Cung Trường Ninh cuống cuồng tổ chức phòng thủ bảo vệ nhị thánh. Nhưng họ chưa kịp tổ chức xong tuyến phòng thủ thì sĩ quan Thân binh của Quang Cán chạy vào báo tin.
- Thưa thái thượng hoàng, thánh thượng. Trần tướng quân đang đích thân ngăn địch bên sông hào của Kỳ Đài. Ông ta không thể đến đây nên cử thuộc tướng đến báo cáo.
Tự Đức gật đầu ý bảo hắn nói tiếp.
- Trần tướng quân nói thế địch quá mạnh, đối công là không được, chỉ có thể đánh du kích, nhưng đánh du kích thì phải phân tán binh lực và không cho địch nhân biết chủ lực mà tập trung vào. Nếu thánh giá vẫn còn ở Kinh thành thì đó sẽ là mục tiêu tập trung của địch. Trần tướng quân sẽ không đánh theo lối du kích được.
Trần Quang Cán nói rõ ra luôn, bố muốn tản ra đánh trên đường phố, nhưng nhị thánh ở trong kinh thành là cái mục tiêu chói mắt. Quân Pháp chẳng thèm dây dưa mà xông lên cướp nhị thánh thì coi như là Đại Nam thất trận, vậy nên ý là Tự Đức cùng Tân Tri mau biến đi đừng làm phiền Quang Cán đánh giặc.
- Được Trẫm di giá ngược phương bắc, một ngàn tinh binh cần cho đánh giặc nên Trẫm không cần chỉ cần vài trăm người đi theo là đủ.
Tôn Thất Cúc bỗng nhiên nhảy ra.
- Thái thượng hoàng, còn quốc khố và nội khố.
Tự Đức khoát tay kiên quyết.
- Thân nhẹ người nhẹ đi nhanh, nội khố, quốc khố vận không được. Nếu Trần tướng quân đánh thắng trận thì Quốc khố chạy không mất. Nếu hắn thua trận thì cả Đại Nam cung vong cơ gì cái quốc khố. Lập tức di giá đừng cản trở kế hoạch của Trần tướng quân.
Tự Đức tuyệt đối tin tưởng vào quyết định của Trần Quang Cán mà ra lệnh, phải nói nếu ai là người bên cạnh Tự Đức đã lâu thì có thể thấy được sự thay đổi một trời một vực của ông. Sự quyết đoán này không phải ai cũng có thể có được.
- Khởi bẩm thái thượng. Trần tướng quân có căn dặn. Giặc Pháp không nhanh không chậm đến đúng lúc Kinh sư rối loạn nhất tất nhiên có nội ứng. Thánh giá di rời khả năng cao sẽ có chỉ điểm người. Vậy nên cần cường quân bảo hộ. Tướng quân còn dặn dò, trên đường phải chú ý liên lạc bờ biển.
Tự Đức biết liên lạc bờ biển tức là nhánh quan thứ hai của Vạn Ninh đang xuôi nam, nhớ đến cánh quân này thì Tự Đức không khỏi thở ra một hơi. Vận khí Đại nam chưa tận, có lẽ lần này Huế Kinh sẽ bị đánh cho tan tành, nhưng mà không có đến nỗi sơn cùng thủy tận. Vạn Ninh đến rồi thì vạn cát vạn lợi thôi. Nghĩ tới đây Tự Đức như tiếp thêm ngàn vạn tự tin mà đứng thẳng người lên.
- Trẫm đông ý, cứ như vậy mà tiến hành, lập tức triệu các thái phi cùng cung phi lên đường. Thái giám, cung nữ vẫn giam trong cung.
Tự Đức lần này quyết tuyệt, vì không muốn ảnh hưởng tốc độ hành quân, ông ta quyết đinh thật nhanh quân trang nhẹ, người ít lên đường. Tân trị mới lên ngôi chưa tuyển phi nên phi tần cũng chỉ có một hai. Bản Thân Tự Đức nói là có 300 phi tần nhưng thực chất toàn là cung nữ, những người chính thức là vợ thì chỉ có 14 người mà thôi. Lần này ông chỉ mang theo 14 người này. Tất cả cung nữ ông sẽ cho giải tán sạch. Còn việc có tuyển lại hay không thì khả năng là cần bàn bạc, sau lần rối loạn này Tự Đức có thể nhìn thấy hệ thống nội cung rườm rà chỉ càng dễ cho kẻ gian xâm nhập mà thôi.
Đoàn người hơn ngàn người ngay trong đêm nhanh chóng chạy về thành Bắc rồi lao nhanh. Tự Đức yếu đuối hành quân không tiện nên đành ngồi xe ngựa như các cung phi. Nhưng mà Tân Tri lại nhất quyết mặc giáp cưỡi ngựa hành quân, không ai cản được. Nhánh quân này cũng có một số đại thần như Tôn Tất Cúc, Đoàn Hữu Trưng, Tôn Thất Giác v.v…. Đoàn Hữu Ái chỉ huy quân cũng có cách nên được Quang Cán giữ lại cùng tác chiến.
Còn các đại thần khác trong kinh thành Huế cũng được thông báo, nếu có thể đuổi kịp xa giá thì tốt, không thì cũng có thể tự lo thân bảo mạng. Kinh sư khói lửa nhanh đến gần, trong lịch sử thì phải đến năm 1885 Pháp mới công vào Kinh thành Huế nhưng lịch sử đã biến thiên quá nhiều, không ngờ sự kiện này lại đến sớm hơn 20 năm. Không biết liệu lịch sử có lặp lại, kinh thành Huế tan hoang, vàng bạc bị cướp sạch đem trở về nước Pháp.
Trong lịch sử có gi về cuộc cướp bóc tại Huế vào năm 1885 như sau. “ Quân đội Pháp đã cướp bóc, đốt phá và giết hại người dân rất dã man. Không chỉ hàng vạn người bị giết hại mà kinh thành Huế còn bị cướp đi phần lớn những tài sản quý báu nhất. Kho tàng trong hoàng cung đã mất đi gần 24 triệu quan vàng và bạc… Cuộc cướp cạn ấy kéo dài trong 2 tháng còn gây tai tiếng hơn cuộc cướp phá Cung điện Mùa Hè của Thanh Đế ở Bắc Kinh”. Cũng theo Père Siefert, khi đối chiếu với bảng kiểm kê tài sản của hoàng gia, thì quân Pháp đã cướp “228 viên kim cương, 266 món nữ trang có nạm kim cương, hạt trai, hạt ngọc, 271 đồ bằng vàng trong cung của bà Từ Dũ. Tại các tôn miếu thờ các vua… thì hầu hết các thứ có thể mang đi… đều bị cướp. Có tài liệu còn ghi lúc ấy Pháp đã thu được riêng vàng đã gần 3,2 tấn chưa kể những thứ khác”
Chính vì thế kết quả cuộc chiến của Trần Quang Cán quả thật sẽ ảnh ưởng rất lớn đến vận mệnh của Đại Nam.
Phải nói Đại Nam rất xui xẻo nhưng cũng có chút may mắn trong đêm hôm nay. Vào hồi 4 giờ sáng khi tình thế Kinh thành trở nên yên bình hơn thì Quang Cán mới yên tâm mà cho vận chuyển bảy ngàn thanh súng Kammerlader lên bờ, phải nới vi tăng sức chiến đấu của quân hải tặc nên họ được phát 3 ngàn thanh súng loại này. Tất nhiên sau chiến tranh họ sẽ bị thu lại àm chuyển qua dùng súng hỏa mai Charleville Model 1766 và một ít súng Minire Rifle như cũ, số hàng Kammerlader là phải giao lại đầy đủ cho triều đình Huế theo hợp đồng.
Đang lúc vận chuyển súng đạn cùng một số không nhỏ thuốc nổ Dynamite thì bỗng nhiên các đài báo hiệu dọc sông Hương từ của biển Thuận An rực cháy. Đây chính là may mắn mà Huế kinh có được vào lúc này. Thì ra những đài báo hiệu này đã bị thế lục kia mua chuộc hoặc khống chế để tạo điều kiên cho Pháp tiến quân vào nếu tình thế họ không thể khống chế. Nhưng rất may là Nguyễn Chi Long lại làm binh biến mà “ cướp sạch” các địa điểm phong hỏa đài này. Nguyễn Chi Long làm vậy để đội thuyền của Quang Cán vào Huế thuận lợ hơn. Nói cho cùng thì cả hai bên không mưu mà hợp. Nhưng vì Nguyễn Chi Long ra tay muộn hơn nên giờ này khống chế phong hỏa đài là người của hắn. Chính vì vậy nên khi quân Pháp lao vào Thận An cửa biển mà tấn công thủy doanh Thuận An thì khói hiệu đã được báo cáo rồi.
Thủy sư Huế đóng ở Thuận An vốn hữu danh vô thực, tuy rằn có chiến thuyền lớn bằng gỗ với số lượng khá nhiều nhưng trang bị lạc hậu nên khó có thể tác chiến với quân Pháp. Nay Nguyễn Chi Long lại làm loạn sau đó dẫn 3000 binh về Huế kinh giúp Trần Quang Cán nên Thủy sư Huế thành đúng một cái thùng rỗng. Chiến đấu không đến nửa canh giờ thì Thủy Doanh Sư Huế bị chiếm đóng. Quân Pháp để lại 500 lính canh phòng chỗ này rồi lao thẳng theo sông Hương mà vào kinh thành Huế.
Tất nhiên nửa canh giờ cũng đủ để Cán Ca và các tướng sĩ đang vận súng ống đạn dược bên bờ sông nhìn thấy báo hiệu. Không biết là ai tấn công nhưng Cán Ca phản ứng rất nhanh, hắn cho tất cả thuyền lởm của hải tặc dàn hàng mà đi xuôi Sông Hương từ đoạn Thành Nam vòng qua Cồn Hến rồi lao về đoạn thành Đông của Sông Hương. Ý đồ của tên này là dùng thuyền vứt đi của hải tặc làm trướng ngại vật chặn đường tiến của quân địch trước sau đó mới tính toán phương án tiếp theo.
Cán Ca ít nhất cũng có 3 năm tự lãnh binh hải chiến, hải chiến phương pháp của hắn có cả hiện đại của người Mỹ mà cũng có cả cổ truyền của Đại Nam, một tháng nay còn có thêm cả quy củ, trận pháp của người Phổ hắn cũng học được kha khá. Ba năm kinh nghiệm hải chiến không phải đùa, phản ứng của Cán ca là quá tốt. Việc hi sinh thuyền rác của hải tặc đổi lấy thời gian cho quân đội là quá hợp lý.
Tiếp theo Quang Diêu thống nhất quyền chỉ huy quâ đội vào trong tay của mình. Đoàn Hữu Ái cũng có phần nể phục anh ta nên không ý kiến gì mà tự mình nhận thân phó Soái.
Quang Cán không hổ là mưa dầm thấm đất ở cạnh Diêu thiếu lâu ngày nên suy nghĩ rất mạch lạc. Hắn chia quân làm ba đạo. Đạo thứ nhất là ba ngàn hải tặc do bản thân hắn chỉ huy. Đạo thứ hai là ba ngàn lính long vệ quân xuất thân dân phu xây lăng mộ do Đoàn Hữu Á chỉ huy, nhóm này vì có tiếp xúc với súng Kammerlader nên được phát đầy đủ súng đạn. Nhánh thứ ba là nhóm khinh quân theo Đoàn Hữu Ái thủ thành đã thể hiện được sự trung thành nên cho Tôn Thất Giác chỉ huy.
Vì không biết địch nhân là kẻ nào, nhưng với tư tưởng cẩn thận là trên hết nên Quang Cán dự trù tình huống nguy hiểm nhất. Hắn lệnh co quân của Đoàn Hữu Ái làm tiên phong nhanh nhất phải theo đường cái nội kinh mà chạy về cửa Đông đánh chặn quân địch. Bản thân Quang cán sẽ dẫn binh theo sau. Nếu là kẻ địch lởm khởm hắn sẽ xông lên bụp luôn, nếu là địch nhân mạnh thì hắn sẽ chơi bài du kích chiến. Còn Tôn Hữu Giác quân là lính đao kiếm nên lại biến thành phụ binh với nhiệm vụ canh giữ tù binh, vận chuyển quân lương súng, đạn v.v…
Bố trí này quá hợp lý nên không ai có ý kiến gì cả. Ngay trong đêm quân long võ không ngại mệt mỏi chiến đấu cả đêm mà lao băng băng trên đường cái chạy 4km về thành Đông kinh sư. Nói thật ra thì nhánh quân này đêm nay vẫn giữ được sức lực đáng kể vì họ chưa trực tiếp va chạm mạnh cùng phản quân. Đây là nhánh quân thủ trong Tử Cấm thành, lần chiến đấu của họ chủ yếu là ở Cổng Bắc Tử Cấm thành, mà là đấu súng chủ yếu. Vậy nên họ vẫn còn sức mà tiến về cửa đông, nói lại thì nhánh quân này toàn dân lao động cực khổ tại lăng Tự Đức nên sức dẻo dai là có, nhất là trong ba tháng qua họ luyện tập nhiều cộng thêm dinh dưỡng đầy đủ.
Nhánh quân sung sức nhất là quân của Trần Quang Cán vì nhánh này chỉ là đi bộ, dơ súng ép người khác đầu hàng mà thôi.
Nhánh quân mệt mỏi nhất là 4000 quân còn lại của Kinh quân trung thành, họ chém giết cả đêm bằng đao kiếm, thể lực mười không còn một vậy nên Quang Cán xếp họ ở hậu phương đồng thời có thể dưỡng sức.
Còn có một nhánh quân nữa đó là 3 ngàn thủy quân của Chi Long thì được bố trí 500 người điều khiển thuyền rác của hải tặc lao lên chặng đường địch. Số còn lại điều khiển các chiến hạm thực sự ém binh ở khúc cửa Nam Kinh thành, quyết đinh đánh hay chạy sau này sẽ tính. Phải biết được địch ta thì mới có thể làm ra được quyết định này.
Danh Sách Chương:
Bạn đang đọc truyện trên website MeTruyenVip.com
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK