Từ ngày biết mình có em gái, mỗi chiều đi học lớp mẫu giáo về Cò không còn Bờm lang thang chơi cùng đám trẻ trong xóm nữa. Bờm thắc mắc nhiều lắm. Mặc dù nhóc nhà ta cũng rất yêu em gái, nhưng cũng không thể lúc nào cũng nhìn em mãi được. Cậu cũng nhớ những cuộc rong chơi, xem các anh lớn chơi đá bóng, cầm bi lăn vòng vòng với đáp nhóc cùng tuổi, hay vòi bố mua ảnh về chơi đập ảnh.
Ngược lại là cu Cò, cậu không còn đồng ý trước những lời rủ rê chơi bời của cu Bờm nữa. Thay vì mỗi lần được bà nội cu Cò đón, hai đứa trẻ sẽ cùng nhau chơi nhà bóng, thi nhọc trượt cầu trượt, chui trong những ống to hình tròn, rồi lại cùng nhau ngồi xích đu.. Mỗi món đồ chơi ở trường mẫu giáo đều chơi một lượt rồi mới chịu về, thì từ ngày được cậu chia một nửa em gái cho, Cu Cò không còn như vậy nữa. Mỗi buổi chiều sẽ dắt tay cậu đi về trước ngõ, nhờ bà nội mang cặp sách về, và rồi chui tọt vào nhà cu Bờm.
Bắc ghế rửa tay xong sẽ chạy vào thơm em, phiếu bé ngoan cuối tuần cũng không còn nhờ bà nội lấy hạt cơm dính lên tường nữa, mà mang sang tặng cho em gái. Thỉnh thoảng dì Tô Ngọc cũng sẽ nhờ cậu bé chơi với em hay lấy tã mới giúp dì, thỉnh thoảng còn nhờ cậu trông em.. cu Bờm bên cạnh níu tay cu Cò rủ đi chơi, nhưng lần nào cũng tần ngần mãi, đợi Tô Ngọc bảo em rất lâu nữa mới ngủ dậy, hai con đi chơi một lát đi, lúc đó cu Cò với cu Bờm mới dắt tay nhau ra khỏi cổng.
Khi cu Cò và cu Bờm vào tiểu học, em gái mới bắt đầu đi vững. Từ đó, phía sau hai đứa trẻ có thêm một chiếc đuôi nhỏ.
Cu Bờm yêu em gái nhưng thường thấy cô nhóc phiền phức nhiều hơn. Cô sẽ hỏi liên tục, hỏi cả những điều anh không biết. Mà mỗi lần đặt câu hỏi sẽ cực kì lâu. Những lúc như vậy cu Bờm sẽ giao thẳng những câu hỏi đó cho cu Cò. Cu Cò ngược lại thường kiên nhẫn giảng cho em Bống. Những câu không biết còn cẩn thận dặn em mình sẽ về tìm hiểu thêm.
Có một điểm khiến ba đứa nhỏ dù cách nhau 4 tuổi vẫn chơi chung một hội được đó là do Bống rất nghịch, trong những trò đều têu bởi cu Bờm, Bống dễ dàng hùa theo mặc những lời ngăn cản của cu Cò. Nhớ hồi hai cu cậu lên lớp hai, cô nhóc mới gần bốn tuổi một chút, lần đó, hai cu cậu chơi thắng bi của đám lớp ba, bọn chúng không phục liền chơi xấu, định bắt nạt lấy lại số bi đã mất. Lần ấy, mặt Bờm đỏ bừng xen lẫn tức giận, Bống bên cạnh thấy anh bị đánh liền lao tới cào cấu, cắn tay kẻ đã bắt nạt anh trai cô. Đứa nhóc kia bị đau liền la khóc chạy về mách mẹ. Cu Bờm và Bống lần đó bị mẹ bạn kia tới tận nhà, vì không có người lớn nên đã bị nạt một trận. Cu Cò bên cạnh gạt tay đang chỉ của người phụ nữ kia, liền đáp lại:
- Là do anh ấy chơi xấu trước.
Người phụ nữ kia nghe vậy, giọng nói đã bớt phần gắt gỏng, nhưng vẫn cậy sức người lớn nạt lớn:
- Vậy ai dạy tụi bây đánh người.
- Anh ta không lấy lớn hiếp bé trước thì đâu có bị đánh. Bọn cháu bị bắt nạt chưa hề về mách mẹ, cậu ta chưa gì đã chạy về rồi sao? - cu Cò dùng giọng nói non nớt của một đứa trẻ lớp 3 cãi lại những lời mắng chửi của mẹ của đứa bé kia. Nghe vậy, mẹ đứa trẻ kia cảnh cáo đám trẻ thêm vài lời rồi liền xách tai kéo con mình đi.
Lần đó tuy rằng sau khi mẹ Tô Ngọc biết đã bị mắng một trận, nhưng tinh thần chiến đấu của mấy đứa trẻ đã được bố Hùng khen ngời. Không để người ngoài ức hiếp anh em mình.
Nghĩ tới kỉ niệm dở khóc dở cười đó, Nhất Minh không nhịn được khóe miệng cười rạng rỡ.
Bên này, Hà Diệp thấy vậy liền khó hiểu ngẩng đầu lên, Hà Diệp bèn thắc mắc hỏi anh:
- Sao anh dễ dàng nhận lời gia sư vậy? Gia sư không phí đó nha.
- Em hành anh còn ít sao? - Dư vị của nụ cười vẫn còn sót lại trên khóe môi Nhất Minh khiến Hà Diệp bất động một hồi. Trái tim cô lỡ một nhịp. Đôi mắt cánh hoa đào, khi cười lên giống lưỡi liềm nhỏ, lông mi dài và cong. Điệu bộ này của anh thật khiến người ta bị hút hồn vào sâu trong ánh mắt đấy. Trầm mặc, yên lặng khiến lòng cô thật sự khó chịu. Cô đứng dậy đuổi anh về nhà để mình còn dọn dẹp. Anh không chịu liền đuổi cô đi tắm rửa để mình dọn dẹp bát đũa. Anh cũng đảm bảo sẽ cài cửa cẩn thận để không có tên trộm nào vào ăn cắp bộ đề cương của cô.
Cô ngúng ngẩy lắc đầu như con mèo nhỏ, nhưng cuối cùng cũng bị anh xô đến chân cầu thang. Bước vài bậc lên cầu thang, cô quay đầu lại nhìn người con trai mặc áo phông trắng, góc nghiêng ương ngạnh. Trên tay đeo chiếc đồng hồ do cô và anh trai mua tặng, có một dòng nước ấm áp đã chảy ngang qua tim cô lúc đó. Rốt cuộc từ khi nào nghỉ, cảm giác anh trai kia đã dần bị cô loại bỏ?
Ngược lại là cu Cò, cậu không còn đồng ý trước những lời rủ rê chơi bời của cu Bờm nữa. Thay vì mỗi lần được bà nội cu Cò đón, hai đứa trẻ sẽ cùng nhau chơi nhà bóng, thi nhọc trượt cầu trượt, chui trong những ống to hình tròn, rồi lại cùng nhau ngồi xích đu.. Mỗi món đồ chơi ở trường mẫu giáo đều chơi một lượt rồi mới chịu về, thì từ ngày được cậu chia một nửa em gái cho, Cu Cò không còn như vậy nữa. Mỗi buổi chiều sẽ dắt tay cậu đi về trước ngõ, nhờ bà nội mang cặp sách về, và rồi chui tọt vào nhà cu Bờm.
Bắc ghế rửa tay xong sẽ chạy vào thơm em, phiếu bé ngoan cuối tuần cũng không còn nhờ bà nội lấy hạt cơm dính lên tường nữa, mà mang sang tặng cho em gái. Thỉnh thoảng dì Tô Ngọc cũng sẽ nhờ cậu bé chơi với em hay lấy tã mới giúp dì, thỉnh thoảng còn nhờ cậu trông em.. cu Bờm bên cạnh níu tay cu Cò rủ đi chơi, nhưng lần nào cũng tần ngần mãi, đợi Tô Ngọc bảo em rất lâu nữa mới ngủ dậy, hai con đi chơi một lát đi, lúc đó cu Cò với cu Bờm mới dắt tay nhau ra khỏi cổng.
Khi cu Cò và cu Bờm vào tiểu học, em gái mới bắt đầu đi vững. Từ đó, phía sau hai đứa trẻ có thêm một chiếc đuôi nhỏ.
Cu Bờm yêu em gái nhưng thường thấy cô nhóc phiền phức nhiều hơn. Cô sẽ hỏi liên tục, hỏi cả những điều anh không biết. Mà mỗi lần đặt câu hỏi sẽ cực kì lâu. Những lúc như vậy cu Bờm sẽ giao thẳng những câu hỏi đó cho cu Cò. Cu Cò ngược lại thường kiên nhẫn giảng cho em Bống. Những câu không biết còn cẩn thận dặn em mình sẽ về tìm hiểu thêm.
Có một điểm khiến ba đứa nhỏ dù cách nhau 4 tuổi vẫn chơi chung một hội được đó là do Bống rất nghịch, trong những trò đều têu bởi cu Bờm, Bống dễ dàng hùa theo mặc những lời ngăn cản của cu Cò. Nhớ hồi hai cu cậu lên lớp hai, cô nhóc mới gần bốn tuổi một chút, lần đó, hai cu cậu chơi thắng bi của đám lớp ba, bọn chúng không phục liền chơi xấu, định bắt nạt lấy lại số bi đã mất. Lần ấy, mặt Bờm đỏ bừng xen lẫn tức giận, Bống bên cạnh thấy anh bị đánh liền lao tới cào cấu, cắn tay kẻ đã bắt nạt anh trai cô. Đứa nhóc kia bị đau liền la khóc chạy về mách mẹ. Cu Bờm và Bống lần đó bị mẹ bạn kia tới tận nhà, vì không có người lớn nên đã bị nạt một trận. Cu Cò bên cạnh gạt tay đang chỉ của người phụ nữ kia, liền đáp lại:
- Là do anh ấy chơi xấu trước.
Người phụ nữ kia nghe vậy, giọng nói đã bớt phần gắt gỏng, nhưng vẫn cậy sức người lớn nạt lớn:
- Vậy ai dạy tụi bây đánh người.
- Anh ta không lấy lớn hiếp bé trước thì đâu có bị đánh. Bọn cháu bị bắt nạt chưa hề về mách mẹ, cậu ta chưa gì đã chạy về rồi sao? - cu Cò dùng giọng nói non nớt của một đứa trẻ lớp 3 cãi lại những lời mắng chửi của mẹ của đứa bé kia. Nghe vậy, mẹ đứa trẻ kia cảnh cáo đám trẻ thêm vài lời rồi liền xách tai kéo con mình đi.
Lần đó tuy rằng sau khi mẹ Tô Ngọc biết đã bị mắng một trận, nhưng tinh thần chiến đấu của mấy đứa trẻ đã được bố Hùng khen ngời. Không để người ngoài ức hiếp anh em mình.
Nghĩ tới kỉ niệm dở khóc dở cười đó, Nhất Minh không nhịn được khóe miệng cười rạng rỡ.
Bên này, Hà Diệp thấy vậy liền khó hiểu ngẩng đầu lên, Hà Diệp bèn thắc mắc hỏi anh:
- Sao anh dễ dàng nhận lời gia sư vậy? Gia sư không phí đó nha.
- Em hành anh còn ít sao? - Dư vị của nụ cười vẫn còn sót lại trên khóe môi Nhất Minh khiến Hà Diệp bất động một hồi. Trái tim cô lỡ một nhịp. Đôi mắt cánh hoa đào, khi cười lên giống lưỡi liềm nhỏ, lông mi dài và cong. Điệu bộ này của anh thật khiến người ta bị hút hồn vào sâu trong ánh mắt đấy. Trầm mặc, yên lặng khiến lòng cô thật sự khó chịu. Cô đứng dậy đuổi anh về nhà để mình còn dọn dẹp. Anh không chịu liền đuổi cô đi tắm rửa để mình dọn dẹp bát đũa. Anh cũng đảm bảo sẽ cài cửa cẩn thận để không có tên trộm nào vào ăn cắp bộ đề cương của cô.
Cô ngúng ngẩy lắc đầu như con mèo nhỏ, nhưng cuối cùng cũng bị anh xô đến chân cầu thang. Bước vài bậc lên cầu thang, cô quay đầu lại nhìn người con trai mặc áo phông trắng, góc nghiêng ương ngạnh. Trên tay đeo chiếc đồng hồ do cô và anh trai mua tặng, có một dòng nước ấm áp đã chảy ngang qua tim cô lúc đó. Rốt cuộc từ khi nào nghỉ, cảm giác anh trai kia đã dần bị cô loại bỏ?