Hôm sau, Lý Văn Bưu cho chỉnh trang đội ngũ, cùng giúp nhân dân xây dựng lại những ngôi nhà bị đạn lạc tên rơi tàn phá, nhuẽng con đường bị hư hại. Đồng thời chọn trong châu Bảo Lạc, những người có uy tín, phân một khoảnh ruộng, miễn thuế, dùng lấy đó để lo hương hoa, cúng viếng những lăng mô dịp lễ, tết.
Đứng ở nơi trước kia từng là đồn luỹ nhà Lê, phóng mắt ra xa, Trần Quang Diệu đôi chút thổn thức, nhìn Lý Văn Bưu than:
" Triều đại nào đều có lúc thịnh lúc suy. Khi rực rỡ lúc lại lụi tàn."
Lý Văn Bưu khẽ gật đầu:
" Đúng như lời Hưng Đạo Vương từng nói:' Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân' , nếu phật ý dân thì dù có hùng mạnh cỡ nào thì cũng sẽ nhận kết thảm."
..........
Hai ngày sau, đoàn quân bắt đầu ca khúc khải hoàn tiến về Thăng Long.
Tin tức thắng trận đã sớm đến trên tay Nguyễn Huệ.
Nhìn dòng chữ đầy vui mừng, Nguyễn Huệ mỉm cười, nước mắt lăn dài trên má.
Lúc sau, Nguyễn Huệ thu phục tâm tình, cầm lấy bút viết thật nhanh, rồi gõ thật nhẹ 5 chiếc lên bàn, khi Nguyễn Huệ vừa dừng bút, một tên áo đen xuất hiện:
" Thư bệ hạ, có việc gì sai khiến."
" Ngươi cầm lá thư này, tuân thủ theo những gì ta viết, mà thực hiện. Kiếm củi ba năm lên đốt 1 giờ."
" Vâng."
Bóng áo đen rời đi, Nguyễn Huệ bước ra thư phòng, nhìn Tiểu Quế Tử đang đứng bên ngoài, nói:
" Ngươi cho người thông báo, ngày mai mọi người vào chầu."
" Vâng ạ. Tiểu nhân biết."
..........
Sáng sớm hôm sau, mọi người vào chầu, trong lòng đều mường tượng được việc trọng đại khiến bệ hạ triệu tập bất thường.
Trong đó, một vài kẻ ánh mắt khẽ căm phẫn nhưng cũng thật nhanh che giấu.
Không để mọi người đợi lâu, Nguyễn Huệ một phen khác sáo, hỏi thăm tình hình. Bắt đầu để Tiểu Quế Tử đọc thánh chỉ thông cáo thiên hạ về thắng lợi, chấm dứt nhà Hậu Lê, khi thánh chỉ ngừng, trăm nguoeif như một, quỳ xuống hô:
" Bệ hạ anh minh. Bệ hạ anh minh."
" Thiên hạ thái bình. Muôn dân hạnh phúc."
Nghe lời vỗ mông ngựa, Nguyễn Huệ cười thật tươi, cho mời bách quan cùng nhau dự tiệc.
.........
Chẳng mấy chốc tin thắng trận nhanh chóng được lan truyền rộng khắp, những thuyết pháp về ý nghĩa thắng lợi cũng lan truyền một cách rộng khắp. Dân chúng ai ai cũng hiểu được sự quan trọng của ý nghĩa này, họ đều biết những ngày yên binh đã đến, chiến tranh sẽ dần lùi xa.
Tất cả từ già trẻ gái trai, đều buông xuống tất cả hoạt động, cùng nhau ra đường ăn mừng. Cờ đỏ sao vàng bay rực rỡ(*) bay rực rỡ, khắp mọi nơi người người nhà nhà đều hát vang:
" Đại Việt ta con Hồng cháu Lạc
Dòng máu đỏ, giống da vàng, trải bốn ngàn năm oanh liệt.
Thế mà chịu hơn ba trăm năm chia cắt
Dưới bàn tay của chính chúng ta!
Hỡi những ai máu đỏ da vàng
Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc
Nền cờ thắm máu đào vì nước
Sao vàng tươi da của giống nòi
Đứng lên mau! Hồn nước gọi ta rồi
Hỡi những con người ở mọi miền tổ quốc
Đoàn kết lại như sao vàng sáng rực
Đoàn kết lại sức mình sẽ mạnh
Thống nhất giang sơn về chung một cõi
Hỡi những người con của đất mẹ thiêng liêng."
Không khí lễ hội bao trùm cả miền bắc.
............
Đoàn quân do Lý Văn Bưu, Trần Quang Diệu dẫn đầu, đi đến đâu dân chúng cũng chạy ra chúc mừng, tặng những bó hoa tươi thắm, những đưa trẻ tay cầm cờ đỏ sao vàng nhỏ nhỏ chạy theo đoàn quân.
Binh lính cũng vui vẻ, hoà đông, nhiều người còn lấy ra những kỉ vật họ nhặt được trong cuộc chiến tặng lại trẻ nhỏ, khuyên chúng hay ăn mau lớn, học tập thật tốt sau ra giúp sức cho quê hương đất nước.
Còn những cụ già thì dừng lại, ân cần lắng nghe, hỏi han, dùng những đồ được tặng, biếu các cụ. Mong các cụ sống thật lâu, cùng con cháu.
Thật lâu, trên đất nước mới diễn ra khung cảnh tương tư. Có lẽ sau thời Lê Lợi đánh tan giặc Minh, giành lại độc lập cho dân tộc.
...............
Cũng lúc này, Nguyễn Toản cùng đoàn người Shole đang thong dong cưỡi ngựa tiến về Thăng Long, chứng kiến niềm vui, không khí lễ hội bao trùm mọi nơi, cờ bay phấp phới, Shole cười:
" Hoàng đế nước bạn hẳn là một con người thật tuyệt vời như nữ hoàng của chúng tôi, nhìn ai ai cũng vui vẻ."
" Mọi người ai ai cũng đã khổ rồi bạn. Chỉ hơn 10 năm mà chiến tranh diễn ra liên miên, rất nhiều người phải xa xứ. Bây giờ chiến tranh chấm dứt, mọi người vui vẻ cho đất nước và cho chính cuộc sống của mình." Nguyễn Toản ngậm ngùi đáp.
Humboldt gật đầu:
" Tôi cũng đã đi qua nhiều nơi, thật không có nơi nào được như nước bạn, Toản ạ. Thật vui được đến nơi đây. Tôi muốn vẽ một bước tranh có được không."
" Tất nhiên được rồi, Humboldt, tôi rất sẵn lòng." Nguyễn Toản đáp.
Humboldt gật đầu, lôi đằng sau giá bút và mày ra, ngắm nhìn khung cảnh bắt đầu vẽ.
Cả bước tranh là một gam màu vui vẻ, những người dân đang nắm tay nhau hát ca, những đứa trẻ tung tăng cầm lá cờ đỏ chạy muôn nơi.
Khi bước tranh vừa xong, Humboldt nhìn Nguyễn Toản:
" Đã bước tranh vẽ là quê hương bạn, Toản có thể đặt tên được không."
" Vậy thì rất sẵn lòng" rồi cầm bút viết nhẹ lên góc tranh ' Đại Đoàn Kết '.
" Tuyệt." Ba người còn lại đồng thanh sau khi nhìn thấy cái tên.
..........
Do sự nhiệt tình của người dân, hơn mười ngày sau, đoàn quân mới về tới Thăng Long, lúc này, trước cửa thành, Nguyễn Huệ dẫn đầu, phía sau là bách quan đã đứng đợi sẵn, nhìn đoàn quân tiến tới, từng tiếng trống vang lên chào mừng.
Sau đó Nguyễn Huệ lần lượt thăm hỏi các tướng lĩnh, cũng bắt tay những người lính có chiến công xuất xắc, cảm tạ mọi người.
Xong xuôi, nhìn mọi người, Nguyễn Huệ nói:
" Nay là một ngày đặc biệt của trẫm cũng như đất nước này. Bắt đầu từ nay, đất nước sẽ tiến đến một thời kì khác, giai đoạn khác, sẽ càng thêm thịnh vượng và phát triển. Chính vì vậy, trẫm sẽ quyết định lấy ngày hôm nay, 25/10 làm ngày Đại Đoàn Kết toàn dân. Từ nay về sau, cư đến ngày này sẽ diễn ra duyệt binh toàn quốc và mọi người nghỉ ngơi, xum vầy cùng gia đình."
" Bệ hạ anh minh. Bệ hạ anh minh."
...........
P/s: (*) ngày xưa các cụ quan niêm trời, ngôi sao là hình tròn. Sự tích bánh trưng, bánh giầy. Sau có sự giao thao với phương Tây lên biểu tượng ngôi sao mới dần chuyển sang năm cánh như hiện nay.Nên lá cờ thời Tây Sơn nền đỏ ở giữa hình tròn cũng có thể gọi là cờ đỏ sao vàng.
Danh Sách Chương:
Bạn đang đọc truyện trên website MeTruyenVip.com
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK