• Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Trong vương cung Ngô quốc, Uyển Ngưng cung, mấy tháng trước Triệu Giai đã hoàn thành khóa học lễ nghi khiến nàng thống khổ không thấu kia. Sau khi học lễ nghi xong quả thật nàng đã dịu dàng hơn nhiều, ngoại trừ thi thoảng còn lén chạy ra khỏi cung du ngoạn nhưng cũng đã biết mang theo hộ vệ. Cử chỉ trước mặt phụ vương mẫu hậu cũng đã nhã nhặn lịch sự hơn hẳn, điều này khiến hai người yên tâm hơn nhiều.

Năm đó Ngô vương và Vương hậu cũng chẳng hề muốn đưa Triệu Giai lên núi học nghệ, tiếc rằng đưa công chúa trưởng lên núi là quy củ đã lưu truyền từ ngày Ngô quốc thành lập đến nay, đã có lịch sử mấy trăm năm.

Hoàng Minh Kiếm tông mà Triệu Giai bái nhập có quan hệ cực kỳ mật thiết với vương thất của Ngô quốc.

Thứ tử và trưởng nữ của hoàng đế khi lên sáu tuổi đều phải tiến vào Hoàng Minh Kiếm tông tu hành, chỉ khác là trừ khi trưởng tử qua đời hoặc bị phế truất, nếu không nhị hoàng tử sẽ trọn đời không được rời khỏi núi, mãi mãi phải ở trong tông môn mà tu luyện. Còn trưởng công chúa chỉ cần tu luyện đến năm mười bảy, mười tám tuổi là có thể rời núi, lúc này vương thất sẽ lựa chọn một người xứng đáng để sánh duyên cùng. Sau khi kết hôn, trưởng công chúa sẽ phụ trách quản lý mạng lưới sức mạnh ở thế tục tại Ngô quốc của Hoàng Minh Kiếm tông cho đến khi trưởng công chúa đời sau đến kế nhiệm.

Với những bố trí hao tâm tổn huyết của các vị tiền bối trong hoàng thất, hiệu quả là ngôi vị hoàng đế đã liên tiếp được giữ vững trong suốt mấy trăm năm, chuyện huynh đệ tranh đấu trong nội bộ hoàng thất cũng rất hiếm gặp.

Hoàng Minh Kiếm tông cùng hoàng thất Ngô quốc một sáng một tối, gần như là quan hệ hỗ trợ trong ngoài với nhau. Đồng thời lực lượng quốc gia do vương thất khống chế và lực lượng thế tục tông môn trong tay trưởng công chúa cũng là một sáng một tối, hai loại lực lượng này vừa trợ giúp lẫn nhau nhưng đồng thời cũng giám sát lẫn nhau.

Vương vị được thừa kế nhưng quyền lực mà trưởng công chúa quản lý lại không được truyền cho nhi tử mà là giao cho trưởng công chúa đời sau, an bài như vậy mục đích là để tránh việc họ ngoại kiêu ngạo.

Thật ra Ngô vương và Hoàng hậu kiên quyết ép Triệu Giai tập lễ nghi là để chuẩn bị cho việc xuất giá của nàng. Đứa con gái này tính tình vốn ngang tàng lỗ mãng, từ nhỏ đã ở trong sơn môn tu luyện, thi thoảng mới về nhà một chuyến nên phụ mẫu vui vẻ thì nhiều mà dạy dỗ lại thiếu, giờ đành phải mài dũa từng tí vì lo rằng tương lai nàng sẽ không hiểu cách đối nhân xử thế, không thể hòa thuận với vị hôn phu.

Triệu Giai nào biết những điều đó, ngoài mặt thì bớt nghịch ngợm nhưng thực ra sau lưng vẫn không hề thay đổi, nàng quay lại Uyển Ngưng cung, vừa đóng chặt đại môn là lập tức trở lại "nguyên hình".

"Người đâu... lấy bia ra!" Triệu Gia ra lệnh.

"Vâng, thưa công chúa."

Các cung nữ nhanh chóng lôi ra một tấm bia gỗ hình người đặt giữa sân, hơn nữa người gỗ còn mặc cả quần áo như người thật.

Một luồng hồng quang xuất hiện từ bên hông Triệu Giai rồi lượn quanh người gỗ mấy vòng, người gỗ liền vỡ tung thành vô số những mảnh vụn.

"Chẳng biết lần này công chúa tức giận vì điều gì đây, người gỗ đáng thương quá, bị phá hủy hoàn toàn rồi." Các cung nữ thầm nghĩ, trong lòng thì ai oán, tối nay lại phải thức khuya để tết người gỗ rồi.

"Hừ! Dương Vân thối, không ngờ lại chạy tới Đại Trần, hại ta đợi ở Đông Ngô thành như đứa ngốc, lại còn len lén đến trường thi xem bảng vàng, thật là đáng giận!" Triệu Giai vung kiếm lia lịa, hận không thể chẻ bia gỗ thành những hạt bụi.

Dường như Nhuyễn Hồng kiếm cũng cảm nhận được lửa giận trong lòng chủ nhân nên đột nhiên phun ra một luồng kiếm quang đỏ thắm, vèo một tiếng, lăng không đánh trúng một mảnh gỗ, lập tức làm cho nó nổ tung thành những mảnh vụn.

Triệu Giai ngây người ra, đây... đây là kiếm quang đó, mình bất tri bất giác đột phá Dẫn Khí kỳ từ lúc nào vậy?

xxx

Chuyện thành lập Trù Hải sứ ti đã ngã ngũ, Lại bộ cũng không gây khó khăn, nhanh chóng gửi phê văn đi, đồng thời thông qua Để báo(*) chính thức thông báo tin tức thành lập Trù Hải sứ ty trên cả nước. Thượng thư Lại bộ cũng tương đối hào phóng khi đưa cho Dương Vân một xấp quyết định bổ nhiệm trống, để hắn tự ý bổ nhiệm quan lại. Lúc trước lão hết gây sức thì lại gây ép, bây giờ lại ra vẻ hoàn toàn không để tâm gì nữa.

(*) - "Để báo" có thể xem là cơ quan báo chí đầu tiên của Trung Quốc, nó xuất hiện vào thời Tây Hán sơ kì hơn 2000 năm trước (khoảng thế kỉ thứ hai trước công nguyên). Lúc ấy Tây Hán thực hiện chế độ quận huyện, cả nước chia thành một vài quận, mỗi quận lại gồm một số huyện. Các quận ở kinh thành Trường An đều thiết lập cơ quan thường trú, nơi này được gọi là "Để", cắt cử người đại diện cư trú, nhiệm vụ của bọn họ chính là làm công tác liên hệ giữa hoàng đế và thủ trưởng các quận, định kỳ sao chép chỉ dụ, chiếu thư của hoàng đế, tấu chương của quan lại, công văn, các đại sự hoặc tin tình báo về chính trị của triều đình lên thẻ tre hoặc lụa trắng, sau đó sai người cưỡi khoái mã mang tin tức đi, thông qua đường chuyển thư tín (đường chuyển công văn thư tín thời xưa, dọc hai bên đường có xây dựng những trạm dịch) mà triều Tần thành lập để vận chuyển đến quan lớn các quận.

Dương Vân cũng không khách khí, cầm công văn bổ nhiệm bắt đầu tìm người. Tiếc rằng mặc dù là công văn trống nhưng người được bổ nhiệm phải thực sự có công danh, hơn nữa cấp bậc không chênh nhau nhiều lắm, cao nhất cũng chỉ có thể cất nhắc một phẩm, nếu không thì Lại bộ sẽ bác bỏ sự bổ nhiệm này.

Cái Trù Hải sứ ti do Dương Vân lập ra này không được bất cứ ai trong Đông Ngô thành xem trọng, người thực sự có công danh thì làm quan ở nơi nào mà chẳng được, cần gì phải mạo hiểm gia nhập vào cái Trù Hải sử ti nhìn qua giống như trò hề này.

Dương Vân là thám hoa Đại Trần, điều này quả không sai, nhưng chỉ cho thấy hắn có văn hay chữ tốt chứ không thể chứng minh hắn có thể thành công trong ngành hàng hải.

Huống chi Trù Hải sứ ti phải ra biển, biển cả mênh mông, có vị quan nào chịu vác cái mạng già của mình đi mạo hiểm chứ?

Bận rộn suốt bảy tám ngày, ngoại trừ chiêu mộ được một ít tư lại (Chức quan nhỏ phụ trách công việc giấy tờ công văn), quan viên chính thức chỉ kéo được một người tên là Tiêu Nguyên. Tiêu Nguyên vốn là cử nhân, lăn lộn mấy chục năm mới làm tới chức bút thiếp thức bát phẩm (Phiên dịch, ghi chép hồ sơ công văn), hắn làm việc ở một nha môn khá liêm khiết, trong nhà lại đề huề vợ con nên là người vô cùng nghèo khó trong giới quan viên. Vì vậy lão cắn răng xin vào cái nha môn bị ghẻ lạnh nhất - Trù Hải sứ ti, được Dương Vân bổ nhiệm làm chủ sự thất phẩm.

Dương Vân dâng tấu thư yêu cầu kiến thiết nha môn của Trù Hải sứ ti tại Phượng Minh phủ, lý do trong tấu thư là bến tàu của Đông Ngô thành đã không còn chỗ trống, sẽ không tiện cho việc mở đường hàng hải mới trong tương lai. Người trong kinh thành biết được chuyện này đều xôn xao châm biếm rằng Dương đại thám hoa không lừa được ai ở Đông Ngô thành nên định về quê lừa tiếp đây.

Ngô vương và Lại bộ nhanh chóng đưa ra câu trả lời đồng ý, đối với những lời cười nhạo của mọi người Dương Vân chẳng hề lưu tâm, người khác cảm thấy hắn ngốc nhưng hắn chẳng muốn ở lại Đông Ngô thành nữa, ở nơi này có quá nhiều quan lớn làm hắn luôn có cảm giác gò bó không thể thi thố hết sức, tính ra Phượng Minh phủ vẫn thích hợp hơn, hơn nữa lại gần nhà.

Theo đề nghị của chủ sự mới nhậm chức - Tiêu Nguyên, Dương Vân đến viếng thăm thái úy đương triều Tiết Minh Nghĩa một chuyến.

Trong triều, ngoại trừ thái sư và tả hữu tướng thì Tiết Minh Nghĩa là người có chức vị cao nhất, có điều hắn quản lý quân sự nên không có mặt trong buổi thảo luận sắp xếp chức vị cho Dương Vân tại Ngự thư phòng lần trước.

Mục đích Dương Vân tìm Tiết Minh Nghĩa là theo như Tiêu Nguyên nói, chỉ cần thông qua Tiết thái úy là có thể kiếm được chiến thuyền thủy sư. Tuy Tiêu Nguyên chỉ lăn lộn ở chốn nghèo túng nhưng cũng đã có kinh nghiệm từng trải suốt mấy chục năm ở Đông Ngô thành, vì vậy hắn hiểu rõ đường đi lối lại hơn Dương Vân nhiều.

Dương Vân muốn ra khơi thì đương nhiên chiến thuyền của thủy sư là thích hợp nhất, thân thuyền kiên cố chịu được sóng gió, hơn nữa còn được trang bị vũ khí uy lực lớn.

Tiết thái úy là người quản lý quân đội trên toàn quốc, sau khi nghe được ý định của Dương Vân, ông cười nói: "Dương sử ti đã tìm nhầm người rồi, tuy ta ủng hộ chuyện Trù Hải sứ ti nhưng không cách nào dùng quân thuyền cho mục đích cá nhân, việc này lão phu không dám giúp."

"Tại hạ cũng không cần thuyền đang sử dụng, theo tại hạ được biết thì chúng ta thường bán một vài chiếc quân thuyền đã bỏ hoặc sắp không dùng nữa cho tư nhân, có điều muốn mua loại thuyền này thì phải có người trong quân đội mới được, chẳng lẽ trong quân còn có người hơn được Tiết thái úy sao? Ngài chỉ cần nói một câu là xong thôi mà."

Tiết thái úy nghe vậy lập tức hiểu rằng Dương Vân đã biết rõ nội tình bên trong, không thể lừa được. Thật ra cái quy định tư nhân không thể sở hữu chiến thuyền đã chỉ còn trên danh nghĩa trong vài năm gần đây. Thỉnh thoảng vẫn có một vài tướng lĩnh trong thủy sư thông báo thuyền đã hỏng dù nó vẫn còn chạy tốt, sau đó bán lại cho thương nhân đi biển với giá tương đối thấp, dù sao thì chiến thuyền của thủy sư cũng sẽ được triều đình cấp lại, người ở trên thường chỉ mắt nhắm mắt mở đối với loại chuyện này.

"Đó đều là chuyện do bọn cấp dưới làm ra, lão phu đang cho điều tra, nhất định sẽ quản lý và uốn nắn thật chặt." Tiết thái úy lập tức phủi hết trách nhiệm.

"Trù Hải sứ ti của tại hạ cũng là nha môn của triều đình, dùng vài chiếc chiến thuyền là việc danh chính ngôn thuận, dù lão thái úy không 3nể mặt tại hạ thì cũng phải nể mặt Ngô vương bệ hạ chứ, lần này Dương mỗ cũng hành động theo ý bề trên mà thôi." Dương Vân lôi Ngô vương ra, vừa cứng vừa mềm một hồi, rốt cục cũng lấy được thư tay của Tiết thái úy, hào hứng đi thẳng về.

"Dương Vân thực sự muốn ra biển ư, đúng là ngựa non háu đá." Tiết thái úy cảm thán một tiếng, ông cũng không có ác ý gì đối với Dương Vân, dù gì thì văn võ vốn tách biệt, Dương Vân có nổi bật hơn nữa cũng không uy hiếp được vị trí của ông. Hơn nữa bài văn lúc thi đình tại Đại Trần của Dương Vân đã được truyền ra rộng rãi, bên trong đề nghị vua Trần coi trọng việc quân sự, trong thời bình phải nghĩ đến thời loạn, thực ra ý kiến này đã được áp dụng ở Ngô quốc rồi.

Sau khi đọc bài văn này, ngày hôm sau Ngô vương liền triệu kiến Tiết thái úy để hỏi han tình hình chiến sự cả nước, hơn nữa còn có ý định sang năm quốc khố sẽ chi thêm cho quân đội, chuyện này nếu thành thì coi như cũng có công của Dương Vân.

Dưới những ánh mắt chú ý, khinh thường, hoài nghi, chống đối của toàn thể quan dân Ngô quốc, Dương Vân bận rộn đến hết tháng năm, cuối cùng cũng xử lý thỏa đáng xong một đống vấn đề rắc rối, sau đó mang theo vị quan cấp dưới duy nhất - Tiêu Nguyên - cùng bảy, tám tên tư lại lên hải thuyền rời khỏi Đông Ngô thành, đến Phượng Minh phủ để chính thức thành lập nha môn Trù Hải sứ ti.

Dương Vân vừa đi thì chuyện tình về Trù Hải sứ ti cũng dần dần phai nhạt, phần lớn mọi người trong kinh thành đều cho rằng Dương Vân đã làm một chuyện ngu xuẩn, vất vả lắm mới được vang danh thiên hạ, Ngô vương cũng khá coi trọng, hắn không nhân dịp này mà ở lại kinh thành, tăng cường sự thân thiết với nhà vua, ngược lại còn chạy đến nơi khác. Người vừa đi trà cũng lạnh, hứng thú mà Ngô vương dành cho hắn cũng giảm đi, nếu Trù Hải sứ ti không làm nên trò trống gì thì chỉ sợ đây cũng là chức quan cao nhất của hắn, không ít người còn mong mỏi đến lúc được hạch tội hắn.

Sau khi nhận được bài học kinh nghiệm thì những thanh niên càn rỡ mới có thể hiểu được một vài quy tắc trong chốn quan trường.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website MeTruyenVip.com
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK