Nhân vật đang phong vân một cõi như Phạm Phú Thứ mà muốn tuyển người vao lúc này thi chỉ cần hô một tiếng thôi, cả con đường trước phủ của lão sẽ tràn ngập người. Số là Diêu thiếu đã yêu cầu rất rõ là tìm người trẻ tuổi có đọc sách qua, gia cảnh không được khá giả biết chịu thương chịu khó. Mục tiêu thì Diêu thiếu cũng nói rõ muốn đào tạo họ thành giới khoa học tri thức trẻ của đất nước. Những người này sẽ được tiếp cận những công nghệ khoa học thực dụng nhất trong thời gian ngắn.
Nhưng sự thật thì Phạm lão đại lại kéo cho Diêu thiếu một đống phiền phức lớn. Người mà Phạm lão ca điều đến cho Diêu thiếu quả thật có rất nhiều trí thức trẻ, vận may không quá tốt với khoa bảng, gia cảnh thì không mấy khá giả gì. Những người này cực kì chịu khó học hỏi và tiến bộ rất mau. Nhưng Phạm lão đại bên cạnh đó cũng gửi một loạt các quý tử con nhà quyền quý tại kinh đô vốn có mối quan hệ thân cận với họ Phạm tới Vạn Ninh học tập. Cái con mẹ nó lũ này đi học cái gì, kẻ thì dắt chó, kẻ thì treo lồng chim, có kẻ còn mang theo cả ca kỹ đến doanh trại. Hạ nhân thì ít nhất mỗi cậu ấm này cũng mang đến chục đứa.
Đám công tử ca đến doanh Vạn Ninh mà cứ nghĩ như ở nhà mặt mày vểnh ngược, hất hàm sai khiến quân binh túi bụi, đã thế còn bá nam hiếp nữ. Diêu thiếu nghe đến thì tức điên, vậy là trong một buổi sách cả đám công tử ca bị bắt trói cả lượt, đám ca kỹ, hạ nhân thì bị đuổi thẳng cổ về Kinh đô. Các công tử ca chưa kịp bàng hoàng kêu la đòi quyền lợi thì chuyện tiếp theo khiến họ chết lặng. Chỉ thấy nhòe trong hai hàng lệ nước mắt ngắn dài thì chó đã bị làm thịt, chim đã bị nấu canh. Các quân sĩ đang ha ha mà tiễn những người bạn thân của đám công tử ca vào bụng.
Nhưng đó chỉ là khởi đầu trong những ngày vạn ác của đám công tử ca ở Vạn Ninh. Chỉ thấy họ bị cấm túc trong doanh, tịch thu hết quần áo và vật dụng cá nhân. Tiếp theo là được phát quân phục của binh tốt cấp bậc thấp nhất. Đây không phải là làm màu mè cho có vì chỉ ngày hôm sao những vị công tử ca này đã được đăng sách quân binh Vạn Ninh sau đó phát thẻ bài. Nhiều vị con nhà đại quan không sợ mà phản kháng vứt thẻ bài xuống đất, nhưng sau đó họ ngay lập tức hối hận không thôi. Đám quân sĩ bị họ bắt nạt trong mấy ngày ầm ầm lao lên mà đòn roi túi bụi. Đám quân sĩ là đòn thù nên đánh không hề nương tay một chút nào. Sau bài học đau đớn bằng máu và nước mắt của ngày đầu tiên thì đám này khôn hẳn ra mà biết thu liễm lại chờ cơ hội phản kháng.
Tiếp sau đó là chuỗi ngày dài luyện tập không khác gì binh sĩ thông thường là bao khiến các công tử ca mệt như chó chết. Diêu thiếu cũng không nhất bên trọng nhất bên kinh mà nhồi luôn đám trí thức con ngà nghèo vào trại cải tạo. Hàng đám thành phần trí thức trẻ Đại Nam này luyện tập chán chê sau đó là theo các chuyên gia nước ngoài học tri thức mới. Các công tử ca thi nhau viết thư báo cáo về gia đình kể khổ, Diêu thiếu cũng chả cả. Ai không chịu được thì có thể đi, hắn không quan tâm.
Nhưng thất vọng cho các vị công tử đó là thư từ gia đình ở Kinh đô gửi đến chỉ là an ủi động viên: “ Con cố cải tạo cho tốt, phụ thân ở nhà chuẩn bị tiệc rượu chờ con về”, hay “ Thằng con bất hiếu cải tạo cho tốt làm lại cuộc đời, làm không tốt lão phu xé ngươi”…. Thất vọng tràn chề các vị công tử ca cố gắng cải tạo sớm ngày hoàn lương. Công tử ca nhà giàu con quan còn phải chịu khổ như vậy nên đám trí thức nhà nghèo chả có lý do gì mà ý khiến.
Vậy là quân doanh Vạn Ninh có thêm một trung đội gần bảy mươi người toàn bộ là dân trí thức, cả ngày luyện tạp vất vả sau đó lại lăn lưng ra làm bài vở. Làm không xong dĩ nhiên cho chăn kiến dưới nắng hay gánh nước chẻ củi. Nói chung cuộc sống của các vị trí thức này không khá hơn nông nô là bao trong khoảng thời gian này.
Nhưng con người rất lạ, nếu một mình chịu khổ thì rất khó khăn, nhưng cả đám cùng nhau chịu khổ thì lại thích nghi nhanh vô cùng. Nhóm binh sĩ đặc biệt này còn phân ra làm hai phe rõ ràng và tiến hành cạnh tranh khốc liệt. Đơn giản thức ăn ngon có hạn, lều bạt tốt không nhiều, muốn dành được thứ tốt đẹp thì chỉ có thể dựa vào thành tích tốt trong luyện tập và học hành đến đổi mà thôi.
Lúc này đây nhóm trí thức con nhà nghèo lại tỏ ra vượt trội, họ chịu khổ quen, chăm chỉ quen rồi nên tiếp thu kiến thức nhanh hơn, thành tích luyện tập tốt hơn. Nên nhớ trước đây họ vì gia cảnh nên có chăm chỉ cũng khó lại với con nhà quan có điều kiện. Nhưng kiến thức toán học mới, vật lý, hóa học, kiến thức về vận hành lắp đặt dây truyền thì cả hai bên đều xuất phát từ con số không. Do đó ai chăm chỉ hơn thì người đó chiến thắng. Tất nhiên cũng có những nhân vật thông minh đặc biệt nên nếu chỉ dựa và chăm chỉ rất khó thắng lũ này. Phạm Phú Trọng là con người như vậy. Tên này chính là con trai của Hữu bộ thi lang Phạm Phú Thứ. Lần này người bất kham nhất là hắn, nhưng sau một thời gian chấp nhận số phận thì người tiến bộ nhanh nhất lại là hắn.
Mục tiêu đào tạo của Diêu thiếu không phải là đào tạo ra các nhà khoa học, các nhà phát minh. Nói đùa à, đến tận thế kỉ 21 thì giới khoa học VN cũng không ra được người kiệt suất. Vậy nên Diêu thiếu không điên mà đi theo con đường này. Hắn chỉ muốn đào tạo ra một thế hệ biết vận dụng công nghệ tiên tiến hiện nay, biết được bản chất của các công tác khoa học trong nhà xưởng. Điểm quan trọng nhất đó là biết ứng dụng và cải tiến những dây truyền đang có trong tay. Đã là người Việt thì không ai lại gì với từ cải tiến, lịch sử đã chứng minh, trong quá trình tiếp xúc công nghệ hiện đại, dưới điều kiện khó khăn thì người Việt giỏi nhất là cải tiến. Vậy nên tại sao Diêu thiếu đi vào con đường thực dụng này thì cũng dễ hiểu.
Nói đến các cụ du học đông tây kim cổ, nhưng người học thành tài có là bao. Đơn giản những vị theo xu thế cải cách mà du học. Nhưng các vị này lại chẳng thể biết mình nên học gì trong mớ tri thức hỗn động, rộng lớn như biển ở trời tây. Đâm ra các vị học về chỉ là một mớ hỗn độn lý thuyết xuông, nhưng Diêu thiếu lợi dụng sự hiểu biết của người hiện đại mà ép những thành phần trí thức trẻ Đại Nam này đi theo con đường thực dụng. Học xong là có thể ứng dụng được ngay.
Xưởng hóa học thì có hai xưởng, một là xưởng chế tạo acid hữu cơ thì đặt trong quân doanh rộng lớn. Xưởng chế tạo thuốc nổ Nitroglycerin thì được xây dựng ở một vùng hẻo lánh rất xa dân cư và có trọng binh canh gác. Mẹ cái thứ thuốc nổ Nitroglycerin này rất là không an toàn vậy nên Diêu thiếu cần hết sức cẩn thận. Xưởng điều chế nha phiến và Heroin thì hắn cho xây dựng tại làng Trúc Võng, nơi này cách quân doanh không xa. Xưởng luyện thép với năm chiếc lò nung Bessemer thì Diêu thiếu cho xây dựng gần sông Trới thuộc làng Trúc Võng. Hai xưởng dệt cũng cách không quá xa xưởng luyện thép. Diêu thiếu đang muốn biến Sông Trới thành một cảng khẩu nước ngọt dễ dàng vận chuyển nguyên liệu đầu vào đến, cũng như dễ vận chuyển thành phẩm đi bằng đường thủy. Tất cả nhà máy dường như đã hoàn tất lắp dặt không sai sót, các chuyên gia người Anh, Người thụy điển cũng đã thử vận hành một cách trơn chu các nhà máy này.
Đến lúc này thì việc tuyên hạt công nhân ồ ạt cho các nhà máy được thực hiện. Tất nhiên mấu chốt vẫn là các thợ thủ công trong những người lưu dân được ưu tiên tuyển chọn. Để người nông dân thuần túy đi làm công việc nhà máy thì tốn thời gian đào tạo nhiều hơn. Diêu thiếu đã có kế hoạch sắp xếp cho bọn họ.
Thợ rèn được tuyển vào nhà máy luyện thép, thợ dệt, thợ may được tuyển vào nhà máy dệt, Thợ nề thợ gỗ tạm thời không có xưởng đóng tàu nên tạm sắp xếp thành một nhóm tiến hành tu bổ bốn mươi chiến hạm của Vạn Ninh. Công việc tuyển thợ cho hai nhà máy hóa chất mới là trọng tâm được đặc biệt chăm sóc. Những công nhân làm ở đây cần nhất là sự cẩn thân, vậy nên Diêu thiếu phải đích thân phỏng vấn và tìm ra được hơn bă trăm người phù hợp điều kiện. Trong đó đến hai phần ba không ngờ lại là nữ giới.
Tiếp theo đó là chuỗi ngày dài tiến hành đào tạo các vị “tân công nhân” vừa chât ướt chân ráo ngày nào lao động thủ công tiến lên một bước tiếp xúc lao động cùng máy móc công nghiệp. Cũng may mắn tất cả đều là dây truyền sản xuất nên mỗi người chỉ phải thuần thục công việc của riêng bản thân mà thôi nên tiến bộ rất khả quan. Khó khăn nhất vẫn là nhà xưởng hóa chất vì bên trong có rất nhiều cảnh báo, kí hiệu chữ latin cần ghi nhớ.
Nhà máy dệt được đưa vào hoạt động trước tiên, vì lao động dệt với máy móc khá đơn giản so với các nhà xưởng còn lại nên công nhân thành thục sớm. Nguyên liệu bông thì Đại Nam cũng có, tuy rằng đã được du nhập từ Ấn độ vào Đại Nam từ thời Gia Long nhưng công nghiệp trồng bông tại Đại Nam vẫn là manh nha tự phát nên sả lượng không nhiều. Mấy ngày qua thương đoàn muối ngoài buôn muối thì mở rộng các hạng mục như buôn bông, quặng sắt, và rất nhiều vật tư khác phục vụ cho các nhà máy tại Vạn Ninh. Nguyên liệu bông gom góp hết cả Bắc Kỳ cũng không đủ cho hai xưởng dệt vận hành tối đa công suất trong hai tháng vậy nên việc nhập khẩu nguyên liệu lại là một bài toán đối với Vạn Ninh. Cũng may lúc này Vạn ninh có nhiều lao động nên họ cũng quy hoạch một số địa phương để trồng bông nhưng không nhiều. Diện tích đất Diêu thiếu còn để dành để trồng thuốc phiện và thuốc lá.
Nhưng các Đoàn thương muối Vạn Ninh toàn những con buôn máu mặt và tinh minh nên họ đã đánh hơi tấy mùi tiền nơi đây. Đoàn thương nhân này tuyên truyền khắp nơi cho bà con Bắc Kỳ trồng bông kiếm sống. Trồng bông không cần cung cấp quá nhiều nước nên có thể trồng nơi ruộng xấu, đất cao, đôi khi đất đồi cũng có thể. Vậy nên cac thương nhân này kí hợp đồng với các hộ trồng bông hứa hẹn sẽ thu mua theo giá “thị trường” mà nếu không muốn tiền thì họ sẵn sàng lấy lương thực mà đổi. Thành thử ra có rất nhiều hộ tại Bắc Kỳ bắt đầu chuyển qua trồng bông ở những thửa đất cao ráo không sợ lũ. Uy tín của đoàn thương nhân này cực lớn, họ lại sẵn sàng ứng một phần tiền giúp bà con duy trì cuộc sống đến mùa thu hoạch nên như một cơn bão càn quét, số lượng trồng bông hộ tăng chóng mặt. Điểm quan trọng là rất nhiều lưu dân chấp nhận ký hợp đồng với thương nhân giao kèo bán bông với giá “hữu nghị” để đổi lấy gói cứu trợ tạm thời qua cơn hiểm nghèo. Vậy nên lũ thương nhân khốn kiếp này đã đặt hàng được một cơ số khổng lồ bông trong vụ sắp tới với giá cả bèo bọt. Nhưng nói đi cũng nói lại, hành động này của thương nhân Vạn Ninh đã góp phần bình ổn rất rất nhiều tình hình lưu dân của Bắc Kỳ.
Xưởng luyện thép là công xưởng tiếp theo đi vào vận hành trơn chu. Các lò luyện thép Bessemer không phải nói cho có, năng xuất của chúng phải nói là đứng đầu toàn thế giới vào lúc này. Nói thật Henry Besseme cha đẻ của cái lò luyện thép này đang điêu đứng với chính sáng chế của ông khi sản lượng thép của lò Bessemer cực tốt nhưng chất lượng thì vẫn chưa đạt tiêu chuẩn thép công nghiệp. Diêu thiếu lại biết chỉ cần cho thêm một lượng đáng kể gang kính (gang chứa mangan) thì vấn đề của lò Bessemer được giải quyết. Sở dĩ Diêu thiếu biết điểm này vì Henry Bessemer suýt chút nữa mất quyền sở hữu trí tuệ vào tay Robert Mushet trong sự kiện trên. Nhưng đó là những việc của năm 1865, giờ đây Diêu thiếu mặc kệ Henry Bessemer đang lăn lộn với đám máy móc mà thử nghiệm, Diêu đại nhân đang ở Đại Nam đúc ra một loạt sản phẩm thép chất lượng và chờ tên nào đó đến lạy lục mua hàng. Tất nhiên để đúc ra những thỏi thép tấm thép chất lượng kia thì không thể thiếu rời các chuyên gia tây phương được thuê với giá cao đến Đại Nam công tác. Nhưng các công nhân của Đại Nam cũng đang tích cực học tập và chẳng bao lâu họ sẽ làm chủ công nghệ này.
Danh Sách Chương:
Bạn đang đọc truyện trên website MeTruyenVip.com
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK