Mục lục
[Dịch] Tống Y
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Cung Minh vuốt râu, nói: "Bệnh do xuất hiện lâu ngày mà thành huyết hư là điều tất nhiên, nhưng người đã bị thương quá mức, chứng huyết khô của hắn đã có hiện tượng âm dương thoát li, không cứu nghịch thì không được. Trừ bổ huyết bổ khí ra, lão hủ thật sự không nghĩ ra được biện pháp nào khác có thể trị bệnh này."

Tiễn Bất Thu gật đầu nói: "Có đạo lý, cứu nghịch và đồng thời bổ khí bổ huyết. Sư phụ, người thấy thế nào?"

Cung Minh ha hả cười nói: "Không cần phải hỏi, cách nghĩ của hắn khẳng định là khác với hai lão gia hỏa chúng ta."

Đỗ Văn Hạo cười cười, nói: "Xấu hổ quá, cách nghĩ của ta và của hai vị đích thực là có chút không giống nhau. Ta cho rằng, huyết hư chỉ là biểu hiện của bệnh này mà thôi, là hậu quả của hư lao chứ không phải là nguyên nhân. Nếu chỉ bổ huyết khí, thì là trị ngọn chứ không phải trị gốc."

Tiễn Bất Thu và Cung Minh nhìn nhau, Cung Minh cười nói: "Thấy chưa? Ta nói có sai đâu? Đỗ lão đệ, ngươi nói tiếp đi, như thế nào mới có thể trị cả ngọn lẫn gốc?"

Trị liệu chứng thiếu máu không thể tái sinh luôn luôn là một nan đề lớn phải đối mặt trong cộng đồng Trung Tây y. Trung y đối với việc trị loại bệnh này đã trải qua một quá trình phát triển dài đằng đẵng, từ cổ đại đến hiện tại, trong một thời kỳ lịch sử rất dài, tận đến khi Trung Quốc hiện đại được thành lập, phương pháp gần như đều lấy bổ dưỡng khí huyết làm chủ. Về sau, theo sự phát triển của khoa học nghiên cứu Trung y, xuất hiện thêm phương pháp bổ tì thận hoặc là bổ gan thận.

Sau này Trung Tây y kết hợp khai triển, phát hiện cơ chế phát bệnh thiếu máu không thể tái sinh chủ yếu là có liên quan tới thận, đại đa số thuộc về thận âm hao tổn, khí huyết đều hư nhược. Thế là, xuất hiện phương pháp lấy việc tư âm bổ thận làm chủ, kiêm bổ khí dưỡng huyết. Đây là cách nghĩ chủ yếu trong cách trị liệu của Trung y, cho nên Đỗ Văn Hạo quyết định bắt đầu từ quan điểm này.

Đỗ Văn Hạo nói: "Bệnh này tim đập nhanh và bị hụt hơi, cả người vô lực, sắc mặt trắng xanh, môi nhợt nhạt, giáp sàng (lớp da dưới móng tay và móng chân) trắng bệch, tay chân nóng rực, đổ mồ hôi trộm, răng, mũi, và dưới da bị chảy máu, mạch đập yếu, lưỡi nhạt. Huyết thuộc âm, âm hư bao gồm cả huyết hư, tâm huyết không đủ, tâm dương lại cao, cho nên tim đập nhanh. Huyết lại là mẹ của khí, huyết hư thì khí cũng hư, cho nên bị hụt hơi, vô lực. Máu không đủ cung cấp cho da, cho nên sắc mặt trắng xanh, môi nhợt nhạt, giáp sàng trắng bệch; âm hư huyết hư sinh ra nóng trong cho nên thấy chân và tay đều nóng; hư nhiệt tổn thương tuyến nước bọt, cho nên khát nước. Nhiệt làm tổn thương huyết lạc hoặc bức máu chảy lung tung, cho nên nhiều bộ vị bị xuất huyết. Mạch đập yếu là vì hiện tượng âm hư nội nhiệt. Tổng kết lại các chứng trên, biện chứng là thuộc thận âm hư nhược."

Cung Minh và Tiễn Bất Thu liên tục gật đầu. Cung Minh hỏi: "Đỗ lão đệ chỉ nói biện chứng, chưa nói phải trị cả gốc lẫn ngọn như thế nào?"

"Tư âm bổ thận!"

"Tư âm bổ thận?" Cung Minh và Tiền Bất Thu hai người đều ngây ra.

"Không sai! Dùng tư âm bổ thận phương phối hợp với đương quy bổ huyết thang gia giảm. Các gọi là âm không sinh thì dương không trường, dương sinh thì âm trường. Cho nên trong phương thuốc dùng bổ âm làm chủ, còn cần phải thêm một ít thuốc bổ dương. Ý ở dương sinh âm trường."

Cung Minh giang hay tay ra, cười nói: "Hay cho một câu tư âm bổ thận! Dùng phương pháp này trị chứng hư lao huyết khô lão ca ta lần đầu tiên nghe thấy. Đỗ lão đệ đúng là dám đi trước thiên hạ đó! Phương pháp của Tiền đại phu và dụng phương của ngươi đều là thay thang không thay thuốc. Cách làm bổ khí huyết đã không được, không bằng chúng ta cứ thử làm theo cách của Đỗ lão đệ xem sao?"

Tiễn Bất Thu gật đầu mỉm cười: "Ừ, phương pháp này của sư phụ tuy chưa từng được nghe thấy, nhưng lại rất có lý, cứ thử một lần xem!"

Ba người thỏa thuận trước tiên cứ cầm máu, sau đó tư âm bổ thận để trị hư lao huyết khô. Sau khi đã quyết định phương pháp sử dụng, hiển nhiên Tiễn Bất Thu là người đi chuẩn bị.

Ban đêm tuyết rơi nhiều, sáng ngày hôm sau rốt cuộc cũng ngừng rơi, chỉ là sắc trời vẫn âm u.

Ngô Thông và Ngốc Béo sáng sớm đã dậy xúc tuyết ở ngoài cửa, nền đá xanh ngoài cửa đã phủ một lớp băng mỏng, rất nguy hiểm, phải phá băng ra sớm đễ tránh cho bệnh nhân bị ngã. Bệnh nhân và gia thuộc đến lấy số cũng giúp đỡ quét tuyết, rất nhanh liền dọn ra được một con đường.

Anh Tử nhóm ba chiếc lò ở đại đường, môt lò để Đỗ Văn Hạo khám bệnh, một lò cho Ngốc Béo, Ngô Thông đứng ở quầy, còn một lò lớn thì để cho các bệnh nhân đang xếp hàng khám bệnh.

Sau khi Đỗ Văn Hạo ngủ dậy, liền xem xét và khám lại cho bệnh nhân nằm viện. Nhi tử Ngật Đáp của Diêm Diệu Thủ đã có thể xuống giường hoạt động, chỉ là vết thương của nó thuộc về bệnh truyền nhiễm, trước khi hoàn toàn bình phục không thể rời khỏi phòng bệnh cách ly. Vết thương đã thối rữa của Chu bộ khoái là nghiêm trọng nhất, cho nên khôi phục cũng rất chậm, nhưng thần trí đã tỉnh táo hơn, cũng có thể ngồi dậy, nói chuyện và ăn cơm rồi. Tĩnh Từ chủ trì đã có thể ăn uống như bình thường, không cần ai đỡ cũng có thể đi lại chầm chậm.

Chỉ là Không Huệ bị trúng gió có chút phiền phức, cho dù người đã tỉnh tảo, nhưng bệnh liệt nửa người và nói năng hàm hồ rõ ràng vẫn chưa có chuyển biến tốt. Loại bệnh này không phải chỉ hai ba ngày là có thể chữa khỏi. Đỗ Văn Hạo căn cứ vào biện chứng phục chẩn, tiến hành điều chỉnh dược phương.

Lâm Thanh Đại vẫn luôn phụ trách công trường ở hậu viện, trước mắt tất cả đều tiến triển thuật lợi. Vợ của Bồ Sơn sáng sớm đã tới Tể Thế đường để lấy thuốc mà hôm qua ba người bọn Đỗ Văn Hạo đã kê.

Hai ngày sau, Đỗ Văn Hạo và Tiễn Bất Thu, Cung Minh mang thuốc tư âm bổ thận mà Đỗ Văn Hạo đã kê đến thôn Ba Cây Liễu, phục chẩn cho Bồ Sơn.

Sau khi uống thuốc lần trước đã kê, Bồ Sơn đã giảm sốt, hơn nữa xuất huyết cũng rõ ràng đã giảm bớt. Bồ lão hán dùng tiền mà lần trước bọn Đỗ Văn Hạo quyên tặng mua một chút gạo về nấu cháo cho Bồ Sơn ăn, đã không còn ăn rễ sắn nữa rồi.

Sau khi ba người phục chẩn, đều cho rằng phương thuốc kê rất đúng, liền để Bồ Sơn bắt đầu phục dùng thuốc tư âm bổ thận.

Bồ lão hán mặt tươi cười nói: "Tiền thần y, có thể kê thêm ít thuốc không?"

"Vì sao?" Tiễn Bất Thu hỏi.

"Là thế này, lão hán ta có một đệ đệ, sống nhờ ở Lưu gia, hôm qua nhờ người mang thư đến nói rằng hắn bị bệnh, bệnh rất nặng, muốn gặp ta, nhưng bên kia lại không cho đi ra ngoài. Sau khi thương lượng, quyết định cả nhà sang đó sống ít ngày, cũng để chiếu cố cho hắn, đến hết năm mới về. Cho nên, ta muốn xin thêm một ít thuốc để mang theo, khỏi phải chạy đi chạy lại vào thành để lấy thuốc."

Tiễn Bất Thu nói: "Kê thêm ít thuốc cũng được, nhưng không thể quá nhiều, bởi vì phải căn cứ vào tình hình của bệnh nhân để tùy thời điều chỉnh dùng thuốc, không thể chỉ dựa vào một phương thuốc để chữa khỏi triệt để bệnh của nhi tử lão. Đợi một chút lão sai người theo ta về thành, lão hủ sẽ kê thêm mấy thang cho lão, đợi bệnh tình đỡ hơn một chút, có thể hoạt động thì lại vào thành một chuyến. Chúng ta phục chẩn và điều chỉnh dùng thuốc."

Bồ lão hán luôn miệng cảm tạ.

Sang ngày thứ ba.

Sáng sớm, sau khi Đỗ Văn Hạo ngủ dậy liền tới phục chẩn cho những người nằm viện. Phát hiện nhi tử Ngật Đáp của Diêm Diệu Thủ và vết thương của Chu bộ khoái đã khép lại, không còn dấu hiệu viêm nhiễm nữa, sau khi dặn dò những việc cần chú ý thì cho bọn họ ra viện về nhà điều dưỡng.

Trong đường chỉ còn lại Tĩnh Từ chủ trì và Không Huệ sư thái nằm viện để trị liệu.

Đỗ Văn Hạo tới đại đường bắt đầu khám bệnh. Hôm nay thời tiết rất lạnh, bệnh nhân không nhiều, Đỗ Văn Hạo liền vừa khám bệnh vừa giải thích y lý cho nhị nữ.

Bệnh nhân đầu tiên là một phu nhân trung niên ba mươi tuổi, dưới sự giúp đỡ của người nhà từ sáng sớm đã xếp hàng đợi khám bệnh, lấy số đầu tiên, rên rỉ ngồi cạnh bàn.

Đỗ Văn Hạo hỏi: "Không khỏe chỗ nào?"

Phu nhân trung niên hơi hé miệng, hàm hàm hồ hồ nói: "Đau khớp! Đau muốn chết luôn..., ối trời..."

"Khớp nào đau?"

"Cả người đều đau! Dưới cằm, tay, cả đầu gối nữa!"

Đỗ Văn Hạo sờ vào cằm bà ta, khẽ động một cái, phu nhân trung niên lập tức rên to hơn: "Ái chà...!"

"Không há miệng to ra được à?"

"Không..."

Đỗ Văn Hạo cầm tay của phu nhân trung niên đó, chỉ thấy khớp xương ở ngón giữa và ngón chỏ bàn tay phải của bà ta to như cái chày gỗ nhỏ, xương cổ tay sưng phù biến hình, sờ vào cảm thấy nóng rực, ấn một cái, phu nhân trung niên đau đến nỗi hét toáng lên, vén ống quần lên thấy đầu gối cũng sưng phù biến hình.

"Khớp xương của bà sưng bao lâu rồi?"

"Ba bốn tháng rồi."

"Sao giờ mới tới khám bệnh?"

"Lúc đầu không nặng, ta cho rằng chỉ là bị cảm lạnh mà thôi, uống thuốc cũng không thấy đỡ, đau lắm, tới Nhân Nghĩa đường tìm Hứa đại phu, kê một ít thuốc, đau nhức cũng đỡ đi một chút. Nhưng uống hết rồi lại đi khám, mới biết Hứa đại phu cũng bị bệnh, trong thời gian ngắn không thể tọa đường khám bệnh. Những đại phu khác trong Nhân Nghĩa đường ta không tin tưởng, cho nên cứ chiếu theo phương thuốc đã kê mà lấy thuốc về uống. Kết quả là không có hiệu quả, càng lúc càng đau. Hôm qua trời đổ tuyết, đau đớn vô cùng, ta nghe người ta nói, Đỗ đại phu của Ngũ Vị đường ngài thông thạo thần kỹ mổ bụng liệu thương của Hoa Đà, hơn nữa còn giỏi trị liệu các chứng nan y, cho nên sáng nay đến đây."

"Ừ, còn chỗ nào không khỏe nữa?"

"Sốt, đau họng..., miệng khô."

Đỗ Văn Hạo sau khi chẩn mạch và nhìn lưỡi cho bà ta, giải thích cho Bàng Vũ Cầm ở bên cạnh: "Lưỡi đỏ, bựa lưỡi vàng, mạch đập yếu, đây là phong hàn xâm nhập vào kinh lạc, lưu lại ở khớp xương, hóa thành nhiệt tý ."

Tuyết Phi Nhi ở bên cạnh nói: "Không đúng, trời lạnh thế này, phong hàn thấp tà xâm nhập, phải lạnh mới đúng chứ, sao lại sốt?"

Đỗ Văn Hạo bật cười, nói: "Ngươi tưởng là giống như tưới nước, lúc tưới nước lạnh vào thì là lạnh sao? Tý chứng (bệnh đau khớp xương do phong, hàn, thấp khớp) ngoại trừ loại nhiệt tý ra thì quả thực còn hàn tý và hàn nhiệt hỗn hợp nữa. Loại khác nhau thì cách chữa cũng khác nhau. Sự khác nhau của ba loại này chính là có phát sốt hay không, loại nhiệt tý thì phải thanh nhiệt giải độc làm mát máu, loại hàn tý thì làm ấm kinh mạch, trừ đi cái lạnh và thông kinh mạch."

Bàng Vũ Cầm nói: "Ta nghĩ mau trị cho bà ta trước đã, nhìn bà ta đau quá kìa."

Tý chứng cũng chính là loại viêm khớp mãn tính, là một loại bệnh bản thân có tính miễn dịch, từ góc độ Tây y mà nhìn, nguyên nhân của bệnh này luôn không rõ ràng. Từ phương diện trị bệnh, bất kể là Trung y hay Tây y đều thuộc vào loại bệnh chứng khó chữa, cho đến nay vẫn chưa có phương pháp trị liệu đặc biệt. Trị liệu cũng chỉ giới hạn trong làm thuyên giảm các triệu chứng như khớp xương đau nhức và thần cương (sáng sớm thức dậy hoặc khi lâu không hoạt động thì các khớp xương bị tê cứng), khống chế bệnh tình phát triển, bảo trì và khôi phục công năng của khớp xương. Do Tây dược sẽ dẫn tới việc làm tổn thương nghiêm trọng dạ dày, gan, thận và thần kinh, nên ở phương diện này Trung y so với Tây y hiệu quả trị bệnh rõ rệt hơn nhiều, tác dụng phụ cũng ít hơn.

Đỗ Văn Hạo nói với phu nhân trung niên: "Ta trước tiên sẽ châm cứu giảm đau cho bà, sau đó dùng thuốc và từ từ điều dưỡng, bệnh ngày không được gấp, đau đớn vô cùng, bà sẽ phải thường tới để châm cứu giảm đau, kiên trì dùng thuốc, một đoạn thời gian sau sẽ có thể thuyên giảm."

"Hay quá! Đa tạ Đỗ đại phu."

Đỗ Văn Hạo bảo bà ta nằm lên giường, châm cứu các huyệt như Hạ quan ở khớp xương hàm, Dương trì, Dương cốc, Dương khê ở khớp xương cổ tay, Bát tà ở khớp ngón tay, Tất nhãn, Khúc tuyền, Tất dương quan, Dương lăng tuyền ở khớp đầu gối. Châm cứu khoảng một nén hương thì thu châm lại.

Phu nhân trung niên hoạt động cổ tay: "Ối, không đau nữa rồi. ha ha, Đỗ đại phu ngài đúng là thần đó! Ấy, ta nói cũng lưu loát hơn rồi."

Nụ Hồng Trắng Ngẩn Ngơ Xuân Mười Chín

http://truongton/forum/attachment.php?attachmentid=56772&stc=1&thumb=1&d=1300126068

Nhớ én CHợt Về Mang Đến Tuổi Đôi Mươi

Ôi!!!Thói Đời Nghĩ Mà Đau Lòng

Ta Cười Cuộc Đời Lắm Nỗi Đau Thương

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website MeTruyenVip.com
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK