Mục lục
Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Quang Cán đi rồi chỉ còn lại quang Diêu, hắn lúc này đang nhìn vào ba bản báo cáo của mật vụ trong tay. Lúc này hắn Diêu thiếu không còn cái vẻ mặt hi hi ha ha khi nói chuyện cùng lão tía tiện nghi nữa. Nhìn ba bản báo cáo dường như không có liên quan gì với nhau. Nhưng Diêu thiếu với bản năng mật vụ siêu cấp từ kiếp trước lại ngử thấy mùi vị không bình thường, ngửi thấy nguy cơ trùng trùng đang bủa vây hắn, bủa vây Vạn Ninh, bủa vây vận khí Đại Nam lúc này.





Bản báo cáo thứ nhất là từ mật vụ theo dõi nhánh quân một ngàn người với trang bị súng trường của Pháp đang di chuyển qua Đông triều về Vạn Ninh. Diêu thiếu hi hi ha ha mà giải thích rằng tổng binh Đông Triều vì việc buôn muối cạnh tranh mất bát cơm mà làm liều. Nhưng thực tế là không phải, kể cả có thất thu một chút về Diêm Đồn, nhưng Phan Tham Tĩnh có một ngàn lẻ một cách khác để kiếm tiền với địa vị của hắn. Là mệnh quan triều đình, tay nắm trọng binh lại chịu hạ mình cấu kết phỉ tặc. Đây là tộ chu di tam tộc. Phan Tham Tĩnh có quyền, có binh, lại có tiền. Đồn Đông Triều lại quá xa chiến sự, nghĩ đi nghĩ lại Diêu thiếu vẫn không thông tại sao Phan Tham Tĩnh lại mạo hiểm làm chuyện phán nghịch này. Việc để phản quân vận chuyển một ngàn khẩu súng cộng thêm gần chục thanh đại bác thì không thể che mắt tất că mọi người tại Đông Triều được. Bên cạnh đó từ Đông Triều thẳng lên Lạng Giang lại qua quá nhiều thành trấn, ngày cả thành tỉnh Quảng Yên cũng phải đi qua. Vậy làm thế nào số vũ khí trên, nhất là mười khẩu trọng pháo có thể thông qua dễ dàng. Chuyện này thật đáng quan ngại.



Bản báo cáo thứ hai là từ các mật vụ đã thâm nhập vào hải tặc Cát Bà , nói đúng hơn là các mật vụ mà người của Dương Tu Ninh giúp Diêu thiếu che dấu. Lần này tấn công Vạn Ninh vậy mà có hai tiểu hạm và 1 trung hạm của người Pháp sẽ tham gia. Nói cách khác các chiến hạm này đang neo đậu ở nơi nào đó không quá xa Cát Bà nhưng mà quân Vạn Ninh hoàn toàn không phát hiện. Cũng may giờ đây địa vị của quân Dương Tú Ninh trong hải tặc có phần tăng lên nên họ mới có thể nghe được phong thanh chuyện này. Từ hai chuyện kể trên thì Diêu thiếu nhận ra quân Vạn Ninh còn quá lơ là trong chuyện tuần duyên biển. Trần Quang Cán quá tập trung vào chuyện đánh đấm với quân Cát Bà để luyện binh mà quên đi chuyện tuần tra và kiểm soát tàu bè qua lại vùng biển Quảng Yên.



Bản báo cáo cuối cùng lại là bản báo cáo đáng lo ngại nhất. Mật vụ cài cắm nơi kinh đô vậy mà báo tin về xưởng vũ khí Đại Nam. Nơi này phân nửa là thuộc về K&R nên rất dễ cho Diêu thiếu cài cắm người vào. Mấy tháng nay mật vụ trong xưởng vũ khí liên tục báo tin về các khẩu súng không đủ quy cách bị xử lý không đúng trình tự. Nhưng do số lượng mật vụ tại kinh đô còn mỏng nên Diêu thiếu không thể điều tra rõ ràng cho được. Theo quy định thì các thanh súng chế tạo tại xưởng sẽ thông qua kiểm tra nghiêm ngặt về quy cách. Những thanh súng không đủ chất lượng sẽ bị loại bỏ, nhưng chúng vẫn bị đánh số, kiểm tra và tiến hành phá hủy. Nhưng mấy tháng này những quy trình xử lý súng kém chất lượng đã bị lơ là, hay nói đúng hơn là cố tình lơ là. Theo mật thám báo lại thì số súng không đúng quy cách chó thể đã thất thoát con số lên tới 300 thanh. Thật ra lúc này xưởng chế tạo vũ khí có tỉ lệ làm hỏng khá cao nên số lượng súng không đủ quy cách không hề nhỏ chút nào. Thông tin này làm Diêu thiếu lo lắng vô cùng, hắn đang cố gắng tìm kiếm xem thế lực nào lại có hứng thú với súng ống như vậy. Nhưng dù là ai đi nữa thì đảm bảo kẻ này không thể có ý tốt cho được.



Ngày 4 tháng 11 năm 1861, trong khi Diêu thiếu đang chuẩn bị cho một cuộc chiến sống còn tại Vạn Ninh thì chuyện lật trời đã tranh bước mà sảy ra trước tại kinh thành Huế.



Đoàn Trưng cùng với Đoàn Trực, Đoàn Ái đã tiến hành đảo chính tại Huế và họ…. thành công.



Thật ra ba anh em nhà họ Đoàn đã có dã tâm và thực hiện mưu đồ từ lâu. Họ đã bắt đầu ngay từ khi liên quân Pháp Tây Ban Nha nôt súng tấn công Đà Nẵng năm 1857-1858. Tự Đức lên ngôi trong lúc chế độ phong kiến ngày càng mục nát, kiệt quệ và cuộc sống của người dân vốn chịu nhiều tai ách đã hết sức cùng cực. Thiên tai, dịch bệnh xảy ra nhiều năm liền, loạn lạc nhiều nơi, thực dân Pháp đánh chiếm dễ dàng My Tho, Sài Gòn Gia Định và nội bộ hoàng tộc cũng đang tan vỡ, phân hóa trầm trọng[2]. Trước tình cảnh đó, Đoàn Hữu Trưng tự nhận thấy cần phải thay thế Tự Đức, bằng một hoàng đế tiến bộ khác, mới có thể chỉnh đốn và bảo vệ được đất nước trước họa ngoại xâm.



Đoàn Hữu Trưng có cha mất sớm, mẹ bị mù, đông em, nên từ thuở nhỏ ông đã phải làm lụng vất vả để nuôi em, nuôi mẹ. Dù vậy, vốn thông minh và ham học, ngay từ buổi ấy ông đã là người nổi tiếng hay chữ khắp vùng.

Vào một dịp Tết, nhờ một câu đối mà Đoàn Trưng và Đoàn Trực được Tuy Lý Vương Miên Trinh cho vào học trong vương phủ Từ đó, tài học của Đoàn Trưng có dịp vang lên chốn kinh thành. Trong lịch sử ông Đoàn Trưng được Tùng Thiện Vương Miên Thẩm , cũng vì quý tài, gả con gái đầu là Thể Cúc vào năm 1864. Nhưng không biết vì sao mà lịch sử đổi thay sự việc này sảy ra vào năm 1860, cũng là lúc cha con nhà họ Trần nổi lên trong triều đường Huế.



Chính vì đã có thêm được danh phận con rể Vương gia, lại có thêm tài lực cũng như các mối quan hệ mà Đoàn Trưng nhanh chóng mở rộng thêm mạng lưới những người có tâm mưu phản. Nhờ vào danh tiếng và thế lực nhà vợ Đoàn Trưng lập ra Đông sơn thi tửu hội với chủ trương "uống rượu, ngâm thơ, tiêu khiển phóng khoáng". Nhưng thực tế, tổ chức này chính là "bộ tham mưu" của cuộc khởi nghĩa, còn chuyện "thơ rượu" chẳng qua chỉ là vỏ bọc để che mắt những quan lại, sai nha khác chính kiến đang rình rập khắp nơi...

Buổi đầu, hội có năm người gồm Đoàn Hữu Trưng (đứng đầu) và hai em ruột là Đoàn Tư Trực, Đoàn Hữu Ái cùng hai người bạn thân thiết là Trương Trọng Hòa và Phạm Lương. Nhờ công tác tuyên truyền, vận động, hội có thêm một số người tham gia, như: Tôn Thất Cúc ,Tôn Thất Giác (vệ úy), Lê Chí Trực (đội trưởng), Lê Văn Cơ (đội trưởng), Bùi Văn Liệu (suất đội), Lê Văn Tề (lính vũ lâm), Nguyễn Văn Quí (nhà sư trụ trì chùa Long Quang, có chùa riêng là Pháp Vân), Nguyễn Văn Viên (nhà sư), Nguyễn Văn Lý (nhà sư) v.v...

Và trong những người này có một người tên Tôn Thất Cúc hiện giờ đang làm phó đốc công trong xưởng chế tạo vũ khí Đại Nam. Lợi dụng sơ hở trong quản lý mà người này đã tuyền ra ngoài đến hơn ba trăm khẩu súng trường kiểu mới kém chât lượng đáng ra phải bị phá hủy.



Trong khi đó Đoàn Hữu Ái anh trai của Hữu Trưng thì cạo đầu giả làm nhà sư, để lôi kéo các sư sãi và một số tín đồ Phật giáo, vốn rất được xem trọng ở Huế, vào tổ chức. Đặc biệt, là đã vận động được sư Nguyễn Văn Quý, trụ trì chùa Long quang có chùa riêng là Pháp Vân (chùa Khoai), nhận giúp mấy việc: làm "quân sư" cho hội Đông Sơn, cho hội mượn chùa làm cơ sở bí mật dùng để hội họp, luyện binh.

Đây là một thành công lớn của hội, vì thuở đó, nơi chùa Pháp Vân tọa lạc là một vùng đồi núi hiểm trở, đi lại rất khó khăn, ít người lui tới. Chùa Pháp Vân cách kinh thành 5 km, chỉ cách Vạn Niên cơ (lăng Tự Đức) khoảng 1 km, nơi mà ngày cũng như đêm luôn có khoảng ba ngàn quân lính, phu thợ đang chịu khổ sở vì việc xây lăng. Và lực lượng dân phu nơi này phần lớn đã bí mật được vận động và sẵn sàng đi theo Hữu Trưng khởi nghĩa.



Sáng sớm tinh mơ ngày 4 tháng 11 năm 1861 . Đoàn Hữu Trưng kéo theo một nhóm nhỏ mặc quần áo binh lính xuất phát từ chùa Pháp Vân đi đến công sở Vạn Niên. Anh ta ngồi trong kiệu che kín tự xưng tham tri bộ Công, sau đó giả truyền thánh chỉ đến để khám xét công trường.

Tất nhiên Đoàn Hữu Trưng viện cớ bắt hai tên đốc công là Nguyễn Văn Chất và Nguyễn Văn Xa, điều về kinh trị tội nói là theo lệnh của hoang thượng.



Khống chế được hai tên cầm đầu thì ngay lập tức các binh sĩ đi theo hầu kiệu của Đoàn Hữu Trưng rút ra súng ống đã dẫu kĩ bên dưới kiệu mà khống chế các thân binh của hai vị đốc công. Ngay lập tức gần 300 người cầm súng trường hiện đại xông từ ngoài vào mà khống chế toàn bộ công trường. Các dân phu được phát binh khí và cờ quạt tiến hành tạo phản theo kế hoạch.

Suất đội Lê Văn Cơ và Nguyễn Tăng Hựu của công sở Vạn Niên do nhận lời làm nội ứng từ trước nên cũng dẫn quân gia nhập. Với lực lượng hơn ba ngàn người, quânđảo chính được chia đều làm 3 đạo: Tiền đạo: Đoàn Tư Trực và Nguyễn Văn Vũ chỉ huy.Trung đạo: Đoàn Hữu Trưng, Đoàn Hữu Ái và Phạm Lương chi huy. Hậu quân: Trương Trọng Hòa và nhà sư Nguyễn Văn Quí chỉ huy.

Tất cả đoàn quân trên giương cao lá cờ "Ngũ đại hoàng tôn", từ công trường Vạn Niên nhanh chóng vượt sông Hương.

Tầm 9 giờ sáng hai đạo quân do Đoàn Tư Trực và Đoàn Hữu Trưng tiến vào cửa tây nam và Ngọ môn kinh thành Huế. Lúc này do bị tập kích bất ngờ, cũng do quân đảo chính có hỏa lực quá mạnh từ các khẩu súng Kammerlader với kiểu đạn mới mà quân Triều đình liên tiếp bại lui. Hai kho vũ khí Kim Ngô và Cẩm Y bị công phá trong chớp mắt, đến lúc này thì các dân phu đều được trang bị vũ khí lạnh đày đủ cả rồi.

Tôn Thất Cúc lúc này lại trong ứng ngoại hợp mà mở của Đại Cung Môn dẫn quân đảo chính tiến vào Tử Cấm thành một cách thuận lợi. Chỉ huy sứ Phạm Viết Trang và vệ úy Nguyễn Thịnh kéo quân muốn chiếm lại cửa cung rồi phong bế thì bị quân súng Kammerlader đánh cho tan tác và phải rút lui, chỉ huy sứ Phạm Viết Trang bị bắn chết tại chỗ còn vệ úy Nguyễn Trịnh bị bắn thương . Quân nổi dậy vừa tiến vào vừa đánh lui được quân triều.



Quân đảo chính chiếm được Điện Cần Chánh, trong lúc họ định tiến đến của Tấu Môn thì thì chưởng vệ long võ quân Hồ Oai dẫn hai trăm quân súng Tây xuất hiện. Một phen đấu súng tán loạn bên cửa Tấu Môn diễn ra, nhưng thấy quân địch quá đông nên Hồ Oai phải lui lại mà phòng thủ cửa Điện Càn Thành, nơi Tự Đức đang nằm bệnh.



Trong lịch sử thì Hồ Oai sẽ cứu được Tự Đức và tụ tập binh mã đánh tan quân đảo chính. Vậy nhưng thời thế thay đổi, vì có nhà máy sản xuất vũ khí nên mọi chuyện trong lịch sử không có diễn ra. Phản quân có một lượng lớn súng đạn, Mặc dù là súng kém chất lượng nhưng bắn nhu trong khoảng cách tầm 100m như thế này thì vẫn hiệu quả như thường. Xui xẻo nhất là Hồ Oai trúng đạn lạc mà tử vong khiến quân Long Võ rơi vào cảnh như rắn mất đầu mà tan dã. Phản quân chiếm được Điện Càn Thanh,và tất nhiên Tự Đức đang nằm trên giường bệnh bị bắt gọn. Cuộc đảo chính đến lúc này đã có thể được gọi là thành công tốt đẹp rồi.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website MeTruyenVip.com
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK