ánh mắt chăm chú nhìn vào màn hình hỏi Hà Diệp:
- Ai nhắn cho em đó?
Hà Diệp: Vậy là đúng rồi. Sao anh không bảo em?
Nhất Minh: Anh chưa suy nghĩ xong. Vẫn chưa chắc chắn.
Hà Diệp: Phân vân vì em à?
Nhất Minh: Không phải. Anh thấy chương trình này nhường cho người khác cũng được. Anh ở trong nước cũng rất tốt.
Hà Diệp: Anh đi đi. Em không sao. Vì em mà anh không đi nữa thì em sẽ giận anh đó.
Nhất Minh: Anh không muốn để em một mình.
Hà Diệp: Xa nhau cũng tốt mà. Em bây giờ đang ôn thi. Không có thời gian xao nhãng. Vậy anh cũng tập trung cho năm cuối, làm tốt một chút, như thế tốt cho cả hai. Nhất Minh, bà ngoại nói: "Không thể vì người mình ưu tú mà lo sợ không có người đồng hành được. Vì người thực sự dành cho con sẽ vì con mà nỗ lực."
Nhất Minh: Anh vẫn muốn ôn luyện thêm cho em mà.
Hà Diệp: Nhất Minh, em đã thi IELTS rồi, lại có giải quốc gia. Giờ xét học bạ cũng không có vấn đề gì. Em cũng tự ôn được. Anh không cần lo cho em nhiều như thế. Lo cho sự nghiệp của mình đi.
Nhất Minh thoáng trầm lặng. Thứ cảm giác bị đẩy ra xa khiến anh khó chịu. Cô không làm nũng, không ồn ào, trong khi anh cũng đã chuẩn bị một tinh thần không đi du học nữa để có thể cùng cô. Nhưng dường như giữa hai người đã xuất hiện một vết nứt. Mỗi câu từ lại làm vết nứt đó xé toạc to hơn. Cô không la, không khóc. Im lặng thu mình trong cái kén nhỏ. Có thể ló đầu ra khi anh gọi, nhưng lại rụt cổ khi có ai đó cố tiến sâu hơn. Một bức tường kiên cố được dựng lên. Chính anh cũng không biết có cách nào để đập vỡ nó hay không. Cô ở đó, một mình với những bủa vây.
Hà Diệp thấy Nhất Minh trầm mặc, lại dịu dàng nói:
- Nhất Minh, thật sự em không sao mà. Giờ công nghệ phát triển như vậy. Nhớ thì có thể nhắn tin, gọi điện, gọi video. Đâu xa xôi gì đâu. Cũng như chúng mình bây giờ mà.
Nhất Minh ngẩng đầu, nhìn vào đôi mắt to tròn của Hà Diệp. Cô cười tươi rói:
- Đi đi về làm Việt kiều yêu nước.
Nhất Minh bỗng nở nụ cười, gian xảo trêu đùa cô:
- Quách Hà Diệp, không phải em có gian tình, nên mới muốn tống chính thất đi đấy chứ.
Hà Diệp bỗng phì cười, mắt lấp lánh, tay giơ like nói với anh:
- Thông minh quá. Đúng là muốn đổi gió một thời gian.
Nhất Minh: Anh đi rồi em đừng nhớ quá.
Hà Diệp: Khi nào sẽ về?
Nhất Minh: Chắc em thi xong anh sẽ về. Khoảng đầu tháng 7.
Hà Diệp: Vậy khi nào sẽ đi?
Nhất Minh: Xong xuôi thủ tục thì 2 tuần nữa.
Hà Diệp nhìn anh, tóc mái anh rủ xuống chấm chân mày, đường nét khuôn mặt rõ ràng. Giờ này anh đang mỉm cười ấm áp với cô.
Nhất Minh dành một tuần bên Hà Diệp, sáng đưa cô đi học, tối tới chỗ học thêm đón về. Tin hai người họ hẹn hò đã khiến nhiều người bất ngờ, không chỉ học sinh mà còn giáo viên trong trường. Các bạn nữ thì thầm tiếc, thường nói với nhau rằng nếu anh không dạy lớp cô thì chắc chắn sẽ không sớm thành hoa có chủ như vậy. Tới khi biết hai người vốn là hàng xóm gần nhà nhau thì không khỏi suýt xoa. Có người nhiều chuyện còn nói anh nuôi vợ từ bé.
Những tin vặt này chỉ là vài câu tám chuyện của lũ bạn khi giải đề mệt mỏi, tranh thủ những giờ giải lao chạy loanh quanh. Khi vào lớp mọi âm thanh xì xầm đều được thay thế bằng tiếng giấy bút va chạm.
Tiếng ve sầu réo rắt trên những ngọn cây. Mùa hè rực lửa của tuổi 18 đổ bộ về khắp nơi, tràn vào lớp học không chỉ không khí oi ả, mà còn là tinh thần lên cót căng thẳng cho mùa thi sắp tới. Những nụ hoa căng sữa chờ đủ ngày tháng sẽ bung nhựa trào ra khỏi lớp đài xanh, những con diều đợi gió lớn để nương nhờ mà bay trên bầu trời rộng lớn. Thứ đám trẻ 18 nghe thấy được đâu chỉ là tiếng ca hát của lũ ve, tiếng lộp độp của cơn mưa rào mùa hạ. Mà hơn hẳn, đó còn là tiếng của những giấc mộng sắp thành, 12 năm tưới tắm để ngày sau đượm quả.
* * *