Hôm nay là sinh nhật Long Vũ. Hèn gì lại hẹn đi ăn như thế này. Nhưng nhà cậu ta giàu, không mở tiệc linh đình mà mời mỗi 2 người thì hơi khiêm tốn.
Ái Nhi còn chưa chuẩn bị quà, cô phồng má:
- Sao cậu không nói cho tớ biết?
Long Vũ lắc nhẹ đầu, vốn dĩ chỉ coi hôm nay như một ngày bình thường:
- Thôi mà, không có gì to tát.
Do mẹ cứ nằng nặc đòi nên cậu mới đi theo, bản chất vốn đã không tình nguyện.
Không khí trầm xuống. Ái Nhi tự trách vì mình chưa đủ quan tâm đến Long Vũ.
Cũng phải, đợt cuối năm, cậu ấy đã dành bao nhiêu tâm huyết để tặng quà. Thế mà bây giờ đến ngày sinh nhật của cậu, cô thậm chí còn không biết.
Ái Nhi ngượng ngùng cắm mặt xuống nhai, vô tình để lọt vào tai tiếng nhạc du dương trong nhà hàng và câu chuyện của hai bậc phụ huynh bên cạnh.
"Uầy, chị đi nước ngoài chắc cũng giỏi tiếng Anh lắm nhỉ? Ngưỡng mộ thật".
"Thường thôi, có gì tát đâu. Tôi phải ngưỡng mộ chị mới đúng".
"Hử? Vì sao?"
"Nuôi được đứa con gái đáng yêu như thế còn gì".
"Ây da! Không có đâu. Long Vũ nhà chị mới là cực phẩm!"
Hai người phụ nữ ngồi nói lời hoa bướm với nhau làm mặt cô gái nhỏ đỏ chín. Cô ho khù khụ vì sặc.
Nghe tiếng của Ái Nhi, mẹ Long Vũ mới sực nhớ ra gì đó. Bà quay sang nói thầm với con trai:
"À, chút nữa ăn xong con đưa bạn về. Mẹ với cô đây có chuyện riêng muốn nói".
Dù thắc mắc nhưng Long Vũ không thể hiện ra bên ngoài. Thiếu niên chỉ gật đầu, nhẹ giọng "dạ" một tiếng rồi tiếp tục ăn.
Không biết là có chuyện thật hay cố tình gán ghép hai đứa với nhau nữa.
...----------------...
Bữa tiệc chóng tàn. Lúc này cũng đã 7 rưỡi tối. Khách hàng xung quanh thì nhiều nhưng khu vực cạnh tấm cửa sổ chỉ còn lại hai người phụ nữ.
Mẹ của Long Vũ cất tiếng, ngữ điệu vô cùng khách sáo:
- Thực ra tôi hẹn chị ra đây chủ yếu là để nói lời cảm ơn. Nghe bảo đợt Giáng sinh thằng Vũ nó ở ké nhà chị vài ngày, làm phiền chị rồi.
Người phụ nữ ngồi đối diện phẩy tay:
- Trời, có gì đâu. Thằng bé rất ngoan ngoãn. Tôi mong nó ở lại chơi thêm còn không hết!
- Tháng trước nó phẫu thuật cũng là con gái của chị chăm sóc. Hai mẹ con tôi nợ gia đình chị nhiều quá.
Đột nhiên nhận được lời cảm tạ thế này, mẹ của Ái Nhi không biết nên đáp trả ra sao, chỉ biết cười cho qua chuyện.
Bà cảm nhận được, hình như trong lời nói của mẹ Long Vũ có một chút tâm sự. Cũng là bậc phụ huynh với nhau, có lẽ sẽ giúp được gì đó. Bà liền hỏi nhỏ:
- Chị đang lo cho Long Vũ chuyện gì à?
Sau vài giây im lặng, người phụ nữ mới trả lời:
- Tôi hỏi chị cái này.
- Được, chị cứ thoải mái.
- Chuyện tụi nhỏ chọn trường Đại học, chị thấy sao?
Mẹ của Ái Nhi thở phào:
- Ôi trời, tưởng gì. Thì cứ để chúng nó nghiên cứu, muốn trường nào thì đăng kí trường đó.
- ...
- Con bé nhà tôi chưa quyết định được. Long Vũ suy nghĩ thấu đáo, hẳn là có mục tiêu rồi chứ nhỉ?
Bấy lâu nay, hai mẹ con Long Vũ đã cãi nhau rất nhiều về vấn đề này. Bà bóp nhẹ vầng thái dương nói:
- Thằng bé cố chấp đòi học trường Y Dược. Nhưng tôi thì không đồng tình.
Mẹ Ái Nhi bất lực nghĩ thầm: "Con bé Nhi mà có mục tiêu cao cả như vậy chắc là trời sập quá".
Vì chưa hiểu rõ nguyên nhân nên bà hỏi:
- Tôi thấy nghề bác sĩ đang được trọng dụng, thu nhập cũng không tệ. Tại sao chị lại...?
- Do bố nó...
- Sao ạ?
- Bố nó cũng từng là bác sĩ.
Chuyện là...
.
.
.
Nhiều năm về trước, Trần Long Vân được mọi người mệnh danh là vị lương y với tay nghề xuất sắc. Ông có thể thực hiện liên tiếp các cuộc phẫu thuật tim mà chỉ cần vài tiếng để ngủ nghỉ.
Chính vì lẽ đó, thời gian giành cho gia đình cũng dần ít đi. Đặc biệt là dịp cuối năm, số bệnh nhân tăng lên đã khiến Long Vân bận bù đầu bù cổ.
Vài ngày trước năm mới, một cuộc phẫu thuật thất bại dẫn đến người bệnh tử vong ngay trên giường mổ. Người ta nói rằng vị bác sĩ khi đó đã có sai sót trong quá trình gây mê.
Không một ai biết, ông ấy đã làm liên tục trong 24 tiếng đồng hồ mà chưa hề nghỉ ngơi. Bệnh viện không kiểm tra lịch trực và chính ông cũng không than vãn.
Không chỉ có người nhà bệnh nhân, ngay cả vợ ông cũng tỏ ra thất vọng và suy sụp.
Đó là khoảng thời gian khó khăn, khi phải giải thích với đứa con trai bé bỏng lí do mà mình không thể thực hiện lời hứa:
"Bố có một số việc phải ra tòa giải quyết với người lớn nên không đi xem pháo hoa được, con thông cảm nhé".
Đương nhiên ông chỉ nhận lại sự giận dỗi, thái độ rất quá quắt. Điều cuối cùng ông nghe được là:
"Con ghét bố!"
Sự căng thẳng tích tụ đến đỉnh điểm khi Long Vân bị dư luận bàn tán trên các diễn đàn, chèn ép bắt ông phải nghỉ việc. Ông đã lên cơn đau tim và qua đời đúng vào đêm giao thừa.
Từ đó trở đi, căn biệt thự trở nên im ắng. Tính cách của Long Vũ trầm xuống rõ rệt. Thiếu niên chỉ nhốt mình trong nhà, cắm đầu vào sách vở. Đôi khi chán nản thì đàn hát, tưới cây chứ không giao lưu với thế giới bên ngoài.
Mẹ có ý định đưa cả nhà ra nước ngoài nhưng cậu ta không chịu, muốn ở lại đây với người đã khuất. Có lẽ cảm giác tội lỗi đã sớm bao trùm lấy cậu bé. Chưa kịp nói lời nào đã phải từ biệt nhau...
Tại sao trong lần trò chuyện cuối cùng, Long Vũ lại giận dữ với bố mình? Để rồi những ngày tháng sau cứ mãi giằng xé lấy con tim yếu ớt. Đứa trẻ không lúc nào được yên lòng.
Cậu chỉ muốn một lần đứng trước tấm bia mộ kia và dũng cảm nói:
"Con xin lỗi".
Ái Nhi còn chưa chuẩn bị quà, cô phồng má:
- Sao cậu không nói cho tớ biết?
Long Vũ lắc nhẹ đầu, vốn dĩ chỉ coi hôm nay như một ngày bình thường:
- Thôi mà, không có gì to tát.
Do mẹ cứ nằng nặc đòi nên cậu mới đi theo, bản chất vốn đã không tình nguyện.
Không khí trầm xuống. Ái Nhi tự trách vì mình chưa đủ quan tâm đến Long Vũ.
Cũng phải, đợt cuối năm, cậu ấy đã dành bao nhiêu tâm huyết để tặng quà. Thế mà bây giờ đến ngày sinh nhật của cậu, cô thậm chí còn không biết.
Ái Nhi ngượng ngùng cắm mặt xuống nhai, vô tình để lọt vào tai tiếng nhạc du dương trong nhà hàng và câu chuyện của hai bậc phụ huynh bên cạnh.
"Uầy, chị đi nước ngoài chắc cũng giỏi tiếng Anh lắm nhỉ? Ngưỡng mộ thật".
"Thường thôi, có gì tát đâu. Tôi phải ngưỡng mộ chị mới đúng".
"Hử? Vì sao?"
"Nuôi được đứa con gái đáng yêu như thế còn gì".
"Ây da! Không có đâu. Long Vũ nhà chị mới là cực phẩm!"
Hai người phụ nữ ngồi nói lời hoa bướm với nhau làm mặt cô gái nhỏ đỏ chín. Cô ho khù khụ vì sặc.
Nghe tiếng của Ái Nhi, mẹ Long Vũ mới sực nhớ ra gì đó. Bà quay sang nói thầm với con trai:
"À, chút nữa ăn xong con đưa bạn về. Mẹ với cô đây có chuyện riêng muốn nói".
Dù thắc mắc nhưng Long Vũ không thể hiện ra bên ngoài. Thiếu niên chỉ gật đầu, nhẹ giọng "dạ" một tiếng rồi tiếp tục ăn.
Không biết là có chuyện thật hay cố tình gán ghép hai đứa với nhau nữa.
...----------------...
Bữa tiệc chóng tàn. Lúc này cũng đã 7 rưỡi tối. Khách hàng xung quanh thì nhiều nhưng khu vực cạnh tấm cửa sổ chỉ còn lại hai người phụ nữ.
Mẹ của Long Vũ cất tiếng, ngữ điệu vô cùng khách sáo:
- Thực ra tôi hẹn chị ra đây chủ yếu là để nói lời cảm ơn. Nghe bảo đợt Giáng sinh thằng Vũ nó ở ké nhà chị vài ngày, làm phiền chị rồi.
Người phụ nữ ngồi đối diện phẩy tay:
- Trời, có gì đâu. Thằng bé rất ngoan ngoãn. Tôi mong nó ở lại chơi thêm còn không hết!
- Tháng trước nó phẫu thuật cũng là con gái của chị chăm sóc. Hai mẹ con tôi nợ gia đình chị nhiều quá.
Đột nhiên nhận được lời cảm tạ thế này, mẹ của Ái Nhi không biết nên đáp trả ra sao, chỉ biết cười cho qua chuyện.
Bà cảm nhận được, hình như trong lời nói của mẹ Long Vũ có một chút tâm sự. Cũng là bậc phụ huynh với nhau, có lẽ sẽ giúp được gì đó. Bà liền hỏi nhỏ:
- Chị đang lo cho Long Vũ chuyện gì à?
Sau vài giây im lặng, người phụ nữ mới trả lời:
- Tôi hỏi chị cái này.
- Được, chị cứ thoải mái.
- Chuyện tụi nhỏ chọn trường Đại học, chị thấy sao?
Mẹ của Ái Nhi thở phào:
- Ôi trời, tưởng gì. Thì cứ để chúng nó nghiên cứu, muốn trường nào thì đăng kí trường đó.
- ...
- Con bé nhà tôi chưa quyết định được. Long Vũ suy nghĩ thấu đáo, hẳn là có mục tiêu rồi chứ nhỉ?
Bấy lâu nay, hai mẹ con Long Vũ đã cãi nhau rất nhiều về vấn đề này. Bà bóp nhẹ vầng thái dương nói:
- Thằng bé cố chấp đòi học trường Y Dược. Nhưng tôi thì không đồng tình.
Mẹ Ái Nhi bất lực nghĩ thầm: "Con bé Nhi mà có mục tiêu cao cả như vậy chắc là trời sập quá".
Vì chưa hiểu rõ nguyên nhân nên bà hỏi:
- Tôi thấy nghề bác sĩ đang được trọng dụng, thu nhập cũng không tệ. Tại sao chị lại...?
- Do bố nó...
- Sao ạ?
- Bố nó cũng từng là bác sĩ.
Chuyện là...
.
.
.
Nhiều năm về trước, Trần Long Vân được mọi người mệnh danh là vị lương y với tay nghề xuất sắc. Ông có thể thực hiện liên tiếp các cuộc phẫu thuật tim mà chỉ cần vài tiếng để ngủ nghỉ.
Chính vì lẽ đó, thời gian giành cho gia đình cũng dần ít đi. Đặc biệt là dịp cuối năm, số bệnh nhân tăng lên đã khiến Long Vân bận bù đầu bù cổ.
Vài ngày trước năm mới, một cuộc phẫu thuật thất bại dẫn đến người bệnh tử vong ngay trên giường mổ. Người ta nói rằng vị bác sĩ khi đó đã có sai sót trong quá trình gây mê.
Không một ai biết, ông ấy đã làm liên tục trong 24 tiếng đồng hồ mà chưa hề nghỉ ngơi. Bệnh viện không kiểm tra lịch trực và chính ông cũng không than vãn.
Không chỉ có người nhà bệnh nhân, ngay cả vợ ông cũng tỏ ra thất vọng và suy sụp.
Đó là khoảng thời gian khó khăn, khi phải giải thích với đứa con trai bé bỏng lí do mà mình không thể thực hiện lời hứa:
"Bố có một số việc phải ra tòa giải quyết với người lớn nên không đi xem pháo hoa được, con thông cảm nhé".
Đương nhiên ông chỉ nhận lại sự giận dỗi, thái độ rất quá quắt. Điều cuối cùng ông nghe được là:
"Con ghét bố!"
Sự căng thẳng tích tụ đến đỉnh điểm khi Long Vân bị dư luận bàn tán trên các diễn đàn, chèn ép bắt ông phải nghỉ việc. Ông đã lên cơn đau tim và qua đời đúng vào đêm giao thừa.
Từ đó trở đi, căn biệt thự trở nên im ắng. Tính cách của Long Vũ trầm xuống rõ rệt. Thiếu niên chỉ nhốt mình trong nhà, cắm đầu vào sách vở. Đôi khi chán nản thì đàn hát, tưới cây chứ không giao lưu với thế giới bên ngoài.
Mẹ có ý định đưa cả nhà ra nước ngoài nhưng cậu ta không chịu, muốn ở lại đây với người đã khuất. Có lẽ cảm giác tội lỗi đã sớm bao trùm lấy cậu bé. Chưa kịp nói lời nào đã phải từ biệt nhau...
Tại sao trong lần trò chuyện cuối cùng, Long Vũ lại giận dữ với bố mình? Để rồi những ngày tháng sau cứ mãi giằng xé lấy con tim yếu ớt. Đứa trẻ không lúc nào được yên lòng.
Cậu chỉ muốn một lần đứng trước tấm bia mộ kia và dũng cảm nói:
"Con xin lỗi".